Ngộ nhận về một xã hội bình yên

FB Đỗ Ngà

20-11-2018

Thái bình thì đi đôi với thịnh trị. Đó là thời kì thịnh vượng của một đất nước. Xã hội bình yên, của rơi ngoài đường không đánh động được lòng tham, tối ngủ có thể không cài cổng không khoá cửa mà lòng vẫn vô tư không chút lo sợ. Xe để ngoài sân trống và để quên chìa trên ổ khoá nhưng cũng chẳng ai lấy vv.. Người dân có tiếng nói, và tiếng nói của họ luôn luôn được chính quyền lắng nghe.

Như Thụy Sỹ, giàu có đến nỗi nhà nước dư thừa tiền của và muốn phát lương cố định cho công dân. Dân chân thực đến mức từ chối lời đề nghị ấy của chính quyền. Họ chỉ biết rằng, nhu cầu họ không cần đến là họ từ chối. Dân không tham và chính quyền cũng không tham. Rõ ràng quan hệ giữa nhân dân với nhà nước là mối quan hệ phục vụ và đóng góp. Cả nhà nước và nhân dân đều vì quyền lợi chung – quyền lợi đất nước.

Ở Đông Nam Á, Singapore cũng đã đạt đến thời cực thịnh như thế. Xung quanh ta như Thái Lan hay Mã Lai, họ không cực thịnh như Singapore nhưng họ cũng có một xã hội thái bình hơn, con người xứ họ hiền hòa không trộm cắp không tham lam như Việt Nam. Thậm chí, Campuchia và Lào cũng có một xã hội thái bình hơn Việt Nam.

Riêng Việt Nam, cuộc sống người dân chưa bao giờ an bình, trộm cướp khắp nơi, con người tham lam và hay đố kị. Đi vắng cứ sợ nhà bị trộm cướp đột nhập, đi chơi thì phải chi trả tiền cho người giữ xe, tài sản cầm trên tay còn không yên thì nói gì đến những thứ đánh rơi?! Ăn cũng gặp nguy hiểm, uống cũng gặp nguy hiểm vì nạn thực phẩm bẩn tràn lan và ô nhiễm môi trường khắp nơi.

Riêng bệnh ung thư, mỗi ngày giết chết 315 người, bằng với chiến tranh mỗi ngày nướng 1 tiểu đoàn. Đi ngoài đường thì luôn đối mặt với tai nạn vv.. Đấy là hình ảnh nhân hoạ thường trực, cuộc sống người dân luôn bất an nên luôn phải đề phòng mọi thứ.

Thiên tai thì nước nào cũng có, nhưng thiên tai ở Việt Nam luôn có bóng dáng của nhân hoạ. Năm nào cũng thế, cứ mùa mưa thì nạn lũ lụt cướp đi sinh mạng của nhiều người dân vô tội. Nếu chính quyền có trách nhiệm, họ đã không để rừng phòng hộ bị phá sạch như hôm nay thì thiệt hại không phải liên tục năm nào cũng xảy ra như thế. Mỗi năm nhân dân phải cúng cho liên minh thiên tai – nhân họa này từ hàng chục đến hàng trăm mạng người, chưa kể vật chất.

Không chỉ cái vô trách nhiệm của chính quyền gây ra hoạ, mà ở Việt Nam, bản thân chính quyền cũng là một thứ họa. Nhân quyền là thứ vốn có của mọi con người từ khi được sinh ra trên đời này, thế nhưng ai lên tiếng đòi hỏi, thì họ sẽ gặp hoạ bởi đòn thù của chính quyền. Nếu bị công an bắt tạm giam thì người dân có thể gặp nguy hiểm đến tính mạng vì sự lộng hành và bản chất dã thú của của lực lựợng này. Nếu bạn đang sống trên mảnh đất đẹp, rất có thể một ngày nào đó bạn sẽ đối mặt với nạn cướp đất và bị tống ra đường làm dân oan.

Đấy! Họa bủa vây khắp nơi, thế nhưng rất nhiều người lại cho rằng: “Việt Nam đang rất bình yên”. Họ đã ngộ nhận! Cái bình yên của họ chính là không chiến tranh, còn những thứ đe doạ khác như thiên tai, các loại nhân hoạ thì với họ đấy cũng là bình yên. Cừu là con vật bị thuần hoá, nó hài lòng trong chuồng trại của nó, nó vẫn thấy bình yên khi bị vặt lông. Và cứ nghĩ cuộc sống của nó luôn bình yên mãi cho đến ngày bị mang ra thịt.

Đất nước sẽ không phát triển, sẽ không bao giờ đổi thay nếu người dân cứ mãi giam hãm suy nghĩ của mình trong sự ấu trĩ. Cứ tự huyễn hoặc kiểu anh chàng AQ để tự hài lòng với những gì được ban phát thì không thể phá vỡ gông cùm, mãi vẫn cứ ” bình yên” trong kiếp nô lệ.

Bình Luận từ Facebook

1 BÌNH LUẬN

  1. Trích: “Như Thụy Sỹ, giàu có đến nỗi nhà nước dư thừa tiền của và muốn phát lương cố định cho công dân. Dân chân thực đến mức từ chối lời đề nghị ấy của chính quyền. Họ chỉ biết rằng, nhu cầu họ không cần đến là họ từ chối. Dân không tham và chính quyền cũng không tham. Rõ ràng quan hệ giữa nhân dân với nhà nước là mối quan hệ phục vụ và đóng góp. Cả nhà nước và nhân dân đều vì quyền lợi chung – quyền lợi đất nước.”

    Cách mô tả trên đúng là của một người Việt Nam: chính quyền ban phát và dân nhận hay không nhận.

    Thật ra, đây là một đề luật đưa ra trưng cầu trên toàn Thụy Sỹ vào năm 2016, xuất phát từ một kiến nghị đã thu thập được hơn 100 ngàn chữ ký vào năm 2013. Chính phủ Thụy Sỹ tỏ ý kiến CHỐNG, nêu lý do các biện pháp tăng thuế và giảm chi để có khoảng 25 tỷ quan Thụy Sỹ mỗi năm phát cho dân chúng sẽ gây thiệt hại cho nền kinh tế quốc gia. Kết quả đề luật bị CỬ TRI TOÀN QUỐC bác bỏ với 77% số phiếu chống.

    Khi quan sát các xã hội Tây Âu, nên quan niệm chính phủ cũng là dân. Họ lo việc công vì được người dân giao phó. Nếu đa số người dân đòi chính phủ phải quản trị cách nào để mỗi người mỗi tháng lãnh 2 ngàn 500 quan, thì chính phủ Thụy Sỹ chỉ có cách làm theo mà thôi!

    Phần Lan là nước vào năm 2017 đã thực sự tiến hành một chương trình thử nghiệm gọi là thu nhập căn bản trên một số giới hạn công dân. Nhưng chính phủ Phần Lan đã loan báo sẽ chấm dứt thử nghiệm vào tháng 1 năm 2019 mà không mở rộng chương trình này. 2000 người thất nghiệp tuổi từ 25 đến 58 đã được trả 560 euro mỗi tháng trong suốt hai năm. Các nhà nghiên cứu vẫn đang bàn cãi về kết quả của chương trình thử nghiệm này.

Leave a Reply to Trần H. Cách Hủy trả lời

Xin bình luận ở đây
Xin nhập tên của bạn ở đây