Đừng biến ngày nhà giáo thành ngày … đưa quà!

Bá Tân

19-11-2018

Đến hẹn lại lên, thêm một lần thầy, trò, phụ huynh có dịp được đón chào ngày nhà giáo Việt Nam (20/11).

Dịp này, nhất là các thành phố lớn, mật độ người tràn ra đường càng dày đặc hơn. Học sinh ùn ùn đổ ra đường, hoặc là tự tổ chức vui chơi, hoặc là kéo đến nhà chúc mừng thầy, cô. Trong dòng người chen chúc nhau trên các ngã đường, có không ít phụ huynh tần tảo đến tận nhà thầy, cô để cảm ơn và chúc mừng.

Hẳn là thầy, cô rất cảm động khi được phụ huynh tìm đến nhà chúc mừng nhân ngày nhà giáo. Cách bày tỏ tình cảm vô cùng đa dạng, tùy thuộc mối quan hệ và tầng nấc văn hóa của phụ huynh, nhưng có một thứ giống nhau, tất cả đều có, đó là… phong bì. Chiếc phong bì đã biến thành thứ “văn hóa” trong quan hệ đương thời của người Việt, kể cả dịp chào mừng ngày nhà giáo.

Bên trong chiếc phong bì là cái gì, việc đó ai cũng biết, kể cả học sinh nhỏ tuổi nhất. Bên trong chiếc phong bì là nặng hay nhẹ, là ít hay nhiều, việc đó tùy thuộc điều kiện kinh tế của… khổ chủ. Có những khi, sức nặng của phong bì phụ thuộc yêu cầu, mong muốn của người đưa phong bì, lúc đó tình cảm chỉ là màu sắc che đậy, thực chất là mua-bán.

Tôn sư trọng đạo là truyền thống có từ ngàn năm của người Việt. Hãy tiếp tục tô đậm truyền thống tốt đẹp ấy.

Nhất tự vi sư, bán tự vi sư. Lời căn dặn của người xưa có giá trị cho muôn đời. Con người có nhiều thước đo giá trị, trong đó có tiêu chí biết ơn và kính trọng thầy, cô.

Trong quan hệ với thầy, cô, các bậc phụ huynh rất không nên dùng thứ “văn hóa” phong bì thay cho tất cả. Với các thầy, cô, sẽ là thảm họa nếu đánh giá học sinh chủ yếu dựa vào “văn hóa” phong bì.

Người xưa rất thâm thúy khi gọi tiền tệ. Đồng tiền, nếu sử dụng vì mục đích không trong sáng, lúc đó tiền trở thành tệ, phần tệ áp đảo. Người đưa tiền trở thành kẻ điều khiển, người nhận tiền biến thành đối tượng bị điều khiển.

Nền giáo dục nước nhà như là một ngôi nhà luôn thay đổi chủ. Nào là Phùng Xuân Nhạ, Phạm Vũ Luận, Nguyễn Thiện Nhân… Mỗi “ông chủ” tìm cách xới tung ngôi nhà ấy theo những cách khác nhau, tung hô đổi mới, thực chất là thả gà vào rổ tơ giữa chợ.

Giáo dục đào tạo thời nay rối loạn là hệ lụy của một xã hội lộn tùng phèo: nhất hậu duệ, nhì tiền tệ, ba quan hệ, bốn trí tuệ. Không những thông cảm mà còn phải chia buồn với những người tử tế làm nghề dạy học trong thời kỳ trí tuệ bị vùi dập và xếp hạng ở mức tận cùng be bét như thế. Đến bao giờ trở lại sự cao sang tốt đẹp như ngày xưa: Nhân tài là nguyên khí quốc gia.

Chưa bao giờ giới lãnh đạo có nhiều bằng cấp như bây giờ. Không những dùng ngón tay, mà còn phải “huy động” cả ngón chân vẫn chưa đủ để đếm những lãnh đạo có học hàm, học vị GS, TS. Rất kỳ lạ, ở những nước văn minh và giàu mạnh hàng đầu thế giới, giới cầm quyền ở đó ít có (thậm chí không có) văn bằng học hàm, học vị như lãnh đạo Việt Nam. Học thật đi liền với làm thật, học giả thì ngược lại, học giả là mầm mống gây ra họa nhân tai.

Khi tôi ngồi viết bài này, tại các trường học cũng như trên nhiều tuyến đường, không khí chào mừng ngày nhà giáo đang vô cùng náo nhiệt. Xin được chia vui với các thế hệ học sinh, từ các cháu mẫu giáo cho đến các bạn sinh viên. Xin thành tâm chào mừng và mãi mãi biết ơn sâu sắc các thế hệ thầy, cô, những người làm nghề dạy học, dạy làm người.

Bình Luận từ Facebook

2 BÌNH LUẬN

  1. Ngồi bùn vạch quần đếm lông cũng chưa hết các loại ráo sư, tiên sư nghành đặc chủng Xây dựng đảng. Lú làm vua, ngọng nàm thầy ráo. Không ngu, ko lú, ko ngọng làm thằng Dân. Hết thế kỷ này, không biết đảng đã đi đầu thai kiếp khác chưa,
    Chúc chủ nghĩa phong bì trường tồn để đảng quang vinh sống mãi

  2. Chỉ mong trong những ngày tôn vinh thầy cô giáo dạy chúng ta thành người, chúng ta sẽ không quên các thày cô của ngành Mác-Lê & tư tưởng Hồ Chí Minh . Nhờ họ mà những học sinh cha mẹ không đủ tiền cho đi du học & học kém không ăn được học bổng, có thể trở thành con người xã hội chủ nghĩa mà Bác Hồ mong muốn .

    Théc méc của tớ . Bác Hồ lói dằng muốn xây dựng chủ nghĩa xã hội cần con người xã hội chủ nghĩa . Quan cho con đi học tận bên xứ tư bẩn thì chúng nó xây chủ nghĩa xã hội của Bác Hồ thế quái nào được ? Chắc lại theo kiểu Đại tướng Võ Nguyên Giáp, xây dựng chủ nghĩa tư bẩn, rồi kêu đó là chủ nghĩa xã hội ?

Leave a Reply to montaukmosquito Hủy trả lời

Xin bình luận ở đây
Xin nhập tên của bạn ở đây