Từ sự kiện GS. Chu Hảo nghĩ về những trí thức im lặng

Blog RFA

Nguyễn Trang Nhung

31-10-2018

Ba ngày trước, khi lướt news feed trên Facebook và bắt gặp fanpage của Giản Tư Trung – Hiệu trưởng Trường Doanh nhân PACE, Viện trưởng Viện Giáo dục IRED, Phó Chủ tịch Quỹ Văn hóa Phan Châu Trinh, Giám đốc Sáng kiến OpenEdu, Chủ nhiệm Chương trình Lãnh đạo Khai phóng IPL, Trưởng Ban Tổ Chức Giải Thưởng Sách Hay thường niên, Ủy viên Hội đồng Điều hành Hội Giáo dục So sánh Châu Á[1] – tôi thử vào fanpage của ông để xem liệu ông có nói gì về sự kiện GS. Chu Hảo hay không. 

Câu trả lời, đáng tiếc, là tôi không thấy. Ông cũng vắng mặt trong danh sách những người đồng ký tên cho thư ngỏ của một số trí thức, nguyên là thành viên của Viện Nghiên cứu Phát triển (IDS), ủng hộ GS. Chu Hảo và phê phán Ủy ban Kiểm tra Trung Ương, cơ quan đã đề nghị kỷ luật GS. Chu Hảo.[2] Tôi tự hỏi tác giả của ‘Đúng việc’ – một cuốn sách rất hay về làm việc, làm dân và làm người – có cho rằng lên tiếng trong sự kiện GS. Chu Hảo là một việc đúng hay không?

Sau một lúc không lâu, tôi chợt nghĩ đến GS. Ngô Bảo Châu, người đã giành được giải thưởng Fields và nhiều giải thưởng cao quý khác, là niềm tự hào của giới trí thức Việt Nam, rồi lại tự hỏi ông nghĩ gì về sự kiện GS. Chu Hảo và có nói gì hay không. Tôi nghĩ hẳn là không, vì nếu có thì cộng đồng mạng đã lan truyền rất nhanh chóng và rộng rãi tiếng nói của ông như đã làm vậy trong một số vụ việc trước. Thư ngỏ kể trên cũng không có tên ông.

Tôi có lý do gì để đặt các câu hỏi về họ như thế? Đơn giản thôi. Họ là những người có uy tín rộng rãi trong xã hội cho mỗi lời hay họ nói. Họ là những người có ảnh hưởng mạnh mẽ tới xã hội cho mỗi việc đúng họ làm. Vì vậy, họ có trách nhiệm lên tiếng (chưa kể hành động) cho xã hội ngày càng tốt đẹp. Hơn nữa, họ là những trí thức – ít ra là đa số mọi người thừa nhận như vậy – thì càng có bổn phận lên tiếng trước các nhiễu nhương của xã hội. Ngoài ra, sự kiện GS. Chu Hảo nhằm thẳng vào giới trí thức, nên đây là dịp rất thích hợp để họ lên tiếng.

Có người nói họ có quyền im lặng, và chỉ có họ mới thấy cần lên tiếng hay không. Tất nhiên là họ có quyền im lặng, nhưng như vậy không có nghĩa là họ nên im lặng. Đây không phải là vấn đề họ có quyền gì, mà là vấn đề họ nên làm gì. Một người có thể bị phê phán không chỉ vì đã làm gì sai, mà còn vì đã không làm gì trong khi lẽ ra phải làm.

Nếu chỉ số ít không lên tiếng thì chưa sao. Nhưng rất nhiều người như thế không lên tiếng thì họ đang nghĩ gì vậy?

Họ là những người có uy tín, nếu không dùng uy tín của mình để lên tiếng thay đổi xã hội thì để cho ai?

Họ là những người có ảnh hưởng, nếu không dùng ảnh hưởng của mình để lên tiếng thay đổi xã hội thì để cho ai?

Họ là những trí thức, nếu không dùng trí tuệ và bản lĩnh của mình để lên tiếng thì để cho ai?

Liệu có vô can quá không khi chọn im lặng?

Liệu có thận trọng quá không khi chọn im lặng?

Liệu có khôn ngoan quá không khi chọn im lặng?

Và nếu họ thấy có lý do mạnh mẽ để im lặng thì lý do của những người thấy họ phải lên tiếng còn mạnh mẽ hơn.

Tôi không cho rằng mình đã hẹp hòi hay thiển cận khi đặt câu hỏi rằng nguyên nhân gì khiến họ chọn im lặng. Thậm chí, tôi cho rằng không chỉ riêng tôi, mà tất cả chúng ta nên đặt câu hỏi như thế, để tạo áp lực cho những người được cho là trí thức phải thực hiện đúng bổn phận của mình đối với xã hội.

Nếu xã hội có ít nhiễu nhương, chẳng mấy ai phải nhắc tới vai trò của trí thức. Còn khi xã hội có nhiều thứ ấy, trí thức sẽ luôn phải đòi hỏi chính mình, và phải được đòi hỏi bởi các thành phần khác, để họ làm đúng bổn phận mà xã hội đã đặt lên vai họ một cách tự nhiên. Nếu khác đi, trí thức sẽ không còn là trí thức nữa.

Để kết bài, tôi xin để lại đây một bài thơ ngắn của môt người trẻ không nổi danh[3], một người tuy không có ảnh hưởng tới xã hội như Giản Tư Trung, Ngô Bảo Châu hay rất nhiều trí thức nổi danh khác nhưng đã chọn lên tiếng thay vì im lặng, mà cụ thể là bày tỏ sự ủng hộ GS. Chu Hảo. Bài thơ thể hiện tinh thần của trí thức, mà những trí thức im lặng hãy lấy đó làm gương để thể hiện lập trường.

Nếu phải chọn ánh sáng và bóng tối

Giữa tiền bạc và lợi ích dối gian

Giữa cuộc đời đầy rẫy lời trái ngang

Tôi sẽ chọn đứng về người bất khuất.

Chú thích:

[1] Fanpage của Giản Tư Trung
https://www.facebook.com/tacgiaGianTuTrung

[2] Thư ngỏ ủng hộ GS. Chu Hảo – Đợt 2 (155 người ký)
https://boxitvn.blogspot.com/2018/10/thu-ngo.html

[3] Nguồn bài thơ
https://www.facebook.com/duc.t.nguyen.961/posts/10156627832912226

Bình Luận từ Facebook

7 BÌNH LUẬN

  1. Mao đã nói “trí thức là những cục phân”,ngày nay trí thức xhcn chỉ có chút khác biệt là cục phân của chảy re hay táo bón mà thôi.

  2. Mọi người và ngay chính gs Chu Hảo và gia đình nên sẵn sàng thích ứng với các diễn biến bẩn thỉu có thể xảy ra cho giáo sư và gia đinh. Vì ngay cả đồng chí mà chúng vẫn ôm hôn, tặng hoa mà chúng vẫn còn sẵn sàng hạ độc nhau cơ mà. Tàn bạo, bẩn thỉu như vậy mà vẫn còn u mê bám đảng.

  3. Blog Trang Nhung đưa ra ý kiến, nhận xét quá rõ ràng. Việc nhỏ mà còn không dám lên tiếng thì lí luận để làm gì nữa???! Chọn lối sống An toàn và Thịnh vượng riêng cho minh và gia đình thì cần gì phải lên tiếng cho nó phiền!!! Cả cuộc đời vì U mê, háo danh hão đã đẩy cả dân tộc vào vũng lầy tội ác, nay hết thời mới bỏ đảng thì còn giúp được cái mẹ gì cho dân, làm gương vỡ xám xịt cho giới trẻ. Hãy bỏ đảng khi đang còn sức sống. Ủng hộ gs Chu Hảo kí tên thư ngỏ gửi cái đám ubkttwd để thể hiện rõ cho chúng thấy là tri thức không sợ cái đám hôi hám quyền tiền ubkttwd.

  4. Sự kiện Gs Chu Hảo bi kỷ luật đảng gây ra một làn sóng dư luận trong xã hội, ai cũng có ý kiến của riêng mình, những trí thức chọn im lặng thì họ đã làm như thế từ lâu, thúc họ thì họ càng tự ái.

  5. Chưa lần nào cộng đồng mạng lại có một cuộc tranh cãi nhiều về một cái “án kỷ luật đảng” của mt ĐVCS như trường hợp của Gs Chu Hảo, từ đó còn bình luận và như bài viết trên đây lại còn nhận định người này người kia là không ký tên phản đối “bản án” của BKTTWĐCS là thờ ơ, là không “Bảo vệ” uy tín và nhân cách của Gs Chu Hảo.
    Vậy , qua đoạn bình luận này, tôi xin phát biểu chính thức quan điểm của tôi và giải thích rõ cách nhìn nhận của tôi về thái độ của trí thức trước mọi sự kiện xã hội
    Tôi rất tôn trọng Gs Chu Hảo và rất ủng hộ những việc làm của ông và cũng là một trong những độc giả quen thuộc của nxb Trí Thức đồng thời cũng là khách thường xuyên của các buổi chuyên đề Hội thảo tại Ca fee thứ bảy tổ chức hàng tuần tại số 3 phố Ngô Quyền Hà Nội mà Gs Chu Hảo đã phối hợp đồng tổ chức cùng nhạc sĩ Dương Thụ.
    Thế nhưng, tôi không hề bất bình khi Gs Chu Hảo “Bị kỷ luật đảng”, ngược lại, tôi còn mừng cho ông, bởi vì tôi nghĩ việc ông đã, đang làm và sẽ làm, không liên quan đến việc ông “đã từng” là Thứ trưởng Bộ KHCN và “hiện đang là” ĐVĐCS.
    Ở đây, tôi cũng muốn nói thêm một chút là NXB Tri Thức hiện trực thuộc Liên hiệp Hội KHKT VN ( VUSTA ) và Gs Chu Hảo khi nhận chức giám đốc NXB Tri thức có thể được xem xét và công nhận thuận lợi, vì ông từng là thứ trưởng Bộ KHCN và là ĐVCS, nhưng chẳng nhẽ hôm nay, không còn là ĐVCS nữa thì họ cách chức ông à?
    Tôi cũng là một thành viên có hoạt động trong Liên hiệp Hội và cũng có lúc là trình bày báo cáo đóng góp nghiên cứu KH của mình, tôi không nghĩ các anh chị đang lãnh đạo Liên hiệp Hội lại thụ động và hèn nhát đến mức thấy Gs Chu Hảo không còn là ĐVCS nữa thì cách chức ông.
    Còn, nếu ngược lại, nhận chỉ thị của ai đó , mà chức GĐ NXB Tri Thức bị cách luôn thì ta nên quan tâm
    Tóm lại.
    Một lần nữa tôi mừng cho Gs Chu Hảo không còn bị bó chân tay mồm miệng chỉ vị danh nghĩa hão ĐVCSVN

    • Không thể cách chức GĐ NXB Tri Thức của ông Chu Hảo, chỉ vì ông không còn là Đảng viên.
      Vì… ngồi trong Kuốc hội, vẫn có người không phải Đảng viên Cọng sản VN.

      • Vậy đấy.
        Tôi không tin lắm vào nhiều vị đang lãnh đạo VUSTA dám bảo vệ chức GĐ NXB Tri Thức.
        của Gs Chi Hảo.
        Ta hãy thử xem

Leave a Reply to Nghiemnv Hủy trả lời

Xin bình luận ở đây
Xin nhập tên của bạn ở đây