Bỏ Đảng và Đảng bỏ

FB Tiêu Dao Bảo Cự

28-10-2018

Đảng ở đây tạm thời viết hoa, để chỉ riêng Đảng Cộng Sản Việt Nam.

Sau kết luận và đề nghị kỷ luật của Ủy Ban Kiểm Tra Trung Ương Đảng đối với giáo sư Chu Hảo, mọi người đang rộ lên “nói và làm” chung quanh chuyện Bỏ Đảng và Đảng bỏ.

Như giọt nước làm tràn ly, một số nhân vật nổi tiếng là đảng viên đã ngay lập tức tuyên bố bỏ Đảng. Quyết định này có thể đã có từ lâu nhưng chưa nói ra hay vì quá bức xúc với chuyện của giáo sư Chu Hảo nên đã quyết định ngay việc từ bỏ Đảng. Nhìn lại quá trình những người đã từ bỏ Đảng (ở đây chưa có thời gian nghiên cứu, thống kê một cách cụ thể, chỉ nói theo cảm tính) hầu hết họ đều là những trí thức. Những trí thức đảng viên này từ bỏ Đảng ở những hoàn cảnh khác nhau nhưng đều có điểm chung là thấy Đảng phản bội lại lý tưởng mà mình đã từng chia sẻ, gây hại cho đất nước và dân tộc. Và ít nhiều họ cần có sự dũng cảm nhất định vì thấy trước những hệ lụy đối với chính mình và gia đình khi đưa ra quyết định không đơn giản này. Những trí thức chân chính là đảng viên tất phải đi đến lựa chọn này, nếu không muốn trở thành kẻ ngụy biện, vì lợi danh hay hèn nhát, cầu an bảo mạng, khi Đảng đã trở thành tai họa cho đất nước.

Đảng bỏ hay khai trừ đảng viên ra khỏi Đảng đương nhiên là quyền của Đảng. Gạt bỏ ra ngoài những lý do khác như tham ô, hủ hóa, làm trái…, chỉ nói riêng đến trường hợp khai trừ những đảng viên có quan điểm ngược lại với đường lối chính sách của Đảng, tương tự với lý do của những đảng viên bỏ Đảng ở trên. Đảng bỏ là phản ứng tất yếu, phản ánh đúng thực chất của Đảng hiện nay là một “Đảng suy thoái, tự diễn biến, tự chuyển hóa”. Vậy thì những người tốt còn cần ở trong Đảng làm gì và cần gì phải yêu cầu Đảng không quyết định kỷ luật với những “đảng viên nhưng mà tốt” như thế.

Khi có những chuyện này xảy ra, nhiều người lại được dịp tha hồ chửi Đảng và đảng viên, bất kể là Bỏ Đảng hay Đảng bỏ. Chửi thì quá dễ. Nhưng dù muốn dù không, Đảng vẫn là tổ chức quan trọng, quyết định nhất đến lịch sử Việt Nam từ nửa đầu thế kỷ 20 đến nay. Và bất kể người Việt Nam nào, đều có trách nhiệm hay liên quan trực tiếp, gián tiếp đến tình hình này. Ủng hộ hay chống, ủng hộ xuyên suốt hay từng thời gian, chống có hiệu quả hay không hiệu quả, thờ ơ đứng bên lề, chấp nhận không phản kháng, sợ hãi đến cúi đầu tuân phục… nghĩa là mọi thái độ chính trị của công dân đều góp phần vào sự thống trị của Đảng. Do đó không thể chỉ chửi suông mà giải quyết được vấn đề. Chửi cũng là một thái độ, một giải pháp nhưng chắc chắn không phải là giải pháp hiệu quả nhất.

Xét trên khía cạnh đó, những người Bỏ Đảng, bất cứ vào thời điểm nào đếu đáng được hoan nghênh vì nó góp phần làm suy yếu Đảng, làm Đảng mất đi tính chính danh để thống trị vì Đảng không còn là một Đảng tốt khi bị những đảng viên tốt từ bỏ. Điều này rất rõ ràng.

Thái độ đối với những người bị Đảng bỏ phức tạp hơn. Phản đối quyết định khai trừ của Đảng nghĩa là chấp nhận Đảng còn tốt, cần giữ lại những người tốt trong Đảng. Điều này ngược lại với đánh giá chung Đảng hiện nay là một Đảng xấu. Khi Đảng đóng vai trò “lãnh đạo toàn diện và tuyệt đối” với đất nước, không cần bất cứ lý giải dài dòng hay lý thuyết sâu xa rắc rối, xấu hay tốt đơn giản chỉ cần đối chiếu tiêu chuẩn “ích nước lợi dân”. Làm cho ích nước lợi dân là tốt, ngược lại là xấu.

Những đảng viên tốt hiện nay ở trong Đảng có thể làm được gì? Nếu làm đúng đường lối chính sách của Đảng không thể làm gì tốt được vì tự thân đường lối chính sách đó đã xấu. Nếu lợi dụng vị trí trong Đảng để làm điều tốt, như giáo sư Chu Hảo với nhà xuất bản Tri thức, trong một thời gian và hoàn cảnh nào đó, là điều đáng hoan nghênh. Bao nhiêu người đã có ý định, ý đồ và làm được như giáo sư Chu Hảo? Nếu không làm được thế, người tốt trong Đảng có giá trị gì hay chỉ trang trí cho bộ máy toàn trị đang lem luốc ruỗng mục?

Hiện nay bao nhiêu người đã suy tư và hành động tìm một giải pháp cho đất nước và vấn đề phải giải quyết đầu tiên chính là Đảng. Nếu không muốn hoặc không thể xóa bỏ vai trò của Đảng, nếu không muốn hoặc không thể tạo ra bạo loạn, lật đổ, chỉ có hai cách: Hoặc làm cho Đảng bớt xấu hơn, phải “tự chuyển hóa, tự chuyển biến” theo chiều ngược lại với đà suy thoái hiện nay. Hoặc dùng sức ép của đại bộ phận nhân dân buộc Đảng phải thực hiện ý chí và khát vọng của người dân.

Nhận định “nhân dân nào, chính quyền đó” phản ánh thực tế của lịch sử ở mọi quốc gia, mọi thời đại. Trí thức thường được đánh giá và cũng tự cho là tinh hoa của dân tộc, dẫn lối cho dân tộc. Muốn làm được điều này, trong tình huống cực đoan hiện nay và trong câu chuyện liên quan đến giáo sư Chu Hảo, phải chăng mỗi trí thức, nhất là trí thức đảng viên, không thể từ chối câu trả lời và quyết định thái độ của mình.

Bình Luận từ Facebook

6 BÌNH LUẬN

  1. có hai anh em nhà kia không ưa nhau.Họ sống trong hai nhà sát cạnh nhau do cha mẹ để lại. Ông hàng xóm giàu có và sâu hiểm nói với thằng anh ” tao cho mày mượn tiền mua dao kiếm đánh em mày , đuổi nó đi .” Thằng anh nhận viện trợ với một giấy nợ. Đuổi em đi xong ông hàng xóm nói ” nợ của mày cộng với lãi bây giờ nhiều đến nổi mày cũng phải ra khỏi nhà , giao tất cả cho tao” Các con khóc lóc nói bố đánh nhau làm gì cho sinh nợ, Nhà chú Bắc Hàn với Nam Hàn vẫn sống cạnh nhau lo làm ăn đấy thôi. Nhưng người anh sợ bọn đòi nợ thuê xã hội đen giết bằng virus lạ nên ép con ra khỏi nhà giao tất cả cho lão nhà giàu hàng xóm.

  2. Nhân dân nào, chính quyền ấy. Rất đúng. Nhân dân hèn (dân trí thấp) thì chính quyền sẽ (không trước thì sau) thành độc tài. Dân trí cao, chính quyền sẽ phải theo ý dân. Chu Hảo chủ trương nâng dân trí.

    Phải là đảng viên, Chu Hảo mới xin được phép để lập Nhà Xuất Bản Tri Thức. Phải là đảng viên, bà Nguyễn Thị Bình mới được phép lập Quỹ Văn Hóa Phan Châu Trinh.

    Phê phán (giọng chửi bới) xét cho cùng chỉ là tức khí cá nhân – dù đăng ở báo đảng hay ở Tiếng Dân. Chu Hảo bỏ ngoài tai để “việc mình, mình làm”.

  3. “nhân dân nào chính quyền đó”. Đúng với các nước dân chủ, nhưng nhân dân của một nước làm nô lệ không thể chọn người đô hộ mình. Người dân VN ban đầu bị lừa phỉnh , rước chủ nghĩa CS vào nước Vn để sau đó sống đời lầm than chết chóc. Có nhiều nước bị Pháp, Tây Ban NHa, Bồ Đào Nha, Anh đô hộ nhưng các nước ấy may mắn không có trận Điện Biên Phủ nào .
    Có nhiều nước nửa CS nửa tự do như Hàn Quốc, Đức, nhưng nửa CS khôn và biết phận nghèo đói không tiếc máu của dân ‘giải phóng” nửa tự do , phồn vinh để hợp nhất thành một nước nghèo đói lầm than vỹ đại.
    Nói tóm lại nước VN là nước bất hạnh nhất trên thế giới khi bốn triệu người chết vì nồi da xáo thịt, đất nước đói nghèo triền miên, con người tuyệt vọng . Ai cũng biết do Đảng mà ra vậy còn cầu xin gì ở cái đảng bán nước hại dân chỉ chăm chăm thu tóm quyền lực và vơ vét tài sản cho riêng mình ấy.

  4. Nếu đồng ý ở mệnh đề “ĐẢNG CSVN LÀ TAI HỌA CHO ĐẤT NƯỚC” thì bỏ đảng tuy cần thiết nhưng chưa đủ mà phải dẹp tan, dẹp sạch đảng CS thì đất nước mới hết tai họa.

  5. Kính gửi các bác Chu Hảo, Nguyên Ngọc…. vv
    Chúc mừng các bác đã rời xa cái tổ chức ăn tàn phá hại, bán nước hại dân. Xin cho cháu hỏi các bác rành về chính trị, đặc biệt là chính trị Mỹ. Nếu chúng ta vẫn là nguời Việt Nam hoặc bất cứ quốc gia nào khác nếu muốn có thể tham gia các đảng của Mỹ hay không, ví dụ như Đảng dân chủ hay Đảng cộng hoà Mỹ.. Và nếu được tại sao các bác không tham gia vào các đảng này. Vì cho kẹo chắc Việt Nam cũng không dám xếp các đảng này vào các tổ chức “khủng bố” hay cấm đoán. Nếu được các bác làm gương. Để 90-4 (triệu) còn lại của dân Việt Nam tham gia hết vào các đảng của Mỹ xem thử lúc đó “đảng ta “phản ứng kiểu gì.
    Kính.

    • “Do đó không thể chỉ chửi suông mà giải quyết được vấn đề. Chửi cũng là một thái độ, một giải pháp nhưng chắc chắn không phải là giải pháp hiệu quả nhất”.
      – Có phải ông Tiêu Dao Bảo Cự muốn có “hiệu qủa” hơn, là người ta phải thành lập đảng để chống ĐCSVN? Nhựng chắc là không, vì đọc bài của ông, qủa thật tôi không biết ông muốn gì.
      Ông ca ngợi “Đảng vẫn là tổ chức quan trọng, quyết định nhất đến lịch sử Việt Nam từ nửa đầu thế kỷ 20 đến nay”, mà không biết, tất cả cái đó à nhờ LỪA BỊP Nhân dân VN mà có !
      Ông thừa biết, nhiều người chỉ vì “chửi” Đảng mà cũng bị tù mọt gông, nhưng có thể theo ông, đấy lại là một biểu hiện cho thấy Đảng “ta” vẫn còn có… “lòng tự trọng”?
      – Ông viết: “Nhận định “nhân dân nào, chính quyền đó” phản ánh thực tế của lịch sử ở mọi quốc gia, mọi thời đại”, theo tôi, không hẳn là đúng, nó chỉ đúng phần nào và đúng trong trong một xã hội mà người dân có quyền lựa chọn quyết định chính quyền của họ. Còn ở Việt Nam, người dân là nô lệ, như những tù nhân, không có quyền chọn những kẻ cai trị mình. Cũng vì vậy mà vai trò của 4 triệu đảng viên Đảng cướp rất quan trọng việc đòi lại quyền làm người cho nhân dân, cho chính họ.
      Hãy bỏ Đảng, và bỏ Đảng Lợn => vào sọt rác của lịch sử Vn!

Leave a Reply to nặc danh Hủy trả lời

Xin bình luận ở đây
Xin nhập tên của bạn ở đây