Tiếp tục cai trị khi ông Trọng củng cố quyền lực ở Việt Nam

World Politics Review

Tác giả: Elliot Waldman

Dịch giả: Châu Minh Dũng

23-10-2018

Ông Nguyễn Phú Trọng phát biểu tại Đại học Quốc gia về Dịch vụ Công ở Budapest, Hungary, ngày 11/9/2018. Ảnh: Balazs Mohai/ AP.

Khi Chủ tịch nước Việt Nam Trần Đại Quang đột ngột qua đời tháng trước, ngay trước khi ông lên kế hoạch thăm New York và đọc diễn văn trước Đại hội đồng Liên Hiệp quốc, hàng loạt lãnh đạo nước ngoài gửi đến những lời chia buồn như đã thành thông lệ. Nhưng không có sự tiếc thương nào trong số các cơ quan giám sát nhân quyền, những người vốn chỉ trích sự đàn áp tàn bạo của chính quyền Việt Nam đối với giới bất đồng chính kiến. Ông Phil Robertson, phó giám đốc bộ phận Châu Á của Tổ chức Theo dõi Nhân quyền, đã tóm tắt phản ứng của ông trong mấy chữ: “Đấy là sự giải thoát!”

Ông Quang, một sĩ quan an ninh cộng sản, là người đã nhanh chóng thăng tiến để trở thành Bộ trưởng Bộ Công an, được đưa lên vị trí Chủ tịch nước vào năm 2016. Cái chết của ông không phải là điều bất ngờ, vì ông đã liên tục ra nước ngoài trị bệnh từ năm ngoái, ông cũng ít khi xuất hiện trước công chúng trong những tháng gần đây, buộc giới chính khách ở thượng tầng chế độ Việt Nam phải lựa chọn người thay thế ông. Quả là quyết định bất ngờ, khi họ chọn Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Nguyễn Phú Trọng, là người được Trung ương Đảng nhất trí chỉ định làm Chủ tịch nước cho đến khi cả hai chức lãnh đạo của ông hết nhiệm kỳ vào đầu năm 2021.

Diễn biến này đã được chính thức công nhận trong ngày hôm nay bởi Quốc hội không có thực quyền của Việt Nam, đã khiến một số nhà quan sát đặt câu hỏi rằng, liệu người đứng đầu chế độ Việt Nam hiện tại sẽ củng cố quyền lực theo khuôn mẫu của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình hay không. Dù hệ thống chính trị mờ ám của Việt Nam khiến việc dự đoán những diễn biến sau này thật không dễ dàng, chuyện duy trì quyền lực vẫn hơi khó cho ông Trọng, là người đã ở vào tuổi 74 và sẽ phải rời chức vụ vào cuối nhiệm kỳ.

Ông Lê Hồng Hiệp, một thành viên của Viện ISEAS-Yusof Ishak ở Singapore bình luận: “Ông Trọng là một trong các chính trị gia quyền lực nhất trong lịch sử Việt Nam đương đại, nhưng ông ấy không giống như Tập Cận Bình. Hệ thống chính trị Việt Nam ngày càng đa nguyên hơn và dựa vào sự đồng thuận nhiều hơn Trung Quốc, vì vậy ngay cả khi đã trở thành Chủ tịch nước, ông ấy vẫn cần tham khảo ý kiến của các đồng sự ở thượng tầng chế độ”. Quyền cai quản đất nước được đặt vào tay Bộ Chính trị với 19 Ủy viên, đặc biệt là nhóm lãnh đạo “tứ trụ” gồm Chủ tịch nước, Thủ tướng, Tổng Bí thư Đảng Cộng sản và Chủ tịch Quốc hội.

Những lãnh đạo ở thượng tầng chế độ Việt Nam có khuynh hướng tránh mạo hiểm, đề cao sự ổn định hơn tất cả những yếu tố khác, một đặc điểm phần nào giải thích quyết định để ông Trọng nắm giữ thêm một chức lãnh đạo nhà nước. Ông đã đóng vai trò nhất định trong chính sách đối ngoại những năm gần đây, thực hiện một số chuyến thăm cấp cao đến thủ đô các nước như Washington, Bắc Kinh và Moscow, vì vậy ông sẽ không gặp nhiều khó khăn khi đảm nhiệm chức Chủ tịch nước, người đứng đầu chính thức của nhà nước Việt Nam.

Trên thực tế, việc nhất thể hóa hai chức lãnh đạo nhà nước đã được bàn thảo vài lần, như một cách để tạo ra cấu trúc quyền lực cân xứng hơn cho hoạt động đối ngoại của đất nước. Trong khi chức danh Tổng Bí thư Đảng Cộng sản rất ít khi gặp được người cùng cấp ở các nước khác, “giờ thì lãnh đạo Đảng Cộng sản Việt Nam có thể gặp gỡ người đứng đầu chính phủ các nước khác trên cơ sở giao thức ngoại giao bình đẳng”, nhà phân tích chính trị Việt Nam Carl Thayer nhận định. Quan trọng hơn, việc chuyển đổi từ “tứ trụ” thành “tam trụ” cũng có thể giúp củng cố cấu trúc quyền lực của Việt Nam vốn đã cồng kềnh của Việt Nam, đồng thời đẩy nhanh quá trình ra quyết định. Dù trước mắt đó vẫn là sự sắp đặt thuận theo tình thế, nhưng nếu cấu trúc này chứng minh được khả năng, Đảng Cộng sản có thể chuẩn hóa sự chuyển đổi này.

Khi đảm nhận vai trò lớn hơn trong hoạt động đối ngoại, ông Trọng sẽ phải tiếp tục duy trì thế cân bằng ngoại giao mong manh của Việt Nam giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc, hai siêu cường cạnh tranh lợi ích chiến lược trong khu vực. Là một nhà lý thuyết xây dựng đảng lâu năm, rõ ràng ông Trọng gần gũi hơn về ý thức hệ với Trung Quốc và công nhận lợi ích kinh tế khi đầu tư vào Trung Quốc. Nhưng những nỗ lực trước đó để đưa Việt Nam lại gần Trung Quốc hơn trong nhiệm kỳ trước của ông Trọng đã gặp phải không ít trở ngại. Năm 2014, Trung Quốc đã kích động mâu thuẫn khi triển khai một giàn khoan dầu ở vùng tranh chấp lãnh hải gần quần đảo Hoàng Sa, trong khu vực mà Hà Nội tuyên bố vùng đặc quyền kinh tế, châm ngòi một loạt các cuộc biểu tình bạo loạn chống Trung Quốc ở Việt Nam. Và chỉ trong mùa hè này, những cuộc biểu tình bạo động chống Trung Quốc tiếp tục nổ ra ở Việt Nam bởi một số các chính sách bị người dân xem là hy sinh chủ quyền Việt Nam chỉ để củng cố mối quan hệ thương mại gần gũi hơn với tay láng giềng phương bắc.

Khi đảm nhận vai trò lớn hơn trong hoạt động đối ngoại, ông Trọng sẽ phải tiếp tục duy trì thế cân bằng ngoại giao mong manh của Việt Nam giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc.

Hành động gây hấn của Trung Quốc ở Biển Đông, vốn đã giống như đổ dầu vào ngọn lửa là tinh thần chống Trung Quốc của người Việt, đã khiến Việt Nam có khuynh hướng nghiêng dần về phía Hoa Kỳ trong những năm gần đây. Chính ông Trọng đã đến thăm Tòa Bạch Ốc vào năm 2015, rồi đến năm 2016, Tổng thống Barack Obama đã tuyên bố loại bỏ lệnh cấm vận vũ khí có từ thời Chiến tranh Việt Nam. Bộ trưởng Quốc phòng Hoa Kỳ James Mattis vừa thực hiện chuyến thăm Việt Nam thứ hai chỉ trong năm nay.

Nhưng sự chuyển hướng này, vốn dựa nhiều vào tính toán chiến lược hơn là ý chí cá nhân của bất kỳ nhà lãnh đạo nào, có khả năng vẫn sẽ được duy trì mà không cần ông Trọng đảm đương cả hai chức lãnh đạo. Tương tự như vậy, hầu hết giới quan sát dành rất ít sự kỳ vọng cho những thay đổi trong chính sách đối nội. Quả không sai, các nhà hoạt động nhân quyền vốn hoan nghênh sự ra đi của ông Quang, sau cùng cũng chẳng thấy tình hình có gì khả quan hơn khi ông Trọng ngày càng đàn áp dữ dội hơn, với những chiến thuật nghiêm ngặt được chính quyền Việt Nam thông qua dưới sự giám sát của ông.

Việt Nam năm nay đã trải qua ​​một cuộc đàn áp nhân quyền đặc biệt khốc liệt, với các án tù nặng nề nhắm vào các nhà bất đồng chính kiến, cùng với luật an ninh mạng được thông qua nhằm tăng cường quyền kiểm soát của nhà nước đối với các trao đổi trên mạng. Trong tháng Tám, các nhà hoạt động nổi bật, blogger Phạm Đoan Trang, là người thường viết bài phê bình các hành động đàn áp nhân quyền của chính quyền Việt Nam, đã bị đánh đập tàn nhẫn khi an ninh xông vào một buổi hòa nhạc tại thành phố Hồ Chí Minh. Và ngay cả khi các tù nhân lương tâm được thả ra, chính quyền vẫn tống xuất họ, chứ không chấp nhận tiếng nói của họ vang lên trong nước.

Bên cạnh việc đàn áp giới bất đồng chính kiến, ông Trọng cũng tìm cách đẩy lùi nạn tham nhũng. Đây là vấn nạn mà các nhà lãnh đạo cộng sản trước đây cũng cố gắng giải quyết, nhưng ông Trọng có ý định theo đuổi một chiến dịch lâu dài và quy mô để làm sạch chế độ. Tham nhũng trước đó đã lan tràn ở Việt Nam, nhưng hiện tượng này trở nên rất phổ biến dưới thời Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, là người đã bị hất ra khỏi giới lãnh đạo chóp bu của đảng sau cuộc chiến quyền lực với ông Trọng trong năm 2016. Ông Hiệp nhận định:“Tham nhũng không chỉ làm suy yếu uy tín của đảng, mà còn gây ra rất nhiều hậu quả kinh tế, vì vậy tôi nghĩ rằng vấn nạn này giờ đã trở thành mối đe dọa nghiêm trọng hơn với đảng. Và danh sách các quan chức có thể dính vào tham nhũng và bị điều tra vẫn còn kéo dài”.

Chiến dịch chống tham nhũng cũng tạo ra cho ông Trọng một vũ khí mạnh mẽ để loại bỏ các đối thủ tiềm năng, đưa ông vào một vị thế tốt để bảo đảm rằng một trong những người cùng phe cánh sẽ kế thừa vị trí của ông vào cuối nhiệm kỳ. Dù không chắc, vẫn có khả năng là ông Trọng sẽ làm tiếp cả nhiệm kỳ thứ ba nếu không có người kế thừa nào đủ khả năng. Tổng Bí thư Đảng Cộng sản bị giới hạn ở hai nhiệm kỳ, nên ông sẽ cần quyền miễn trừ đặc biệt để làm như vậy, nhưng vẫn có khả năng. Mọi con mắt đang đổ dồn vào Đại hội Đảng năm 2021, màn chuyển giao quyền lực kế tiếp trong chế độ toàn trị ở Việt Nam. Từ giờ đến lúc đó, không có gì thay đổi.

Elliot Waldman là biên tập viên của World Politics Review.

© Copyright Tiếng Dân – Bản tiếng Việt

Bình Luận từ Facebook

2 BÌNH LUẬN

  1. Từ ngày Lê Hồng Hiệp lên tiếng ủng hộ “hai quốc gia Tàu+ và Việt+một trạm
    kiểm soát” là tôi tuyệt vọng với đám trí ngủ (Xóa Hết Chữ Nghĩa) tương đương
    dư luận viên cao cấp này !

  2. Những người nhiệt thành ủng hộ dự cai tri hà khắc của Việt cộng gần đây, có lẽ Huy Đức và Cù huy hà Vũ…chiếm đầu danh sách .Huy Đức thì vì tì vết ‘bạch hóa” trong “Bên thắng cuộc” đành muối mặt phò Lú .
    Riêng CHH Vũ là một hgie65n tượng đơn lẻ, rất khác :
    Cù Vũ được nhiều người ủng hộ, vì đã dám đứng ra kiện sự sai trái của bọn bạo quyền ! Dù sau phải thoát thân , lánh nạn….nhưng dù sao , hành động ấy đã tạo một tiền lệ tốt : Lãnh đạo không phải là thần thánh, và người dân ý thức được quyền của mìnhđược quyền kiện ngay cả lãnh đạo ! Hành động tiên phong Vũ đã ‘gieo cấy’y tưởng ‘thương tôn pháp luật” tại một đất nước độc tài, sử dụng luật rừng !

    Nhưng, thế giới ngày nay, người ta tiếp xúc và va chạm với những luồng thông tin đa chiều – Thế giới 4.0 , càng không dể để một cá nhân bỗng chốc hóa thành ‘vị thánh’ như xưa kia nữa Điều ấy cũng rất hợp tự nhiên vì thật sự‘không ai là hoàn hảo cả”. Có khi anh đúng chuyện này nhưng sai lè ra trong chuyện khác . Vì thế, mỗi một sự ủng hộ hay tán thành, chỉ được gói gọn trong bản thân của sự kiện đơn lẽ- Và , người được ủng hộ không dễ trở thành ‘hero’ mãi trong mội chuyện, hay sẽ cứ luôn luôn đúng ! Người bi phê phán cũng không phải mãi mãi tê hại xấu xa…vv.
    ———

    Qua các bài CHH Vũ nhiệt thành ủng hộ ‘Nhất thể hóa” , có thể thấy rõ , một tấm lòng ngu trung đối với ‘độc tài đảng bác mác lê’ , tiềm ẩn bên trong một thể xác đang sống ở môi trường tự do . Có vẻ , Vũ không căm ghét cái ‘thể chế độc tài’ mà gia tộc mình dày công tô đâp ? Có vẻ ,Vũ có một sự oán ghét Dũng X mang tính cá nhân hơn là một mâu thuẫn pháp chế, chính trị, hoặc công bằng ? …Nếu không phải thế , chỉ cần hỏi Vũ một vài câu nhỏ:
    +Bọn Dũng X kẻ thù của Vũ kia, là từ đâu mà sinh ra ? Vì sao chúng tồn tại lâu đến mức những ‘quả đấm thép” đấm nát bét VN XHCN của Vũ ? Ai tạo ra bọn Dũng X ấy, ai bầu chọn bọn ấy, ai trao trọng trách và quyền lực cho chúng mà không hề kiểm soát nổi chúng ?…vv
    + Lấy gì chứng minh lập luận “ ủng hộ nhất thể hóacủa nền độc tài toàn trị” là tối ưu là tốt cho dân cho nước ?- Ai dám đoan chắc ,Trọng Lú sẽ không là một Trọng Lú X, với những ‘quả đấm mới’ ? …Trong khi khi hoàn toàn không có cơ chế kiểm soát quyền lực đối với “vị vua XHCN “ ấy ?
    +Một nền độc tài toàn trị với ‘model tứ trụ’ có ‘ưu’/ ‘ khuyết’ gì , kh so sánh với một nền độc tài toàn trị ‘model nhất thể hóa” ? Và so với Dân chủ -Đa nguyên ?
    +Người dân VN ở đâu trong các sự so sánh trên ? Và các ưu /khuyết ấy liên quan gì đến họ trong quá khứ, hiện tại và tương lai ?

    Có lẽ câu trả lời hợp lý nhất của ‘những Vũ, những Huy Đức….vv’ là muốn có một nên \độc tài toàn trị nhất thể hóa tốt” thì….hãy ‘cầu nguyện’ ?! Hãy siêng ‘đi chùa lễ Phật để cùng mong điều tốt lành !

    Khi nền độc tài toàn trị vẫn còn đó , cùng đám phông màn sân khấu và các tuồng ‘tự biên tự diễn’ của nó – khi toàn dân vẫn như bao lâu nay , hoàn toàn bị gạt ra ngoài mọi diễn tiến hay biến động chính trị…, thì mọi lập luận, dù ủng hộ “Nhất thể hóa” chống lại “Tứ trụ” hay ngược lại, đều chẳng để làm gì vì cũng chắng trúng trật mịa gì, cũng chẳng có mấy giá trị thực tiễn !
    Mịa, Quốc gia và Dân tộc VN đang bị ‘ung thư”trong gan trong ruột , thì tranh cãi (sorry) làm cái .éo gì chuyện nên mặc cái …’áo rách’ hay cái ‘áo vá’ ?
    ————

    Thôi nhá! Quá chán ngán cái trò “nhất nhị” gì đó rồi , nay’ tám’ chuyện ‘Tomadep’ hay trò hề “bầu cử một người duy nhất” còn vui hơn ! He he

    Vừa qua, tuồng diễn ‘bầu chọn CTN” , trong mọi màn, mọi cảnh …chỉ thấy duy nhất 100% …”đi vào , đi ra , lại thằng cha (Trọng Lú) khi nãy” – Trò lùm sùm, ồn ào tốn kém ấy,ngày xưa người ta chỉ gọi gọn là “quần thần cùng tôn lập” ai đó lên làm vua ! Khi có một kẻ duy nhất để làm vua, thì từ ‘tôn lập” là rõ nghĩa nhất ! Thế mà ngày nay Việt cộng gọi đủ kiểu, nào là ‘đề cử”, rồi là ‘ bầu chọn” , eo62i lại ‘bỏ phiếu tín nhiệm’, rồi ‘bỏ phiếu kín’, rồi lại ‘công bố’ với chả ‘tuyên thệ’……gì gì đó ?!

    Hô hô ! Đám khuân bô Việt cộng điên cuồng sáng tác ngôn từ, sắp xếp kịch bản, thi đua bày đủ trò hoa dạng rối rắm,…để rốt lại, cả hai trường hợp Phong kiến xưa và phong kiến Việt cộng vẫn cứ giống nhau ở chổ “chí cho một người duy nhất”, không có kẻ thứ hai nào khác ! Một ‘chính phủ tuồng chèo’ , xài tiền thuế dân vô tội vạ để lăn xăn vẽ vời ,rầm rộ tổ chức…trò lừa đảo. Tất cả đều nhập vai, cùng nhau sống sượng giả vờ , ra sức diễn tuồng hề vô sỉ ngay trước mắt 90 tr. dân , không chút xấu hổ nhục nhã! Mặt‘bọn đảng ta’đứa nào cũng trân tráo dày dạn trình diễn làm cứ y như …thiệt ?!
    ——–

    Con dường nhất thể hóa là không thể dừng lại ! Dù Trọng Lú nay đã đủ sức ‘vô hiệu hóa’ vai trò, tiếng nói của Thủ tướng, hay CT Cuốc Hội một cách dễ dàng, nhưng chưa chiếm trọn hai vị trí ấy, Trọng lú vẫn chưa thỏa lòng, vì quyền lực vẫn chưa là ‘tuyệt đối” , vẫn chưa phải là ‘Nhất thể hóa” đúng nghĩa ! Con đường tiếp đến tất nhiên phải giẫm lên hai cái xác nữa thì mới là trọn vẹn ! Cần phải ( tạo cho ra) thêm hai…’tình huống’ nữa, thì Trọng mới có thể ‘một người làm …bốn việc’ , thay thế hoàn toàn mô hình ‘Tứ trụ’ cản trở tay chân phiền phức !
    Ngân mẹt và Phúc niểng, lúc này vẫn phải hồ hởi phấn khởi ‘phò Trọng lên ngôi” dù đã biết cả rồi “chuyện gì đến sẽ phải đến”…. Thật tội nghiệp ! Cả hai cứ như ‘người câm uống phải thuốc đắng” chẳng biết tỏ nổi lòng cùng ai …He he

    Ngày Trọng lên ngôi, Hà tĩnh có tin động đất – Chuyện trung hợp làm nhớ đến một tích xưa : Sau khi bạo chúa Tần thủy Hoàng chết thúi – ở trong triều đình nhà Tần , một tên thái giám đại gian thần đại ác tặc tên Triệu Cao, tự do thao túng lũng đoạn quyền lực, và ra tay cướp lấy ngôi cao ( Ngôi Hoàng đế ngày xưa , tức ngày nay là vừa làm TBT vừa làm CTN …đại khái vậy) . Ngày tự mình ‘đăng quang’, y bước lên đài để tự nhận đế vị, bỗng nhiên trời đất chấn động rung chuyển …làm tất cả đều hốt hoảng ! Ba lần y bước lên, cả ba lần đất rung trời động….Y hoảng sợ, tự biết vì y quá hiểm ác, nên Trời- Người đều giận !
    Ngày nay, Trọng Lú sắp bước lên ngôi cao thâu tóm quyền lực- đất trời VN dường như cũng vừa cho thấy chút điềm hung họa . Nghe đâu, mấy hôm rồi , khu vực ven biển Hà Tĩnh động đất đến 02 lần ! Hic ! Phải chăng ‘Trời Đất Việt Nam” linh hiển mới ‘phát sinh hiện tượng ‘kỳ lạ ấy ngày Trọng Lú tự mình vọt lên ngôi, khi mồ Quang còn chưa xanh cỏ ?! Phải chăng Tổ tiên Việt tộc nhắc nhở người dân VN về chuyện …’ một thằng bán nước làm vua’ tạo tiền lệ dẩn đến nước mất nhà tan , giống nòi lụn bại ?

Leave a Reply to Khách Quan Hủy trả lời

Xin bình luận ở đây
Xin nhập tên của bạn ở đây