Nhất thể hóa – Bước lùi của lịch sử? Tập quyền hay tản quyền (P2/2)

FB Tinh thần Khai minh

Minh Anh

4-10-2018

Tiếp theo phần 1

1. Khi phân tích về thể chế chính trị quốc gia, người ta nói đến các kích thước như độc đảng hay đa đảng, liên bang hay đơn nhất, một viện hay hai viện….dù chúng có các chức năng khác nhau, nhưng có cùng bản chất chung đó là hướng đến thúc đẩy việc tập quyền hay tản quyền.

Mỗi kích thước ở trên sẽ tạo ra cái gọi là những người chơi phủ quyết. Đó là các tác nhân (cá nhân hay tập thể) có tiếng nói quyết định đối với các vấn đề quốc gia. Một hệ thống được thiết kế càng ít người chơi phủ quyết thì càng tập quyền, và trái lại, một hệ thống được thiết kế càng nhiều người chơi phủ quyết thì càng tản quyền.

– Đối với hệ thống tập quyền, bởi có ít người chơi phủ quyết, nên ưu điểm của nó là có thể đưa ra và thực thi chính sách lớn một cách dễ dàng, nhưng nhược điểm là nguy cơ lạm quyền và thảm họa quy mô lớn khi chính sách sai lầm như chúng ta thấy trong các chế độ độc tài ở Trung Quốc thời Mao Trạch Đông, hay Việt Nam thời Lê Duẩn (vốn có mức độ tập quyền rất cao).

– Đối với hệ thống tản quyền, bởi có nhiều người chơi phủ quyết, nên ưu điểm của nó là kiểm soát quyền lực, nhưng nhược điểm là không thể đưa ra và thực thi các chính sách lớn; song cũng chính nhược điểm này dẫn đến một ưu điểm khác đó là hệ thống này không dẫn đến các thảm họa lớn khi chính sách sai lầm như chúng ta thấy ở các nước dân chủ (vốn có mức tản quyền cao).

2. Bản thân trong hệ thống độc tài, cũng có sự khác biệt về mức độ tập quyền, như giữa Việt Nam và Trung Quốc. Dù hai quốc gia đều theo hệ thống cộng sản, sao chép mô hình của Liên Xô (Việt Nam vừa sao chép của cả Liên Xô lẫn Trung Quốc), tuy nhiên chế độ của Trung Quốc có mức độ tập quyền cao hơn nhiều so với chế độ của Việt Nam.

– Trong hệ thống của Trung Quốc, Tổng bí thư đồng thời là Chủ tịch nước, là một nhân vật có thực quyền rất lớn, lấn át so với phần còn lại. Trong khi đó, trong hệ thống Việt Nam, quyền lực thực tế được phân chia cho ba hoặc bốn cá nhân: Tổng bí thư, Chủ tịch nước, Thủ tướng và có thể thêm Chủ tịch quốc hội.

– Điều này dẫn đến hệ quả mà chúng ta thấy: chính quyền Trung Quốc có thể đưa ra và thực thi các chính sách quyết đoán hơn nhiều so với chính quyền Việt Nam, và vì vậy có mức độ thành công hơn về kinh tế. Song chúng ta cũng thấy quy mô sai lầm về chính sách của Trung Quốc cũng lớn hơn Việt Nam rất nhiều; tương tự như vậy về mức độ đàn áp và hà khắc của Trung Quốc so với Việt Nam.

3. Như đã nói ở trên, ưu điểm chính của hệ thống tập quyền là nó cho phép có thể đưa ra và thực thi chính sách lớn một cách dễ dàng, và đây là một tiền đề cho sự thành công lớn, nếu tận dụng được. Để tận dụng ưu điểm này, đòi hỏi phải có một đội ngũ lãnh đạo sáng suất cùng một bộ máy hành chính chuyên nghiệp, được đào tạo bài bản, để có thể đưa ra các chính sách tốt cũng như thực thi chúng. Trường hợp thành công điển hình ta thấy ở đây như Singapore hay Đài Loan thời Tưởng Giới Thạch (những trường hợp này rất ít). Tuy nhiên, nếu hệ thống tập quyền rơi vào tay một đội ngũ lãnh đạo kém cỏi, độc đoán, tùy tiện, cùng bộ máy hành chính với năng lực quản trị và thực thi kém, thì sẽ dẫn đến thảm họa cho quốc gia. Và đây lại là trường hợp phổ biến xảy ra như tại các nước Cộng sản, Phát xít và nhiều nước độc tài khác.

4. Quay trở về với Việt Nam, câu hỏi đặt ra là khi nhất thể hóa hai chức danh Chủ tịch nước và Tổng bí thư, tức tạo ra một thống tập quyền hơn, liệu Việt Nam có tận dụng được thuận lợi của một hệ thống như vậy hay không. Câu trả lời là không, bởi Việt Nam không có một đội ngũ lãnh đạo sáng suốt, cũng như một bộ máy hành chính có thể đưa ra và thực thi các chính sách tốt (hoàn toàn không thể so sánh với giới lãnh đạo và bộ máy hành chính của Trung Quốc hiện nay; ngay cả khi có một giới lãnh đạo và bộ máy như vậy, Trung Quốc sẽ đối mặt với những rủi ro rất lớn, nếu những chính sách sắp tới của Tập Cần Bình sai lầm, thì sẽ tạo ra thảm họa cho xã hội Trung Quốc; còn về đàn áp sự hà khắc mà người Trung Quốc phải chịu thì là điều hiển nhiên).

– Nhìn vào lịch sử năng lực của đội ngũ lãnh đạo Đảng cộng sản trong quá khứ cũng như hiện nay, có người nào được đào tạo bài bản, có tầm nhìn, năng lực của một nhà lãnh đạo hiện đại hay không.

– Nhìn vào những chính sách kinh tế xã hội mà Đảng Cộng sản thực thi như tập thể hóa nông nghiệp, mô hình tập đoàn kinh tế nhà nước – quả đấm thép, khai thác bô xít, khoáng sản….?

– Nhìn vào bộ máy hành chính trong việc quản trị và thực thi chính sách, khi mà nó không thể giải quyết được nhiều vấn đề của xã hội Việt Nam như giáo dục, ý tế, môi trường….mà chính nó trở thành vấn đề của xã hội Việt Nam.

– Và về tổng thể, bộ máy nhà nước Việt Nam ngày càng suy giảm năng lực quản trị và sự tự trị, ngày càng bị chi phối bởi các hình thức thân tộc, nhóm lợi ích và trở thành công cụ cướp bóc tài sản của người dân và quốc gia.

Với những người lãnh đạo như vậy, với một bộ máy hành chính như vậy, chúng ta không thể hi vọng rằng, việc tập quyền hơn sẽ mang lại lợi ích cho người dân Việt Nam. Trái lại, những mặt trái của nó sẽ được phóng đại, về sự lạm dụng quyền lực và quy mô của những sai lầm về chính sách.

5. Bởi vì chúng ta không có giới lãnh đạo tốt, bộ máy quản trị tốt, nên cách tốt nhất là tản quyền và giới hạn phạm vi của nhà nước lại, để hạn chế những sai lầm và sự lạm quyền của nó. Và như tình trạng độc tài tại Việt Nam, thì cơ chế tản quyền là sự tồn tại của nhiều phe phái, cạnh tranh với nhau. Cơ chế này tạo ra một sự cân bằng quyền lực không chính thức giữa các phe nhóm, cũng như thúc đẩy các bên phải đối thoại và đồng thuận trong việc ban hành và thực thi chính sách. Một cơ chế như vậy sẽ làm giảm bớt sự tùy tiện của chính sách cũng như sự lạm quyền. Mục đích của tất cả những điều này là giảm bớt ảnh hưởng tai hại của bộ máy nhà nước Việt Nam lên xã hội Việt Nam.

Sự phát triển của xã hội Việt Nam, không nên đến từ kì vọng vào vai trò của nhà nước hiện nay (nhất là kì vọng từ sự tập quyền mang lại), mà đến từ sự tự do của xã hội, của sự sáng tạo của người dân Việt Nam. Thực tế cho thấy, những sự thay đổi của Việt Nam trong vài chục năm qua không phải đến từ thành công gì về chính sách của chính quyền cộng sản Việt Nam (phần lớn là các chính sách sai lầm), mà đến từ chính sự cố gắng của người dân Việt Nam (Người Việt Nam là một trong những dân tộc có năng lực nhất khi so sánh với các dân tộc khác trong khu vực Đông Nam Á). Điều người Việt Nam cần là sự tự do để sử dụng nặng lực của mình, và với hiện trạng chính trị hiện nay thì giải pháp:

1) TẢN QUYỀN THAY VÌ NHẤT THỂ HÓA,

2) NÂNG CAO DÂN TRÍ VÀ DÂN KHÍ CỦA NGƯỜI DÂN ĐỂ HỌ ĐẤU TRANH MỞ RỘNG QUYỀN TỰ DO CỦA HỌ, QUA ĐÓ THÚC ĐẨY SỰ TIẾN BỘ XÃ HỘI VIỆT NAM.

Những người ủng hộ giải pháp tập trung quyền lực (theo nghĩa tiêu cực), vì tin rằng như vậy chính quyền cộng sản nhanh chóng sụp đổ hơn nên thận trọng vì niềm tin này:

– Chính quyền cộng sản không dễ sụp đổ khi họ nắm chắc công an và quân đội trong tay.

– Với sự tập quyền, cùng với đó là sự bóp nghẹt xã hội, sự sai lầm về chính sách sẽ khiến cho quá trình tiến bộ của xã hội Việt Nam ngưng lại. Một xã hội nghèo nàn, độc đoán không tốt về mọi mặt: 1) như thế chỉ dễ cho những kẻ độc tài cai trị; 2) khi chế độ độc tài sụp đổ, thì sẽ dẫn đến bất ổn chính trị khó lường; 3) nó không giúp tạo ra những chuyển biến tốt về chất trong xã hội như xã hội dân sự, vốn xã hội, lòng tin vốn cần thiết cho ổn định và phát triển.

– Sự chuyển biến của xã hội Việt Nam, xét về cấu trúc xã hội, nhận thức, văn hóa chính trị chưa đủ để tạo ra những chuyển biến chính trị lớn và cần thêm thời gian cho việc đó. Đến khi chuyển biến xã hội đủ lớn, tự động nó sẽ gây áp lực lên hệ thống cho sự thay đổi. Và một xã hội với mức phát triển càng cao, như Đài Loan, Hàn Quốc trước đây, thì khi chuyển biến chính trị xảy ra, thì tỉ lệ thành công sẽ cao hơn so với những chuyển biến chính trị xảy ra trong xã hội nghèo đói, như Campuchia. Điều chúng ta cần là tiếp tục kiến trì đưa xã hội Việt Nam phát triển đến điểm đó: NƯỚC LÊN THÌ THUYỀN PHẢI LÊN.

NẾU SỰ CHUYỂN BIẾN THEO HƯỚNG NGƯỢC LẠI, MÀ ĐIỀU NÀY ĐANG XẢY RA, THÌ ĐÓ LÀ BẤT HẠNH CHO DÂN TỘC VIỆT NAM – BƯỚC LÙI LỊCH SỬ.

Bình Luận từ Facebook

1 BÌNH LUẬN

  1. Nếu nói một cách khái quát và chỉ đề cập đến một quốc gia riêng lẻ, đứng ‘mình ên’, thì OK, các loại lý thuyết , định nghĩa , khái niệm …thế này ,có thể góp phần tăng khả năng phân biệt, làm sáng tỏ những nhận thức chúng . Tuy vậy, thực tế trên thế giới này không có một quốc gia nào đứng ‘mình ên’ cả, và chẳng ở đâu 100% áp dụng đúng như chủ thuyết ‘chính hãng” của nó cả. Và thế giới quanh ta vẫn đầy những tấm gương ‘tản quyền ‘ hỗn loạn ,tệ hại…hoặc “tập quyền’ thành công, phát triển…
    Quan hệ khu vực và quốc tế luôn là một mạng lưới phức hợp , trong đó đang có những quốc gia giàu nghèo, mạnh yếu…,hàng ngày hàng giờ đang giao thương, quan hệ và…gây ảnh hưởng đến nhau. Vì vậy, cho dù có cùng một thể chế chính trị, cùng hình thức quản trị quốc gia như nhau ,song hoạt động và tác động trong thực tế đối với mỗi quốc gia lại rất khác nhau, mang ý nghĩa khác nhau.

    Sẽ lý thú hơn, nếu ta đi đến tình hình thực tế hiện nay, tức nói cụ thể về Việt cộng và Trung cộng ! Do bản chất mối quan hệ ‘Chủ -Tớ”lâu đời bền vững’ , nên cả hai giống nhau như đúc khuôn. Tuy thế , ý nghĩa là hoàn toàn khác nhau , rằng bên “ông Chủ” làm gì thì bên thằng ‘Đầy tớ” BUỘC PHẢI làm theo như thế, khi ông chủ chưa quyết làm thì thằng nô tài kia chớ có ‘lanh chanh’ ! Chẳng hạn, giả sử đợt này, bên “ông Chủ Trung cộng” chưa vội’Nhất thể hóa” thì ta có thể chắc chắn rằng , “thằng đầy tớ Việt cộng” sẽ chẳng dám rục rịch để tự ý “nhất , nhị…thể ” gì cả ! Trung cộng mà không ‘Nhất thể” thì”Việt cộng đố mà dám ‘Nhất thể” !

    Nếu điều nói trên không đúng sự thật, thì khi ấy hãy bàn về “tập quyền , tản quyền , lợi ích tại hại…hay “Cộng hòa bán tổng thống” gì đấy cũng chưa muộn !

    Còn nếu điều nói trên , ai ai cũng biết đó là sự thật ( và trong suốt mấy thập kỷ trước, vẫn luôn là cái ‘sự thật’ khó nuốt ấy ), thì “Nhất thể hóa’ của Việt cộng là một âm mưu , một kế hoạch của Trung cộng- Ngoài việc đứng lến chống lại, thì đấu có gì để bàn về “tập quyền, tản quyền, hay lợi hại của một” âm mưu” ?!

    Chính do bản chất của quan hệ “Chủ- Tớ”kia , mà ý nghĩa của ‘Nhất thể hóa của Trung cộng’ khác với “Nhất thể hóa của Việt cộng “. Again , ‘nhất thể hóa’ của Tập cận Bình hì đúng là thu gom quyền lực về cho riêng một “ông vua XHCN“ ! Trong khi đó, “Nhất thể hóa của Việt cộng “ của đám Trọng lú , mang ý nghĩa ‘tuân thủ một mệnh lệnh’ để phục vụ ‘tay Hoàng đế” kia một cách trung thành nhất, và hiệu quả nhất ! mà “cúc cung tận tụy phục vụ mục tiêu của thằng ngoại bang có máu bá quyền bành trướng, cũng đồng nghĩa với “tự cắt thịt mà nuôi hổ đói” đấy thôi ! Nói cách khác, có cho vàng, bọn Trọng Lú cũng không dám không “ Nhất thể hóa” ! Chỉ ‘gan cóc tía’ mới dám cãi lệnh ‘Trên’ để duy trì các “nhánh quyền lực đu dây” như trước…
    Nếu để chúng dẫn dắt vào bụi rậm ‘tranh cãi về ’ngôn từ ,học thuật’, thì người Việt Nam sẽ sớm thấy : “Thế nào là phục vụ cho mục tiêu của Thượng quốc “
    Người yêu nước chống Tàu chắc chắn là bị diệt tận gốc ngay rồi, khỏi nói- Còn thì trước mắt ,có lẽ là vua con sẽ ký ngay các đặc khu cho Tàu Tập với 100% đồng thuận, và ngân hàng đổi chủ, hai quốc gia xài đồng tiền chung là Nhân dân tệ, ngôn ngữ chung..vv.
    ( Vua nhất thể hóa đã quyết định thì ai dám cãi một ‘ông vua có 100% đồng thuận” ? – Vua ấy, có thể không phải Trọng, mà Tập hoàng đế hoàn toàn có thể chỉ định các loại như Triệu Tài Vinh, Võ kim Cự hay chủng loại bè lũ Nguyễn Viết Hiệp-của Công ty Cổ phần Vận tải đường sắt Hà Nội…vv.lên làm vua nhất thể hóa tại An Nam ! )…cho đến khi, mỗi gia đình VN có vài tên côn an Tàu ở lại và rao giảng XHCN đặc sắt’ , như tình cảnh dân tộc Tân Cương hiện nay…

    ( Khi ấy có lẽ bàn tán về lợi hại, tập quyền , tản quyền …của \nhất thể hóa” nên nhỏ tiếng một chút kẻo chúng nghe thấy , nhỉ ?! )

Leave a Reply to Marx-ghẻ Hủy trả lời

Xin bình luận ở đây
Xin nhập tên của bạn ở đây