Mỹ – Trung đang chơi trò chơi nguy hiểm – Sắp tới, điều gì sẽ xảy ra?

BTV Tiếng Dân

Trung Quốc sẽ là một đối tác trung thành với trật tự quốc tế tự do hay là cường quốc theo chủ nghĩa xét lại? Chúng tôi xin giới thiệu bản dịch bài viết của Stacie E. Goddard, đăng trên báo Washington Post ngày 3/10/2018, phân tích câu hỏi trên.

***

Tuần này, các tàu chiến của Trung Quốc và Mỹ đã chơi trò chơi nguy hiểm “Ai là gà” (game of chicken) ở Biển Đông, càng làm tăng thêm những căng thẳng vốn đã gia tăng giữa Mỹ và Trung Quốc về các vấn đề thương mại và những cáo buộc Trung Quốc đã can thiệp vào bầu cử ở Hoa Kỳ. Mối quan hệ Mỹ – Trung đang rung chuyển, nhưng câu hỏi đặt ra là, những căng thẳng này sẽ diễn ra theo chiều hướng nào?

Đối với các nhà khoa học chính trị, một câu hỏi lớn trong những năm gần đây, liệu Trung Quốc là một đối tác trung thành với “trật tự quốc tế tự do” hay trở thành “cường quốc theo chủ nghĩa xét lại”, lật đổ các thể chế hiện tại nhằm theo đuổi nghị trình toàn cầu riêng của mình. Nhiều học giả tin rằng, tư cách thành viên của Trung Quốc trong các thể chế then chốt về chính trị, kinh tế và an ninh sẽ hạn chế tham vọng của họ.

Những người khác không đồng ý. Đầu năm nay, Chiến lược Quốc phòng Hoa Kỳ đã nêu lên mối lo ngại ngày càng tăng rằng “Trung Quốc và Nga muốn hình thành một thế giới phù hợp với mô hình độc tài của họ”. Đúng vậy, Bắc Kinh đã thách thức các thể chế an ninh được thiết lập ở châu Á – Thái Bình Dương, tranh chấp với những quy tắc lãnh thổ ở Biển Đông,  tự tạo ra những thể chế kinh tế nhằm thay thế [các thể chế hiện tại – ND], chẳng hạn như Ngân hàng Đầu tư Hạ tầng Châu Á (AIIB) và Sáng kiến Vành đai Con đường.

Nghiên cứu của tôi cho thấy, tư cách thành viên của Trung Quốc trong các thể chế hiện tại không có khả năng cản trở tham vọng của Bắc Kinh. Đây là lý do tại sao:

1. Các thể chế quốc tế cung cấp nguồn tài nguyên cho chủ nghĩa xét lại

Hầu hết nghiên cứu hàn lâm nhấn mạnh, cách thức các thể chế giữ các quốc gia đi theo trật tự toàn cầu. Khi các quốc gia tham gia các tổ chức, tư cách thành viên của họ làm tăng cái giá mà họ phải trả nếu thách thức hiện trạng, ràng buộc các quốc gia với những  thể chế này và thậm chí “xã hội hóa” chúng thành các quy tắc tiêu chuẩn toàn cầu.

Tuy nhiên, trong 14 kịch bản tiềm năng kể từ năm 1815 trở đi, chỉ trong ba trường hợp – Nga đầu thế kỷ 19, Nhật Bản và Đức thời chiến tranh lạnh – các chính thể theo chủ nghĩa xét lại chấp nhận trật tự thể chế hiện có. Tư cách thành viên trong Hội Quốc Liên đã không cản được Nhật Bản xâm lược Mãn Châu vào năm 1931, hoặc Đức và Ý lao vào những tham vọng bành trướng.

Tại sao chủ nghĩa xét lại – một nỗ lực của các quốc gia để lật đổ trật tự thể chế đương thời – lại phổ biến? Đầu tiên, việc tham gia vào các thể chế thực sự mang lại cho các quốc gia nguồn lực để thách thức hiện trạng. Ví dụ như các quốc gia tham gia các tổ chức an ninh có thể tăng cường khả năng huy động đồng minh. Các quốc gia tham gia các tổ chức kinh tế bảo đảm được ảnh hưởng đối với các đối tác thương mại. Các quốc gia là thành viên của các thể chế chính trị như Liên Hiệp quốc có thể đạt được tính hợp pháp cho yêu cầu của họ.

Thứ hai, các nhà xét lại tiềm năng duy trì mối quan hệ với các tổ chức nằm ngoài trật tự đang thống trị, điều này có thể tạo thêm những nguồn lực làm suy yếu hiện trạng. Ví dụ như vào giữa thế kỷ 19, Phổ sử dụng các mối quan hệ kinh tế và xã hội của mình bên ngoài Nhóm hoà hợp các cường quốc châu Âu (the Concert of Europe) để thách thức trật tự châu Âu. Liên Xô dựa vào các thể chế nằm ngoài trật tự phương Tây do Hoa Kỳ dẫn đầu để theo đuổi các chiến lược cách mạng.

2. Các thể chế có thể giảm chi phí của các chiến lược tái xét

Nhiều học giả cho rằng chủ nghĩa tái xét cũng đồng nghĩa với bạo lực tốn kém – họ muốn nhắc đến các cuộc chiến bá quyền phát động bởi Pháp thời Napoleon, Đế quốc Nhật Bản và Đức Quốc xã. Từ quan điểm này, thật khó để tưởng tượng Trung Quốc sẽ thách thức hiện trạng. Đơn giản vì chiến tranh là quá tốn kém.

Nhưng những nước thách thức các trật tự hiện tại có thể áp dụng một số chiến lược và thậm chí có thể sử dụng các kênh của các tổ chức hiện có để theo đuổi mục tiêu của họ. Ví dụ, khi nước Nga thế kỷ 19 bành trướng vào Đế chế Ottoman, nước này dựa vào các tổ chức ngoại giao và liên minh của Nhóm hoà hợp các cường quốc châu Âu. Trên thực tế các cuộc tấn công quân sự triệt để vào các trật tự thể chế chỉ là phương thức cuối cùng. Đế quốc Nhật Bản đã chuyển sang dùng quân sự chỉ khi nước này mất nguồn tài nguyên thể chế để thách thức hiện trạng một cách hòa bình.

3. Các thể chế quốc tế tạo ra những cơ hội quan trọng nhất

Điểm cuối cùng là các học giả thường cho rằng chủ nghĩa xét lại được thúc đẩy bởi “các kế hoạch tổng thể”, tham vọng toàn cầu mà sẽ thay đổi tuỳ thuộc vào ý thức hệ của quốc gia đó, loại chính phủ hoặc những nỗi sợ an ninh. Nếu một nhà nước có mục tiêu cách mạng, nó sẽ cố gắng lật đổ trật tự thể chế, ngay cả khi phải trả giá bằng chiến tranh. Nếu tham vọng của một nhà nước bị hạn chế hơn, nó có thể thúc đẩy những cải cách nhỏ chứ có lẽ không tiến hành những thay đổi thể chế rộng lớn.

Trên thực tế, cơ hội lại có thể là động lực trong nhiều trường hợp. Điều này có nghĩa rằng ngay cả các quốc gia có mục tiêu khiêm tốn sẽ theo đuổi các dự án mang tính cách mạng khi trật tự thể chế ở thời điểm chín muồi cho sự thay đổi.

Đây là một ví dụ. Không có bằng chứng cho thấy Đế quốc Nhật Bản có một kế hoạch mang tính cách mạng khi nó bắt đầu mở rộng sang châu Á-Thái Bình Dương vào đầu thế kỷ 20. Khi các nhà lãnh đạo Nhật Bản yêu sách thuộc địa và sát nhập Hàn Quốc, họ chỉ chớp lấy cơ hội và phản ứng kịp thời với những rạn nứt của trật tự thực dân phương Tây ở châu Á-Thái Bình Dương. Cơ hội đến từ bên trong trật tự thể chế cũng có thể là nguồn động lực dẫn dắt các dự án xét lại.

Trung Quốc và trật tự thể chế

Những khám phá nói trên có ý nghĩa gì đối với Trung Quốc và các thể chế toàn cầu hiện nay? Để bắt đầu trả lời câu hỏi này, tư cách thành viên của Trung Quốc trong các tổ chức như Tổ chức Thương mại Thế giới, Quỹ Tiền tệ Quốc tế và Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc đã giúp Trung Quốc tăng khả năng yêu cầu cải cách trong các tổ chức này.

Trung Quốc cũng đã phát triển các nguồn lực thể chế riêng của mình, chẳng hạn như kế hoạch AIIB và Vành đai Con đường, những sáng kiến mà tất nhiên sẽ đặt mục tiêu của Bắc Kinh lên hàng đầu và có khả năng làm giảm khả năng tiếp cận của các ngân hàng phát triển đa phương do Tây phương lãnh đạo. Trung Quốc cũng đã đạt được ảnh hưởng ngày càng tăng lên các quốc gia nằm trên Vành đai và Con đường, điều mà có thể mang lại cho Trung Quốc các đối tác mới ở Nam Á, Châu Phi và Trung Đông.

Và có những bằng chứng khác về việc Trung Quốc mở rộng hơn các mục tiêu của mình khi có những cơ hội mới nổi lên. Việc Mỹ tập trung vào chống khủng bố hơn là phát triển ở Nam Á đã tạo cơ hội cho các dự án kinh tế Vành đai và Con đường của Trung Quốc trong khu vực này. Trung Quốc có thể mở rộng tham vọng của mình để phản ứng với những loại cơ hội mới này, đặc biệt nếu Hoa Kỳ tiếp tục rút lui khỏi trật tự toàn cầu.

Tất cả những điều này cho thấy Trung Quốc có thể theo đuổi những thay đổi sâu xa hiện trạng quốc tế trong tương lai không xa. Trớ trêu thay, điều này có thể xảy ra là vì, chứ không phải là mặc dù, Trung Quốc có tư cách thành viên trong các thể chế quốc tế.

Stacie E. Goddard là một giáo sư lãnh vực khoa học chính trị tại trường Cao đẳng Wellesley và là tác giả của cuốn sách“When Right Makes Might: Rising Powers and World Order“ (NXB Cornell, sắp tới, 2018).

Bình Luận từ Facebook

4 BÌNH LUẬN

  1. Cả tàu chệt và VN cũng tiêu vong khi các nước phương tây .Hoa kỳ .Nhật bản và khôi’ thịnh vượng chung của Anh nhảy vào chia tàu chệt như thời mản thanh ,các nước như Đài loan.mông cổ .Tân cương Tây tạng .Macau.Hong kong nổi lên bên trong liệu một tập cặn bả có còn điều khiển nổi Nước tàu.chính các thế lực trong đảng cộng sản Trung khựa sẽ giải quyết việc nầy .và tập sẽ đi an tri’ suốt đời tring nhà tù cho những sai lầm bá vương của mình .còn cs VN thì sao ? Tôi nghĩ đồng bào VN KHÔNG THỂ ngồi yên khi có cơ hội,sẽ không còn một lăng tẩm mồ mã nào nửa của các lãnh đạn cs

  2. GIỮA LÚC NÀY –VNXHCN NẰM Ở ĐÂU VÀ SẼ LÀM GÌ ?
    ……..
    Nếu xét đến Thế và Lực trên trường quốc tế thì,đúng thật ra Mỹ phải được xem là có sức mạnh tổng hợp của một ‘liên bang’, không phải sức mạnh của một quốc gia đơn lẽ ! Cả Liên xô ngày trước và Nga ngày nay, vẫn có sức mạnh tổng hợp của một ‘liên bang”. Cũng như, muốn tồn tại, châu Âu cũng buộc phải ngồi lại với nhau để ‘bàn luận về sức mạnh của một ‘liên bang “

    Do đó, không có gì khó hiểu khi Tàu cũng thế , muốn tồn tại trong thế chân vạc với các siêu cường, chúng buộc cũng phải có được cái sức mạnh của một kiểu ‘liên bang’ (…và là một ‘liên bang rộng hơn, to hơn’ các loại….kẻ thù ! ) – Đại âm mưu ấy, vốn đã được thai nghén và hình thành từ lâu, và kể từ Mao, tham vọng ấy đã trở thành một chủ trương nhất quán. một chiến lược dài hạn qua bao đời TBT Trung cộng, Tập ngày nay vẫn nằm trong dòng chảy của lòng tham “liên bang châu Á”ấy, chứ không phải là một ngoại lệ. Thái độ”Bành trướng và Bá quyền’ chưa bao giờ mất của Trung cộng, có gì khác hơn là một tham vọng chiếm lấn làm chủ toàn bộ khu vực châu Á . Thậm chí , cuồng vọng ấy còn có lần ,thoát ra đằng mồm của chính Mao trạch Đông – Y không thèm che đậy !

    TQ muốn trở thành một ‘liên bang khổng lồ’ mà trong đó, khởi di từ Tây tạng/ Nội Mông/ Tân cương …cho dần đến Đài loan, Bắc Hàn,VN XHCN rồi Lào , Cam , Miên , Thái …vv, mọi quốc gia bé nhỏ gần kề đều bị thôn tính dần, bị buộc trở thành chư hầu, nô lệ cho giống nòi Đại Hán… Theo đó, VN XHCN không phải là nạn nhân duy nhất và ‘Thành Đô’ cũng chỉ là vấn đề công khai hóa, để định hướng và ‘hợp thức hóa cuồng vọng’ ấy mà thôi.
    Thật ra, đối với VN, từ ngày Việt Minh tự nguyện mang thân nô lệ cho QTCS, ‘đại âm mưu’ ấy, luôn mang tính khẩn trương và chưa bao giờ dừng lại ! Chỉ trừ thời Lê Duẫn, mọi động thái “cõng rắn, rước voi’ của Việt cộng, từ khi theo lời hiệu triệu củ QTCS , đều có mục tiêu hướng đến ‘sát nhập…đại đồng” với ‘kẻ thù truyền kiếp” của dân tộc.
    ———–

    Vì thế, sau những bi hài kịch nơi ‘chính trường’ của bọn độc tài Việt cộng, vẫn luôn luôn ẩn nấp đằng sau nó, một ‘đại âm mưu bành trướng,miệt mài lũng đoạn và thôn tính’ của giặc Tàu. Sau ‘Nhất thể hóa’ của Việt cộng, một chư hầu phên giậu kiểu “Bắc Triều Tiên’ ở phía Nam TQ ,sẽ được hình thành.
    Vì thế , mọi bài viết nhằm cảnh tỉnh toàn dân về ‘sự thật đang đến gần’ ấy, luôn rất cần thiết ! Không cần dẫn chứng, nhưng phần lớn cư dân mang xã hội , đã nhận rõ những biểu hiện cho thấy bọn Việt cộng đang cố dẫn dắt dân tộc VN tiến dần đến con đường nô lệ cho giặc Tàu ngày càng rõ nét hơn . Mức độ công khai và liều lĩnh trở nên rõ nét hơn, tùy theo sự thăng tiến của vị thế của Trung Cộng trên trường quốc tế.
    Vừa qua lại thêm rõ ràng,:
    + “Biển Đông không có gì mới” là im lặng để nhượng dần biển đảo ( tất nhiên ,đồng thời phải đánh phá và trừng phạt thành phần yêu nước ‘ngoan cố nói lên sự thật’ như tướng Lương, tướng Vĩnh…vv)
    + Luật ANM là CÔNG KHAI quy trình kiểm soát thông tin đối với một thuộc quốc ( từ chính quyền đến dân thường )
    + Dự án Đặc khu’ là CÔNG KHAI hóa các phần ‘nhượng địa” – xem như một loại ‘dinh Thái thú” m65t thư ‘cơ quan hành chính’ của thượng quốc
    + Rồi bắt đầu phá lịch sử, giáo dục, phá ngôn ngữ…, cho phép mở cửa khẩu để Hán tộc “Tự do đi lại mà… giao thương”, công bố “đồng tiền chung’ …vv, là CÔNG KHAI HÓA một tiến trình hợp nhất, không thèm che đậy nữa …vv

    ”Chiến lược thu gom quyền lực về một mối’ này, không phải xuất phát từ BCT Việt cộng hay từ cá nhân Trọng Lú ! Trong toàn cảnh của đại âm mưu ấy, chính trò ‘Nhất thể hóa’ đối với chính quyền thuộc quốc, là một ‘mệnh lệnh’ từ Tàu Tập. Lệnh ấy là rất ‘quan trọng’ và phải được thi hành mạnh mẽ, triệt để dù đạp lên xác các ủy viên TW cao cấp…
    Lý do là, đối với chư hầu phên giậu như VN XHCN, nếu vẫn duy trì các nhánh quyền lực tương đương với vị thế TBT , như “Nhà nước”; “Chính phủ”, Quốc hội, và các Hội đoàn chân rết…thì nhiều khả năng nội bộ sẽ phải tranh nhau, không phục nhau, ngả nghiên đu dây khiến Mỹ, Nhật , Nga…vv có cơ hội xen vào, phá hỏng “đại âm mưu bành trướng” ! – “ Nhất thể hóa” để nhắm đến triệt bỏ mọi sự ngả nghiên ,dao động, mọi ý tưởng chống đối, đu dây… tập trung quyền lực về một mối để tiện ‘chỉ đạo và thực hiện”

    Việt cộng lợi dụng những kẻ ‘ngây thơ chính trị”, tung hỏa mù để toàn dân ngơ ngác ,chỉ biết nghĩ nhìn vào “Nhất thể hóa” như là một ‘Giải pháp quản trị’ của một Quốc gia hoàn toàn tự chủ ?! Cũng như khi Đại Quang chết…người ta bị cuốn chìm vào các mối quan hệ nội bộ của đảng cướp , thi nhau dự đoán đủ kiểu về kẻ thay thế…, thế nhưng ít ai nghĩ đến chi tiết :”Ai mới là kẻ Tập cân Bình chọn ?!” . Người ta không thấy (hoặc không chịu thấy, không dám thấy) kịch bản Nhất thể hóa” dưới cái nhìn của một chiến lược gia Trung cộng !
    Rất nhiều những tay cò mồi chính trị ra sức dẫn dắt ,xỏ mũi những ai ngơ ngác dại khờ , cùng nhau cật lực tung hô ‘Minh quân , Nhân kiệt” – Chúng cố gắng xóa bỏ nhận thức liên quan đến yếu tố “bành trướng Bắc Kinh’, ra khỏi bài toán VN XHCN trong đầu mọi người ! Trong khi cùng lúc, chúng không thể chỉ ra nổi, bất kỳ một điều gì mà “bố Tàu’ làm nhưng Việt cộng chưa từng ‘khuân về nhà để học tập và làm theo’ ? – Chúng cố gây nên một ảo tưởng thậm nguy hại rằng ,chính quyền Việt cộng vẫn luôn ‘độc lập, tự chủ” , VN XHCN là một quốc gia đứng riêng với chủ quyền nắm chắc trong tay ?! Trong khi sự thật,Việt cộng không thể, không được quyền tự chủ làm bất cứ điều gì ra ngoài các ‘chỉ đạo” của Trung cộng, hoặc nếu không được Trung cộng cho phép . Cái gọi là ‘Bộ CT”, “TW đảng”…vv, gì gì đó của bọn ‘đảng ta” , thật ra chỉ là lũ bù nhìn , những tên tay sai năng nổ của Trung cộng mà thôi !

    Sự lũng đoạn, chi phối càng sâu, chúng càng tô đậm, nhấn mạnh ảo tương ấy. Trong đại âm mưu của cặp đôi Trung cộng-Việt cộng, chiêu thức ấy là hiểm độc hơn cả . Rất tiếc, những kẻ ủng hộ “nhất thể hóa” như thế, có lẽ, mãi cho đến khi mất nước hẳn , họ vẫn còn mãi ngơ ngác và ngạc nhiên vẫn thực tình nghĩ thế…Thôi thì dù sao, cả tin, ngây ngô, khờ dại…, hoặc dù khôn vặt, chọn lựa ‘phù thịnh để sinh tồn, kiếm sống”…vv, những người như thế vẫn còn vạn lần tốt hơn những kẻ đang lạnh lùng tiếp tay,một lòng thờ giặc để thực hiện “đại âm mưu ấy” ! Lũ bán nước ấy, nếu biết rõ được tông tích chúng ,chỉ nên giết bỏ chứ không thể tha thứ !
    ——-

    PS:
    Trung cộng lâu nay , giữ bộ mặt ‘ông Địa, Thần tài’ hoà hoãn, không đánh lấn Việt cộng…chỉ vì chưa làm được trò“ Nhất thể hóa”này mà thôi ! Nay, khi đã có tay sai là Trọng, có vai trò đứng đầu , thống lãnh quân đội kiêm cả cái ‘quyền lực tuyên bố chiến tranh’…, thì mới là lúc Trung cộng nghĩ đến ‘đánh chiếm, xâm lấn”. Nhất là giữa lúc trận chiến mâu dịch leo thang và căng thẳng biển Động đang đổ ập tới …
    Theo logic, sau”nhất thể hóa” chắc chắn phải đến các động thái đe dọa, cưỡng bức, lấn chiếm mạnh mẽ, thẳng tay ….mà VN XHCN sẽ hoàn toàn bó giáp, cúi đầu nín nhịn để được “ ngồi yên ổn mà họp đại hội đảng” Có Trọng Nhất thể hóa ‘trấn giữ’ rồi, thì họ Tập không còn phải lo lắm về ‘phản ứng sai lầm’ của Việt cộng nữa !
    Thế tại sao không đánh lấn, xâm chiếm chứ nhỉ ?

  3. Cac thanh nien VN hay chuan bi duong di, do an dai ngay de tron vao rung khi China

    danh VN. Chien tranh bien dong se o bien dong va tren dat lien VN.

    Nhap me no vao China vi dai cho no het nhuoc tieu.

Leave a Reply to son pham Hủy trả lời

Xin bình luận ở đây
Xin nhập tên của bạn ở đây