Giáo sư Hồ Ngọc Đại bị “ném đá” vì chúng ta sống ngoài nhân loại đã quá lâu rồi

Lê Phú Khải

10-9-2018

Giáo sư Hồ Ngọc Đại là một trí thức lớn. Khi đỗ tiến sĩ ở nước ngoài về, ông đã nói với người lãnh đạo cao cấp ở Việt Nam lúc đó là, nguyện vọng của ông là được dậy lớp 1. Ông đã theo đuổi chí lớn đó cho đến hôm nay và sách Tiếng Việt lớp 1 của ông đã ra đời và được chấp nhận.

Nếu là ở một nước tự do và văn minh thì ông Đại cứ bỏ tiền túi ra mà in sách giáo khoa. Bán được thì tốt. Các trường học và thầy cô giáo ai muốn dậy theo sách giáo khoa của tác giả nào thì cứ thoải mái. Vấn đề là học sinh phải thi đỗ nhiều. Khi thi thì nhà nước, tức bộ giáo dục ra đề thi. Làm được bài mà nhà nước ra đề thì có nghĩa là học sinh đã nắm được kiến thức cơ bản tối cần thiết. Còn muốn dậy kiểu gì, học kiểu gì, viết sách giáo khoa thế nào là của xã hội. Như thế mới phát huy được sức mạnh sáng tạo của cộng đồng. Xã hội mới tiến lên, văn minh lên.

Cả nhân loại tiến bộ đã làm như thế với giáo dục. Nhưng ở các nước độc tài, toàn trị trong đó có nước ta thì điều đó tuyệt nhiên không. Đã hơn 70 năm nay, từ khi Đảng Cộng Sản cầm quyền thì sách giáo khoa tuyệt đối do nhà nước soạn và in bán lấy tiền. Điều đó diễn ra qua nhiều thế hệ, nó ngấm vào tim óc, xương tủy của người Việt Nam, từ ông lãnh đạo, đến trí thức, đến người dân đều nghĩ như thế. Vì thế, có lần ông chủ tịch quốc hội Nguyễn Sinh Hùng mới nói trước quốc hội rằng: Nếu ai cũng soạn sách giáo khoa thì loạn! Nhưng cả thế giới văn minh không loạn, chỉ có nền giáo dục Việt Nam thì đại loạn nhiều năm nay!

Xin mở ngoặc kể một câu chuyện ngoài lề có liên quan đến soạn sách giáo khoa. Vài năm trước đây, bác sỹ Ngô Văn Quý ở TP.HCM mất. Con gái ông có gọi điện đến nhắn tôi đến lấy một số sách tiếng Pháp, nếu không đến thì cô sẽ bán hết kho sách của bác sỹ Qúy cho đồng nát, vì toàn sách tiếng Pháp, cô không đọc được…

Tôi đến và khuân về một bị sách. Trong đó có cuốn “Lịch sử văn học Pháp” từ cổ đại đến hiện đại do một giáo sư trung học soạn. Sách quý giá nhưng tôi không đọc nổi nên đem biết một đồng nghiệp cao niên rất giỏi tiếng Pháp. Ông này mừng lắm và cho tôi biết, ở Pháp những sách giáo khoa tự soạn như thế này được các trường trung học chọn để giảng dậy và tác giả của nó rất có tiếng và rất có tiền.

Than ôi! Nếu các ông Hồ Ngọc Đại, Phạm Toàn được sống trong cơ chế như thế thì các ông ấy cứ in sách ra mà bán, nếu người ta thấy dạy có kết quả thì các ông ấy đã có chỗ đứng trong xã hội và có tiền từ lâu rồi. Nhưng ở Việt Nam, việc được in giáo khoa là việc tầy trời, vì độc quyền in cả triệu, triệu cuốn sách như thế là món lời khổng lồ. Dính đến chuyện in sách giáo khoa là dính đến các nhóm lợi ích, nên chưa biết đúng sai thế nào đã bị xã hội ném đá. Mặc dù sách của ông Đại là rất đúng, rất mới, các nước tiên tiến giáo dục đã và đang đi theo hướng đó! Ngay chế độ Sài Gòn cũ, cũng đã có tự do soạn sách giáo khoa và tự do dậy theo sách mình chọn.

Chúng ta sống ngoài vòng nhân loại đã quá lâu rồi, nên cả xã hội u mê, bảo thủ…Muốn cải cách giáo dục thì trước hết phải cải cách trước tiên cái thể chế đã sinh ra cách sống ngoài vòng nhân loại trong việc soạn sách giáo khoa, tức là sự lạc lõng. Vậy thôi!

Hãy chấm dứt ngay cuộc tranh luận này vì tiền Trung Quốc sẽ tràn ngập biên giới Việt Nam.

Bình Luận từ Facebook

7 BÌNH LUẬN

  1. Trích: “Giáo sư Hồ Ngọc Đại là một trí thức lớn.”
    (Trí thức xã hội chủ nghĩa VNDCCH lê phú khải xổm toạ, độc lập 2-9 bìm bịp chi tuyên ngôn)

    Trí thức lớn không dạy trẻ thơ những điều gian dối huống hồ là đầu độc trẻ con bằng những cái bả chó hồ chí minh

    Trí thức viẹt cộng Hồ ngọc đại con rể cai thầu lính đánh thuê lê duẩn viết sách rao giảng bả chó hồ chí minh “trong hồ gì đẹp bằng sen, VN đẹp nhất có tên hồ chí minh”, trong khi sự thật là “VN tởm nhất có hồ chí minh”, kẻ đã rước giặc Tàu vào Thăng long cắm cờ búa liềm, áp đặt ách giáo dục xã hội chủ nghĩa độc hại lên miền bắc VN

    Đó là trí thức việt cộng con rể cai thầu lính đánh thuê lê duẩn, hồ ngọc đại, phạm tội ác đầu độc trẻ thơ, đó là tội phạm đầu độc trẻ thơ, không phải là trí thức,

    HND có thể là “trí thức xã hội chủ nghĩa lớn”, không phải là người có học bình thường,

  2. Cứ nhìn xem các giải thưởng Nobel về Văn Chương có bao nhiêu người ỡ thế giới xhcn .ngay cả Nga những tác phẩm được giải cũng thời Nga hoàng ảnh hưởng sót lại như Dostoievski ,Andre Sakharov,Lev Tolstoi hay nhà văn Rumania với “giờ thứ l3 “còn lại thời cộng sản lên ngôi thì chỉ đem lại chém giết tàn sát hãm hại.chiến tranh lạnh .ý thức hệ .ngoài ra chẳng có cái gì giáo dục ra hồn cả .thế nên học ở Liên Xô thì cũng như các tiến sĩ thạc sĩ mua bằng ở VN chẳng hơn gì .có nước nào trên thế giới mà 3.4 năm thay đổi cải cách 2.3 lần cho lớp một.khổ thân mầm non VN hết nẩy mầm nổi luôn.nhưng toàn là ăn cắp xào nấu chế biến nên tôi xin lỗi ị vào sách cải lùi của các thằng ông nội phá hoại đất nước như thằng cha vợ chúng nó đem tai vạ cho toàn dân tộc hậu hoạn đến ngày nay .hết đời cha chúng nay đến con tiếp tục phá nát giáo dục sau khi đã phá nát kinh tế đánh tư sản và đem cả chục triệu dân miền bắc đánh Mỹ cho “trung khựa và liên xô”.

  3. Xin nói thẳng như sau:
    Khoảng chục năm trước cái thuật ngữ giật gân “CÔNG NGHỆ giáo dục” Hồ Ngọc Đại đã ra đời, và sự phê phán đã rõ, không hiểu luồn lách thế nào nay lại khoác bộ mặt mới, được thành tổ chức, được in độc quyền, dạy độc quyền, quan trọng nhất là được tôn vinh là bậc “trí thức lớn”! Tôi nhớ khoảng chục năm trước mọi người đã biết lý thuyết “công nghệ giáo dục” là một sự cực đoan, biến việc giáo dục con người thành một thứ”công nghệ” (chứ nếu chỉ là áp dụng một số kỹ thuật công nghệ hiện đại vào việc giảng bài thì các nước đều có, nhưng không ai gọi thế là CÔNG NGHỆ GIÁO DỤC cả). Hồ Ngọc Đại từng tuyên bố nạp trí thức vào đầu một con người chỉ là một biện pháp công nghệ, như đẩy một kiện hàng vào kho thôi. Quan trọng là khâu THIẾT KẾ được cái đường ray và đóng các kiện hàng. Giáo viên chỉ là anh đẩy xe vào kho thôi, và phải đẩy đúng theo cái đường ray đã thiết kế. Quy trình công nghệ như vậy thì 100 sản phẩm đều giống như ý muốn, không có sản phẩm hỏng! Ai cũng biết đấy là BỆNH CÔNG NGHIỆP cực đoan, nhắm chống lại tình trạng giảng dạy tự do. Nhưng lý thuyết bậy bạ cực đoan ấy quên rằng dù có những nguyên tắc cần thống nhất nhưng bản chất việc Giáo dục con người là ở tính cá biệt, càng lớn lên (như ở cấp Trung học và Đại học thì tính cá biệt càng phải tôn trọng). Cùng một bài giảng, một thày dạy mà trong lớp có người thành bác học có người chỉ thành một nhân viên quèn!
    Bản chất vấn đề Công nghệ giáo dục HNĐlà vậy, nên rất độc tài: phải nguyên như thế mà làm, không được thảo luận, bố mẹ cũng đừng xía vô! Hồ Ngọc Đại là một anh học phiệt của Chuyên Chính vô sản biến tướng. Đồng ý với tác giả Lê Phú Khải là phải được tự do viết sách, tự do chủ trương, ai thích thì theo! OK! Nhưng áp đặt đại trà một tư duy giáo dục “thoát ly mọi giá trị truyền thống” (như kiểu Tuyên ngôn quốc tế CS đã làm) thì phải chấm dứt ngay! Không thể đưa cả xã hội vào một cuộc thí nghiệm như những con chuột bạch!

  4. Trong chuyện này lẽ ra ông Lê Phú Khải nên tách biệt hai chuyện. Một là sự tự do hai là chất lượng sản phẩm. Không rõ ông dựa vào căn cứ khoa học, thống kê nào mà bảo sách TV của ông Đại “rất đúng, rất mới, các nước tiên tiến giáo dục đã và đang đi theo hướng đó”?
    Còn chuyện đa dạng sách giáo khoa là điều tôt. Nhưng cho đến nay, một loạt bài trên báo GDVN cho thấy các vị này cũng chỉ tìm cách “mần tiền” mà thôi. Một kiểu câu kết với một vài anh trên Bộ GDDT để lách cuon sách này?

  5. Nếu miền Nam không “được” giải phóng thì những người như con rể Lê Duẩn không có cả chỗ sống .

    Đụng tới giáo dục không phải cứ in bậy bạ là người ta dùng . Trước khi sách được đưa vào nhà trường phải đưa qua 1 hội đồng thẩm định . Con rể Lê Duẩn viết sách kiểu này ở bên này rớt từ vòng gửi xe . Thân hữu lắm thì cho học trò tham khảo . Học trò lớp 1 tham khảo cách đánh vần khác ? Xít, dream on!

    Không phải thằng điên nào cũng có thể phụ trách cải cách giáo dục . Ở Việt Nam, những người tài bị loại ra hết . Thử đoán coi nếu người tài bị loại ra, trong bộ máy là loại gì ? Cách tổ chức của Đảng giống như bộ lọc, bao nhiêu cặn bã vơ hết vào mình . Chính vì thế tớ đổi ý không muốn nói . Cứ để cho chúng tha hồ phá . Cả nước dưới sự lãnh đạo của Đảng lao xuống dốc không phanh, ngu mới ngăn cản .

  6. Phải thừa nhận ông Lê Phú Khải lạm dụng tu từ pháp là hay phóng đại sự kiện và nhân vật (cũng còn gọi là “khoa đại” hay “ngoa ngữ”). Lần trước thì ông nâng Hạ Đ.Nguyên lên ngang hàng với triết gia hiện sinh J.P. Sartre,lần này thì ông phán là “chúng ta sống ngoài nhân loại đã qúa lâu rồi” khi bình luận về cách dạy tiếng Việt của gs.Hồ N.Đại (mô phỏng cách dạy cho người câm điếc của Vygotsky?).

  7. Xin nói thẳng cho rõ:
    Khoảng chục năm trước cái thuật ngữ giật gân “CÔNG NGHỆ giáo dục” Hồ Ngọc Đại đã ra đời, và sự phê phán đã rõ, không hiểu luồn lách thế nào nay lại khoác bộ mặt mới, được thành tổ chức, được in độc quyền, dạy độc quyền, quan trọng nhất là được tôn vinh là bậc “trí thức lớn”!
    Tôi nhớ khoảng chục năm trước mọi người đã biết lý thuyế “công nghệ giáo dục” là một sự cực đoan, biến việc giáo dục con người thành một thứ ”công nghệ” (chứ nếu chỉ là áp dụng một số kỹ thuật công nghệ hiện đại vào việc giảng bài thì các nước đều có, nhưng không ai gọi thế là CÔNG NGHỆ GIÁO DỤC cả). Hồ Ngọc Đại từng tuyên bố nạp trí thức vào đầu một con người chỉ là một biện pháp công nghệ, như đẩy một kiện hàng vào kho thôi. Quan trọng là khâu THIẾT KẾ được cái đường ray và đóng các kiện hàng. Giáo viên chỉ là anh đẩy xe vào kho thôi, và phải đẩy đúng theo cái đường ray đã thiết kế. Quy trình công nghệ như vậy thì 100 sản phẩm đều giống như ý muốn, không có sản phẩm hỏng! Ai cũng biết đấy là BỆNH CÔNG NGHIỆP cực đoan, nhắm chống lại tình trạng giảng dạy tự do. Nhưng lý thuyết bậy bạ cực đoan ấy quên rằng dù có những nguyên tắc cần thống nhất nhưng bản chất việc Giáo dục là ở tính cá biệt, càng lớn lên (như ở cấp Trung học và Đại học thì tính cá biệt càng phải tôn trọng). Cùng một bài giảng, một thày dạy, mà trong lớp có người thành bác học có người chỉ thành một nhân viên quèn!
    Bản chất vấn đề Công nghệ giáo dục là vậy, nên rất độc tài: cứ nguyên như thế mà làm, không được thảo luận, bố mẹ cũng đừng xía vô! Hồ Ngọc Đại là một anh học phiệt của Chuyên Chính vô sản biến tướng. Đồng ý với tác giả Lê Phú Khải là phải được tự do viết sách, tự do trình bày chủ trương, ai thích thì theo! OK! Nhưng áp đặt đại một tư duy giáo dục “thoát ly mọi giá trị truyền thống” như Tuyên ngôn quốc tế CS đã làm thì phải chấm dứt ngay! Không thể đưa cả xã hội vào một cuộc thí nghiệm như những con chuột bạch!

Leave a Reply to montaukmosquito Hủy trả lời

Xin bình luận ở đây
Xin nhập tên của bạn ở đây