Diễn văn khai mạc của ông Phạm Bình Minh tại hội thảo Ấn Độ Dương lần thứ ba

LTS: Sau đây là nội dung bài phát biểu của Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh bằng tiếng Anh. Rất tiếc là không thấy báo nào trong nước đăng bản tiếng Việt, nên chúng tôi xin dịch bài phát biểu này để giúp các chuyên gia và các nhà quan sát biết được quan điểm của phía Việt Nam đối với những chính sách về Ấn Độ Dương mà Mỹ và các nước tuyên bố.

VGP News

Dịch giả: Nhật Minh

Toàn Văn Phát Biểu Khai Mạc của Phó Thủ Tướng, Bộ Trưởng Ngoại Giao Việt Nam Phạm Bình Minh tại Hội Thảo Ấn Độ Dương Lần Thứ Ba Ở Hà Nội ngày 27/8/2018.

Hà Nội, 27 tháng 8 năm 2018

Kính thưa các quý Ngài, 

Các đồng nghiệp ưu tú,

Các quý ông, quý bà,

Hãy để tôi thay mặt Chính phủ Việt Nam, nồng nhiệt chào đón tất cả quý vị đến Hà Nội tham dự Hội nghị Ấn Độ Dương lần thứ 3 với chủ đề “Xây dựng Kiến trúc khu vực” để thảo luận các vấn đề chiến lược và kinh tế phù hợp với an ninh, hòa bình và thịnh vượng của châu Á.

Ấn Độ Dương và Thái Bình Dương là nơi có một số nền văn minh lớn nhất và cổ đại nhất trên thế giới. Chúng được kết nối không chỉ qua các vùng biển, mà còn bởi các tương tác thường xuyên và mạnh mẽ ở nhiều lãnh vực.

Ngày nay, những mối quan hệ này mạnh mẽ hơn bao giờ hết. Mức độ trao đổi cao trong các lĩnh vực kinh tế, chính trị và văn hóa đang trở thành động lực mới để biến đổi thế kỷ châu Á thành thế kỷ Ấn Độ-Á-Thái Bình Dương.

Thật vậy, khu vực Ấn-Á-Thái Bình Dương ngày càng nổi lên như một thực thể thống nhất. Sự hiện diện của đông đảo quý vị tại hội nghị này là một bằng chứng khác cho thực tế này. Tất cả chúng ta đều là những bên liên quan trong khu vực Ấn-Á-Thái Bình Dương đang trỗi dậy.

Tuy nhiên, không thể phủ nhận rằng khu vực của chúng ta đang phải đối mặt với nhiều thách thức truyền thống và phi truyền thống. Chính trị cường quyền, chủ nghĩa dân tộc cực đoan, chủ nghĩa bảo hộ, xu hướng chống toàn cầu hóa chỉ là một vài thách thức được kể tên trong số đó.

Bất chấp những thách thức này, nguyện vọng cho một Ấn Độ – châu Á – Thái Bình Dương hoà bình, ổn định và thịnh vượng đang ngày càng trở nên mạnh mẽ hơn. Trong bối cảnh đó, câu hỏi đặt ra cho chúng ta là: Chúng ta sẽ hình dung như thế nào về các hình thức khả thi cho kiến trúc khu vực để mang lại lợi ích an ninh và lợi ích phát triển cụ thể cho tất cả chúng ta?

Kính thưa các quý ông, quý bà,

Tôi muốn đưa ra những suy nghĩ của tôi từ quan điểm của Việt Nam về vấn đề xây dựng các kiến trúc khu vực.

Để thúc đẩy những lợi ích quốc gia của mình, Việt Nam đồng thời theo đuổi lợi ích chung của khu vực. Hướng tới đích đó, chúng tôi kiên trì theo đuổi một chính sách đối ngoại độc lập và tự chủ, đa dạng hoá quan hệ quốc tế và tích cực hội nhập quốc tế.

Là một thành viên có trách nhiệm của cộng đồng quốc tế, chúng tôi duy trì chủ nghĩa đa phương và luật pháp quốc tế, đặc biệt là các nguyên tắc giải quyết tranh chấp hòa bình và tôn trọng chủ quyền và lợi ích hợp pháp của các quốc gia khác.

Chúng tôi tin rằng việc xây dựng bất kỳ kiến trúc khu vực Châu Á-Thái Bình Dương nào đều là một công việc phức tạp.

Để có lợi cho hòa bình, an ninh và thịnh vượng trong khu vực, những kiến trúc này cần phải bao gồm các yếu tố cơ bản sau:

Thứ nhất, các kiến trúc khu vực phải có tính bao trùm. Trong thế giới toàn cầu hóa ngày nay, lợi ích của các quốc gia ngày càng phụ thuộc lẫn nhau, các thách thức an ninh truyền thống và phi truyền thống ngày càng trở nên đa dạng và phức tạp hơn. Chúng chỉ có thể được giải quyết bởi các kiến trúc khu vực được xây dựng dựa trên các nguyên tắc mở, bao trùm, hòa bình, hợp tác và phát triển.

Thứ hai, các kiến trúc khu vực phải dựa trên các nguyên tắc của luật pháp quốc tế, mà trong số đó có tự do hải hành và dòng chảy thương mại không bị cản trở.

Với tư cách là một quốc gia ven biển và là thành viên tham gia UNCLOS, Việt Nam tin rằng việc tất cả các quốc gia thành viên tuân thủ đầy đủ UNCLOS, là nền tảng của trật tự dựa trên luật lệ trên biển và không thể thiếu cho việc giải quyết tranh chấp biển một cách hòa bình.

Thứ ba, chúng tôi tin rằng vai trò trung tâm của ASEAN là chìa khóa cho bất kỳ kiến trúc khu vực nào. 50 năm qua đã chứng kiến ASEAN phát triển thành một tổ chức khu vực mạnh mẽ, với vai trò và giá trị được quốc tế công nhận.

Đầu tháng này, các Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN đã khẳng định lại cam kết của chúng tôi là duy trì sự trung lập và đoàn kết của ASEAN trong việc giải quyết các vấn đề khu vực.

Thứ tư, tất cả các sáng kiến hợp tác và kết nối cần được thực hiện trên cơ sở tôn trọng độc lập, chủ quyền của các quốc gia, phải có lợi cho việc xây dựng niềm tin cũng như thúc đẩy lợi ích chung.

Gần đây, chúng tôi đã nhìn thấy một loạt các sáng kiến như Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện Khu vực (RCEP), Chính sách Hành động Hướng Đông của Ấn Độ, Sáng kiến Vành đai và Con đường của Trung Quốc, và Chiến lược Ấn Độ-Thái Bình Dương mở và tự do của Mỹ và Nhật Bản.

Tôi tin rằng, để mang lại lợi ích bền vững, các dự án trong những sáng kiến này cần phải dựa trên tính tối thượng của luật pháp quốc tế và tôn trọng quyền tự quyết của các quốc gia.

Đối với Việt Nam, những mối quan hệ song phương của chúng tôi với các nước khác luôn có một khía cạnh hướng tới khu vực. Những nỗ lực của chúng tôi mở rộng hợp tác toàn diện với các nước khác trong khu vực là nhằm góp phần duy trì hòa bình, ổn định, hợp tác và phát triển trong khu vực và trên thế giới.

Tôi tin tưởng rằng sự hội nhập và kết nối sâu sắc hơn sẽ tiếp tục là một động lực mới đưa quan hệ giữa Việt Nam và các nước ở Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương lên tầm cao mới.

Hãy để tôi kết thúc bài diễn văn này bằng lời cảm ơn các nhà tổ chức đã cho tôi cơ hội phát biểu tại cuộc họp đặc biệt này, nơi tụ hội những chính trị gia ưu tú của khu vực, các nhà hoạch định chính sách và các học giả.

Tôi hy vọng quý vị sẽ có những ngày thảo luận hiệu quả, nơi quý vị trao đổi ý tưởng cởi mở và thẳng thắn về những vấn đề này.

Chúc Hội nghị Ấn Độ Dương lần thứ 3 thành công tốt đẹp.

Xin cảm ơn quý vị.

© Copyright Tiếng Dân – Bản tiếng Việt

Bình Luận từ Facebook

7 BÌNH LUẬN

  1. Bài của Phạm Bình Minh tất nhiên bằng tiếng Anh (Hội nghị dùng thứ tiếng này). Sao lại chê lấy được điều này?
    Bài của PBM không sai, mà còn rất ĐÚNG.
    Chỉ có điều LÀM thì khác

    • Có thể diễn giải lời của Đỗ Vân: “Đừng nghe những gì CS nói, hãy nhìn những gì CS làm. Sông có thể cạn, núi có thể mòn. Song chân lý ấy không bao giờ thay đổi”.
      P/s: Ghép hai câu nói nổi tiếng của Hai vị ở hai miền Nam-Bắc Việt Nam.

  2. Trích: “Tôi tin rằng, để mang lại lợi ích bền vững, các dự án trong những sáng kiến này cần phải dựa trên tính tối thượng của luật pháp quốc tế và tôn trọng quyền tự quyết của các quốc gia.” (Phạm Bình Minh)

    Hãy tôn trọng hiệp định quốc tế Paris 1973 mà nhà nước cộng sản VNDCCH tiền thân của “CHXHCNVN” đã ký kết,

    Hãy trả lại VNCH cho người Nam, VNDCCH hãy rút về phía bắc vỹ tuyến 17 xây dựng chủ nghia xã hội, tiếp tục làm tay sai cho giặc tàu như ý nguyện của bác cụ việt cộng hồ chí minh/lê chiêu thống & trần ích tắc thế kỷ 20,

    VNDCCH hãy tôn trọng quyền dân tộc tự quyết của người dân VNCH.

    Nước VNCH, người dân VNCH đã chọn lá cờ vàng 3 sọc đỏ làm quốc kỳ, đã chọn lựa xây dựng và phát triển đất nứoc theo con đường kinh tế & chính trị bình thường của con người, hoàn thiện dần theo sự tiến hóa của con người, (có khi còn đuọc gọi là “dân chủ tự do & kinh tế thị trường”), như tại các cường quốc dân chủ tự do tây phương Anh, Pháp, Mỹ… là một số trong số trên 80 quốc gia trên thế giới mà VNCH đã thiết lập bang giao, trao đổi đại sứ.

    VNCH chọn lựa thể chế dân chủ tự do & tam quyền phân lập, Hiến Pháp VNCH tôn trọng & thực thi quyền tư hữu, quyền tư pháp độc lập, quyền ra báo, quyền tự trị đại học, quyền tự do lập hội, lập đảng chính trị, có nền giáo dục nhân bản & dân tộc & khai phóng….

    VNCH không chấp nhận chủ nghĩa mác lê & chế độ cộng sản, không chấp nhận lá cờ đỏ sáo vàng tội ác còn chưa khô máu hàng trăm ngàn, hàng triệu người VN bị chết trong các cuộc chiến tranh khủng bố của việt cộng hồ chí minh, lá cờ mà từ sau bản hiệp định giơ ne vơ 1954 ô nhục, đã được đảng việt cộng và hồ chí minh, vào vai Lê Chiêu Thống thế kỷ 20, rước Trung cộng vào Thăng Long cắm cờ búa liềm, đặt cái cờ đỏ sao vàng xuống dưới đít cờ búa liềm mở ra một thời kỳ bắc thuộc mới

  3. Việt cộng hãy tôn trọng, thực thi Công ước quốc tế về các Quyền kinh tế, văn hoá và xã hội, viết tắt tiếng Anh là CESCR, và Công ước quốc tế về các Quyền dân sự, chính trị, viết tắt tiếng Anh là CCPR, được Đại Hội đồng Liên hợp quốc thông qua 16/12/1966 và có hiệu lực từ ngày 23/3/1976, mà việt cộng đã ký kết & gia nhập 2 Công ước này ngày 24/9/1982.

    Việt cộng hãy tôn trọng, thực thi các công ước quốc tế về chống tra tấn mà việt cộng đã ký kết từ 2014

    Trích: “Là một thành viên có trách nhiệm của cộng đồng quốc tế, chúng tôi duy trì chủ nghĩa đa phương và luật pháp quốc tế, đặc biệt là các nguyên tắc giải quyết tranh chấp hòa bình và tôn trọng chủ quyền và lợi ích hợp pháp của các quốc gia khác.”

    (Phạm Bình Minh, bộ trưởng ngoại giao việt cộng học tập và làm theo “nhà ngoại giao” việt cộng hồ chí minh bìm bịp)

  4. “Là một thành viên có trách nhiệm của cộng đồng quốc tế, chúng tôi duy trì chủ nghĩa đa phương và luật pháp quốc tế, đặc biệt là các nguyên tắc giải quyết tranh chấp hòa bình và tôn trọng chủ quyền và lợi ích hợp pháp của các quốc gia khác.”

    (Phạm Bình Minh, bộ trưởng ngoại giao việt cộng học tập và làm theo “nhà ngoại giao” việt cộng hồ chí minh bìm bịp)

    *****

    Việt nam cộng sản tôn trọng luật pháp quốc tế?

    Việc nhà cầm quyền cộng sản VN “tiếp nhận” Trịnh Xuân Thanh từ Đức về VIệt nam “đầu thú”, là dựa theo luật pháp quốc tế nào?

    hay, thực ra chỉ là nhà cầm quyền cộng sản VN trắng trợn vi phạm luật pháp quốc tế, trắng trợn vi phạm chủ quyền của nước Đức!

    Năm 1973 bản hiệp định Paris đã được ký kết, năm 1975 đạo quân viễn chinh cộng sản phát xuất từ nước cộng sản VNDCH ở phía bắc vỹ tuyến 17 tràn ngập nước Việt nam Cộng Hoà tự do, phục vụ giặc tàu phủ lá cờ búa liềm tội ác lên VNCH, áp đặt chủ nghĩa mác lê & chế độ cộng sản VNDCCH phi nhân lên người dân VNCH, là nước cộng sản VNDCCH dựa theo luật pháp quốc tế nào?

    hay thực ra, chỉ là VNDCH vi phạm luật pháp quốc tế, vi phạm hiệp định Paris 1973!

    *****

    PBM, VC, hãy thôi bắt chước “nhà ngoại giao việt cộng” hồ chí minh, bịp bợm về “tôn trọng luật pháp”! Hãy tôn trọng luật pháp quốc tế, tôn trọng các hiệp định quốc tế mà VN cộng sản đã ký kết, trước khi đòi hỏi quốc tế tôn trọng

  5. Với thế giới thì hô hào tự do! Nhưng với nhân dân thì bịt miệng và tù đày những người phát biểu tự do! Mấy thằng quái này giở cái trò gì lạ thế!

    • – Chính đó lũ là thứ mà lũ Lợn CSVN chúng nó gọi là “CHỦ NGHIÃ ĐA PHƯƠNG”!
      Một phương đánh đĩ, một phương đánh dân
      (Đánh đĩ với thế giới, nên bài phát biểu trện không đọc bằng tiếng Việt, không dành cho nhân dân VN).
      Nhục nhã cho những thằng đĩ bợm mang danh ĐCSVN!

Leave a Reply to Nac danh Hủy trả lời

Xin bình luận ở đây
Xin nhập tên của bạn ở đây