Hệ quả của một nền giáo dục

Đỗ Thành Nhân

30-8-2018

Dư luận nhiều chiều về những bạn trẻ thể hiện cảm xúc sau những trận bóng đá; tuy nhiên họ cũng chỉ là nạn nhân của một giáo dục, một chính sách ngu dân. Vì sao?

A. So sánh Hàn Quốc – Việt Nam

1. GDP

GDP Hàn Quốc gấp 4,3 lần GDP của Việt Nam; còn thu nhập bình quân đầu người là hơn 8 lần (hình 1, nguồn: countrymeters.info/en)

2. Passport

Passport của Hàn Quốc được miễn thị thực 187 nước, xếp thứ 3 thế giới; Còn Passport của Việt Nam thì ngược lại được miễn thị thực 51 nước, xếp hạng 86 (hình 2, nguồn: henleypassportindex.com).

3. FDI

Hàn Quốc đầu tư vào Việt Nam với 6.760 dự án, trị giá hơn 59 tỷ USD (tháng 3/2018). Người Hàn Quốc vào Việt Nam để làm chủ;

Còn Việt Nam đầu tư vào Hàn Quốc bao nhiêu (không biết) và người Việt Nam qua Hàn Quốc chỉ mong được làm thuê, thậm chí là … làm nô lệ.

4. Quyền người dân

Người dân Hàn Quốc bầu trực tiếp tổng thống và họ có quyền phế truất tổng thống, thậm chí cho vào tù nếu tổng thống tham nhũng. Lịch sử Hàn Quốc đã có ít nhất 5 tổng thống vào tù hoặc tự tử vì tham nhũng (Chun Doo-hwan, Roh Tae-woo, Kim Young-sam, Kim Dae-jung, Roh Moo-hyun, Lee Myung-bak, Park Geun Hye).

Người dân Việt Nam có được bầu trực tiếp chủ tịch xã là cấp chính quyền thấp nhất không; có được quyền yêu cầu người lãnh đạo cao nhất nước công khai và giải trình tài sản không? v.v…

B. Hệ quả của giáo dục

Luật Giáo dục số 38/2005/QH11, Luật Sửa đổi, bổ sung một số Điều của Luật Giáo dục số 44/2009/QH12.

Điều 3. Tính chất, nguyên lý giáo dục

1. Nền giáo dục Việt Nam là nền giáo dục xã hội chủ nghĩa có tính nhân dân, dân tộc, khoa học, hiện đại, lấy chủ nghĩa Mác – Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh làm nền tảng“.

Dựa trên nền tảng pháp lý là Hiến pháp 1992, Điều 4.

Đảng cộng sản Việt Nam, đội tiên phong của giai cấp công nhân Việt Nam, đại biểu trung thành quyền lợi của giai cấp công nhân, nhân dân lao động và của cả dân tộc, theo chủ nghĩa Mác – Lê Nin và tư tưởng Hồ Chí Minh, là lực lượng lãnh đạo Nhà nước và xã hội…

Với “chủ nghĩa Mác – Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh làm nền tảng“, Đảng Cộng sản Việt Nam đã trang bị cho thế hệ trẻ kiến thức để làm chủ nhà nước và xã hội trong tương lai. Cảm xúc của các bạn trẻ đã phản ảnh đầy đủ nhất về nhận thức của xã hội, quan điểm của chính quyền, sản phẩm giáo dục của một chế độ.

Các bạn trẻ được tuyên truyền, giáo dục “tự hào dân tộc” qua trò chơi đá bóng; được chính quyền ủng hộ xuống đường thể hiện cảm xúc; nhưng không được giáo dục “xấu hổ dân tộc” khi thua kém nước khác. Thắng một trận bóng đá như men kích thích, làm xã hội bùng lên niềm “tự hào” thành cơn lên đồng tập thể; chơi thua thì buồn hơn cả quốc tang ông Fidel Castro!

Hình cổ động viên buồn, khóc khi đội Olympic Việt Nam thua Olympic Hàn Quốc. Nguồn: VNE

Trong khi sự thắng, thua mang đẳng cấp quốc gia như so sánh ở trên thì không nhiều bạn trẻ quan tâm, phải nói là chủ trương lấy “chủ nghĩa Mác – Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh làm nền tảng” giáo dục đã thành công.

Nếu như một nền giáo dục không áp đặt bất kỳ chủ nghĩa, tư tưởng nào; mà giáo dục với quan điểm khai phóng, nhân bản thì những cảm xúc dành cho bóng đá các bạn sẽ thực hiện cho những mục đích khác, thiết thực hơn như:

– Yêu cầu ông Nông Đức Mạnh, nguyên Tổng Bí thư đảng Cộng sản Việt Nam công khai và giải trình tài sản;

– Góp ý Luật Phòng chống tham nhũng, yêu cầu tịch thu tài sản không rõ nguồn gốc của quan chức thay vì để Quốc hội đang tìm cách hợp thức hóa…

***

Dư luận xã hội không nên chỉ trích nhiều các bạn trẻ, họ cũng chỉ là nạn nhân, hệ quả của một nền giáo dục tuyên truyền định hướng theo “chủ nghĩa Mác – Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh” – Gốc rễ bản chất là hệ thống giáo dục.

P/S: Miền Nam giai đoạn Việt Nam Cộng hòa, bóng đá nam đạt giải 4 châu Á, nhưng thanh niên, sinh viên không xuống đường tập thể để ăn mừng. Những cuộc xuống đường, tuần hành dành cho các vấn đề chính trị xã hội lúc bấy giờ; chẳng hạn như, xuống đường chống lại chế độ gia đình trị của ông Ngô Đình Diệm.

Bình Luận từ Facebook

3 BÌNH LUẬN

  1. Tiên Sinh, Thái Bá Tân.

    Trên cổng một trường nọ
    Ở Nam Phi, người ta
    Khắc câu nói nổi tiếng
    Của Nelson Mandela.

    “Muốn hủy diệt một nước,
    Không cần bom hạt nhân.
    Tên lửa và đại bác,
    Tàu chiến cũng không cần.

    Chỉ cần ngành giáo dục
    Của nước ấy suy đồi.
    Chuẩn thấp, chất lượng thấp
    Gian lận điểm và rồi

    Các bác sĩ nước ấy
    Sẽ giết chết bệnh nhân,
    Và các nhà chính trị
    Hoang phí tiền của dân.

    Mua bằng, gian lận điểm,
    Kỹ sư, nhà mới xây
    Nứt lún hoặc sụp đổ,
    Hoặc thẩm thấu suốt ngày.

    Cũng vì lý do ấy,
    Trong tay các quan tòa
    Công lý bị bóp méo,
    Gây hậu quả xót xa.

    Khi giáo dục xuống cấp,
    Trí thức thành lưu manh.
    Tôn giáo sẽ xung đột.
    Đất nước sẽ chiến tranh.

    Vì vậy, để sụp đổ
    Ngành giáo dục nước nhà,
    Tức là tự cho phép
    Sụp đổ một quốc gia.

    Nguồn Mạng.

  2. Bổ sung: Năng lượng tâm thần vô thức thực ra rất có hại, nó vừa chứng tỏ sự bất lực hoặc không hoàn thành trách nhiệm của giáo dục lại vừa chứng tỏ những kẻ hay dùng tới nó thường xuyên đích thị là những kẻ vô giáo dục, không phân biệt phải trái, vô pháp vô thiên.
    * Có thể tâng lên tận mây xanh một cầu thủ nào đó ghi bàn ở trận này nhưng rồi lại sẵn sàng phỉ nhổ rất thậm tệ nếu như anh ta thất bại khi thi đấu ở trận khác, thậm chí, còn quỳ gối khóc lóc trước những kẻ mà người bình thường chỉ coi là thứ giẻ rách nhưng lại là thần tượng cực kỳ ghê gớm của anh ta.
    * Bởi thế, tất cả các loại năng lượng tâm thần vô thức đều có một hệ quả chung là Vui Đâu Chầu Đấy tạo nên cái gọi là hội chứng đám đông không phân biệt được phải trái thật giả, cái nên làm và những cái không nên, và, rất hay bị kẻ xấu lợi dụng.

  3. Trong mỗi một cá nhân, về mặt sinh học luôn có hai phần, phần tích trữ năng lượng và phần sử dụng năng lượng vào một mục đích nào đó.
    1. Vấn đề là mục đích có thể là vô thức hoặc hữu thức, hình thành nên năng lượng tâm thần vô thức và năng lượng tâm thần hữu thức. Vô thức có thể là do nhu cầu xả thải năng lượng thừa, nhưng chủ yếu là đúng theo tên gọi của nó, đó là, sử dụng năng lượng vào những mục đích không rõ ràng và hậu quả mang đến chắc chắn sẽ không tốt đẹp. Bởi thế, cần phải tránh sử dụng dạng năng lượng này.
    2. Ở một vài nơi, năng lượng tâm thần vô thức lại được dùng chủ yếu là theo nhu cầu xả thải, đó là ở những nơi có nhiều kẻ vô công rỗi nghề, năng lượng của bản thân không biết dùng vào việc gì nên có bất kỳ sự kiện nào thì họ lại xuống đường tán thưởng mà một số kẻ do kém hiểu biết lại lầm tưởng đó là biểu hiện lòng yêu nước của tuổi trẻ, nhưng, cũng không loại trừ có nhiều kẻ gian manh lại gắn những chuyện đó thành sự kiện biểu dương cho lòng yêu nước của dân tộc.
    3. Vai trò của giáo dục chính là ở chỗ để cho trẻ em biết sử dụng năng lượng của mình theo cách hữu thức, và vì thế, công việc của chúng làm sẽ hữu ích.

Leave a Reply to Lại Việt Hủy trả lời

Xin bình luận ở đây
Xin nhập tên của bạn ở đây