Mấy góp ý chuẩn bị khai giảng năm học mới

Mạc Văn Trang

27-8-2018

Dẹp bỏ “Ngày TOÀN DÂN ĐƯA TRẺ ĐẾN TRƯỜNG” phô trương hình thức, mất công, mất việc, ồn áo, nhốn nháo, ách tắc giao thông, tốn kém và vô tích sự. Cũng dẹp bỏ tập luyện mất thì giờ công sức của thầy trò chuẩn bị cho Ngày KHAI GIẢNG thật hoành tráng, hình thức, vô bổ, nhiều khi phản tác dụng. HÃY COI VIỆC ĐI HỌC LÀ CHUYỆN BÌNH THƯỜNG trong cuộc sống; NGÀY KHAI GIẢNG LÀ VIỆC tất nhiên hàng năm của nhà trường. Tất cả làm sao diễn ra một cách giản dị, tự nhiên, thoải mái mà hiệu quả. Vậy thôi. Nhưng người ta cứ thổi phồng, bày đặt ra đủ tró, làm rối loạn cả xã hội lên. Vậy xin có vài góp ý cụ thể.

1. Trước năm học, Chủ tịch UBND các cấp đến Trưởng thôn/Bản hãy làm việc cùng các Hiệu trưởng và giáo viên, đại diện cha mẹ HS, thăm cơ sở trường lớp, để tạo MỌI ĐIỀU KIỆN ĐẢM BẢO cho NĂM HỌC MỚI diễn ra thuận tiện nhất. Chính quyền phải báo cáo cho dân biết: Năm học này chính quyền đã làm gì để giáo dục tiến bộ/tốt hơn năm trước? Nếu còn những việc chưa đủ điều kiện cho thầy trò vào năm học mới thuận lợi, thì chính quyền phải huy động TOÀN HỆ THỐNG CHÍNH TRỊ vào cuộc để tạo đủ điều kiện cho GV và HS yên tâm vào dạy – học. (Năm ngoái thấy báo đưa tin, hình ảnh biểu dương các cô giáo leo núi, vác bàn ghế về lớp học ở bản. Rất bố láo! Đó là việc của chính quyền, của TOÀN HỆ THÓNG CHÍNH TRỊ! Nếu chính quyền không làm tròn nhiệm vụ với giáo dục thì HĐND phải kỷ luật nó. Bộ GD&ĐT phải kiểm tra chính quyền các cấp, xem nó chuẩn bị năm học mới thế nào, đối xử với GV và HS của mình vào năm học mới ra sao để tỏ rõ quyền uy của Bộ… Đó mới là VIỆC CHÍNH của chính quyền.

2. Ngày KHAI GIẢNG ở thành phố có thể Tiểu học một ngày, Trung học 1 ngày khác, cho đỡ ách tắc giao thông. Hiệu quả giáo dục không phải ở ngày khai giảng thật phô trương, hoành tráng, mất thì giờ, vô tích sự… VĂN HÓA HỌC ĐƯỜNG càng giản dị, tự nhiên càng tốt. Quan trọng là Thầy – Trò chuẩn bị bắt tay vào Dạy – học một cách hào hứng, thoải mái, có chất lượng…

3. Lễ Khai Giảng ở ta chắc không dễ thay đổi, nhưng nên ngắn gọn. Quan trọng là ĐÓN HS LỚP MỘT lần đầu đến trường một cách trang trọng và ấn tượng. Thầy Hiệu trưởng nên có diễn văn ngắn gọn. Có thể đại diện HS và Cha mẹ HS phát biểu…

4. Đại diện đảng, chính quyền, đoàn thể đến dự chỉ chứng kiến và xem có gì cần làm việc với lãnh đạo nhà trường, để giúp trường hoàn thiện hơn, là đủ, không nên phát biểu gì. Bởi vì như bí thư, chủ tịch Hà Giang mà có mặt ở trường đã gây ra bầu không khí hắc ám rồi, lại lên phát biểu dạy đạo đức cho GV và HS nữa thì người ta muốn ói!

Nhiều nơi rất tệ, cán bộ đến dự rất đông, ngồi chễm chệ trên lễ đài có mái che, HS ngồi dưới sân đất, nắng nóng để nghe những lời huấn thị vô nghĩa, dài dòng, rất phản cảm.

Lại nhớ Nông đồng chí có lần đến trường phát biểu, dạy các cháu phải học làm người: Làm người có khó không các cháu? Khó nhưng có làm được không?…

Nay nhiều HS cá biệt đáo để lắm đấy. Nó lại đứng lên nói: Khó, chúng cháu cũng làm được, chỉ có các bác là không làm nổi thôi, thì mất mặt!

Thôi, mỗi người hãy tự biết lấy mình, ai lo việc nấy, cho tròn bổn phận thì xã hội sẽ tốt dần. Đừng có hoắng cả lên, hò hét quyết liệt, hô khẩu hiệu om sòm, khua chiêng, gõ trống, cờ phướn tưng bừng… để che giấu sự u mê, mục nát!

Bình Luận từ Facebook

5 BÌNH LUẬN

  1. ngày khai giảng phải trả lại cho học sinh. đó phải là một ngày đầy ý nghỉa, đầy kỷ niệm cho tuổi học trò . Sau ba tháng hè Học sinh được lên lớp và có cảm giác mình đã trưởng thành hơn rất nhiều. Đó là ngày HS bồi hồi gặp lại bạn bè thầy cô sau kỳ nghĩ dài với tâm trạng háo hứcđón chào biết bao điều mới lạ.
    Đừng vô cảm, ác độc lấy mất niềm hạnh phúc trong ngày tựu trường của HS, biến nó thành ngày đón chào quan khách, ngày nhà trường khoe thành tích, sau đó toàn thể nhân viên ban bệ thầy cô mời quan khách đi nhậu tưng bừng, còn HS mệt mỏi ra về sau một buổi ngồi im nghe đọc những bài diễn văn dài lê thê mà chúng không hiểu gì cả.

  2. “Đại diện đảng, chính quyền, đoàn thể đến dự chỉ chứng kiến và xem có gì cần làm việc với lãnh đạo nhà trường, để giúp trường hoàn thiện hơn, là đủ”

    Tớ xin bổ sung, thầy cô giáo dạy các môn chính trị như chủ nghĩa Mác-Lê, tư tưởng Hồ Chí Minh, lịch sử Việt (Cộng) … thường bị học sinh bỏ bê, các lãnh đạo, đại diện đảng, chính quyền nên có lời huấn dụ về tầm quan trọng của những môn này & những giáo viên/sư luôn tận tâm truyền bá kiến thức cho thế hệ trẻ để họ đỡ tủi .

    Còn những chuyện khác nên theo lời của bác Mạc Văn Trang nhà ta, bớt rườm rà . Chúng ta đã quá rõ nền giáo dục nước nhà ra sao, cứ lẳng lặng mà làm đúng quy trình thì mọi việc sẽ tốt lên thôi . Không nên làm rùm beng, quảng cáo cho cái đống bầy hầy do những trí thức lớn như gs Hoàng Tụy đặt nền móng xây dựng .

  3. Nếu khai giảng là chuyện bình thường như việc đi học hằng ngày thì làm gì phải khai giảng cấp tiểu học và trung học phải 2 ngày riêng biệt! Đúng là tránh vỏ dưa gặp vỏ dừa!

  4. Thực chất hay nội dung giáo dục càng RỖNG TUẾCH thì người ta càng
    rung chuông đánh kẻng om sòm để CHE LẤP cái rỗng tuếch đó !

Leave a Reply to Thúy Bình Hủy trả lời

Xin bình luận ở đây
Xin nhập tên của bạn ở đây