Dấu ấn Trần Ngọc Căng

Đỗ Thành Nhân

16-8-2018

Ông Trần Ngọc Căng – Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ngãi nhiệm kỳ 2016-2021, nguyên là Trưởng ban Dân vận Tỉnh ủy.

Mặc dù chưa hết nhiệm kỳ, nhưng ông Trần Ngọc Căng đã để lại nhiều dấu ấn như là … Trưởng ban Dân vận Tỉnh ủy!

1. Bắn pháo hoa năm 2016

Năm 2016, khi ông Trần Ngọc Căng vừa nhận chức Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ngãi, nhiệm kỳ 2016–2021, ông ta đã lên kế hoạch chi tiêu hoang phí ở một tỉnh nghèo xin gạo cứu đói thường xuyên, qua màn “bắn pháo hoa ở TP Quảng Ngãi, huyện Bình Sơn và huyện đảo Lý Sơn”.

Báo Người Lao Động đưa tin, Chủ tịch Trần Ngọc Căng cho bắn pháo hoa trong khi “UBND tỉnh Quảng Ngãi thì đề nghị hỗ trợ 1.200 tấn gạo cứu đói dịp Tết Nguyên đán Bính Thân cho 34.841 hộ với 80.000 nhân khẩu” và “đến cuối năm 2015, số hộ nghèo trên địa bàn Quảng Ngãi là 28.836 và có tới 75.000 đối tượng bảo trợ xã hội là người cao tuổi, khuyết tật, trẻ em mồ côi… đang gặp nhiều khó khăn trong cuộc sống”.

Mặc dù dân đói, nhưng lãnh đạo tỉnh này vẫn quyết bắn pháo hoa, đến nỗi báo chí phải gọi sự kiện này là “bắn gạo lên trời”. Thế nhưng ông Trần Ngọc Căng, Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ngãi, giải thích đơn giản rằng: “Việc bắn pháo hoa là truyền thống từ xưa đến giờ của người dân”!

Đề nghị ông Chủ tịch tỉnh cung cấp chứng cứ khoa học, văn hóa, lịch sử để chứng minh rằng: bắn pháo hoa là truyền thống từ xưa đến giờ của người dân.

2. Nhà máy rác Sa Huỳnh gây ô nhiễm

Huyện Đức Phổ là một vùng đất anh hùng qua hai cuộc chiến tranh chống Pháp và chống Mỹ, đặc biệt xã Phổ Thạnh được coi là di tích có nhiều đặc trưng văn hóa phong phú, có thể đại diện cho nhóm di tích sơ kỳ đồng thau của Văn hóa Sa Huỳnh.

Lẽ ra, khi nhà máy rác Sa Huỳnh gây ô nhiễm, với tư cách là người đứng đầu chính quyền địa phương, ông Chủ tịch tỉnh nên xem xét lại quy mô dự án, quy trình vận hành đối chiếu với các quy chuẩn xử lý rác thải để cùng với doanh nghiệp, người dân tìm hướng giải quyết.

Clip “đối thoại” giữa Chủ tịch tỉnh Quảng Ngãi và người dân. Nguồn: VNE

Đằng này, chờ tới lúc người dân phẫn nộ đến mức dùng quan tài chặn xe chở rác vào nhà máy, khi đối thoại với dân thì ông Chủ tịch lại đề nghị xử lý kẻ “kích động”, với cách nói của trưởng ban dân vận.

Nhận xét:

Có phù hợp không khi đưa một nhà máy rác vào khu vực có nền văn hóa Sa Huỳnh? Văn hóa Sa Huỳnh là nền văn hóa được xác định ở vào khoảng năm 1000 TCN đến cuối thế kỷ thứ 2. Nền văn hóa Sa Huỳnh là một trong ba cái nôi cổ xưa về văn minh trên lãnh thổ Việt Nam, cùng với: Văn hóa Đông Sơn, Văn hóa Óc Eo, tạo thành tam giác văn hóa của Việt Nam Thời kỳ đồ sắt.

Một “vùng đất anh hùng” mà để cho kẻ “kích động” chống lại chính quyền thì có cơ sở không? Nếu đúng, thì chứng tỏ chính quyền ở đây đã thua “thế lực thù địch” nào đó rồi!

Ông Trần Ngọc Căng yêu cầu Giám đốc Công an tỉnh xử lý những kẻ cầm đầu kích động, nhưng lại không nói đến nguyên nhân gốc rễ của vấn đề, là trách nhiệm của những người cấp giấy chứng nhận đầu tư và kiểm tra, giám sát hoạt động của doanh nghiệp.

Ông Trần Ngọc Căng ở trong biệt thự đầy đủ tiện nghi của mình (xem ảnh bên dưới), nên không bị ảnh hưởng nhiều bởi nhà máy xử lý rác thải, không hiểu những gì người dân ở đây đang chịu đựng, hay sự phẫn nộ của dân.

Căn biệt thự của ông Trần Ngọc Căng. Ảnh trên mạng
Bình Luận từ Facebook

1 BÌNH LUẬN

  1. Nhiều điều đặc trưng của trí thức xã hội chủ nghĩa trong bài này

    1- Vưỡn tự hào về 1 quá khứ vinh quang “Huyện Đức Phổ là một vùng đất anh hùng qua hai cuộc chiến tranh chống Pháp và chống Mỹ” & “Một “vùng đất anh hùng” mà để cho kẻ “kích động” chống lại chính quyền thì có cơ sở không?”

    2- Kết luận dựa trên cảm tính (emotional decision making) “Một “vùng đất anh hùng” mà để cho kẻ “kích động” chống lại chính quyền thì có cơ sở không?”

    2a- “Vùng đất anh hùng” không thể có kẻ “kích động” chống lại chính quyền ? Đảng viên, ngay cả ông tướng quảng lạc Nguyễn Trọng Vĩnh, đang tự hào về “diễn biến tư tưởng”, về “đổi mới tư duy” … Oh, họ không kích động chống lại chính quyền

    2b- Vùng đất nào mới xứng đáng có kẻ “kích động” chống lại chính quyền ? Theo báo chí nhà ta Saigon xứng đáng có kẻ “kích động” chống lại chính quyền, nhưng Tp Hồ Chí Minh thì không . Tớ rất thích tư di đó, có nghĩa có 1 Saigon như tớ đã từng biết với những con người trung thực, quả cảm. Tp Hồ Chí Minh thì toàn đám hồng vệ binh .

    3- Chửi người nhưng không nhìn lại mình “cách nói của trưởng ban dân vận”. Well, Đỗ Thành Nhân, theo tớ, có tư duy của 1 Hồng Vệ Binh thời đại Hồ Chí Minh . Giữa “trưởng ban dân vận” -bác Nguyễn Khắc Mai đã từng là “phó” của ban này- và “Hồng Vệ Binh” … Oh, sêm xít . Só-dzi.

    4- Tư tưởng giai cấp . Biệt thự đầy đủ tiện nghi vs không có biệt thự .

    Nói chung, chú hồng vệ binh Đỗ Thành Nhân Cộng Sản vẫn tin Đảng, yêu Bác Hồ lắm cơ!

    BTW, tớ ủng hộ đưa nhà máy rác ô nhiễm vô những “vùng đất anh hùng”, những nơi không thể có kẻ “kích động” chống lại chính quyền . Trời có mắt, và có 1 khiếu khôi hài cực kỳ đen .

Leave a Reply to montaukmosquito Hủy trả lời

Xin bình luận ở đây
Xin nhập tên của bạn ở đây