“Kiếp Người” và thực hư một lãnh đạo báo chí lạm dụng tình dục nữ cộng tác viên (Kỳ cuối)

Tuy Hòa

Tiếp theo kỳ 1kỳ 2

10-8-2018

Hơn 10 năm vật đổi sao dời, hành động hoá giải vụ án một Phó Tổng Biên tập lạm dụng tình dục nữ cộng tác viên của Hữu Ước, đã trở thành kỳ tích chói lọi trong lịch sử báo chí Việt Nam hiện đại. Trên thực tế, Hữu Ước đưa scandal ấy từ ánh sáng vào bóng tối. Trong tiểu thuyết “Kiếp người”, Hữu Ước lại đưa scandal ấy từ bóng tối ra ánh sáng. Dù hai thấu kính khác nhau, thì công chúng vẫn được nhìn nhận và đánh giá thực hư một trường hợp tri thức bị tha hoá giữa mê đắm tình – tiền! Nhân vật đại tá Đỗ Mão trong “Kiếp người”, hiện tại đã trở lại… quân hàm đại tá, vẫn ngạo nghễ vác cái mặt lưỡi cày đi tổ chức hội thơ quần chúng ngâm vịnh xướng hoạ lảnh lót và vẫn chạy chọt ngồi vào cái ghế Phó Tổng Biên tập của một tờ báo trực thuộc hội bảo vệ môi trường. Trung tướng Hữu Ước hôm nay chắc ít nhiều hối hận vì sự nghĩa hiệp ngày nào, vì nhân vật Đỗ Mão ngoài đời có thấy xấu hổ về quá khứ ti tiện đâu, thỉnh thoảng y vẫn ngoác mồm nói chữ thánh hiền veo véo! 

Kỳ 3: Cứu vật thì vật trả ơn, cứu nhân thì nhân trả… gì?

Nhờ Thanh Hữu uốn ba tấc lưỡi trước lãnh đạo các cơ quan báo chí tại cuộc họp giao ban do Ban Tuyên giáo trung ương và Bộ Thông Tin Truyền Thông chủ trì, scandal của đại tá – Phó Tổng Biên tập báo Minh An – Đỗ Mão không bị phơi bày trên công luận. Cú ra oai xuất thần của Thanh Hữu không khác gì Gia Cát Lượng khua môi múa mép trấn áp các nho sĩ Giang Đông để tác thành liên minh Tôn Quyền – Lưu Bị cùng chống lại trăm vạn tinh binh và thuyền chiến của Tào Tháo trong trận Xích Bích. Thế nhưng, Đỗ Mão không nghĩ thế. Phản ứng đầu tiên của Đỗ Mão là mang máy ghi âm đến gõ cửa phòng Thanh Hữu: “Em muốn ghi lại cuộc nói chuyên của em với anh… Thưa anh, anh bỏ tên em trong Ban biên tập ra khỏi tờ báo là sai luật. Em đã có gì đâu mà anh bỏ tên em ra…”.

Tất nhiên, Thanh Hữu bằng bản lĩnh của mình, phải tái dạy dỗ cấp dưới một cách quyết liệt: “Mày ghi âm để kiện anh à? Thế anh hỏi, mày ngủ với gái, nó đòi tiền mày, mày tống con người ta vào tù… Nếu anh không xin thả nó ra, nó tự tử trong tù thì mày tính sao? Và nếu anh không cho người giám sát, nó tẩm xăng đốt nó ở cổng nhà mày, thì mày tính sao? Nếu làm căng thì mày không còn cái sao nào đâu, em ạ. Đảng mất, chức quyền gì cũng mất. Anh chỉ quyết định bỏ tên mày ra khỏi Ban biên tập của tờ báo, và anh sẽ đề nghị miễn nhiệm mày một thời gian. Mọi việc êm êm rồi anh sẽ cho mày trở lại Ban biên tập… Mày nhớ là miễn nhiệm, không phải là kỷ luật nhé… Anh đang cứu mày đấy, mày không biết nữa thì anh chịu rồi… Thôi, tắt máy ghi âm đi, đi về và nghĩ lại đi… Em đã sai lầm rồi, thì đừng sai lầm nữa…”.

Hỏng một phen phản đòn, Đỗ Mão chuyển hướng phản đòn khác bằng cách kêu vợ mình gửi đơn kiện… Thanh Hữu lên Ủ y ban kiểm tra trung ương và lãnh đạo Đảng, Nhà nước. Nội dung đơn kiện ghi rằng Thanh Hữu – Tổng Biên tập báo Minh An đã gài bẫy chồng chị ta ngủ với gái, để loại chồng chị ta ra khỏi Ban biên tập và đưa Vũ Hiếu – đệ ruột của Thanh Hữu lên thay vị trí Phó Tổng biên tập.

Trong tiểu thuyết “Kiếp người”, nhân vật chính Thanh Hữu khi đọc được đơn tố cáo đã “đưa tay bóp trán, ngồi bất động đến hàng giờ. Hắn choáng, thật sự bất ngờ…Nhìn địa chỉ mà vợ thằng Đỗ Mão gửi đơn, hắn thấy đó là các địa chỉ đóng vai trò quyết định trong việc xem xét lên Tướng của hắn đợt này. Vậy là hắn hiểu rồi. Thằng Đỗ Mão không phải là đứa xấu, nó chỉ là một đứa kiêu căng, hoang tưởng, ngộ nhận tài năng của nó. Nó đang bị ai đó kích động…”.

Thanh Hữu họp các nhân vật chủ chốt trong báo Minh An, tái khẳng định về Đỗ Mão “nói về làm sách thì nó tài thật đấy. Nó chịu khó nghĩ và có nhiều ý tưởng lạ và hay. Anh cũng phục tài làm sách của nó, nhưng việc nào ra việc nấy… Mẹ nó… chỉ có nó bảo được “chim” của nó, chứ ai bảo được “chim” của nó đi chơi gái…”.

Cách đây hơn 10 năm, trên thực tế, trong giới báo chí không chỉ lan truyền cái đơn kiện của vợ một Phó Tổng Biên tập tìm cách gỡ tội cho chồng, mà còn có bản tường trình nửa ngọt ngào nửa man trá của chính vị Phó Tổng Biên tập kia. Không chỉ khẳng định mình bị gài bẫy, Phó Tổng Biên tập lừng lẫy còn sốt ruột hé lộ bản thân bị…liệt dương mà nhân chứng thuyết phục nhất chính là… vợ. Đúng là chuyện cười ra nước mắt, vợ già làm sao biết sự thiên biến vạn hoá của ông chồng no cơm rững mở thừa tiền để đăng ký làm khách hàng thân thiết cho nhãn hàng Viagra.

Vụ lạm dụng tình dục nữ cộng tác viên của Phó Tổng Biên tập, cả quá trình vận động hậu trường để các báo im lặng và những lá đơn kêu oan phát ra từ kẻ ngủ với gái rồi tống gái vào tù, sở dĩ trôi qua nhẹ nhàng là bởi lúc ấy chưa có mạng xã hội. Nếu Facebook rầm rộ như bây giờ, thì mười Hữu Ước cũng không khống chế được! Cũng may, tiểu thuyết “Kiếp người” thì mọi chuyện được đánh thức thật lâm ly: “Cái việc thằng Đỗ Mão kiện hắn gài gái để cho nó ngủ và chụp hình, thì không có rồi, thành ra nó lại kiện tiếp, kiện toàn những chuyện vớ vẩn, chẳng đâu vào đâu. Ví dụ như kiện cái toa-lét hắn dùng sang trọng, xa hoa quá…”.

Nếu năm xưa, vụ scandal đưa lên báo, có lẽ mọi chuyện đã khác. Tên Đỗ Mão ngoài đời không chỉ bị hạ một cấp bậc quân hàm và chuyển sang làm xuất bản, mà dư luận sẽ không độ lượng với y và những cuốn sách sưu tầm tư liệu của y. Thanh Hữu cứu Đỗ Mão, để được… hứng trọn cơn mưa kiện tụng của Đỗ Mão. Trong tiểu thuyết “Kiếp người”, số phận Đỗ Mão thật may mắn: “Cái kết cục cuối cùng thì thằng Đỗ Mão bị kỷ luật về Đảng, về chính quyền và lon thì bị mất một sao. Được cái, thằng Đỗ Mão khi biết dại rồi và biết khôn trở lại, thì chính hắn bằng đủ mọi cách đề nghị phục hồi cho thằng Đỗ Mão trở lại là Đảng viên… Âu cũng là số trời. Trời bắt nó phải chịu thử thách như thế, để nó phấn đấu làm một con người hoàn chỉnh”.

Hơn 10 năm vật đổi sao dời, hành động hoá giải vụ án một Phó Tổng Biên tập lạm dụng tình dụng nữ cộng tác viên của Hữu Ước, đã trở thành kỳ tích chói lọi trong lịch sử báo chí Việt Nam hiện đại. Trên thực tế, Hữu Ước đưa scandal ấy từ ánh sáng vào bóng tối. Trong tiểu thuyết “Kiếp người”, Hữu Ước lại đưa scandal ấy từ bóng tối ra ánh sáng. Dù hai thấu kính khác nhau, thì công chúng vẫn được nhìn nhận và đánh giá thực hư một trường hợp tri thức bị tha hoá giữa mê đắm tình – tiền!

Nhân vật đại tá Đỗ Mão trong “Kiếp người”, hiện tại đã trở lại… quân hàm đại tá, vẫn ngạo nghễ vác cái mặt lưỡi cày đi tổ chức hội thơ quần chúng ngâm vịnh xướng hoạ lảnh lót và vẫn chạy chọt ngồi vào cái ghế Phó Tổng Biên tập của một tờ báo trực thuộc hội bảo vệ môi trường. Trung tướng Hữu Ước hôm nay chắc ít nhiều hối hận vì sự nghĩa hiệp ngày nào, vì nhân vật Đỗ Mão ngoài đời có thấy xấu hổ về quá khứ ti tiện đâu, thỉnh thoảng y vẫn ngoác mồm nói chữ thánh hiền veo véo!

Bình Luận từ Facebook

2 BÌNH LUẬN

  1. Nếu Báo Tiếng Dân quyết định đem bài về chủ nghĩa xã hội Trung Quốc về, xin chuyển lời còm của tớ theo . In the mean time, tớ ý cò bài này ở đây

    https://www.bbc.com/vietnamese/world-45118483

    Đầu tiên là “Chủ nghĩa xã hội Dân tộc”, ô Trần Quốc Vương xuất thân từ Đại học Quốc gia Hà Nội cho là không tồn tại 1 thứ như vậy . Well, có lẽ chúng ta không nên ngạc nhiên . Hiệu trưởng trường Đại học Kinh T(h)ế Tp Hồ Chí Minh sửa 3 lần không xong tên văn hào Sếch Bia, giáo sư Đại học Quốc gia Hà Nội không biết có tồn tại 1 thứ gọi là “Chủ nghĩa xã hội dân tộc” cũng (nên xem) là điều bình thường . Với tư di không có chỗ cho “Chủ nghĩa xã hội dân tộc”, tớ rất muốn biết ô TQV đánh giá Bác Hồ kính iêu của ổng thuộc loại nào, Cộng Sản chân chính hay chân phụ ?

    “Tôi quan tâm đến vấn đề này bởi vì từ góc độ lí luận trong lịch sử của phong trào cộng sản công nhân quốc tế thì chưa bao giờ cái phong trào này chấp nhận khái niệm gọi là Chủ nghĩa Xã hội Dân tộc. Mà Chủ nghĩa Xã hội về mặt hướng đích, thì nó phải mang tính chất toàn nhân loại và không phân biệt quốc gia dân tộc về mặt lí thuyết, nó chỉ phân biệt về mặt giai cấp thôi chứ không phân biệt về mặt dân tộc”

    Con bò! Ông này chỉ biết 1 loại chủ nghĩa xã hội, hay nói thẳng ra, chỉ biết Mác thôi, cóc (cần) biết gì . Tớ không (dám) múa rìu qua mắt thợ . Đàng nào tớ cũng không phải là giáo sư Đại học Quốc gia Hà Lội .

    “mang ‎ ý nghĩa quyết định để cho người ta biến nó thành một thứ kẻ thù về mặt lí luận, đó là sự tồn tại của đảng chính trị của nước Đức Phát-xít mà tên chính thức của nó là ”National Socialist Party” mà dịch theo nghĩa không dùng uyển ngũ ăn gian chữ nghĩa, thì phải dịch cho đúng là ”Đảng Quốc gia Xã hội Chủ nghĩa”

    Ah, ổng biết có sự tồn tại 1 thứ chủ nghĩa xã hội như vậy, nhưng vì “người ta” cho nó là không tốt nên ổng tự loại bỏ khỏi trí não của mình, xem nó chưa bao giờ tồn tại . Tây nó gọi cái này là “lưu manh tri thức”. Rất xứng đáng với danh vị giáo sư Đại học Quốc gia Hà Lội!

    “Nhưng mà nếu đã là anh đã tự coi là Chủ nghĩa Xã hội, thì anh phải lặp lại những luận điểm cơ bản, cũng như là tuân thủ một số nguyên tắc về kiến tạo xã hội như là các lí thuyết ấy đã từng có trong lịch sử, thì nó mới gọi là Chủ nghĩa Dân tộc còn nếu không, anh xây dựng một cái khác thì cứ nói trắng ra đấy là cái khác, chứ không có cái gọi là Chủ nghĩa Xã hội Dân tộc. Đấy là phải nói dứt khoát là như thế”

    Ông ta, như đã nói ở trên, không biết gì về chủ nghĩa xã hội, hay nói đúng hơn, chỉ biết về 1 hình thái của nó, và cũng chả biết gì về chủ nghĩa dân tộc . Cách hiểu của ổng là cách hiểu rất đặc trưng cho (tất cả) mọi người ở Việt Nam . Cùng 1 lò Đảng mà ra cả . Phải nói dứt khoát là như thế .

    “Liên Xô và các nước khác đã từng là nạn nhân của tuyên truyền chống đối khi mà bổ sung lí luận rồi thay đổi một số luận điểm cơ bản nào đó về Chủ nghĩa Xã hội, không phải là những luận điểm cốt tử nhất, nhưng mà cũng biến đổi đi, thì bị Trung Quốc phê phán và gọi là ‘Chủ nghĩa xét lại’, thì chúng ta đều biết những hiện tượng ấy trong lịch sử”

    1 vài ý . Liên Xô & những nước “theo chủ nghĩa xã hội” thật ra chỉ theo duy nhất 1 hình thức của chủ nghĩa xã hội . “Bổ sung lý luận” bị coi là “xét lại” không oan đâu dựa theo hình thức chủ nghĩa xã hội cụ thể mà họ theo . Việt Nam thời nay có nên xem là “xét lại” hay không với cái-gọi-là “nhận thức mới” về chủ nghĩa Mác, mọi người tự biết .

    “Mà nếu là Chủ nghĩa Xã hội của người Trung Quốc thì họ cũng đã nói rồi, công khai là sử dụng lại tất cả những thành phần tư tưởng trong quá khứ”

    Việt Nam ta cũng thế . Sau khi đào mồ chôn phong kiến, Đảng Cộng Sản bới lại cái mồ đem phong kiến lên xài lại rồi kêu đó là truyền thống dân tộc .

    “Chẳng hạn có thể nói về hai học thuyết mà họ đang sử dụng hiện nay. Đó là một là Tư tưởng Đại đồng trong lễ kí của Nho Giáo”

    Nho giáo có sẵn trong phong kiến của Việt Nam . Bốc mả đem phong kiến ra xài lại, Việt Nam dựng lại Nho giáo .

    “dùng cái Đức của người cầm quyền để mà cảm hóa nhân dân”

    Vietnamese equivalence là đạo đức & tư tưởng Hồ Chí Minh . 1 trong những tác giả là Gs Tương Lai đáng kinh của chúng ta .

    “Tuy nhiên trong quá khứ, rất nhiều nhà lí luận của chính Đảng Cộng sản của Trung Quốc và những đảng khác đều mặc định rằng đó là một cái Chủ nghĩa Xã hội không tưởng”

    Chủ nghĩa Mác làm cái không tưởng đó biến thành khoa học (!!!???). Kết hợp “nhuần nhuyễn & sáng tạo” 2 thứ đang là con đường Trung Quốc & Việt Nam đang đi . Nói nhỏ cái lày, không nên tự hành xác như thế . Trong chủ nghĩa Mác đã có phong kiến rồi .

    “Lí thuyết về mẫu người Hoàng đế Anh minh mà Nho gia gọi là Nội Thánh, Ngoại Vương”

    Sound extremely familiar. Hình như tớ đã gặp ở đâu đó rồi thì phải .

    “nhưng tất cả những mô hình ấy đã chứng minh qua 2.500 hay 3.000 năm lịch sử là không thể tồn tại được”

    Thật không ? Nó đang tồn tại ở Việt Nam đấy thôi . Đúng, vị “Nội Thánh, Ngoại Vương” không còn nữa, nhưng ai cũng tranh nhau cho được tiếng “học trò giỏi”.

    Về Khổng Tử, học trò của cộng sự của Gs Phan Huy Lê đã nối tiếp tư di truyền thống rạng rỡ của thầy mình, trở thành viện trưởng viện Khổng Tử đầu tiên ở Việt Nam .

    “Cho nên họ mới đặt ra hai giai đoạn. Giai đoạn thứ nhất gọi là xây dựng một xã hội Tiểu Khang, hài hòa tương đối, sung túc tương đối, cũng giống như ngày xưa người ta nói rằng là xây dựng Chủ nghĩa Xã hội với tư cách là bước đầu của chủ nghĩa cộng sản, thì nó thay lí luận về Chủ nghĩa Xã hội như là giai đoạn đầu của chủ nghĩa Cộng Sản bằng cái khái niệm là xã hội Tiểu Khang. Còn xã hội kia thì nó lại sống lại cái khái niệm là Đại Đồng hoặc Cộng Sản”

    Tiên Sư anh Tào Tháo! Ngành tuyên giáo nước mình chắc sẽ cho ra 1 thứ tương tự trong nay mai .

    “Thế thì có diễn đạt như vậy thì mới thấy được cái Chủ nghĩa Xã hội ấy là của Trung Quốc và cho Trung Quốc và không dành cho người bên ngoài ở Trung Quốc”

    Tới đây thì con bò nếu hiểu tiếng Việt sẽ lăn ra cười vỡ bụng mà chết . Với điều kiện con bò này chưa lấy bằng tiến sĩ ở Việt Nam . Nếu có bằng tiến sĩ ở Việt Nam, con bò sẽ xem đây là những lời trung thực mang đầy trách nhiệm của 1 trí thức .

    Nhắc 1 tẹo, chính Marx cho rằng lý thuyết của mình chưa phù hợp với Nga thời đó & không chắc chắn lắm ở châu Á . Marx muốn tư bẩn chiếm Nga, thực dân hóa & khai hóa Nga ít nhất vài chục năm. Sau đó Nga mới có đủ tiền đề cho chủ nghĩa xã hội Mác xít . Sêm xít với châu Á . Từ của Marx dành cho dân Nga lúc đó là bọn man rợ bán khai (savage).

    Chuyện gì xảy ra ở Nga thì ta đã biết rồi . Việt Nam ta thì có -trích lời Đảng & các trí thức- Bác Hồ “vận dụng sáng tạo” chủ nghĩa Mác nên mới “giải phóng dân tộc” khỏi những thứ tư bẩn .

    Chủ nghĩa Mác còn được Bác Hồ vận dụng sáng tạo thành công ở Việt Nam thì chủ nghĩa xã hội đặc sắc Trung Quốc vào Việt Nam dễ hơn nhiều, vì nó mang sẵn tất cả những gì Việt Nam đã có sẵn .

  2. Đảng viên cộng sản Đỗ Mão ngủ với gái rồi tống gái vào tù, ngày xưa đảng viên cộng sản ngủ với gái rồi dàn cảnh “xe đụng & xe cán & xe chẹt” để giết gái.
    Như vậy là đảng cộng sản “CHXHCNVN” bây giờ tốt hơn đảng cộng sản mao ít “lao động” “VNDCCH” trước kia của trí thức cộng sản chân chính tim đỏ thẻ đỏ,
    không phải như trí thức cộng sản chân chính tim đỏ thẻ đỏ rên rỉ “đảng cộng sản của chúng tớ truóc kia tốt hơn đảng cộng sản của chung nó bây giờ”

Leave a Reply to Noileo Hủy trả lời

Xin bình luận ở đây
Xin nhập tên của bạn ở đây