Bàn về vài quan điểm của Nguyễn Trần Bạt (Phần 2)

Nguyễn Đình Cống

3-7-2018

Tiếp theo Phần 1

4- Về trí thức

Bàn về trí thức VN, có nhiều ý kiến đánh giá khác nhau, khen chê đủ cả. Văn bản chính thức có NQ 27-NQTƯ tháng 8 năm 2008 về xây dựng đội ngũ trí thức. Trong năm 2018 nhiều tổ chức của Đảng mở hội thảo đánh giá 10 năm thực hiện NQ 27. Tôi có một số ý kiến phản biện NQ này, nhưng ở đây chỉ xin bàn đến vài ý kiến trong sách của Nguyễn Trần Bạt.

Ông Bạt cho rằng quan trọng phải có tiêu chuẩn để nhận diện trí thức, vì nếu tiêu chuẩn không rõ ràng thì: “tức là cổ vũ cho một bộ phận trí thức nhạy cảm và đủ năng lực để biến hình, biến màu, trở thành kẻ cơ hội sớm nhất và giỏi nhất. Những người cầm quyền nếu không đủ tinh khôn, không đủ kinh nghiệm sẽ rất dễ nhầm lẫn những kẻ đội lốt trí thức với trí thức chân chính (350)”.

Trong đoạn vừa trích có 3 loại trí thức: Trí thức chân chính, trí thức nhạy cảm (thiếu chân chính) và kẻ đội lốt trí thức (trí thức dỏm hoặc kém chất lượng). Ông Bạt đưa ra tiêu chuẩn để nhận diện trí thức là “Tính độc lập” (351), thể hiện trên 4 khía cạnh. Độc lập đối với nhau tạo nên sáng tạo, tranh luận. Độc lập với nhà cầm quyền tạo nên phản biện. Đối lập với văn hóa ngoại lai tạo nên sự lựa chọn. Độc lập, đối diện với quá khứ tạo ra động lực của sự phát triển và năng lực phỏng đoán tương lai.

Tôi không phản bác những ý kiến trên, chỉ bổ sung vài ý. Ông Bạt cho rằng những người cầm quyền nếu không đủ tinh khôn…, tôi lại thấy hiện nay lắm kẻ cầm quyền thừa ranh ma, lắm thủ đoạn tạo ra và sử dụng bọn trí thức dỏm. Ông Bạt cho rằng cần dựa vào tính độc lập…, tôi thấy đó chỉ mới là một phần của điều kiện đủ, trong ấy còn cần thêm sự trung thực. Ngoài ra còn điều kiện cần mà chủ yếu là khả năng trí tuệ. Chỉ dựa vào tính độc lập là chưa đủ để đánh giá trí thức chân chính.

Ông Bạt viết: “Trí thức là những người chịu trách nhiệm lớn nhất đối với sự phát triển, đối với vận mệnh của dân tộc (354)… Việc tạo ra cuộc cách mạng là của giới chính trị, nhưng hàn gắn vết nứt của CM để tạo ra sự đồng thuận xã hội là việc của giới trí thức (13)… Phát triển gắn liền với việc tìm kiếm ra phương thức thay đổi một cách từ tốn tất cả các nhược điểm của một nền chính trị. Đấy là công việc của giới trí thức (20)…”. Việc giới trí thức có và cần đóng góp vào các công việc vừa kể là đúng, nhưng cho rằng đó là trách nhiệm chính của họ là không chuẩn. Nếu trí thức phải gánh phần trách nhiệm chính thì phải chăng chính quyền, lãnh đạo chỉ chịu trách nhiệm phụ hoặc phối hợp mà thôi. Không phải! Trách nhiệm chính phải là của chính quyền, của lãnh đạo.

Ông Bạt có nhận xét: “làm giàu kho trí tuệ của dân tộc là nhiệm vụ của giới trí thức, còn lựa chọn cái gì trong đó để đưa ra dùng là nhiệm vụ của giới chính trị (359). Đúng ra, lựa chọn cái gì là nhiệm vụ của giới chính trị cầm quyền. Giới này mới chịu trách nhiệm chính. Khi cho rằng trách nhiệm chính thuộc về trí thức là đã làm nghiêng lệch vai trò của họ.

Khi đưa ra khẩu hiệu: “Dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra”, có người đã bình luận: Thế chính quyền và lãnh đạo làm gì, phải chăng là ngồi chơi, xơi nước.

5- Vài lời bình luận

Trong quyển sách Sức mạnh của cái đúng, ngoài các điều đã trình bày ở các mục trên, tôi còn phát hiện một số chi tiết bất đồng khác, chưa viết ra đây. Ngoài ra tôi cũng biết có vài người phản biện ông Bạt. Phạm Hồng Sơn nhận xét: Đọc Nguyễn Trần Bạt, xen kẽ những điểm tích cực, có lợi cho xã hội và người dân là những ý kiến, quan điểm không đúng, nguy hiểm cho tiến bộ xã hội hiện nay. Ví dụ quan điểm của ông về Nhà nước toàn trị, về nhân quyền, về chỗ đứng của NCKH XH. (Bài: Hơn hai sai lầm nguy hiểm của ông Nguyễn Trần BạtPro & Contra ngày 4/9/2012). Trung Nguyễn viết bài “Phản hồi Nguyễn Trần Bạt về hòa giải và hòa hợp”, đăng báo Tiếng Dân ngày 15/5/2018.

Nguyễn Trần Bạt, ngoài doanh nhân thành đạt còn là một học giả nổi tiếng, có rất nhiều người hâm mộ, đặc biệt là các bạn trẻ. Phương châm của ông khi viết là trong sáng, tốt đẹp, đáng phục. Thế nhưng sao lại có những phản biện không mong muốn. Tôi chép lại nhận xét của Phạm Hồng Sơn: “Đọc Nguyễn Trần Bạt, xen kẽ những điểm tích cực, có lợi cho xã hội và người dân là những ý kiến, quan điểm không đúng, nguy hiểm cho tiến bộ xã hội hiện nay”. Xin bổ sung rằng về số lượng câu, chữ, phần tích cực có lợi chiếm trên 95%, phần nguy hiểm chỉ là số ít và rải rác, nhưng gây tác dụng không nhỏ. Trong rất đông người hâm mộ ông Bạt liệu đã có mấy ai phát hiện ra các quan điểm mà phản biện cho là không đúng, nguy hiểm. Phản biện cho là không đúng, nhưng bản thân ông Bạt thì sao. Ông có thực sự tin những điều viết ra là hoàn toàn đúng, là kết quả của sự chiêm nghiệm sâu sắc, là xuất phát từ trái tim, hay là ông viết như vậy vì một áp lực nào đấy về tâm lý?

Nếu như ông Bạt từ trong sâu thẳm của tâm hồn, từ nhận thức chính xác, chặt chẽ, đã qua thử thách mà cho rằng Mác đúng, rằng con đường mà ĐCS VN đang dẫn dắt dân tộc là không thể khác, rằng lãnh đạo ĐCS thực sự có tài năng… thì đó là quyền cá nhân của ông, xin được tôn trọng. Chỉ muốn cảnh báo để ông biết, có những phản biện không đồng tình, cho rằng nó nguy hiểm cho tiến bộ xã hội. Những điều đó nếu do tuyên giáo của Đảng phổ biến thì người ta cho là chuyện bình thường, nhưng khi do học giả nổi tiếng Nguyễn Trần Bạt nói ra thì tác dụng sẽ khác. Nó vừa tác động trực tiếp đến người nghe, người đọc, vừa được dư luận viên lợi dụng làm luận cứ để tuyên truyền cho Đảng.

Về áp lực tâm lý. Tôi không phải nhà kinh doanh nên không dám nói đã hiểu hết những áp lực từ phía chính quyền mà nhà kinh doanh phải chịu, đặc biệt là đối với những nhà kinh doanh lớn, trong phạm vi rộng như ông Bạt. Tôi chỉ liên hệ cá nhân mình đã chịu áp lực như thế nào. Tôi đang giảng dạy rất thành công các môn Phương pháp luận NCKH và sáng tạo, Kết cấu công trình cho các lớp đào tạo thạc sĩ và tiến sĩ, dạy môn Phong thủy và Các kỹ năng mềm cho nhiều đối tượng. Tôi được nhiều nơi mời dạy, ký họp đồng làm khoa học. Thế nhưng chỉ vì tôi có vài việc làm Đảng không vừa ý mà mọi lời mời, mọi hợp đồng đều bị đơn phương hủy bỏ do áp lực của Đảng, của an ninh. Thậm chí khi Trường ĐH Xây Dựng kỷ niệm 50 năm thành lập vào năm 2016, bảo vệ còn không cho tôi vào trường khi tôi mang vài quyển sách để tặng hoặc bán cho các sinh viên cũ về dự. Đấu tranh mãi họ mới cho tôi vào gặp sinh viên cũ với điều kiện chỉ được đi tay không. Trong suốt buổi tôi ở trường luôn có một bảo vệ theo dõi sát.

Trường hợp ông Bạt chịu áp lực tâm lý mà buộc lòng phải ca ngợi Mác và cộng sản thì vừa đáng trách, vừa đáng thương. Chắc ông nghĩ rằng công việc tư vấn của công ty ông đang làm mang lại nhiều lợi ích cho đất nước, muốn làm được trôi chảy phải có quan hệ tốt với chính quyền VN hiện hành, và như vậy không được có ý gì chống lại Mác và cộng sản.

Từ chỗ không chống lại đến chỗ ca ngợi là khá xa. Thấy điều sai trái, bạn có chống lại được hay không, chống lại đến mức nào là tùy thuộc vào khả năng, hoàn cảnh của bạn. Nếu vì hoàn cảnh mà buộc phải chấp nhận sự sai trái thì cũng đành chấp nhận một cách vui vẻ, im lặng, nhưng đừng ca ngợi.

6- Vài lời cuối

Nhân chuyện ông Bạt, tôi cứ lan man nghĩ về nghề tư vấn. Trong xã hội VN trước đây, ở đâu cũng có một số người làm tư vấn và môi giới về hôn nhân, gọi là Làm Mai (mai mối), một mặt họ được xem như Nguyệt Lão xe tơ hồng, mặt khác bị liệt vảo 1 trong 4 thứ ngu (Thế gian có 4 thứ ngu. Làm Mai, gánh nợ, bẫy cu, cầm chầu). Rồi khi các dịch cụ công và tư phát triển thì sinh ra lắm loại “cò” khắp các nơi, trong mọi lĩnh vực. Cò là dạng tư vấn cấp thấp, bình dân, sống nhờ vào việc khai thác thông tin và quan hệ, nhờ chủ yếu vào khách hàng không nắm được thông tin chính xác, hoặc muốn nhanh chóng. Công ty tư vấn xuyên quốc gia cũng hoạt động dựa vào khai thác thông tin và quan hệ. Khách hàng càng sộp và càng ngu dốt thì tư vấn càng kiếm được nhiều lợi lộc. Mà theo Brzezinski thì lãnh đạo cộng sản có nhược điểm lớn là kém trí tuệ. Không biết những ai đã làm tư vấn cho lãnh đạo ĐCS VN để làm những khu công nghiệp có tác hại phá hủy môi trường, làm các quả đấm thép và nhiều công trình gây thiệt hại nhiều trăm ngàn tỷ.

Ông Bạt là ngôi sao sáng trong hoạt động tư vấn, nhưng ông thu hút được nhiều người hâm mộ chủ yếu là nhờ con người học giả. Ở VN cũng có một vài học giả, về tri thức ngang tầm hoặc trên tầm ông Bạt, nhưng tiếng nói của ông Bạt hơn hẳn họ vì ông có sự thành đạt về kinh tế bảo lãnh. Miệng người sang có gang có thép.

Tôi là một người hâm mộ ông Bạt, xin có vài lời tâm sự với các bạn hâm mộ khác. Trong các bài nói hoặc viết của ông Bạt mà nhiều người thấy “Lời lời châu ngọc, hàng hàng gấm thêu” thì cũng đã có những phản biện, vạch ra sự nguy hiểm cho tiến bộ xã hội. Vậy khi đọc, khi nghe ông Bạt chúng ta nên để ý, xem xét, đối chiếu để chỉ tiếp thu những điều hay và ngăn ngừa được những độc hại lẫn vào.

Xin chớ vội cho rằng ông Bạt nói, viết cái gì cũng đúng, cũng hay. Xin hãy suy nghĩ và phân tích bằng đầu óc của mình. Tiêu chuẩn của chân lý là thực tế.

TB: Tôi không có địa chỉ để gửi bài này cho ông Bạt, Tôi xin tỏ lòng biết ơn bạn nào giúp tôi chuyển nó cho ông. Số ĐT của tôi 01689 578 620. Email: ndcong37@gmail.com

Bình Luận từ Facebook

6 BÌNH LUẬN

  1. Bạt viết: “Mác là nhà triết học xây dựng được hệ thống tư tưởng toàn diện và chắc chắn đến mức những ai trở thành đệ tử của nó đều không ra khỏi nó được ..??. Mác rất thông minh, tuổi trẻ kiêu hãnh và sốc nổi bồng bột–Thảo cũng thế…và tất nhiên, khi về già, trưởng thành hơn, giàu nhân tính hơn …cả hai kh6ng ai bảo ai , đều cùng quay lại…chửi cha cái “…hệ thống tư tưởng toàn diện và chắc chắn…(của Bạt) ‘ ngày nào !
    . Con người như Thảo say mê và háo hức tìm hiểu triết học…mọi thứ đều nghiên cứu rộng và sâu, chứ không chỉ mỗi ao tù Cac-Mac mà thôi ( cũng chưa chắc đã là Mac-Lê, vì Mac còn xứng đáng chứ thêm ‘Lê’ vào thì đã hóa thối tha, bẩn thỉu rồi) . Sau khi đối chiếu, trong lòng Thảo hẳn phải bùng nổ thất vọng và tự chối bỏ. duy có điều, mọi hiện tượng ấy diễn ra chỉ ‘mình ên’ một cách âm thầm .Rồi Thảo chịu hết nổi, la toáng lên, buông xuôi thất vọng tràn trề…, tất nhiên một’kẻ đam mê triết học’ như Thảo sẽ không hề nghĩ rằng, chỉ vì một ‘thất vọng học thuật’ mà ‘tai họa chính trị’ có thể ập đến.
    Thảo cho rằng Chính trị gia cũng nghĩ và cũng hiểu bằng cập mắt triết gia chăng ? Người như Thảo, dù có hiểu, có thấy rõ ‘tai họa’ ập đến thì có lẽ cũng không mấy lưu tâm. Chỉ bởi với mẫu người như Thảo , nỗi thất vọng sầu khổ vi một ‘học thuật bất toàn ,tai hại’ …lúc nào cũng to lớn nặng nề hơn các thứ khác !

    Còn Nguyễn trần Bạt ? ( Marx ghẻ có nghe nhưng chưa từng biết rõ là…tay ất ơ nào, hôm nay mới để ý ! Sorry ! )- Không biết Bạt có như Thảo không ? Trong phần một có mang Thảo ra so với Bạt thật là rất gượng ép. Cuộc đời Thảo, thể hiện rõ là con người của tư duy học thuật, không phải là con người pha tạp ‘học thuật và chinh trị’ một cách gian trá như Bạt. Bạt càng về già thì ph62n ‘chính trị’ càng tăng, nên phần ‘nhân tính’ cũng ….teo nhỏ đi !

    Bác Cống ạ ! Hiểu rất rỏ vì sao bác buộc phải có một ‘giọng văn giữ gìn’ như thế, nhưng với Marx ghẻ này thì…He he ! xin phép miễn cho !

    Sở dĩ phải mang Bạt ra vì bài chủ có đề cập mà thôi. Theo như đọc các dẫn chứng , có vẻ Bạt giống như gã say rượu ăn nói chệnh choạng, câu trước đá câu sau…”có chút ‘triết học’ nào đâu nhỉ ? Chẳng hạn ‘… ông Bạt cho rằng cần phi chính trị hóa nền giáo dục.” , nhưng lại rụt rè nịnh hót bợ đỡ liên tục về “các nhà lãnh đạo của chúng ta ( của Bạt chứ nhỉ ?)… nào đó ? Thế thì ‘phi chính trị” để làm gì ? Một triết gia, điều tối ky nhất với họ là, khen ngợi thái quá một con người, một học thuyết, một chủ nghĩa …nào đó, huống gì còn nịnh nọt bợ đỡ một cách kín đáo và trân tráo như Bạt ? Không có Mac nào ở Bạt cả, mà hóa ra, cái ‘hệ thống toàn diện và chắc chắn’ mà Bạt hết lòng ca ngợi ấy , là cái gì thì chắc mọi người tự …hiểu rồi, phỏng ạ ! Bởi bất cứ ‘triết gia nhập môn’ nào cũng hiểu, ở thế giới loài người đầy ‘biến dịch’ liên tục này, sorry- làm thế đ.éo nào lại có được thứ gì ‘toàn diện và chắc chắn” ?!
    Nhưng có lẽ ‘đảng ta’ cần dùng những cái mồm như Bạt, chính là ở những ‘câu chữ chuyển hướng léo lận ,’ như thế ấy mà thôi !

    Bạt cũng quá biết bản chất của mình, nên tự biết mình thua xa Trần đức Thảo –Vì thế, Bạt mang Thảo ra để giúp tăng thêm trọng lượng cho lời nói của mình- tất nhiên, mang chỉ một ít, còn lại bỏ ý mình vào mồm người theo như cách bọn xảo trá tuyên huấn vẫn dùng. Bạt nói “Trần Đức Thảo là người rất mê Marxist… (cũng giống như Bạt tôi đây…He he )”. Rồi Bạt lại nói “trở thành đệ tử của nó ( triêt học Mac ) đều không ra khỏi nó được” là nói để tự quảng cáo ,đề cao mình (rằng mình‘say mê’ Mac đến không buông bỏ được…Sic ! ), nhưng không chỉ ‘ngầm ý’ như thế, mà Bạt nói chủ yếu là nói để ‘Trên’ biết Bạt vẫn trung thành với ‘Mac-Lê của các lãnh đạo của chúng ta ( tức của Bạt) ’.Đây chỉ là một thủ đoạn hèn hạ rất thường gặp của một kẻ đê tiện , chẳng liên quan gì đến triết học hay Mac nào cả ? – Một ‘nhà nghiên cứu’ (WTF ! ) mà ngôn từ có quá nhiều ‘chất hèn hạ, dựa dẫm quyền lực ’ …thì có lẽ chỉ là một ‘thằng lưu manh’ , hay một tay ‘cơ hội chính trị xảo quyệt” .

    Túm lại, Bạt chỉ là một ‘thằng cò chính sách” láu cá, trong một đội ngũ nhan nhãn “những thằng cò’ khác ! Biết ‘lãnh đạo Việt cộng…kém trí tuệ’ , bọn ấy thích chọn vai một học giả …để ’lấm lét nghiên cứu M-L’, còn bản chất vẫn là ‘nhà kinh doanh ‘ ồn ào phù thịnh rất bẩn thỉu . Cả đời Bạt chỉ dùng để …tận lực chứng minh cho ‘Trên’ biết , Bạt y là kẻ trung thành… không đối lập, qua đó mong được ‘đảng phù hộ ‘ để yên ổn …kiếm xu! Chả có gì liên quan đến Mac lẫn Triết ! ( ‘đàn em’ Bạt cũng đông đúc lắm, bởi ‘đóng vai ngươi hâm mộ mà có lợi thì bọn ấy OK tất, chả ngại gì vì cũng đếch cần hiểu Bạt làm gì . Hiện tượng ‘hâm mộ’ ấy cũng chẳng có gì khó hiểu ). Kẻ như Bạt , dứt khoát không có ‘hiểu biết chân chính’ lẫn ‘thành ý trong trao đổi’ …,kẻ như Bạt chỉ giỏi thủ đoạn, không có ‘đam mê học thuật’ gì cả đâu!

    Bọn như thế nhiều nhung nhúc, bác Cống không nên tốn thời gian với chúng làm gì . Phí quá !

  2. Hai bác cãi nhau cứ như thằng điếc nói chuyện với thằng câm ! Bác NT.Bạt : 1) Mác đúng 2) Mọi thắc mắc xem điều 1). Bác ND.Cống : 1) Mác sai 2) Mọi thắc mắc xem điều 1) và thế là huề. Đối với người hoạt động chính trị Mác cũng chỉ là anh xe ôm chở họ đến nơi họ cần đến mà thôi. Chuyện đúng sai của Mác đâu có ý nghĩa gì. Hai bác đều là bậc đai tri thức sao không bàn các gì đó có lợi cho quốc kế dân sinh. Thật buồn thay, tiếc thay !

    • Viết thế là ông/bà Bùi chưa hiểu thiện ý của gs.NĐC.là phê bình
      cho người khác hiểu rõ có loại “trí thức” như NTB. nguy hiểm vì
      ông ta “nâng bi đội đít” cường quyền rất tinh vi,ma giáo !

  3. Thà là môt thằng hèn, nhân cách tầm thường, vì mục đích kinh doanh mà phải làm ngơ trước những sai lầm, tội ác của kẻ cầm quyền thì có thể cảm thông và tạm tha thú. Chứ hăm hở đóng vai một kẻ kinh doanh phát đạt và ra vẻ trí thức để bợ đỡ, ru ngủ thế hệ trẻ, bảo vệ cho chế độ CS này như Nguyễn Trần Bạt thì chính là một tên DƯ LUẬN VIÊN CAO CẤP cực kỳ nguy hiểm. Bởi thế giới văn minh đã chứng minh bản chất chủ nghĩa CS chính là một đại họa nhất thời của nhân loại, chẳng những làm sa đọaa xã hội và con người VN mà còn đưa VN trở lại vòng nô lệ của Tàu, làm uổng công chiến đấu giữ ngước hàng nghìn năm của tổ tiên ta. Suy cho cùng lý sự của Trần Bạt chỉ là ngụy biện rẻ tiền bợ đít CS một cách khôn khéo, bằng ngôn ngữ ra vẻ khoa học. Viết về Trần Bạt mà viết như bác Nguyễn Đình Cống thì còn quá nhẹ nhàng, tuy có gợi ý cảnh giác nhưng chưa đủ sức cảnh báo cho giới trẻ trước một kẻ cơ hội cực kỳ nguy hiểm. Nếu không như vậy tại sao sách của Trần Bạt lại được chế độ CS thối nát này cho xuất bản rất nhiều? Các bạn trẻ hãy tỉnh táo như bài phê phán Trần Bạt của tác giả trẻ Phạm Hồng Sơn mà bác Nguyễn Đình Cống đã có nhắc tới.

  4. Theo thiển ý tôi,học giả NTB.đúng là học…giả vì rất lọc lõi về ngụy biện !
    Ông ta nhận định theo kiểu khen và chê bên này bên kia cho đồng đều rồi
    đưa vào 1,2 nhận định cố lõi mà ông thấy có lợi cho ông là thành 1 bài viết.
    Có lợi cho ông nghĩa là ông vừa được đảng không làm khó dễ ông vừa tạo
    điều kiện cho ông củng cố thêm “sự nghiệp”,kể cả được đảng cho ông làm
    quân sư của họ cũng không biết chừng !
    Về phép lý luận.ông Nguyễn Kiến Giang còn xuất sắc hơn NTB.nhiều lần và
    là một trí thức chân chính đúng nghĩa.Trí thức gì mà tự nguyện làm tay sai
    cho nhà cầm quyền độc tài khốn nạn như NTB.được cơ chứ ?
    Giáo sư Cống nói đúng về câu viết “những người cầm quyền nếu không đủ
    tinh khôn,không đủ kinh nghiệm…” thì họ sẽ tạo điều kiện như ưu đãi hay
    mua chuộc để biến trí thức đàng hoàng thành trí thức lưu manh v.v.Ông ta
    viết thế cho CS. thì cũng như “dạy đĩ vén váy”,nghĩa lá chưa hiểu rõ CS.về
    thủ doan gian manh,bịp bợm !

  5. Có cái thứ “lẽ phải lặt vặt” ở trên quả đất này sao?
    Trích:” đảng này mà sụp đổ thì mọi lẽ phải lặt vặt không có xu nhỏ giá trị nào” – Ngưng trích.

    Tác giả Nguyễn Đình Cống đưa ra những lời viết của ông Bạt, tôi cũng đã đọc và nhận xét lối viết “một nửa sự thật” của ông Bạt không đem lại cho người nghe một tư duy mới nào cả… Những doanh gia kiểu này có đầy ở VN. Chỉ quanh quẩn nhập nhằng như anh thợ may vụng về đính hạt cườm lên chiếc áo vừa hôi thúi, vừa nát nhàu…thế!

    Tài hèn là tôi, dù chưa thành học giả có sách in- xin được góp câu thiệt tình:

    Cái đảng chó này mà sụp đổ thì lương tri Việt Nam mới SỐNG LẠI được.
    Cái đảng chó này mà bị dân chúng quăng khỏi Hiến Pháp, thì nó không còn khống chế đất nước này dân tộc này mù quáng, hèn hạ, bạc nhược và…thù hận nữa.
    Và cái đảng chó này mà sụp, lúc đó ông Bạt sẽ thay đổi lối viết của ổng ngay cho mà xem…

    Không cần biện chứng cũng chắc một điều: Không còn bóng dáng một tên CS nào trên nước Việt hay đại loại một tên vô lại đệ tử Mác râu xồm nào nữa, thì Việt Khắp Nơi sẽ mừng tủi như trẩy hội !!
    Trân trọng.

Leave a Reply to Văn Bình Hủy trả lời

Xin bình luận ở đây
Xin nhập tên của bạn ở đây