Chuẩn nào cho Chính phủ?

FB Nguyễn Huy Cường

1-8-2018

Tấm ảnh kèm theo bài này chụp ở Long Khánh cho thấy, ngoài “chuẩn” Nông thôn mới nay đã có “chuẩn” nông thôn mới… nâng cao nữa mà địa phương này vừa đạt.

“Chuẩn nông thôn mới nâng cao”. Ảnh: Nguyễn Huy Cường

Tôi suy nghĩ nhiều về chuyện này. Nay, ở khu vực nông thôn, khu vực thấp kém nhất xã hội đã xuất hiện những cái “chuẩn” để nâng tầm họ lên theo hướng khá hơn.

Ấy vậy mà tôi phải thoáng giật mình và tự hỏi: Có cái “Chuẩn chính phủ” nào chưa nhỉ? Một chính phủ “chuẩn” thì như thế nào nhỉ? Có mấy loại “Chuẩn”? Chuẩn này căn cứ trên hệ thống chuẩn nào?

Sỡ dĩ phải lăn tăn như vậy vì nhìn vào nhiều vụ việc, thấy cách ứng xử, hành xử có vể như …mất chuẩn!

Để chỉ ra rất nhiều những lộn xộn, nhưng cung cách “phi chuẩn hóa” thì nhiều nhưng xin tỉa ra đây một địa hạt mà tác giả bài này nắm rất rõ, khi cần đối chất sẽ thực hiện ngay chính là lĩnh vực giao thông, còn những cái khác sẽ bàn sau.

Trong giao thông, ngó sơ một cái đã thấy ít nhất 06 cái “siêu lộn xộn” mà không có bất cứ chính phủ nào dám làm.

Đó là:

1. Tuyên truyền, phổ biến và áp dụng “Phí bảo trì” đường bộ. Sau đó vẫn thu phí khác đè lên phí này, không giải thich, không bãi bỏ một trong hai, một trong ba thứ phí.

2. Thu “Phí môi trường” từ xăng dầu nhưng nhìn trên thực tế, không thấy bất cứ một danh mục nào trong chi tiêu ngân sách dành cho môi trường cả và chưa bao giờ thấy Chính phủ giải trình rõ về thu, chi cho loại phí này.

3. Đặt trạm thu phí BOT sai chỗ, thu của người không hề sử dụng dịch vụ nhưng khi được chỉ ra rồi, rõ rằng, minh bạch nhưng không sửa, cứ thu.

4. Hầu như không có chế tài nào cho người đứng đầu cơ quan Bộ nên sau hàng loạt vụ tai nạn, sai lầm, thậm chí vi phạm pháp luật dẫn tới hậu quả xấu mà thủ trưởng bộ vẫn bình chân như vại.

5. Hàng loạt chính sách điều hành giao thông sai sót, ít hiệu quả được báo chí, chuyên gia chỉ rõ, không điều chỉnh.

6. Mạng lưới giao thông đường bộ đã cực kỳ quá tải và lạc hậu, sẽ trở thành sức ép lớn ngay vài năm nữa nhưng chưa có những chính sách vĩ mô khả thi để điều chỉnh kịp thời, cứ bình chân như vại.

7. Trình độ quản lý cực kỳ có hạn. Hãy theo dõi kỹ chu trình từ việc thu Phí bảo trì, đặt trạm thu phí BOT theo hướng phí đè lên phí, khi bị dư luận vạch ra thì sửa lỗi bằng cách gọi chệch đi là “trạm thu giá” rồi khi bị vỗ mặt lại điều chỉnh trở lại thành “trạm thu phí”.

Hãy nhìn cả hệ thống bên dưới của Bộ chấp hành răm rắp chuyện này là một minh chứng rõ nhất về trình độ, năng lực quản lý của Bộ.

Đó, mới chỉ một lãnh vực cụ thể là Giao thông mà đã thể hiện sự “phi chuẩn” như vậy!

Nên chăng, bên cạnh viếc “áp chuẩn” cho một khu vực khó áp nhất bởi nó manh mún, dàn trải, trình độ chấp chênh, hạ tầng yếu kém là nông thôn mà phải “Lên” danh hiệu “Chuẩn nông thôn mới” rồi lên tiếp “Nông thôn mới nâng cấp” thì ở cấp chính phủ cũng nên áp một cái chuẩn nào đó.

Vì dụ “Bộ nào có hành vi, tổ chức xâm hại đến quyền lợi thiết thân của dân chúng (như vụ BOT đặt nhầm chỗ) thì sẽ không đạt tiêu chuẩn “Chính phủ minh bạch” hay “chính phủ điện tử, chính phủ công minh” v.v…

Ở khu vực danh hiệu, sẽ phân ra ba cấp Thượng, Trung, Hạ…và một cấp xem như để có cái tên, vừa trừu tượng, vừa ảo diệu, vừa vô thưởng vô phạt là cấp “Bộ kiểu XHCN”.

Và, ví như Bộ giao thông trong dẫn chứng trên, có thể chỉ được xem như Bộ hạ… cấp thôi!

Nếu không có chuẩn mực gì như hiện nay, thì coi tình hình vẫn láo nháo lắm!

Bình Luận từ Facebook

1 BÌNH LUẬN

  1. Bảy điểm bạn nêu ra nhức nhối cho dân đen, nhưng với đặc điểm ăn hại của chú phỉnh, bạn đang “làm lộ bí mật quốc gia” đấy !!!

Leave a Reply to Batos Klassen Hủy trả lời

Xin bình luận ở đây
Xin nhập tên của bạn ở đây