Donald Trump tiếp tục khai chiến với truyền thông

Thạch Đạt Lang

29-7-2018

Tháng Bảy năm 2018, thời tiết nóng cực độ, làng báo lề phải của Việt Nam lại càng nóng hơn khi hai tờ báo Tuổi Trẻ Online và VietNamNet bị bộ Bốn Tê xử phạt nặng nề vì “dám” đưa tin một câu nói của ông Chủ tịch nước Trần Đại Quang về luật biểu tình. Cùng lúc đó ở Mỹ, nơi làng báo tự do ở Mỹ, cũng đã bị tổng thống Donald Trump độp một phát ra trò.

Chuyện là cuối tuần vừa qua, Donald Trump một lần nữa tấn công báo chí, ông khi tìm cách trừng phạt những phóng viên, ký giả – những người thường đặt các câu hỏi có tính cách móc họng, khó trả lời cho ông – không được vào tham dự các cuộc họp của tòa Bạch Ốc.

Theo một số các cựu viên chức cùng những người đương nhiệm trong chính phủ, hành động trả thù những ký giả, phóng viên báo chí, của ông Donald Trump nhằm mục đích ngăn chặn không cho những tin tức bất lợi cho ông lọt ra ngoài.

Trong nhiệm kỳ của mình từ khi nhậm chức, ông Donald Trump đã nhiều lần tuôn ra những giận dữ, bực tức với các cộng sự trong tòa Bạch Ốc vì họ đã để cho các ký giả đặt những câu hỏi mà theo ông Trump là thiếu lễ phép, không tôn trọng ông. Do đó ông đã ra lệnh cho họ phải có biện pháp để chống lại chuyện đó.

Theo lời Trump, những phóng viên này đã hét lên những câu hỏi tồi tệ nhất. Ông đã hỏi cộng sự viên: Tại sao chúng ta lại để cho họ vào đây, đặt những câu hỏi như vậy? Lời người viết: “Tưởng đâu chỉ ở VN mới có chuyện bịt miệng báo chí. Ai dè ở Mỹ dưới thời hào kiệt Donald Trump cũng chẳng khá gì hơn”.

Cho đến nay, nhân viên của tòa Bạch Ốc cho biết, các trợ lý cao cấp, gần gũi Trump đã phản đối, không thi hành nhiều chỉ thị (miệng) của Donal Trump. Họ thuyết phục ông Trump rằng, việc thực hiện các chỉ thị đó chỉ có tác dụng ngược và làm tăng thêm sự căng thẳng trong mối quan hệ vốn dĩ đã tệ hại, không tốt đẹp giữa tòa Bạch Ốc với giới truyền thông.

Tuy nhiên trong ngày thứ Tư vừa qua, tham mưu phó tòa Bạch Ốc Bill Shine và thư ký báo chí Sarah Huckabee Sanders đã thực hiện chỉ thị của Trump, ngăn chận phóng viên Kaitlan Collins, của CNN, không cho vào tham dự sự kiện truyền thông mở của Trump trong Rose Garden vì họ phản đối câu hỏi của cô về ông.

Sự việc này cho thấy, Donald Trump đã tiến thêm một bước trong việc tìm cách cản trở truyền thông, bịt miệng báo chí. Việc ngăn cản Kaitlan Collins, không cho vào tham dự buổi họp truyền thông, chứng tỏ ý định trừng phạt, cảnh cáo các phóng viên gây bất lợi cho Trump. Hành động đó ngay lập tức đã làm nổ ra một cuộc biểu tình, phản đối trên khắp các phương tiện truyền thông, kể cả đài Fox News, đài mà Trump yêu thích và là chủ cũ của Bill Shine.

Lần đầu tiên trong lịch sử báo chí, truyền thông nước Mỹ, một phóng viên bị chặn không được tham dự một sinh hoạt báo chí của tòa Bạch Ốc vì lý do hỏi “câu hỏi không thích hợp”. Điều này thật ra không lạ, kể từ khi nhậm chức, Donald Trump đã nhiều lần từng gọi Báo Chí Là Kẻ Thù Của Nhân Dân.

Trở lại vấn đề, Kaitlan Collins cho biết, cô không được tham dự buổi sinh hoạt ngày 25.07.2018 vì các quan chức trong tòa Bạch Ốc đã phản đối câu hỏi của cô đặt ra cho ông Trump trước đó.

Trong lúc đó thư ký báo chí tòa Bạch Ốc, Sarah Huckabee Sanders tìm cách bào chữa cho hành động này, khen ngợi ông Trump là tổng thống dễ tiếp cận nhất trong lịch sử hiện đại. Sanders nói rằng, ông Trump tiếp xúc với báo chí, giải đáp thắc mắc của họ 3 lần nhiều hơn các tổng thống tiền nhiệm. Bà Sanders nói tiếp: “Chúng tôi sẽ tiếp tục như vậy ở nhiều nơi và ở những thời điểm thích hợp”. Trước đó, bà Sander đã từng bị từ chối được phục vụ ở một nhà hàng, khi đi ăn tối với gia đình.

Olivier Knox, chủ tịch Hiệp hội Phóng viên tòa Bạch Ốc, cho biết, sẽ tận dụng mọi phương thức để chống lại bất kỳ nỗ lực nào của Trump, nhằm mục đích ngăn chận, giảm thiểu sự tự do của các phóng viên.

Trong một tuyên bố mới đây, Olivier Knox nói rằng: “Để phù hợp với tinh thần của Tu chính án đầu tiên (The first Amendment), các phóng viên chung quanh tòa Bạch Ốc cần được tự do trong công việc của họ mà không bị ngăn trở, đe dọa bởi một sự trả thù nào từ phía chính phủHiệp hội phóng viên tòa Bạch Ốc sẽ theo đuổi sứ mệnh của mình, thay mặt cho các phương tiện truyền thông tự do và độc lập để đúc kết tiến trình hoạt động của tổng thống Mỹ“.

Donald Trump thường biểu lộ sự giận dữ, cau có khi hành động, cách cư xử, lời nói của mình bị báo chí, truyền thông chỉ trích, lên án, đánh giá tiêu cực. Gần như ngày nào, Trump cũng lên mạng Twitter gửi tin nhắn để càm ràm, xỉa xói những ai phê bình ông. Trump cũng công khai dự tính cắt giảm, ngăn chận sự tiếp cận của báo chí đối với mình.

Nhắc lại một vài chuyện cũ liên quan đến truyền thông, báo chí, trước và sau khi Trump đắc cử tổng thống thứ 45 trong lịch sử Mỹ. Ngày 09.05.2018, Trump đã đưa câu hỏi trên mạng Twitter như sau: “Tại sao chúng ta cứ phải cực khổ, làm việc mệt nhọc với truyền thông khi nó đã bị suy thoái?”

Ngoài ra, trong chiến dịch tranh cử của mình, Trump đã cấm một số các phóng viên của khoảng một chục cơ quan truyền thông, trong đó có các phóng viên từ báo Washington Post, Politico và BuzzFeed đi theo tham dự các cuộc vận động tranh cử của mình. Tuy nhiên, những phóng viên bị cấm vẫn tiếp tục bám theo cuộc tranh cử, nơi những phóng viên khác có được giấy mời và vé máy bay thượng hạng (business class).

Lệnh cấm quái đản, lần đầu tiên trong cuộc tranh cử tổng thống của một đảng phái lớn – Đảng Cộng Hòa – đã được rút lại vào tháng 9.2016 trong cuộc bầu cử quốc hội Mỹ.

Năm 2015, Trump đã từng nói với báo Time rằng: Nếu đắc cử tổng thống, ông vẫn cho phép các phóng viên mà ông cảm thấy đã đối xử không công bằng với ông, được tiếp tục hoạt động trong tòa Bạch Ốc, nhưng điều đó không có nghĩa là ông sẽ tốt đối với họ.

Trump đã từng tuyên bố: “Tôi là người, hễ thích là làm. Nếu ai đó không tốt với tôi, tôi sẽ không đối xử tốt với họ”.

Giới chức tòa Bạch Ốc cho biết, trên cương vị tổng thống, Trump không loại bỏ bất kỳ tin tức nào nói về mình, những tin tức được đưa vào phòng báo chí tòa Bạch Ốc – một tổ chức công, không phải một phòng sở tư nhân – Nhưng trong suốt hơn 18 tháng cầm quyền, Trump luôn thảo luận riêng với các trợ lý, tìm cách trả thù cá nhân, nhỏ nhen, những phóng viên đã đưa tin bất lợi dù là sự thật, hay bình luận tiêu cực về ông.

Các quan chức cho biết, hai trong số những người đã khiến Trump tức giận, căm thù nhất là Jim Acosta, trưởng nhóm phóng viên trong tòa Bạch Ốc của CNN và April Ryan trưởng phòng phát thanh đô thị của Washington Post. Họ đã đặt những câu hỏi khiến Trump rối trí, không trả lời được và Trump gọi tờ báo mà họ làm việc là hãng “tin giả”.

Khi bị hỏi khó không thể trả lời, Trump thường giận dữ, đẩy các câu hỏi qua cho phát ngôn viên tòa Bạch Ốc là Sarah Huckabee Sanders và các nhân viên báo chí khác, các câu mà những người này đã được biết nhưng không thể trả lời.

Một cựu giới chức trong tòa Bạch Ốc cho biết, đằng sau những cánh cửa đóng kín, Trump thường hỏi các cộng sự viên: “Có điều gì chúng ta không thể làm?”. Trump đã ra lệnh (miệng, tất nhiên) cho các trợ lý thu hồi giấy phép vào tòa Bạch Ốc của một số phóng viên, ngăn chặn họ tham dự các sự kiện do tòa Bạch Ốc tổ chức sắp tới, cùng với những hình phạt khác. Giới chức này cho biết thêm, không rõ đó thật sự là lệnh hay Trump chỉ nói xả hơi cho đỡ bực tức.

Trong quá khứ, nhiều trường hợp các cố vấn hàng đầu, kể cả Sarah Huckabee Sanders, hay Giám đốc Truyền thông Hope Hicks đã cố gắng thuyết phục Trump không nên hành động như vậy, vì điều đó chỉ gây thêm chú ý của dư luận đến những câu hỏi mà Trump không thể trả lời. Cách tốt nhất là lờ nó đi.

Giới chức tòa Bạch Ốc cũng cho biết, Trump quan tâm đến âm điệu, cách đặt câu hỏi nhiều hơn nội dung thật sự của câu hỏi, nhất là khi câu hỏi được đặt ra trước sự tham dự của các chính trị gia nước ngoài.

Đầu tháng Bảy, như báo Washington Post đưa tin, Trump càm ràm với các trợ lý về câu hỏi của phóng viên Jonathan Lemire của hãng tin AP đặt ra tại cuộc họp báo ở Helsinki của Trump với Tổng thống Nga Vladimir Putin.

Lemire hỏi: “Liệu Trump có muốn – khi cả thế giới đang xem – tố cáo sự can thiệp của Nga trong chiến dịch tranh cử tổng thống năm 2016”. Donald Trump đã bối rối và sau đó phàn nàn với những trợ lý, tại sao lại là Lemire, mà không là một người có thể đặt câu hỏi thoải mái, nhẹ nhàng để dễ trả lời? Các trợ lý nói rằng, bất cứ nhà báo nào cũng sẽ hỏi một câu hỏi tương tự, khó khăn như vậy trong buổi họp thượng đỉnh.

Sự việc xảy ra với Kaitlan Collins, khi bị cấm vào buổi họp báo mở ở tòa Bạch Ốc hôm thứ Tư  25.07.2018, là một cái tát vào mặt truyền thông tự do của Mỹ. Collins là phóng viên Pool Reporter, tức là đại diện cho các mạng lưới đưa tin truyền hình lớn nhất trong Phòng Bầu Dục của tòa Bạch Ốc. Nhóm này kết hợp các nguồn để bổ túc cho nhau những tin tức mới nhất trong ngày.

Trước đó, trong buổi họp giữa Donald Trump và Jean-Claude Juncker, Chủ tịch Ủy Ban Âu Châu, Collins đã đặt câu hỏi: “Liệu Tổng thống có cảm thấy bị phản bội bởi Michael Cohen không, Cohen đã bí mật ghi lại cuộc nói chuyện của tổng thống và cuốn băng bị tịch thu?” Câu hỏi này đã khiến Trump điên tiết và để tâm thù ghét Collins.

Collins nói trên CNN sau đó rằng: “Đó là những câu hỏi mà bất kỳ phóng viên nào cũng sẽ hỏi ông Trump, nếu có dịp. Tôi ở đó trong cương vị của một pool reporter, đại diện cho tất cả các mạng và do đó đặt các câu hỏi trong ngày như thường lệ”.

Đã nhiều lần các trợ lý của Donald Trump giải thích rằng, việc trả thù phóng viên của tòa Bạch Ốc sẽ chỉ làm cho họ nổi tiếng hơn, nhanh chóng trở thành các ngôi sao, ngoài ra người dân sẽ khinh thường nội các, tổng thống dễ dàng trở thành tâm điểm của sự dè bỉu, chê bai.

Đó chính là những gì mà Acosta, phóng viên thường xuyên gặp rắc rối với Trump, đã nhận được từ Trump những món quà ngoài sự mong đợi. Trong dịp qua Anh, gặp gỡ nữ thủ tướng Theresa May, Trump đã khai hỏa vào Acosta khi anh cố gắng đặt câu hỏi trong cuộc họp báo chung của Trump với bà Theresa May.

Viên đạn được bắn ra là: “Tôi không nhận câu hỏi từ CNN. CNN là tin giả”. Trump nói.

Sau đó, Trump kêu gọi John Roberts của Fox News, nói rằng: “Hãy đi đến một mạng lưới thực sự. John, đi thôi”.

Acosta tỉnh như ruồi, trả lời: “Ồ, chúng tôi cũng là một mạng lưới thực sự! Thưa Ngài!”.

Càng tấn công vào nền báo chí tự do, Trump càng cho công chúng Mỹ và thế giới thấy rõ, sự độc tài của một tổng thống, lần đầu tiên hiện hữu trong chính quyền Mỹ.

Bình Luận từ Facebook

3 BÌNH LUẬN

  1. Góp ý với tác giả TĐL:
    Theo như bài trên thì tác giả này đánh giá qúa cao giới báo chí Mỹ đến mức
    “sùng bái”,dù báo chí là quyền lực thứ 4,sau Lập Pháp Hành Pháp,Tư Pháp.
    Đừng tưởng tất cả nhà báo Mỹ đều trong sạch,cao thượng mà là cũng được
    mua chuộc,kể cả trả tiền sòng phẳng mà Mỹ gọi là “bán chính sách” cho nhà
    nước Mỹ đến “người mua” là dân chúng qua trung gian là báo chí !
    Do đó,ký giả không thể tránh khỏi thiên lệch,tuỳ theo vị trí hay lập trường
    mà họ vốn có.Chiến tranh VN.là bằng chứng điển hình cho việc báo chí được
    hay bị lợi dụng bởi giới ohản chiến,kể cả CS.quốc tế để chấm dứt chiến tranh
    VN mà không đếm xỉa gì đến cuộc đấu tranh TỰ VỆ của VNCH.chống lại cuộc
    chiến tranh lật đổ của miền Bắc CS.nhằm cộng sản hoá cả nước.

  2. Vụ Watergate của Nixon có động cơ chính trị của giới phản chiến nhằm
    buộc ông ta ra đi nhường cho một tổng thống khác chủ hòa thì mới rút
    quân Mỹ về được,chứ nghe lén thì đảng nào cũng nghe lén cả !
    Bây giờ đàn hặc Trump hơi khó vì dân Mỹ cũng muốn một TT.như ông
    ta thì mới đối phó được với mấy tay độc tài như Putin và TCBình !
    Hơn nữa,vụ đàn hặc Clinton (đảng dân chủ) đã thất bại thì chẳng có lý
    do gì lại thêm một TT.Cộng Hoà nữa thì không fair tý nào ?

  3. Tổng thống Trump hay nhiều chuyện mà hay nhất là chuyện đánh Tầu và các quốc gia bán hàng hộ Tầu. Chuyện ông đắc cử tổng thống đã gây tổn thương nặng cho Đảng dân chủ, truyền thông dòng chính và các nhóm quý tộc của Đảng cộng hòa, bởi thế, truyền thông dòng chính đã bị chính trị hóa, đứng cùng phe với đảng dân chủ chống đối quyết liệt ông tổng thống này và tìm mọi cách để hạ uy tín của ông, kể cả việc phải giở những mánh bẩn thỉu nhất là bịa đặt xuyên tạc.
    Ông Trump ghét truyền thông dòng chính là đúng rồi, chỉ có điều là các bạn đọc cần cảnh giác: bài viết trên mang hơi hướng phụ họa cho truyền thông dòng chính hay sao ấy?
    * Phụ chú: Navarro là người viết cuốn “Chết dưới tay Trung quốc” kêu gọi toàn thế giới hiệp lực để chống lại Trung quốc, đặc biệt là gian lận thương mại. Khi đắc cử tổng thống, ông Trump đã mời Navarro làm cố vấn thương mại cho mình. Các bạn hay nên tìm đọc cuốn sách này.

Leave a Reply to Khách Quan Hủy trả lời

Xin bình luận ở đây
Xin nhập tên của bạn ở đây