Cần phân biệt “Chủ nghĩa xã hội dân chủ” với “khuynh hướng dân chủ xã hội”

FB Trương Nhân Tuấn

25-7-2018

Một người Mỹ mặc chiếc áo đề chữ “Chủ nghĩa xã hội dân chủ”. Ảnh: internet

Đọc bài về “chủ nghĩa xã hội dân chủ” trên BBC thấy là “lầm chết”!

Tra “gú gồ” ta sẽ biết sự khác biệt (rất xa) về quan điểm “xã hội” và “chính trị” giữa các đảng “Chủ nghĩa xã hội dân chủ – Democratic Socialists” của các quốc gia cộng sản đặt trên nền tảng Mác Lê Nin với khuynh hướng “Dân chủ xã hội – Social Democracy” trong xã hội Mỹ và các nước Châu Âu.

Đảng Xã hội Mỹ có từ 1901 nhưng đảng này do bị “phân hóa nội bộ” qua cuộc cách mạng tháng mười 1917 và sự thành lập của “Quốc tế xã hội chủ nghĩa”. Khuynh hướng “xã hội” trong chính trường của Mỹ xuất hiện trở lại từ khi ông Bernie Senders (thượng nghị sĩ Vermont) nổi lên năm 2017 với cuộc chạy đua vòng sơ bộ với bà Hillary Clinton. Cụm từ “democratic socialists of america” thấy xuất hiện trên báo chí, trong cũng như ngoài nước Mỹ. Nhưng bà con đừng thấy cái tên rồi đồng hóa chủ trương của đảng này với các đảng xã hội trên nền tảng Mác – Lê nin.

Những bạn bè người Việt số ở Châu Âu, nhứt là ở Đức, Pháp và các xứ Bắc Âu, hẵn đều biết, nếu không nói là “sống” trong môi trường “xã hội”, được hưởng “thành quả xã hội”, như các việc trợ cấp thất nghiệp, trợ cấp xã hội (cho người không được hưởng trợ cấp thất nghiệp), trợ cấp chi phí cho nhà ở, trợ cấp cho trẻ mới sinh hay cho trẻ dưới 18 tuổi, trợ cấp cho gia đình đông con… ngoài ra còn có các trợ cấp khác, đắt tiền hơn nhưng không vào tay người hưởng mà trả cho bác sĩ, nhà thương, bệnh viện, nhà thuốc tây v.v… Người ta gọi chung các thứ này là “phúc lợi xã hội”.

Bà con cũng biết rằng các đảng Xã hội ở các xứ này không có đảng nào chủ trương bạo lực cách mạng để “cướp chính quyền” như chủ trương của chủ nghĩa Mác-Lê Nin. Cũng không có đảng nào chủ trương “chuyên chính”, tức là “xiết bù lon” vào ghế ngồi, giành độc quyền lãnh đạo nhà nước như chủ trương Mác xít Lê nin nít..

“Cánh tả” của Mỹ, khuynh hướng của Bernie Senders, mặc dầu mang tên “chủ nghĩa xã hội dân chủ”, nhưng nó không có cái gì quan hệ với “chủ nghĩa xã hội dân chủ” của những người theo chủ nghĩa Mác Lê Nin. Thực chất đó là sự “hồi sinh” của khuynh hướng “nhà nước phúc lợi” của phong trào chính trị “dân chủ xã hội” ở Mỹ.

Bình Luận từ Facebook

4 BÌNH LUẬN

  1. Một vài sai lầm

    Các đảng Cộng Sản ở nước ngoài, trừ Pháp, không thể kêu gọi bạo lực đơn giản vì luật pháp không cho phép . Kêu gọi bạo lực sẽ bị nhà nước giải tán ngay tắp lự . Ngay cả những nhóm tân phát xít cũng chỉ dám dừng ở cổ vũ gun ownership. Nhưng không có nghĩa họ không tài trợ các hoạt động bạo lực ở những nước khác như châu Á & châu Mỹ Latin. Còn chuyện truyền bá chủ nghĩa Mác mang màu sắc bạo lực thì vẫn không sao . Đừng ngạc nhiên khi Khieu Samphan tốt nghiệp Sorbonne, Polpot là sinh viên kiến trúc học ở Pháp nhưng lấy 1 bằng phụ nghiên cứu chủ nghĩa Mác . Paris vẫn là ổ gà cho những tổ chức Marxist bạo lực ở nhiều nơi trên thế giới .

    “tên đảng là gì không quan trọng”

    Ngược lại . Tên đảng cực kỳ quan trọng . Đảng Cộng Sản Mỹ rất kiên định trong lý tưởng của mình, có điều rất ít ai ủng hộ . Tỷ lệ thường là 0.05%, còn ít hơn cả những cá nhân như Ralph Nader. Đó là sau khi các đảng mang màu sắc chủ nghĩa xã hội/cộng sản hợp lại thành 1.

    Social Democracy không phải là Democratic Socialism -1 biến thể từ “Chủ nghĩa xã hội với bộ mặt người”. Social Democracy bắt đầu từ những người bị Marx thóa mạ bằng những ngôn từ khá lỗ mãng, aka nếu tôn thờ chủ nghĩa Mác mà ôm cả Social Democracy vào thì … đích thị là trí thức Việt Nam . Nếu xảy ra, ta không nên ngạc nhiên . Họ còn nghĩ cả chủ nghĩa cộng sản đúng ra là chủ nghĩa cộng đồng! Nói thế nào được với những con robots chập mạch, sản phẩm của nền giáo dục do những trí thức lớn như Gs Hoàng Tụy đặt nền móng!

  2. Nhập nhằng đánh lận con đen hay nói dân dã là CẦM NHẦM vô tư là thói
    quen lâu nay của mấy quan CS.Thế nên,chữ nghĩa của nước người ta thì
    mấy quan vơ vào làm của mình có bằng chứng sờ sờ từ lâu,từ cái thời họ
    Hồ chưa cướp được chính quyền thì đã “thuổng” Hiến Pháp Mỹ v.v. để bịp
    dân ta rằng thì là mà chế độ mới sẽ có dân chủ tự do như Mỹ !
    “Của dân,do dân và vì dân” thì ăn cắp bài diễn văn của cố TT.Mỹ Lincoln.
    Nhưng đi đêm có ngày gặp ma nên “xã hội hoá” thì quan ta dùng sai mà
    không biết ngượng khi đánh đồng với tư nhân hóa v.v.

  3. – Ở các nước Châu Âu, tên đảng là gì không quan trọng, “Cộng Sản” hay “XHCN”, cái quan trọng là trong Cương lĩnh của đảng đó không được phép có nguyên tắc “chuyên chính vô sản”, mà phải có sự tôn trọng nguyên tắc dân chủ đa đảng. Trong Hiến pháp dân chủ của họ luôn phải có điều khoản nghiêm cấm hoạt động, tuyên truyền của các đảng phát xít, phân biệt chủng tộc, tôn giáo, của các đảng độc tài “chuyên chính vô sản”, phân biệt giai cấp, không tôn trọng nhân quyền.
    Đảng độc tài, mọi rợ như Đảng lợn CSVN, nếu ở Châu Âu là đã bị nhân dân ở đó đặt ra ngoài vòng pháp luật!
    Vì họ thừa biết qua cái “CNXH” ở Động Âu cũ, thừa biết ĐCSVN với … thứ “CNXH hoàn thiện, không biết đến cuối thế kỷ có hay không”, thứ kể cả khi nó đã “hoàn thiện”, nó cũng chỉ là “giai đoạn qúa độ” của một thứ còn mơ hồ, không tưởng hơn nữa, được gọi là “CN Cộng sản”. Vậy mà bằng mọi gía, ĐCSVN vẫn “phải” lãnh đạo nhân dân “xây dựng” nó, phải nắm bằng được “chuyên chính vô sản”, thì LÝ DO duy nhất chỉ là để chúng nó được THỐNG TRỊ nhân dân, đất nước VN.

    – Trong thể chế dân chủ đa đảng ở phượng Tây, không thể có một “độc đảng” cầm quyền nào lừa bịp nổi nhân dân, với tầm cỡ “bán nước, hại dân” kinh khủng như đảng độc tài CSVN.
    Và không phải lúc nào các đảng chấp nhận nguyên tắc dân chủ nghị trường cũng ham muốn được liên minh cầm quyền cùng với đảng có mục tiêu chính trị khác với mình.
    Ở Áo cũng như ở Đức, theo tôi biết, có 2 trường hợp một đảng được “độc đảng” cầm quyền, một mình được phép đứng ra thành lập chính phủ:
    1. Qua bầu cử, đảng đó có uy tín cao, nên có được “đa số tuyệt đối”, trên 50% số phiếu của cử tri. Mọi chính sách của đảng đưa ra QH bàn, có sự ủng hộ, đồng ý cuả các ĐB các đảng đối lập. Khi QH có nghị quyết mà nhân dân vẫn không đồng ý, nhân dân có quyền biểu tình, phản đối để được trưng cầu dân ý.
    2. Đảng đó mặc dù “có số phiếu cao nhất nhưng không tuyệt đối”, nên phải liên minh với đảng khác để có trên 50% phiếu bầu mới được thành lập chính phủ. Nhưng trớ trêu, không có đảng nào muốn cùng liên minh, và các đảng khác lại thấy không cần thiết phải tổ chức bầu cử lại, tốn kém cho nhân dân, nên họ thống nhất “nhường” cho đảng “có số phiếu cao nhất nhưng không tuyệt đối” ấy cầm quyền, còn họ đứng vào vị trí đối lập trong QH, để kiểm tra việc thực hiện và phản biện các chính sách của đảng cầm quyền.
    Với họ, làm đảng đối lập cũng là cách hữu hiệu để phục vụ nhân dân, đất nước.
    Với họ, ĐCSVN là đảng của lũ lợn mọi rợ!

  4. Những đảng và xu hướng dân chủ xhcn cũng đã lập chính phủ (cầm quyền thông qua bầu cử) ở nhiều nước. Nhưng vấn đề là, mỗi khi các xu hướng cánh tả này cầm quyền thì tệ nạn xã hội lại gia tăng. Vậy đấy!!

Leave a Reply to Nac danh Hủy trả lời

Xin bình luận ở đây
Xin nhập tên của bạn ở đây