Nhà nước phải trả dân món nợ lưu cữu 72 năm

Blog VOA

Bùi Tín

26-6-2018

Dân Bình Thuận đối mặt cảnh sát cơ động trong cuộc biểu tình chống dự luật đặc khu tại Bình Thuận. Ảnh: FB Lê Nguyễn Hương Trà

Các bản Hiến pháp Việt Nam từ năm 1946, qua thay đổi các năm 1959, 1980, 1992 và 2013, cả thảy 5 bản Hiến pháp đều ghi rõ quyền hạn và nghĩa vụ người công dân, bao gồm quyền bình đẳng, tự do ngôn luận, tự do xuất bản, tự do hội họp (biểu tình), tự do cư trú, đi lại, tín ngưỡng, tự do thân thể, thư tín, nhà ở, tự do bầu cử, ứng cử, bãi miễn, phúc quyết hiến pháp, có quyền tư hữu và có nền tư pháp độc lập.

Nền nếp nắm chính quyền quy định ngay sau khi Hiến pháp được ban bố và trước khi có hiệu lực, các cơ quan lập pháp và hành pháp (Quốc hội và Chính phủ) phải cụ thể hóa các điều khoản của Hiến pháp, hướng dẫn cách thực hiện triệt để nghiêm cách nhưng không được trái với tinh thần của Hiến pháp.

Chính do đó, từ lâu đã có những đạo luật về xuất bản, báo chí, về cư trú, xuất nhập cảnh, tư do tín ngưỡng, bầu cử và ứng cử, và gần đây có cả luật về trưng cầu dân ý, một tiến bộ rõ rệt nhưng đáng tiếc là chưa hề đưa ra thực hiện, như đối với 2 dự luật Đặc Khu và An ninh mạng vừa qua!

Một lỗ hổng lớn tồn tại từ sau khi công bố bản Hiến pháp đầu tiên năm 1946 là chưa hề có đạo luật nào về Hội họp, Biểu tình cho nên cái quyền hiến định này cứ « lửng lơ con cá vàng », dân cứ việc thực hiện, đảng cứ việc tảng lờ, trên thực tế là ngăn cản, còn đàn áp trừng phạt bằng bạo lực.

Đây là một món nợ tinh thần cực kỳ nghiêm trọng, Nhà nước độc đảng ngang nhiên chà đạp hiến pháp, thủ tiêu quyền công dân được hiến pháp bảo vệ, trong khi theo văn bản Hiến pháp năm 1992 « Đảng Cộng sản gắn bó mật thiết với nhân dân, phục vụ nhân dân, chịu sự giám sát của nhân dân, chịu trách nhiệm trước nhân dân về những quyết định của mình ».

Có thể nói lãnh đạo đảng đã cố tình bỏ quên trách nhiệm của mình là đôn đốc quốc hội và chính phủ thảo ra bộ Luật về tự do Hội họp, biểu tình, một quyền hiến định mà hầu hết nhân dân các nước khác đều có quyền thực hiện một cách ôn hòa phổ biến. Đây là món nợ lưu cữu hơn 72 năm mà đảng và Bộ Chính trị phải sớm trả lại cho nhân dân.

Là một chính đảng tự vỗ ngực nắm trọn quyền lãnh đạo Nhà Nước, Bộ chính trị phải chủ động trả món nợ lớn này cho dân, nếu không tự họ đã tự từ nhiệm là lực lượng lãnh đạo, tự đánh mất tính chất lương thiện chính đáng của chính mình.

Dù Luật biểu tình chưa ban hành, nhân dân càng tự xác định có quyền thực hiện đầy đủ quyền hiến định ấy, sư chậm trễ là lỗi của chính quyền độc đảng chà đạp hiến pháp, phủ nhận quyền ghi trên hiến pháp là đạo luật Mẹ, cao nhất.

Luật Biểu tình đã được thảo luận tại quốc hội rồi bỏ lửng chỉ là vì bộ chính trị sợ nhân dân biểu tình chống Trung Quốc, lột trần thái độ xấu xa « hèn với giặc, ác với dân » của họ. Khi Trung Quốc đưa tàu HD 981 vào khoan dầu trong vùng biển nước ta, đã làm nổ ra các cuộc biều tình xuống đường ôn hòa nhưng quyết liệt, Bộ Chính trị liền ra lệnh đàn áp, bát bớ dọa nạt. Với vụ Formosa gây ô nhiễm nặng cả vùng ven biển miền Trung, nhân dân cùng xuống đường biểu tình quyết liệt, cũng bị đàn áp và trả thù. Nay việc 2 dự thảo Luật Đặc khu và An ninh mạng phục vụ cho bọn bành trướng lấn đất, bịt mồm dân bị nhân dân cả nước tổng biểu tình khắp các vùng từ Sài Gòn, Mỹ Tho, Cần Thơ, Bình Dương, Bình Thuận, Đak Lak, Nghệ An, Nam Định, Thái Bình, Hải Phòng, Hà Nội, bị đàn áp rất tàn bạo, bị bắt bớ tràn lan, gây nên căm phẫn lớn trong nhân dân, tạo nên cao trào chống bành trướng và tay sai của chúng hiện nay. Họ càng trì hoãn Luật, dân càng khẳng định quyền biểu tình của mình.

Chính đó là lý do vì sao mới đây ngày 19/6 khi ông Trần Đại Quang Chủ tịch nước phát biểu « theo tôi Luật biểu tình là cần thiết, tôi đề nghị quốc hội ban hành Luật này » được báo Tuổi trẻ đăng lại đã bị xóa bỏ ngay sau đó, chắc là theo lệnh của tổng bí thư và Ban Tuyên huấn TƯ, những kẻ mẫn cán nhất trong cúc cung phục vụ Bắc triều, tự cho mình cái quyền tối cao đè đầu ông Chủ tịch nước, lập công với ông chủ Tập Cận Bình của họ.

Chính do thái độ phục vụ bành trướng như thế nên có vẻ như Bộ Chính trị quyết gò ép ông Trầ Đại Quang phải sớm ký lệnh ban hành Luật An ninh mạng đã bị ép thông qua và tiếp tục ép quốc hội thông qua Luật Đặc khu vào tháng 10 tới.

Nhân dân sẽ đáp trả bằng những cuộc tổng biểu tình rộng khắp quyết liệt gấp bội nhưng ôn hòa không cần bạo lực, quyết đòi họ phải ban hành Luật Biểu tình, món nợ quá hạn quá lâu, hủy bỏ hẳn 2 đạo Luật phi pháp phục vụ bọn bành trướng.

Chính trường Việt Nam sẽ náo động lôi cuốn hàng triệu người mới thức tỉnh vẫy gọi nhau xuống đường nói không với 2 đạo Luật bán nước, nói không với thái độ nhu nhược đê hèn của lãnh đạo đi với quân giặc chống nhân dân, phản lại dân tộc, phản lại đất nước. Chúng ta có chính nghĩa ngời sáng, gắn bó chặt chẽ với thế giới dân chủ văn minh.

Bình Luận từ Facebook

2 BÌNH LUẬN

  1. “Là một chính đảng tự vỗ ngực nắm trọn quyền lãnh đạo Nhà Nước, Bộ chính trị phải chủ động trả món nợ lớn này cho dân, nếu không tự họ đã tự từ nhiệm là lực lượng lãnh đạo, tự đánh mất tính chất lương thiện chính đáng của chính mình”.

    – Súc vật còn có thể có lương tâm, chúng không giết sống rồi ăn thit đồng loại, chứ lũ ma qủy CSVN thì chẳng hề có chút “lương tâm”, “lương thiện” nào. Chúng đã “thề phanh thây uống máu quân thù” – nhân dân VN dám “phản động”, đòi quyền làm người – là đã đứng vào vị thế kẻ thù không đội trời chung của chúng.
    – ĐCSVN là lũ đã nợ máu nhân dân. Thằng Lú lện giọng day bảo nhân dân, nhưng chính Đảng lợn CSVN của nó là lũ “lợi dụng lòng yêu nước” của nhân dân – để cho chúng cướp được quyền thống trị đất nước VN.
    Nợ máu, bọn khát máu bán nước hại dân phải trả bằng máu.

  2. Thực ra nhắc đến 3 Hiến pháp 1946, 1959, 1980 thì khi nói Hiến pháp đã thực hiện thì quyền hiến định không thể nói là phải chờ 1 đạo luật nào ban hành. Trường hợp đặc biệt chỉ đúng với HP 1946 khi nó chưa được chính thức công bố và chưa từng có hiệu lực về phương diện pháp lý.thì đúng là không thể dựa vào nó để nói là có quyền hiến định. Còn 2 bản Hiến pháp 59 và 80 đã ghi rõ: thì ai không xử dụng quyền hiến định thì cần nói thẳng lỗi của người đó, chứ không thể đổ lỗi cho: như ông Bùi Tín nói – dù Hiến pháp 1980 đã tỏ ra lo ngại biểu tình gây bất lợi cho Nhà nước so HP 1959. Và nếu có văn bản nào phủ nhận quyền biểu tình chẳng hạn, thì đó chính là VI HIẾN và ai bị ngăn cản cũng cần biết đấu tranh chứ không thể đổ cho nhà nước không ban hành luật biểu tình nên tôi không được biểu tình! Điều rắc rối cho dân chỉ phát sinh tư khi các quyền „tự do“ này có thêm đuôi . Lúc này những người không muốn thực hiện quyền này sẽ viện dẫn vào „cái đuôi“ này để nói rằng Hiến pháp đã quy định vậy. Nhưng ai cũng biết rằng Hiến pháp là do chính họ soạn thảo – mặc dù có nhiều ý kiến nói là không thể đưa đuôi này vào, vì như thế Hiến pháp thực tế không có quyền (chỉ nhắc tới quyền) mà quyền hành do luật (thậm chí do cả các Nghị định, văn bản dưới luật) nắm hết và như thế Việt Nam đã không tuân thủ kỹ thuật lập hiến tiên tiến bộ và mục đích vì sao thì dễ hiểu! Điều quan trọng là sau khi có đuôi này thì 1 chuyện lạ đã xảy ra là hầu hết tất cả người Việt đều đồng thanh phải có luật biểu tình – mặc dù ở các nước khác không có hiện tượng đó! Còn Ông Bùi Tín không tin thử hỏi các chuyên gia lập hiến Pháp xem dân Pháp có phải chỉ được biểu tình sau khi có Luật biểu tình hay là sau khi Hiến pháp xác định quyền đó thì họ đã có quyền đó?! Vì thế với tôi không phải là cần phải có nhanh Luật biểu tình … – mà cần phải thực hiện các quyền tự do cơ bản như hội họp, lập hội và Việt Nam cần chuẩn mực lại Hiến pháp để khi xác định quyền nào thì phải có quyền đó, chứ không thể Hiến pháp lại có giá trị thua luật như thông qua nhận thức hiện nay!

Leave a Reply to Góp ý HP Hủy trả lời

Xin bình luận ở đây
Xin nhập tên của bạn ở đây