“Đánh thức tiềm lực”

FB Đỗ Ngọc Thống

25-6-2018

Trong đề thi THPTQG năm 2018 vừa diễn ra sáng nay, có câu 4 phần đọc hiểu hỏi như sau: “Theo anh/chị quan điểm của tác giả (Nguyễn Duy) trong hai dòng thơ: “ta ca hát quá nhiều về tiềm lực/ tiềm lực còn ngủ yên” có còn phù hợp với thực tiễn ngày nay không? Vì sao?

Tôi đang nghĩ, không biết các thầy, cô sẽ cho mấy điểm, nếu có HS viết thế này:

“Thưa nhà thơ Nguyễn Duy! Đúng là “ta ca hát quá nhiều về tiềm lực”, mới vào tiểu học cháu đã được học bài nước ta rừng vàng biển bạc. Cháu cũng nghĩ, đúng là ngày trước, “tiềm lực còn ngủ yên”. Nhưng bây giờ quan điểm của nhà thơ lạc hậu mất rồi, bác chẳng chịu cập nhật gì cả. Vì sao lạc hậu ư? Vì đơn giản là tiềm lực có còn đâu mà ngủ yên.

Dầu mỏ biển Đông hút lên bán gần hết rồi; còn ít nhiều thì đã bị bọn bành trướng tham lam đang dùng đường lưỡi bò chiếm hết. Cũng theo đó ngư trường bị chúng lấn chiếm, thu hẹp tối đa, nay mai biển của ta chỉ còn rộng hơn cái ao làng một chút.

Cá bị đầu độc bởi những tập đoàn như Formosa, chúng đã chạy tít ra tận khơi xa, vượt ra ngoài cái ao làng ấy thì dân còn đâu để mà đánh bắt.

Cát biển, cát sông cũng bị hút lên mang bán hết cho những nước xung quanh. Mỏ than cũng đã cạn kiệt rồi, còn ít quặng Tây Nguyên nhiều người khuyên để dành cho con cháu cũng kí kết đào lên bán hết… Lãi lời đâu chưa thấy, chỉ thấy lỗ và lỗ triền miên không biết khi nào trả được, trước mắt chỉ thấy họa môi trường.

Ruộng đồng, sông suối, ao hồ chỗ nào cũng hóa chất độc hại, tôm cá và biết bao sinh vật tự nhiên không còn đường sống; đất đai oằn lưng gánh chịu bất công. Rừng đại ngàn ngày càng trống trải, con hổ của ông Thế Lữ nhốt trong bách thảo, nếu được thả ra cũng ngơ ngẩn, không biết về đâu ! Cây cối thưa dần, bao nhiêu loài gỗ quý biết khi nào mọc lại? Rừng nguyên sinh biến thành đồi trọc, chỉ tặng lại cho dân lũ ống, lũ quét đến ghê người…

Tiềm lực, tài nguyên chỉ còn ít đất, nay mai cũng định cho thuê, nhượng địa; thuê đến gần thế kỉ thì thành đất của chúng nó lâu rồi.

Thế thì tiềm lực còn đâu mà đánh thức hả nhà thơ?”

Chấm hết.

P/S: Em ấy vừa gọi điện hỏi tôi, liệu viết như thế được mấy điểm hả thầy? Tôi bảo: viết thế có khi bị điểm liệt mất rồi.

Bình Luận từ Facebook

1 BÌNH LUẬN

  1. * Phải khẳng định rằng, tiềm năng lớn nhất của một quốc gia chính là con người chứ không phải là tiềm năng dựa vào tài nguyên thiên nhiên, vậy mà, tác giả vốn dĩ là người chủ biên viết sách giáo khoa Văn Học cho học sinh THPT do mải bôi bác đề thi mà quên đi cái nguyên lý cơ bản này!?
    * Trên mạng có bài viết rất hay nói về học sinh Việt mải mê học toán thì học sinh Đức làm gì. Không rõ tác giả đã đọc bài đó chưa, nếu chưa thì mong tác giả nên tìm đọc.
    * Nói riêng, người dân nước ta từ cổ xưa đến giờ vẫn chưa thoát khỏi thân phận thần dân (bởi lẽ, quyền tối thiểu nhất của con người là người dân có quyền được bày tỏ ý kiến phản kháng khi mà quyền lợi của cá nhân anh ta hoặc của cộng đồng bị xâm hại thì chưa được cho phép, thông qua các luật đảm bảo quyền con người), và vì thế, người dân luôn là kẻ bị trị chứ chưa bao giờ là chủ nhân ông của đất nước.
    * Vậy thì, đánh thức tiềm năng chính là các hành vi tác động đến dân chúng để họ đoạn tuyệt với thân phận cũ của mình để vươn lên thành công dân thực sự mà biểu hiện đầu tiên của dân chủ là đuổi cổ bọn ăn cắp, bọn bọn có thẻ xanh định cư ở nước ngoài và bọn tay sai của Tầu ra khỏi mọi hệ thống dân cử (cũng có nghĩa là đoạn tuyệt với kiểu bầu cử trong khi các dân biểu đã được định sẵn và ngồi sẵn trong thùng phiếu rồi).
    * Đánh thức tiềm năng trong giáo dục chính là việc hướng trẻ em hiểu về vai trò công dân trong tương lai của mình chứ không phải là cách NGU HÓA HỌC SINH BẰNG TIỀN CỦA PHỤ HUYNH, thưa tác giả Đỗ Ngọc Thống!?

Leave a Reply to Lại Việt Hủy trả lời

Xin bình luận ở đây
Xin nhập tên của bạn ở đây