Vài dòng về ngày biểu tình 10/6 và câu chuyện Phan Rí- Vĩnh Tân

Trịnh Anh Tuấn

10-6-2018

1. Về sự sút giảm uy tín nghiêm trọng của ĐCSVN

Không thể phủ nhận, 43 năm từ khi ĐCS nắm quyền cai trị toàn bộ đất nước, ngày 10/6/2018 là lần đâu tiên có một sự phản ứng mạnh mẽ và rộng khắp của người dân đối với một chính sách đầy nguy hại được đưa ra từ Bộ Chính trị ĐCSVN. Mục tiêu phản ứng của người dân không chỉ nhằm vào sự an nguy, chủ quyền của một quốc gia mà còn nhắm thẳng vào sự lãnh đạo tuyệt đối của đảng.

Cùng với mối nghi ngại về khả năng giữ vững chủ quyền, khi xuất hiện một dự luật mà người dân đều thấy mối lo vô cùng lớn về sự vẹn toàn của Tổ quốc, tính chính danh và uy tín của ĐCS VN đã xuống thấp nhất từ khi họ nắm được chính quyền; dù trước đó đã phục hồi chút ít sau cuộc chiến đốt lò của TBT Nguyễn Phú Trọng. Những chính sách kinh tế vô cùng yếu kém và tình trạng tham nhũng không thể tệ hơn, rồi sau đó đổ mọi hệ quả lên đầu nhân dân với những món nợ công khổng lồ, những khoản thuế phí phi mã.

Người dân, cùng với sự thức tỉnh bằng internet, đã nhận thấy rằng họ cần một sự thay đổi và họ cần và có thể làm gì đó để thay đổi; thay vì chờ đợi một sự thay đổi mang tính ban ơn từ chính quyền độc tài, với những người lãnh đạo có lẽ chỉ quan tâm đến quyền lực và túi tiền của họ nhiều hơn là lợi ích của người dân hay lợi ích đất nước.

2. Về hành động từ chính quyền

Điều chúng ta dễ dàng nhận ra là so với những lần biểu tình trước, sự đàn áp của lực lượng công quyền đã giảm đi chút ít. Điều này có thể do nhiều nguyên nhân.

Thứ nhất, không tính đến Hà Nội khi số lượng người tham dự biểu tình quá ít ỏi, thì với số lượng người tham gia tại nhiều địa điểm của Sài Gòn khiến những người chỉ huy an ninh vô cùng bối rối trong phương án xử lý. Đàn áp được một số lượng người dân xuống đường rất đông là không dễ, chưa tính đến khả năng nhận lại hiệu ứng ngược tồi tệ.

Thứ hai, Dự thảo Luật đặc khu chứa đựng nhiều vấn đề cực kỳ nguy hại, mà nhiều người công khai chỉ trích là “bán nước”, thêm uy tín xuống quá thấp của Chính quyền cộng sản trong thời gian gần đây, họ sẽ rất liều lĩnh nếu đàn áp thẳng tay những người biểu tình. Điều đó làm củng cố hơn luận điểm “bán nước” mà nhiều người đã công khai lên án họ. Người dân Việt Nam, với lịch sử vệ quốc ngàn năm với kẻ thù phương Bắc, tinh thần đối kháng với sự xâm lấn của Trung Quốc được tạo nên từ trong lời ru, trong câu ca dao đầu đời, không dễ gì mất đi được. Vì thế, họ có thể quen với một chính thể tham nhũng, vơ vét hay độc tài, nhưng họ sẽ chẳng bao giờ tha thứ cho kẻ bán nước. Đặc biệt, đối với kẻ thù ngàn năm đô hộ từ thủa chân đất hồng hoang.

Thứ ba, có thể là thuyết âm mưu, nhưng dựa trên những cơ sở hợp lý là phe công an đang phản công lại TBT Nguyễn Phú Trọng. Cuộc chiến chống tham nhũng của ông Trọng thời gian qua nhắm vào lực lượng vũ trang nhiều, đặc biệt là công an. Những lùm xùm về việc Bộ trưởng Tô Lâm liên quan đến vụ AVG hay vụ án Vũ Nhôm có dính dáng đến Cựu Bộ trưởng Công an, hiện giờ là Chủ tịch nước Trần Đại Quang, vụ án đánh bạc do các tướng công an bảo kê hay đề án quy hoạch Bộ công an, rõ ràng, phe cánh công an trong nội bộ ĐCS đang yếu thế.

Vấn đề Trung Quốc, mà mối quan hệ nồng ấm của TBT Nguyễn Phú Trọng với Tập Cận Bình, hay việc Phạm Minh Chính, cánh tay phải của ông Trọng, có những mối liên hệ khá đặc biệt với Trung Quốc. Một ví dụ cụ thể là diễn giả chính trong các cuộc hội thảo về đặc khu Vân Đồn thời ông Chính làm Bí thư Quảng Ninh, chính là bà Đào Hiếu Đào, một người làm chính sách lâu năm tại ĐH Thâm Quyến. Điều bất ngờ ít người biết, bà Đào Hiếu Đào, chính là kiến trúc sư trưởng của Tập Cận Bình trong chính sách “Một vành đai- Một con đường” với ý đồ bành trướng qua nhiều khu vực mà Việt Nam là địa điểm quan trong (bạn có thể tự kiểm chứng điều này nếu search trên mạng từ khóa “Prof Tao YiTao One Belt One Road” hoặc “Prof Tao Yitao Road Initiative”). Tạo ra làn sóng phản đối Trung Quốc trong dân, đồng thời đưa ra những mối liên hệ khăng khít giữa ông Trọng và những người thân tín của ông, là một cách để cảnh cáo đối thủ trong cuộc chiến phe nhóm trong nội bộ ĐCSVN. Còn nữa, công an cũng muốn chứng tỏ rằng với tình hình phức tạp như thế, vai trò của họ phải được Đảng thừa nhận đúng mực và thay vì “còn Đảng- còn mình” thì họ thể hiện rằng, “không có công an thì không còn đảng”.

3. Về các nhóm lợi ích và cá nhân hưởng lợi từ đặc khu

Rõ ràng, các tập đoàn như Sun Group, FLC, VinGroup,…đã đầu tư rất nhiều tiền bạc và công sức vào 3 đặc khu trên giấy này. Ngoài ra, nhiều cá nhân có mối quan hệ trong chính quyền do biết trước chính sách đã dồn tiền mua đất đai tại 3 đặc khu này với mong muốn khi thông qua Luật đặc khu, họ sẽ vỡ bẫm. Tuy nhiên, khi gặp phải sự phản ứng khủng khiếp từ người dân như thế, các nhóm và cá nhân lợi ích này là kẻ lo lắng còn hơn cả Bộ Chính trị. Và rõ ràng, với nguồn lực tài chính cùng mối quan hệ khăng khít với thế lực cầm quyền, họ sẽ không từ bỏ tham vọng của mình. Họ sẽ trở lại, và dùng nhiều chiêu trò, bùa phép khác nhau để tìm mọi cách thông qua Luật đặc khu và nhận những món lợi khổng lồ.

Tuy nhiên, điều đó sẽ không dễ như họ tưởng tượng, khi đối mặt với họ là sức mạnh và quyền lực đã dần hình thành từ phía nhân dân khi chứng kiến cuộc biểu tình lần này. Nếu quá liều lĩnh và tham lam, không khéo, cả chính những nhóm lợi ích và cả đảng cộng sản nơi các nhóm lợi ích bám chân vào, sẽ mất cả chì lẫn chài. Và khi đó, tài sản của các nhóm lợi ích với phần lớn là đất đai, nhà cửa và tài sản trên đất, đâu thể bê sang nước ngoài như tiền đô la có thể chuyển dễ dàng qua các hệ thống ngân hàng và kinh doanh rửa tiền được.

4. Bạo lực và lò xo Phan Rí, Vĩnh Tân- Bình Thuận

Những cuộc biểu tình xảy ra đồng loạt trên cả nước đều diễn ra ôn hòa, êm ả ở các thành phố lớn. Tuy nhiên, theo dõi thấy xuất hiện ở Phan Rí có hành động tấn công lại CSCĐ của người dân. Không rõ có sự việc dàn dựng hay khiêu khích của bên nào, nhưng nếu đem so sánh, thì một điều nghi ngại không nhỏ của cá nhân người viết là khả năng xảy ra va chạm, bạo động ở các địa phương tỉnh lẻ cao hơn ở các TP lớn rất nhiều.

Điều này do nhiều nguyên nhân. Ở các TP lớn, những người dẫn dắt hoặc mật độ tham gia của tầng lớp trí thức nhiều hơn. Họ là những người đủ bình tĩnh can ngăn nếu có mâu thuẫn hoặc va chạm xảy ra. Và nếu có bị đánh, thì họ cũng chấp nhận và về tố cáo điều đó trên facebook, mạng xã hội thay vì tìm cách đáp trả.

Nhưng ở các địa phương, nơi trình độ dân trí thấp hơn thì khả năng va chạm bạo lực với lực lượng công quyền là rất dễ. Ở nông thôn, nơi cộng đồng sống cùng có nhiều mối quan hệ gắn bó về gia đình dòng họ, họ không dễ đứng yên xem người thân mình bị công an đánh đập. Thêm một điều quan trọng nữa, là nghiệp vụ đối phó với các cuộc biểu tình của công an ở tỉnh lẻ là khá thấp. Phần nhiều trong số công an tỉnh lẻ trình độ hạn chế do nạn con ông cháu cha nhồi nhét vào. Quen với thói quen coi thường dân thiếu hiểu biết, chỉ quen dùng bạo lực thay vì tìm hiểu, nghiên cứu hiệu ứng đám đông một cách đầy đủ. Vì thế, ở những vùng dân trí chưa cao và thói quen đàn áp mạnh của công an, sẽ dễ dàng xảy ra chuyện bạo lực từ cả người dân và công an. Không như trước đây, nếu có đàn áp thì chỉ cùng lắm khu vực đó biết.

Bây giờ, chỉ trong tích tắc, những khoảnh khắc đàn áp đã lan tràn trên mạng xã hội và cả thế giới biết đến. Nếu thay vì sợ hãi, người dân lại càng bị ức chế hơn. Điều này là rất nguy hại. Vì có thể, chỉ 1 nơi bạo lực xảy ra là có thể ảnh hưởng đến cả một loạt cách cuộc biểu tình ôn hòa và đẹp đẽ khác.

Riêng vụ việc ở Phan Rí, thì có nhiều nguyên nhân khác nữa.

Nhà báo Lưu Trọng Văn đã đề cập một nguyên nhân tại bài viết này. Nhà báo Lưu Trọng Văn nói lên nỗi bức xúc của người dân khi tàu thuyền đánh cá của họ liên tục bị tàu Trung Quốc đâm chìm hay ngư dân bị bắt đòi tiền chuộc.

Và nguyên nhân quan trọng nhất, Phan Rí là trung tâm của huyện Tuy Phong, tỉnh Bình Thuận, Nơi đây đặt nhà máy Vĩnh Tân 2. Nhà máy này gây ô nhiễm khủng khiếp. 3 năm trước người dân đã chặn đường và có xảy ra bạo lực với công an một lần. Tuy vậy, chính quyền Bình Thuận không coi đây là một bài học. Thay vì giải quyết bức xúc người dân, họ chọn cách bỏ tù người dân và tiếp tục cho dân ăn bui thay cơm. Những bức xúc dồn nén như một cái lò xo khủng khiếp, và đến ngày bung ra thì vô cùng tai hại.

Ảnh: Nhà máy Nhiệt điện Vĩnh Tân 2 xả khói bụi. Bạn có thể tìm kiếm thông tin về việc gây ô nhiễm của nhà máy này khủng khiếp như thế nào trên báo chí.

Bình Luận từ Facebook

5 BÌNH LUẬN

  1. Có áp bức có đấu tranh, gạch đá chống lại dùi cui. Có bạo động, có xô sát là chuyện không tránh khỏi. Nhưng kẻ đáng trách, đáng phỉ nhổ phải là lũ lưu manh cầm quyền, đảng lợn CSVN.
    Thử hỏi, nếu chúng nó ra luật biểu tình, nếu chúng nó cho người dân có quyền lập hội, thì các cuộc biểu tình đều có tổ chức, hội đoàn nào đăng ký, ngày giờ, địa điểm… thì nhiệm vụ của CA là bảo vệ cuộc biểu tình, chứ không phải nhiệm vụ là giải tán, đàn áp, bắt bớ người biểu tình!
    Những quyền sơ đẳng của con người bị lũ cầm quyền, những kẻ cầm đầu Cuốc hội làm ngơ, gái đĩ già lại gìà mồm: “lòng yêu nước của người dân bị lợi dụng”.
    Tôi tin, còn bè lũ bán nước – VN sẽ còn nhiều bạo động.

  2. Tác giả bài viết nầy nhận xét có phần khập khiễng ! dân trí họ không thấp vì theo tôi biết rất nhiều người dân Phan rí ,Phan Rang ,Phan Thiết đang làm những chức vụ khá lớn KHÔNG PHẢI TRONG BỘ MÁY TÀ ĐẠO HIỆN NAY MÀ LÀ CÁC CTY TƯ NHÂN VÀ NƯỚC NGOÀI TẠI VN .nhưng ! họ là những người dân chân chất thật thà ,nghĩ sao làm vậy ,không quanh co lương lẹo dài dòng ,chính họ đã nhìn ra sự thật từ khi 2014 nhà máy nhiệt điện Vĩnh tân với sự tiếp tay của quan chức xả thải vào môi trường, và bênh vực cho các nhà máy nhiệt điện của trung khựa đổ thải ngay trên vùng biển của Bình Thuận gây ảnh hưỡng trực tiếp đến những thế hệ mai sau của con cháu họ ,sự dồn nén đả đi đến đỉnh điểm khi đả có biết bao dân oan mất đất ,và cũng đả có vài gia đình có người thân chết tức tưởi trong đồn công an đem đi diểu phố ,ngày nay với dự luật đặc khu mà thực chất là bán nước cho trung hoa và luật an ninh mạng đồng hành siết chặt tư tưởng của người dân ,giọt nước đả tràn ly họ đả thấy đảng và chính phủ bảo vệ ngư dân ra sao ? nhìn họ bạo động và ứng xử với các cháu CSCĐ tôi thú thật tâm trạng mình ngỗn ngang không biết phải diễn tả ra sao , nhìn các cháu trạc tuổi con cái mình nhưng vì nhiệm vụ thì phải làm ,nhưng cũng may người dân còn dừng lại kịp ,nếu không tính mạng của các cháu không biết sẽ như thế nào ?nhưng cao trào là đả có 1 người dân chết tên Tùng theo như trên mạng mô tả nên họ mới giận dữ lên mà hành động như vậy ,Nhưng đôi khi sự giận dử đó lại cần thiết sau 43 năm oằn lưng chịu đựng mọi luật rừng của cái gọi là đảng lảnh đạo ,họ phải biết khiếp sợ sức mạnh khi nhân dân đồng lòng đứng lên ,phải thay đổi cách cầm quyền hiện nay ,hoặc đi đến đa nguyên đa đảng ,nhân dân Bình thuận đang lảnh đạo cả nước làm nên lịch sử ,hãy chờ xem phản ứng của nhà cầm quyền và hãy chờ xem những quyết định tiếp theo của đồng bào VN đối với phản ứng cứng rắn hay ôn hòa thuận theo lòng dân ,không ai muốn bạo động đổ máu đối với anh em đồng bào mình ,nhưng đôi khi đó là cái giá xứng đáng phải trả nếu như độc lập chủ quyền và an ninh quốc gia rơi vào tay ngoại bang

  3. Ở “nông thôn”, ở “tỉnh lẻ” người ta ngay thẳng, minh bạch, không phải là “dân trí thấp”,

    nên người ta phản ứng cũng ngay thẳng, minh bạch, sòng phẳng đối với bọn công an hồ chí minh tay sai giặc tàu, một đổi một, mắt đổi mắt, răng đổi răng, không lèng èng “bất bạo động” như mấy anh “trí thức” thành thị “bất bạo động” dỏm để cho bọn công an hồ chí minh Bắc kỳ tay sai giặc tàu phản Quốc bán nước rước giặc Tàu vào VN, dựa vào giặc Tàu đàn áp, đánh đập, cưỡi đầu cưỡi cổ

  4. Tôi nghĩ Trịnh Anh Tuấn nên sửa lại chỗ tác giả cho là dân trí ở Phan Rí (và các nơi không phải là thành phố) thấp nên xảy ra bạo động. Kết luận như vậy là võ đoán và vôi vã, dễ dãi quá, làm đau đớn cho người xứ đó, không giúp ích được gì cho họ (và giúp ích rất nhiều cho hệ thống xuyên tạc, tuyên truyền chống dân của cái nhà nước xhcn).

    qx

  5. Tớ nhắc lại, Đảng Cộng Sản sẽ tồn tại mãi với dân tộc, không phải vì nó không thể xụp đổ . Nó tồn tại vì ai cũng lo lắng cho sự tồn tại của nó .

    OK bữa nay tớ tòm tem làm trí thức Việt, góp ý để Đảng có thể kéo dài thời gian lãnh đạo đất nước & dân tộc .

    Thật ra lực lượng công an đã rất mưu trí trong việc đối phó với biểu tình trên phạm vi cả nước . Những khóa huấn luyện & trao đổi giữa 2 ngành công an 2 nước đã có kết quả khả quan . Chúc mừng . Nguyên tắc 2 ngày vừa qua là “mềm nắn rắn buông” để tránh phản ứng tiêu cực từ người dân. Rắn thì chờ cho mềm . Cho tới chiều tối, lực lượng công an mới được tung ra . Kết quả là câu nhận định này “sự đàn áp của lực lượng công quyền đã giảm đi chút ít” sai lè lưỡi . Hoặc có thể ông này tính tỷ lệ người tham gia biểu tình/người được “tạm giữ” -từ của Tiến Sĩ Phạm Chí Dũng .

    Một số sai lầm

    1- Rất bị động . Ngành công an đã không có khả năng dự báo những tổ chức xuất phát & lực lượng nên đã rất lúng túng lúc đầu .

    2- Tính toán sai lầm . Tg Trịnh Anh Tuấn đã nêu ra “Ở các TP lớn, những người dẫn dắt hoặc mật độ tham gia của tầng lớp trí thức nhiều hơn. Họ là những người đủ bình tĩnh can ngăn nếu có mâu thuẫn hoặc va chạm xảy ra”. Ngăn chặn đám trí thức thoái hóa lý tưởng là 1 sai lầm cực kỳ … ngu xuẩn . Còn nhớ thời mồ ma ô Lê Hiếu Đằng không ? Đi 1 vòng từ 8g sáng tới 11g là rã đám . Không có sự lãnh đạo của đám trí thức thoái hóa, tới đêm cũng chưa xong . Cái được của thả lỏng họ là mồm họ rất to . Răng như ì, chỗ nào có họ là dân chúng tụ tập . Tính khả đoán tăng vọt .

    2bis- Chính vì ngăn cản họ nên đám trí thức thoái hóa không thể xuống những vùng nóng như Bình Thuận, Phan Rí … để ngăn chặn kịp thời những hành động cực đoan của dân gây hại tới chính quyền . Có họ, dân tự nộp mạng cho công an thay vì công an phải nhọc công .

    Đề, lộn, kiến nghị của tớ

    a- Thả lỏng bọn trí thức thoái hóa, và định ngày biểu tình xả xú báp . Đảng & Chính phủ chủ động được thời gian . Nếu không muốn biểu tình lun thì nói 1 tiếng cho trí thức thoái hóa . Nhớ kỳ vừa rồi, chủ tịch Tp Hồ Chí Minh hứa lèo Huỳnh Tấn Mẫm không ? Đôi khi biểu tình không xảy ra vì những thứ nho nhỏ như vậy .

    b- Cần miu trí hơn . Với linh mục & giáo dân, cứ lập kế như kỳ trước dẫn họ vô chỗ đồng không mông quạnh là xong . Gì chớ linh mục tin công an, tin Đảng & Chính phủ còn hơn cả Chúa . Nên tận dụng lòng tin của họ . Đức tin của họ không bao giờ cạn kiệt, nhất là với Đảng & Chính phủ .

    c- Cần dũng cảm hơn ở những trọng điểm của đất nước, aka những thành phố lớn như Hà Lội & Tp Hồ Chí Minh ta đó chính là Mao Trạch Đông . Tiểu tư sản thành thị dân trí cao hơn nên có đánh nó cũng nhe răng ra cười . Ai như nông thôn í . Tác giả bài này đã phân tích rõ .

    d- Lập đường dây nóng . Hoặc hay hơn nữa, học tập tư tưởng Hồ Chí Minh vời cố vấn Trung Quốc, nâng cấp thành cố vấn thường trực .

    e- Quân đội, aka bộ đội Cụ Hồ cần vào cuộc . Vũ khí sát thương mua được của Mỹ làm trí thức mầng tíu tít có thể bóc tem được gòi .

    f- Dân Việt vẫn còn ám ảnh Thiên An Môn . Quan Đảng nên lâu lâu phát ngôn có khẩu khí 1 tẹo .

    g- Ta thấy khi hữu sự, không có ai trong lực lượng công an quay súng hoặc quỳ lạy . Trí thức có thể tin vào lòng trung thành của ngành công an đ/v Đảng . Tuy vậy, giáo dục tư tưởng nhất là tư tưởng Hồ Chí Minh phải thường xuyên . Hoan nghênh các giảng viên trong học viện công an Dzerzhinsky. Nên phong cho họ chức nhà giáo nhân dân để họ tận tụy hơn. Nhà giáo đáng kính Phạm Toàn còn được, họ có kém gì ?

Leave a Reply to QX Hủy trả lời

Xin bình luận ở đây
Xin nhập tên của bạn ở đây