Thuế môi trường

LTS: Ngày 24/5/2018, báo Dân Trí có bài: “Thuế môi trường xăng dầu cần phải từ 10.000 – 20.000 đồng/lít”? Bài viết dẫn nguồn từ người đại diện của Bộ Tài chính cho biết, tại hội thảo lấy ý kiến dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung Luật thuế bảo vệ môi trường, một chuyên gia cho rằng, mức thuế bảo vệ môi trường đối với xăng của Việt Nam cần phải điều chỉnh mức từ 10.000 – 20.000 đồng/lít.

Theo đại diện Bộ Tài chính cho báo Dân Trí biết, chuyên gia đó chính là Tiến sĩ Huỳnh Thế Du, Giám đốc đào tạo Chương trình Giảng dạy Kinh tế Fulbright. Ông Du nhận định như sau: “Nếu tính toán dựa trên mô hình ngoại tác tiêu cực và tính phi hiệu quả (với chi phí ngoại tác tiêu cực đối với xăng được lấy theo đánh giá của một tổ chức uy tín của Mỹ) thì mức thuế bảo vệ môi trường đối với xăng của Việt Nam cần phải điều chỉnh ở mức từ 10.000 – 20.000 đồng/lít“.

Sự thật lời phát biểu này ra sao? Kính mời quý vị đọc bài phản hồi dưới đây của TS Huỳnh Thế Du.

____

24-5-2018

Nhân việc Bộ Tài chính có nhắc đến phát biểu của tôi tại Hội thảo lấy ý kiến về dự thảo luật thuế môi trường năm 2017 do Ủy ban Tài chính Ngân sách của Quốc hội cùng Bộ Tài chính tổ chức, tôi xin làm rõ vấn đề như sau.

Phát biểu chi phí ngoại tác của xăng từ 10-20 nghìn đồng/lít của tôi là có nhưng việc không gắn vào bối cảnh của toàn bộ câu chuyện dường như đã gây hiểu nhầm.

Thứ nhất, ước tính ngoại tác của xăng dầu tôi dựa vào hai nghiên cứu bên dưới đây. Lúc đó tôi có phát biểu đại ý rằng (tôi không nhớ chính xác từng câu chữ) các chi phí ngoại tác chủ yếu là môi trường và sức khỏe nên chúng có thể so sánh giữa các nước phần nào đó. Giả sử chi phí này của Việt Nam tương tự như ở Mỹ thì tính ra ở thời điểm hiện tại từ 10-20 nghìn đồng/lít. Nếu tính cụ thể thì ở Việt Nam có thể thấp hơn, nhưng so với 4.000 đồng/lít thì chưa biết thế nào. Muốn biết cụ thể thì cần phải có nghiên cứu và tính toán cụ thể.

1. Ian Parry (2010) tại Resources for the Future ước tính ngoại tác 1,65 đô-la/gallon (http://www.washingtonpost.com/wp-dyn/content/article/2010/06/12/AR2010061200167.html)

2. Drew Shindell (2015) tại Đại học Duke: Chi phí thực là 6,25 đô-la/gallon cho xăng và 7,72 đô-la cho dầu diesel so với mức giá bình quân 2,429 đô-la ở Mỹ. Ước tính cho phí ngoại tác là 3,8 đô-la/gallon. (https://www.triplepundit.com/2015/03/whats-true-cost-gasoline/)

3. Thực tế rất nhiều nước trợ cấp cho xăng dầu.

Thứ hai, tôi đã nêu ra những trục trặc của dự thảo lúc đó như sau:

1. Việc đưa ra các lập luận chưa được dựa trên các cơ sở nền tảng của thuế khóa, do vậy khó có thể bảo vệ.

2. Chưa có các nghiên cứu bài bản về tác động của các loại thuế nói chung, thuế bảo vệ môi trường nói riêng. Do vậy, điều này tạo ra cảm giác cho công chúng thấy rằng nguyên nhân của việc tăng thuế nằm ở chỗ khác.

3. Các giải trình về việc sử dụng nguồn thu từ thuế bảo vệ môi trường là chưa thực sự thuyết phục.

4. Nếu vì mục tiêu tạo nguồn thu chung cho ngân sách thì không nên dùng tên gọi là thuế bảo vệ môi trường mà có thể dùng các loại tên khác như tiêu thụ đặc biệt hoặc thuế giảm thiểu ngoại tác.

Thứ ba, tôi có đưa ra các khuyến nghị:

1. Hạn chế đến mức có thể sự bất mãn của người dân.

2. Cần có cơ sở quyết định việc xác định các nguồn thu và các mức thu dựa trên các nguyên tắc cơ bản.

3. Về ý nghĩa kinh tế và khía cạnh kỹ thuật thì có thể tăng thuế đối với xăng dầu, nhưng về mặt tâm lý người dân và cảm nhận của công chúng sẽ rất bất lợi. [Do vậy, các cơ quan chức năng cần hết sức cân nhắc]

4. Giải pháp nòng cốt vẫn là chi tiêu hiệu quả và đảm bảo minh bạch.

Cả nhà nếu ai quan tâm thì inbox để tôi gửi bài trình bày năm ngoái.

Bình Luận từ Facebook

4 BÌNH LUẬN

  1. Hị….hị…., Tịt Pẹ…., LẠI PHẢI NÓI THÊM CHO RÕ:
    * Trí thức QUÈN có khi là những người rất giỏi về chuyên môn (trên giấy) nhưng lại: Thứ nhất, trở thành loa phát ngôn cho bọn kẻ cắp. Thứ hai, biết rõ công trình khoa học của mình khi rơi vào tay kẻ cướp thì sẽ bị nhào nặn ra làm sao nhưng vẫn ngậm miệng để ăn tiền, coi đó là tiền phúng viếng cho công trình của mình. Thứ ba, chọn kẻ cướp làm chỗ dựa để cho các ý tưởng của mình “được ĐẮC CHÍ”.
    * Bọn con buôn hạng bét, khi lọt được vào hệ thống nhà nước thì chúng rất khoái chí (ĐẮC CHÍ) vì chúng sẽ có cơ hội nhảy lên chức vị LÃNH TỤ CỦA NHÂN DÂN và rất sướng ở chỗ: mỗi một chữ ký của nó sẽ đem lại một nguồn thu cực khủng cho cá nhân nó, không hề phải nộp thuế đã đành mà còn lớn hơn nhiều so với thu nhập của những con buôn khác chỉ biết hùng hục làm ăn, không biết LÀM CHÍNH TRỊ như chúng!!

  2. Bổ sung, chính bản nhân cũng phải NÓI LẠI CHO RÕ như vầy:
    * Các vị trí thức thật sẽ bị đểu hóa nếu các vị cứ tưởng rằng luận văn của các vị thấm đẫm chất nhân văn và nhân hóa cao độ, nhưng thực tế là bọn con buôn hạng bét sử dụng rất tốt công trình của các vị để kiếm ăn, vậy thôi!
    * Các vị nhân sĩ trí thức cần phải đề phòng: Đừng bao giờ để mình trở thành công cụ kiếm ăn của bọn kẻ cướp nhé, nhất là khi bọn kẻ cướp lấy bạn ra làm minh họa cho cách làm ăn của chúng.

  3. Khi trí thức khoa bảng và truyền thông giữ im lặng về than và chỉ nói xấu về xăng là đã giúp BTC biện minh cho việc tăng thuế xăng và giữ nguyên thuế than thật thấp.

  4. Cái trò NÓI LẠI CHO RÕ xảy ra đã nhiều rồi và nó chỉ minh chứng cho việc mấy anh trí thức quèn chưa hề nhận thức được bài học sơ đẳng, khi anh ta tư vấn một việc gì đó cho bọn con buôn hạng bét, là phải nói cho thật chuẩn xác, chứ không chuẩn hoặc nước đôi thì bọn con buôn hạng bét này sẽ chỉ sử dụng những con số có lợi nhất cho chúng mà thôi, còn, những lý luận và các con số so sánh khác trong bài luận rất thông thái của anh thì chúng vất ráo vào sọt rác cả.
    Đặc biệt nguy hại, nếu con buôn hạng bét lại là viên chức nhà nước có quyền ra quyết sách ở tầm vĩ mô thì…thôi rồi….

Leave a Reply to Long Hủy trả lời

Xin bình luận ở đây
Xin nhập tên của bạn ở đây