Việt Nam cố làm sống lại ‘đạo đức’ cách mạng

Asia Times

Tác giả: David Hutt

Dịch giả: Trúc Lam

20-5-2018

Những người biểu diễn múa cờ, kỷ niệm ngày thành lập đảng 3 tháng 02 năm 2017. Ảnh: AFP / Hoang Dinh Nam

Nguyễn Phú Trọng đang thực hiện một cuộc thập tự chinh để thanh trừng tham nhũng, tái khẳng định ý thức hệ và khôi phục sự trong sạch của cách mạng, khi Đảng Cộng sản tìm cách lấy lại tính hợp pháp của nó.

Ngay trước khi qua đời vào năm 1969, nhà lãnh đạo cách mạng Hồ Chí Minh đã viết xuống giấy bản di chúc cuối cùng của mình, nhưng những ý nghĩ của ông ta về việc nên duy trì các giá trị đạo đức cốt lõi của nó như thế nào, đã bị đảng Cộng sản Việt Nam quyết định.

Ông Hồ viết, mỗi đảng viên “phải thấm nhuần sâu sắc đạo đức cách mạng” và phải thể hiện “sự tiết kiệm, liêm, chính, chí công vô tư và vị tha gương mẫu”. Ông nói, những người thừa kế của ông phải “giữ gìn sự trong sạch tuyệt đối”.

Nêu cao đạo đức – và tiếc nhớ cái thời đã qua của nó – đã bị ép buộc của mỗi nhà lãnh đạo Đảng kể từ đó. Nhưng có rất ít người đã ưu tiên nó như ông Nguyễn Phú Trọng, Tổng Bí thư đảng hiện tại.

Đạo đức mới

Cải thiện đạo đức của các đảng viên sẽ là một yếu tố quyết định “liệu ​​cuộc cách mạng sẽ thành công hay thất bại”, ông ta nói với các quan chức cấp cao hồi đầu tháng này khi khai mạc một hội nghị lớn của Đảng, [Hội nghị Trung ương 7].

“Lực lượng của hệ thống chính trị [của chúng ta] lớn, nhưng chưa mạnh”, chính trị gia hàng đầu của đất nước tiếp tục. Ông nói thêm rằng, trong khi hầu hết các quan chức Đảng có đủ trình độ và trung thực, một số khác vẫn còn có “những khuyết điểm và hạn chế”.

Kể từ khi đảm nhận chức vụ hàng đầu của Đảng vào năm 2011, ông Trọng đã thiết lập di sản của mình trong việc thanh trừng tham nhũng và đạo đức lỏng lẻo từ các cấp trong Đảng. Trong năm năm cầm quyền đầu tiên của mình, nỗ lực này đã bị đình trệ vì phải chia sẻ quyền lực với Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng.

Các nhà phân tích nói rằng, ông Dũng không chỉ nhắm mắt làm ngơ chuyện tham nhũng, mà ông ta còn hối lộ và tinh ranh mạng lưới kinh doanh để cảm ơn sự thăng tiến chính trị của mình. Trong khi một số người xem chính quyền của ông ta là một “bè lũ ăn trộm tài nguyên quốc gia”, những người khác xem Dũng như một “người theo chủ nghĩa dân túy” nhiều hơn – một khuôn mẫu hiếm hoi trong bối cảnh chính trị quen thuộc với những người theo đuổi ý thức hệ, một lãnh tụ tẻ nhạt như Trọng.

Cuối cùng, Dũng đã đã thất bại tại Đại hội Đảng được tổ chức hồi tháng Giêng năm 2016, khi ông ta bị buộc phải rời khỏi vũ đài chính trị. Trọng tiếp tục giữ cái ghế của mình nhờ không tính tới giới hạn độ tuổi. Với nhân vật đối lập biến mất, Trọng đã làm việc kể từ khi trở lại cơ quan Đảng với cấu trúc truyền thống hơn.

Điều đó có nghĩa là đưa ra quyết định đồng thuận – “dân chủ tập trung”, theo từ ngữ của Đảng – chứ không phải theo phong cách lãnh đạo cá nhân của Dũng. Sự nhấn mạnh lớn hơn cũng đã được đưa vào mở rộng các giá trị xã hội chủ nghĩa hơn là ca ngợi chủ nghĩa tư bản thị trường, bất kể thực tế là chủ nghĩa tư bản thị trường gần đây đã thúc đẩy phát triển kinh tế nhanh hơn.

Trọng trở nên khó khăn

Nhưng điều thiếu yếu của Trọng là một chiến dịch chống tham nhũng, tương tự như chiến dịch được tung ra ở Trung Quốc cùng thời điểm.

Lúc đầu cho thấy, điều này đơn giản là sẽ tẩy sạch những người bảo trợ và cộng sự của Dũng, chẳng hạn như người đứng đầu đảng ở thành phố Hồ Chí Minh, Đinh La Thăng, bị sa thải khỏi Bộ Chính trị hồi tháng 5 năm 2017 và sau đó bị kêu án 18 năm tù về tội nhận hối lộ.

Nhưng chiến dịch đã mở rộng, vượt ra khỏi vấn đề chính trị. Hàng chục cựu giám đốc điều hành ở các doanh nghiệp nhà nước (DNNN), cũng như các doanh nhân hàng đầu và các quan chức an ninh cao cấp, hiện đã bị tòa án truy tố.

Có những lý do thực tế cho việc truy tố này. Hối lộ đã khiến chính phủ phải trả giá đắt trong những năm qua. Nhưng thua lỗ thậm chí còn quan trọng hơn khi Việt Nam vật lộn với nợ công tăng cao và thâm hụt ngân sách quá lớn.

Việc giải quyết vấn đề tham nhũng trong các DNNN, đặc biệt là rất quan trọng vì Đảng hiện đang bận rộn loại bỏ nhiều doanh nghiệp, mang lại hàng tỷ đô la doanh thu cần thiết trong quá trình này.

Đưa ra một hình ảnh DNNN sạch sẽ hơn, ngay cả không phải để bán các doanh nghiệp đó, chắc chắn sẽ giúp thu hút các nhà đầu tư và gia tăng ngân sách cho Đảng.

Đảng cũng nhận thức được tính hợp pháp của nó, trong mắt công chúng đã bị suy thoái bởi nhiều năm tham nhũng công khai. Dường như, dựa trên các cuộc khảo sát gần đây của dư luận, rằng người Việt Nam hài lòng với những nỗ lực chống tham nhũng của ông Trọng.

Nhưng, như những tháng gần đây đã cho thấy một sự thay đổi đáng chú ý, từ việc chỉ chiến đấu tham nhũng tài chính, cho đến tha hóa đạo đức trong Đảng, một khía cạnh ý thức hệ quan trọng về tầm nhìn của ông Trọng đã đến trước.

Tại Hội nghị lần thứ 7 của Ủy ban Trung ương Đảng, một nhóm khoảng 200 ủy viên trung ương đảng cao cấp, các thông báo quan trọng đã được thực hiện về việc cải tổ nhân sự, trong khi cải cách tiền lương và bảo hiểm xã hội được lên kế hoạch lâu dài, đã được thỏa thuận. Nhưng chiến dịch đạo đức của ông Trọng rõ ràng đã thống trị việc kiện tụng.

TBT Nguyễn Phú Trọng tại Hà Nội ngày 12/4/2016. Ảnh: AFP/Hoang Dinh Nam

Kết thúc cuộc họp ngày 12 tháng 5, ông Trọng cho biết, một trong những kết quả quan trọng nhất của cuộc họp kéo dài một tuần là quyết định giới thiệu các đánh giá mới các đảng viên, cho phép các nhà lãnh đạo bổ nhiệm các quan chức “chiến lược”, những người thể hiện sự xuất sắc trong quản lý và đạo đức chính trị.

Cuối năm ngoái, Đảng đã giới thiệu các biện pháp mới để trừng phạt các đảng viên, những người còn đặt câu hỏi về các mệnh lệnh từ trên ban xuống. Điều này củng cố khả năng của đảng cấp cao, loại bỏ các đảng viên có thể than vãn về việc đảng ngày càng đi theo hướng lý tưởng mà ông Trọng đang dẫn dắt Đảng. Bất kỳ sự bất đồng náo loạn nào cũng sẽ không được dung thứ.

Một phần trong số này là sự chấp thuận của Đảng, vào tháng 10, trong danh sách 27 “biểu hiện suy thoái” sẽ được sử dụng để đánh giá đạo đức của các quan chức, ông David Brown, cựu viên chức ngoại giao Mỹ và nhà ngôn ngữ học Việt Nam, lưu ý trong một bài viết gần đây.

Ông Brown viết: “Các chiến dịch chống tham nhũng bình thường và suy thoái tư tưởng, đối với Nguyễn Phú Trọng, là thành quả của một nỗ lực cả đời người. Ở tuổi 73, Tổng Bí thư đã quá tuổi nghỉ hưu và thiếu kiên nhẫn để hoàn thành sứ mệnh tẩy rửa sạch Đảng và khôi phục quyền lực của nó”.

Một cuộc cách mạng phản động?

Thật vậy, gần như có một sự nhiệt tình mang tính cách mạng đối với chiến dịch đạo đức của ông Trọng. Ông ấy chắc chắn nói nhiều hơn về “cuộc cách mạng” đang diễn ra trên đất nước, so với những người tiền nhiệm của mình – và với ý thức lịch sử lớn hơn.

Với một cái nhìn về tương lai, ông Trọng cho rằng việc cải thiện đạo đức của các Đảng viên là cần thiết để chuẩn bị cho Đại hội Đảng kế tiếp vào năm 2021, khi nhiều lãnh đạo Đảng hiện tại sẽ nghỉ hưu. Các quan chức “chiến lược” mới được dự kiến ​​sẽ hình thành cơ sở của chính quyền thế hệ tiếp theo, hầu hết có thể sẽ được tạo thành hình ảnh của hệ thống cấp bậc sắp ra đi.

Nhưng nhà lãnh đạo hai mặt tìm thấy nguồn cảm hứng từ quá khứ. Là một nhà tư tưởng cứng nhắc, là người đã trải qua nhiều năm trong vai trò đứng đầu Hội đồng Lý luận Trung ương Đảng vào đầu những năm 2000, ông Trọng đã cắt bỏ một nhân vật phản động. Ông ta rõ ràng đã cam kết trả lại cho Đảng những cách thức kiểm soát chính trị cũ, nhằm bảo đảm sự thống trị của Đảng ở một nước Việt Nam đang thay đổi nhanh chóng.

Trong một bài phát biểu hồi năm 2016, ông Trọng nói về các quan chức đang “tự chuyển hóa” và “tự diễn biến”, cách đi tắt của Đảng rời xa khỏi nguồn gốc Mác-Lênin bằng cách áp dụng những ý tưởng chính trị mới, có lẽ ngay cả dân chủ.

Vào thời điểm đó, sau gần một thập kỷ làm thủ tướng của ông Dũng, nó xuất hiện ý thức hệ xã hội chủ nghĩa và kỷ luật đang đánh mất nền tảng trong Đảng và được thay thế bằng chủ nghĩa cá nhân và chủ nghĩa tham vọng.

Do vậy, sự thanh trừng liên tục của ông Trọng cũng vì lý do ý thức hệ, giống như lý do chính trị. Tư duy tự diễn biến mà ông Trọng đã cảnh báo, “có thể dẫn đến sự hợp tác với các thế lực thù địch và nham hiểm”, có thể hủy hoại Đảng.

Thật vậy, chiến dịch đạo đức đã được kết hợp với điều mà các nhà hoạt động dân chủ nói là sự đàn áp bất đồng chính kiến mạnh nhất ​​trong nhiều thập kỷ qua. Ở Việt Nam hiện nay, dân số chủ yếu là những người sinh ra sau công cuộc Đổi Mới, một chính sách năm 1986 bắt đầu cải cách thị trường tự do, thay thế nền kinh tế chỉ huy trước đó, bằng chủ nghĩa tư bản, mục đích của Đảng Cộng sản ngày càng gia tăng hình thức trong những năm gần đây.

Thay vì cho phép có cái nhìn sâu sắc hơn về nội dung, chiến dịch đạo đức của ông Trọng được thiết kế để chấm dứt suy nghĩ tự do bên trong nội bộ Đảng. Theo ý nghĩa nào đó, đây là một cuộc thập tự chinh của người bảo vệ cũ phản động, bây giờ tạm thời được khôi phục quyền lực, để bảo đảm các ý tưởng của nó sẽ không bị xóa bỏ bởi suy nghĩ mới.

Mặt khác, xuất phát từ nhận thức biện minh rằng, Đảng không thể tồn tại trong giai đoạn biến đổi của lịch sử Việt Nam nếu sự độc quyền của nó được nới lỏng và sự nhận thức rằng Đảng tham nhũng hơn là có đạo đức.

© Copyright Tiếng Dân – Bản tiếng Việt

Bình Luận từ Facebook

2 BÌNH LUẬN

  1. “Đạo đức” con khỉ gì khi ông tổ hành động CS.Lênin trắng trợn cho là “nếu có
    lợi cho cách mạng (CS).mà phải thoả hiệp với kẻ cướp thì cũng phải làm”.
    Rõ ràng đảng CS.là một đảng mafia đồng hội đồng thuyền với bọn cướp của
    giết người thì đạo đức con khỉ gi cơ chứ !

  2. BÁO CÁO TỔNG BÍ THƯ
    Trong dịp lãnh đạo TP. HCM tưởng niệm nhân ngày sinh của Bác Hồ, có 2 chú 3X và chú Lê Thanh Hải dẫn xác tới
    Bác Hồ nói:
    “Các Vua Hùng đã có công dựng nước, Bác cháu ta phải cùng nhau giữ nước” nhưng chú 3X, chú Lê Thanh Hải hiểu sai ý bác giữ nước thành “múc nước”. 2 chú múc nhiều nước quá làm cho nhân dân ta khổ vì thiếu “nước”

Leave a Reply to Khach Quan Hủy trả lời

Xin bình luận ở đây
Xin nhập tên của bạn ở đây