Phận di sản (Phần I)

FB Nguyễn Tiêu Quốc Đạt

5-5-2018

Mình xem bản đồ quy hoạch Thủ Thiêm phiên bản 1/2000, được thiết kế bởi công ty Sasaki và Ban Quản lý đầu tư – xây dựng Khu đô thị mới Thủ Thiêm (tên giao dịch nước ngoài là ICA) thì nhận thấy, khu quần thể di tích tôn giáo Nhà thờ Thủ Thiêm, Dòng Mến Thánh Giá Thủ Thiêm – một phần di sản quý giá của Sài Gòn (không biết có phải của TP.HCM không?) đều nằm trong vùng quy hoạch mà phía Sasaki có đanh số 26 (công trình lịch sửa) và phần tô màu tím: công trình văn hoá.

Hay đó chỉ là một dạng phân lô cho các côngt trình lịch sử văn hoá có tính trưng bày?

Nhưng có lẽ, đối với các đại doanh nghiệp đã xí các lô đất vàng trong khu vực này, cụ thể là Lotte Group (khu 2A, chưa rõ khu 2B là DN ), hay rất nhiều tập đàn khác, họ định nghĩa thế nào là một công trình văn hoá lịch sử.

Mình chưa xem quy hoạch 1/5000 đang thất lạc, nhưng đã biết số phận nhà thờ Thủ Thiêm là một sự tàn phá khó tránh nếu các lô đất đã được chia chác ngay từ trên bản đồ quy hoạch năm 2005. Theo mô tả của báo chí, đây là kết quả từ một quyết định cấp UBND làm theo chỉ đạo nội bộ của công văn của Nguyễn Tấn Dũng thời đó là thủ tướng. Các chỉ số về đất tái định cư giữa quyết định năm 2005 của UBND TPHCM chênh lệch khá nhiều với quyết định của ông Vũ Văn Kiệt ký năm 1996.

Nếu nhìn vào Luật văn bản quy phạm pháp luật ta sẽ thấy 2 sự vi phạm ở đây:

– Công văn chỉ đạo nội bộ không phải là văn bản quy phạm pháp luật. Công văn của thủ tướng tại nhiệm không thể bác bỏ một văn bản Quyết định của thủ tướng tiền nhiệm.

– Nếu công văn nội bộ chỉ đạo cho cấp UBND TP nghiên cứu quy hoạch cũ để ra một quy hoạch cụ thể hơn, thì Thủ tướng tại nhiệm phải ra một văn bản ngay tầm, cụ thể là Quyết định mới, lấy quy hoạch 1/5000 làm cơ sở pháp lý.

Như vậy đã có một sự nhập nhèm ở đây. Và trong sự nhập nhèm đó, số phận của các di sản là 0 và quyết giám sát, quyền chất vấn của những người liên đới nằm trong diện bị cưỡng chế, mất đất bằng 0. Quyền giám sát và bảo vệ di sản của người dân TP HCM nói riêng và Sài Gòn nói chung cũng bằng 0.

Và ta cũng đang chứng kiến một thời kỳ rầm rộ những quyết định của các cở sở hành chính cấp tỉnh hoặc TP mà đứng sau là các bàn tay của doanh nghiệp tập đoàn trong và ngoài nước đang làm gì với di sản, tài nguyên đất đai và an ninh quốc phòng trên toàn quốc.

Ảnh: Nguyễn Tiêu Quốc Đạt
Bình Luận từ Facebook

2 BÌNH LUẬN

  1. “Công văn chỉ đạo nội bộ không phải là văn bản quy phạm pháp luật. Công văn của thủ tướng tại nhiệm không thể bác bỏ một văn bản Quyết định của thủ tướng tiền nhiệm”

    Tại sao không ? Chúng ta “đổi mới”, xóa bỏ cho bằng hết những thành quả xã hội chủ nghĩa từ thời Bác Hồ -“phá rào”- còn được cơ mà . Mỹ Đô Năm Trăm đang bác bỏ gần hết những gì Ô Bà Má làm thời ổng còn làm tông tông . Đất nước mình hội nhập thì chuyện thủ tướng đời sau chửi cha thủ tướng đời trước đáng lẽ phải ủng hộ . Hóa ra Nguyễn Tiêu Quốc Đạt này bảo hoàng hơn cả Tổng bí thư .

    ” số phận của các di sản là 0 và quyết giám sát, quyền chất vấn của những người liên đới nằm trong diện bị cưỡng chế, mất đất bằng 0″

    Đấy là biện chứng . Đổi mới lật đổ lý tưởng chủ nghĩa xã hội của Bác Hồ, nhưng trong cái mới có cái cũ . Cần tớ chứng minh không ?

    “Quyền giám sát và bảo vệ di sản của người dân TP HCM nói riêng và Sài Gòn nói chung cũng bằng 0”

    Cái này thì Nguyễn Tiêu Quốc Đạt nói bậy . Người dân Thành Phố Hồ Chí Minh rất tán đồng việc dẹp nhà thờ Thủ Thiêm . Người dân Sài Gòn thì chả còn mấy ai, thuộc diện (cực) thiểu số . Dân chủ tập trung, thiểu số phục tùng đa số . Dẹp đi là vừa .

Leave a Reply to nguoiquen Hủy trả lời

Xin bình luận ở đây
Xin nhập tên của bạn ở đây