“Ngọn cờ rũ xuống”

FB Mai Quốc Ấn

4-5-2018

Ảnh: Zing

“Ngư trường truyền thống” là tên một bộ phim tài liệu của Đài PTTH Quảng Ngãi. Bộ phim nói lên 1 điều: Giặc Tàu đã tấn công ngư dân ta trên chính ngư trường Hoàng Sa (lẫn Trường Sa)- những ngư trường chủ quyền- cũng là nơi chúng chiếm đóng bất hợp pháp.

Đất nước ta luôn “chập chờn bóng giặc” và Tổ Quốc này “bão giông từ biển” như lời thơ của nhà thơ Nguyễn Việt Chiến. Bóng giặc phủ trên lịch sử Việt Nam phải tính bằng ngàn năm và bão giông từ biển bắt đầu từ ngày quần đảo Hoàng Sa thất thủ, nhiều đảo ở Trường Sa mất vào tay giặc: giặc Tàu!

Một đất nước trên 3.000 hòn đảo, trên 3.000km đường bờ biển như Việt Nam có vô số những làng chài truyền thống. Và đó là những hậu phương nuôi dưỡng các “cột mốc chủ quyền có sinh mạng”: ngư dân Việt. Một chiếc tàu có cắm cờ Việt Nam chính là thứ khẳng định chủ quyền tốt nhất trên Biển Đông!

Lại nói tiếp, dọc đất nước mình theo ven biển, từ tiếp giáp bờ biển ở Quảng Ninh xuống tận mũi Cà Mau rồi ngược Tây Bắc lên Kiên Giang thì những người bám biển luôn có những hậu phương lớn để trông cậy. Khôn ngoan và mưu mẹp, họ đối đầu với tàu giặc (tàu lạ ccc ấy!) Trong số các ngư dân dọc các tỉnh ven biển đó đó, cá nhân tôi đánh giá ngư dân Quảng Ngãi là “lì” nhất khi đối đầu với tàu giặc. Trong số các làng chài Quảng Ngãi thì làng chài Bình Sơn là “lì” nhất.

Nhiều người biết đến huyện đảo Lý Sơn của Quảng Ngãi vì…. tỏi và du lịch. Nhưng ít ai biết huyện Bình Sơn của Quảng Ngãi là nơi các ngư phủ và tàu bè bị tấn công nhiều nhất Việt Nam! Ngư dân Bình Sơn chính là ngọn cờ đầu cả nước về bám biển. Họ chết trên biển, bị đánh đập, bị cướp ngư cụ và bị tống giam bởi các quốc gia khác tại biển Đông vì bám biển.

Tôi lại lo “ngọn cờ Bình Sơn” ấy sẽ “rũ xuống” bởi Quảng Ngãi “quyết tâm” cấp đất cho tập đoàn FLC làm du lịch ven biển. Cái cách FLC và chính quyền Thanh Hóa ứng xử với ngư dân Sầm Sơn trước đó làm tôi nghĩ nhiều điều. Khi người dân phải xuống đường “đòi biển” thì đủ hiểu…

Ngư dân Nghệ Tĩnh nhìn những con thuyền trơ trọi trên bãi cát và khóc sau thảm họa Formosa là một suy nghĩ khác. Các ngư dân được hỗ trợ xuất khẩu lao động sau đó, không phải tất cả, nhưng cũng nhiều. Có điều, khi ngư dân đi xuất khẩu lao động càng nhiều thì những chiếc tàu đánh cá Việt Nam cắm cờ đỏ sao vàng sẽ biến mất trên biển theo tỉ lệ thuận.

Những “cột mốc chủ quyền sống” biến mất trên biển Đông là điều mà giặc Tàu mong muốn nhất!

Những vị trí ven biển đặt nhà máy thép, đặt nhiệt điện, đặt những dự án “nuốt trọn” bờ biển như FLC là một điều không khó hình dung… Khi các làng chài biến mất vì ô nhiễm, vì mất đất thì ngư trường truyền thống sẽ thành ngư trường dĩ vãng.

“Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước. Đó là truyền thống quý báu của dân tộc ta. Từ xưa đến nay, mỗi khi Tổ Quốc bị xâm lăng, thì tinh thần ấy lại sôi nổi, nó kết thành một làn sóng vô cùng mạnh mẽ, to lớn, nó lướt qua mọi sự nguy hiểm, khó khăn, nó nhấn chìm tất cả lũ bán nước và lũ cướp nước”- Hồ Chí Minh.

Làng chài truyền thống, ngư trường truyền thống như đã nói ở trên có phải là một phần Tổ Quốc không? Tấn công ngư trường truyền thống, chiếm lấy làng chài truyền thống thì có nên gọi là xâm lăng, là cướp nước không? Và tiếp tay cho những điều đó có nên gọi là bán nước không?

Tôi tin mỗi người đều có câu trả lời của riêng mình!

Để không kẻ nào có thể bắt “ngọn cờ rũ xuống” và khuất phục ý chí Việt Nam!

Bình Luận từ Facebook

3 BÌNH LUẬN

  1. Về câu trích Bác Hồ của nhà báo xã hội chủ nghĩa Mai Quốc Ấn, tớ cho 1 link từ báo công an

    Hồ Chí Minh – Người đặt nền móng tình hữu nghị Việt – Trung

    http://cand.com.vn/Guong-sang/Ho-Chi-Minh—Nguoi-dat-nen-mong-tinh-huu-nghi-Viet—Trung-87439/

    “Trung Quốc là nơi Chủ tịch Hồ Chí Minh hoạt động lâu nhất và đưa ra những quyết định trọng đại với vận mệnh dân tộc Việt Nam. Sau khi cách mạng hai nước Việt Nam và Trung Quốc thành công, tình cảm thân thiết giữa Chủ tịch Hồ Chí Minh và các vị lãnh tụ Trung Quốc như Mao Trạch Đông, Lưu Thiếu Kỳ, Chu Ân Lai… tiếp tục được củng cố, là nền móng của tình hữu nghị Việt – Trung “vừa là đồng chí, vừa là anh em”

    Nói chung, Bác Hồ kính iêu của chúng ta đã dạy rằng Trung Quốc luôn là anh em, đồng chí . Tớ thêm, theo nghĩa thơ Tố Hữu “Hôn em, người đồng chí”. Trung Quốc chưa bao giờ là kẻ thù . Những ai tuyên truyền ngược lại, chống phá tình cảm Việt-Trung là chửi cha Bác Hồ kính yêu của chúng ta, là phản động, … là Việt Tân .

  2. Nhắc lại 1 lời nhạc “Ngủ ngoan đi, trái tim hoài đam mê”. Khuyên nhà báo xã hội chủ nghĩa Mai Quốc Ấn thôi đi . Nói quá thế này chính quyền lại nghi ông là Việt Tân, và để chứng minh lòng thành với bọn bán nước ông lại dụ dỗ 1 thằng dân ra nộp mạng . Tôi biết ông tự hào, nhưng nghĩ cho cùng cũng tội nghiệp thằng dân ông ạ .

  3. “Quan ta có một lòng nồng nàn bán nước. Đó là truyền thống quý báu của Quan ta. Từ xưa đến nay, mỗi khi Tổ Quốc bị xâm lăng, thì tinh thần ấy lại sôi nổi, nó kết thành một làn sóng vô cùng mạnh mẽ, to lớn, nó lướt qua mọi sự nguy hiểm, khó khăn, nó nhấn chìm tất cả lũ bán nước và lũ cướp nước”
    Hồ Chí Minh.

Leave a Reply to montaukmosquito Hủy trả lời

Xin bình luận ở đây
Xin nhập tên của bạn ở đây