Gửi ông Bộ trưởng Đinh Tiến Dũng!

FB Trần Ngọc Lam Giang

15-4-2018

Ảnh: internet

Trước khi nói đến Luật Thuế tài sản đang gây phản ứng trong dư luận qua đề xuất nện thêm thuế với nhà ở trên 700 triệu, xe ô tô trên 1,5 tỉ, việc hàng chục năm qua, Bộ Tài chính áp thuế xe ô tô tới 200%, 300% tuỳ theo dung tích đã là việc kéo lùi lịch sử, kéo lùi văn minh, là điều không thể chấp nhận nổi.

Như tôi đã nói ở rất nhiều bài viết cả trên báo lẫn mạng xã hội này, việc áp thuế ô tô gấp 3 lần giá trị thực không những không hạn chế được lượng ô tô, không những không tạo ra động lực cho việc phát triển hạ tầng giao thông mà còn trái lại.

Những chiếc xe có giá 200-300 triệu đồng, là những dòng xe cực kỳ rẻ tiền, kém an toàn trên thế giới, qua cảng, về hãng vào showroom đã được bán với mức giá cả tỉ đồng.

Xe hơn 400 triệu đồng như Camry chẳng hạn bán với giá ngót nghét gần 2 tỉ đồng.

Phần lớn người tiêu dùng đều bị lừa vì cứ nghĩ rằng mình mua xe giá cao nghĩa là xịn mà đâu biết rằng đang bỏ cả tỉ đồng để rước về những chiếc xe ọp ẹp như giấy.

Tôi nói thẳng với Bộ trưởng Đinh Tiến Dũng:

1. Oánh thuế cao xe hơi nhằm bảo vệ, phát triển ô tô nội địa ư?

Sau bao nhiêu năm, chúng ta có thứ gì?

2. Oánh thuế cao để hạn chế lượng ô tô ư?

Nếu một hộ gia đình đã nhất quyết phải mua ô tô thì họ đã tính rất kỹ, với bất cứ giá nào người ta cũng phải mua vì nhu cầu quá cần thiết.

Nhưng thay vì được mua những chiếc xe đúng giá trị, một mình chơi một kiểu: Toyota Yaris giá chưa tới 300 triệu về nện thuế, bán ra 748 triệu đồng; Corrolla Altis 18.000 USD về bán 800-900 triệu đồng; Toyota Landcruiser Prado 53.000 USD về bán gần 3 tỉ đồng…

Người tiêu dùng bắt buộc phải mua những chiếc xe ít tiền hơn – đương nhiên giá trị thực, chất lượng thực chỉ còn bằng 1/3 – có nghĩa là những chiếc xe vô cùng rẻ mạt, vô cùng thiếu tính năng an toàn so với số tiền 500 triệu đồng-700 triệu đồng-1 tỉ đồng bỏ ra.

3. Oánh thuế vì đường tắc, lấy tiền đầu tư hạ tầng giao thông ư?

Cũng chả phải nốt, đây hoàn toàn là nguỵ biện, đánh tráo khái niệm một cách cực kỳ tinh vi.

Đường tắc chỉ diễn ra ở một nhúm nhỏ phạm vi Hà Nội, SG và vài thành phố khác, cớ sao đem lý do này nguỵ biện cho 63 tỉnh, thành.

Và thử hỏi có được bao nhiêu con đường xây mới những năm qua mà không kèm trạm BOT??

Thưa ông Dũng, đã có quá nhiều người dân phải chết lãng xẹt vì tai nạn trong bối cảnh giao thông công cộng còn quá yếu kém, bất cập.

Phần đa trong số 100 triệu người dân phải đi lại, phó thác tính mạng trên những chiếc xe máy mong manh, hễ đụng là chết.

Xe hơi – phương tiện giao thông căn bản tại tất cả các nước cả trăm năm nay, phát minh của nhân loại để đảm bảo tính mạng, sự sống, là bạn của con người, giúp con người thụ hưởng, an toàn, hạnh phúc từ đâu trong con mắt những nhà làm thuế lại xem xe hơi là kẻ thù?

Đổi sinh mạng của hàng chục nghìn người chết vì tai nạn giao thông mà nguyên nhân thống kê phần lớn là đi xe máy (không thể mua ô tô do giá quá cao khi mà ở tất cả các nước, một chiếc ô tô cũ chỉ ngang với chiếc xe máy mới tại Việt Nam) mỗi năm, tương đương hàng vạn gia đình chia lìa, tang tóc: mẹ mất con, vợ mất chồng, ông bà mất cháu… để thu những đồng tiền như thế thật có đáng không?

Tôi muốn hỏi: Số tiền hàng triệu tỉ đồng thu được từ thuế (hàng trăm triệu tới hàng tỉ đồng/chiếc xe ô tô – 2,7 triệu xe) và xe máy (45 triệu xe) đang được sử dụng để làm gì, thưa ông???

Bình Luận từ Facebook

3 BÌNH LUẬN

  1. Một bài viết rất xác đáng và trí tuệ. Nếu những người có quyền lực ở VN thật sự ” vì dân vì nước” như họ nói thì nên sám hối trước khi quá muôn!

  2. Mẹ kiếp, hỏi thằng đó thì thà đừng hỏi còn hơn. Nhiêm vụ của nó là cướp càng nhiều càng tốt, vậy thôi.

Leave a Reply to Ngu dân Hủy trả lời

Xin bình luận ở đây
Xin nhập tên của bạn ở đây