Thầy Nhạ, chúng ta đã sai từ đâu và từ khi nào?

Hoàng Dân

2-4-2018

Thưa thầy, tôi cũng đã từng mơ ước trở thành một người thầy, ước mơ đó cháy bỏng vô cùng, đó cũng là động lực để tôi quyết thi đậu đại học sư phạm. Nhưng sau khi tốt nghiệp, tôi nộp hơn chục bộ hồ sơ xin việc, nơi có giá thấp nhất cũng phải 50 triệu, thầy biết đấy, cách đây hơn 10 năm, đó là số tiền không nhỏ đối với một gia đình nông dân như nhà tôi. Bố tôi khuyên, nhà mình nghèo, có bán nhà cũng không đủ tiền chạy việc đâu, thôi từ bỏ đi con. Dù yêu nghề là vậy, tôi cũng đành phải bỏ ngang giấc mơ làm giáo viên để bắt đầu hướng đi mới.

Tuy nhiên, không vì thế mà tôi thôi trăn trở về nền giáo dục, vì đó là tương lai con trẻ, là vận mệnh dân tộc. Nhưng thầy ạ, tôi bi quan lắm, với tình hình hiện nay, để vực dậy nền giáo dục còn khó hơn cả lên trời. Trừ khi có một cuộc cách mạng giáo dục thực thụ thì may ra mới có hi vọng. Còn không cứ lòng vòng, hết đổi mới lại cải cách, mê cung ấy khó mà thoát.

Thầy thấy đó, những vấn nạn của nền giáo dục hiện nay như là: Đào tạo tràn lan, thất nghiệp hàng vạn. Lạm thu khắp nơi. Bệnh thành tích, tiêu cực trong thi cử. Lương không đủ sống, giáo viên ép học sinh học thêm. Bạo lực học đường, học trò đánh nhau, thầy đánh trò, trò bóp cổ cô. Cô bắt học sinh quỳ, phụ huynh bắt cô quỳ. Đổi tình, chạy tiền lấy điểm để vào biên chế. Nạn đạo văn, bằng giả, nạn chạy trường, chạy điểm. Lò ấp tiến sĩ, chạy vét giáo sư… không phải do ngày một ngày hai, mà là kết quả của một quá trình, một hướng đi sai lầm.

Như thầy đã biết, chỉ mới từ đầu năm đến nay, ngành giáo dục đã xảy ra nhiều vụ việc tiêu cực, cả về đạo đức nghề nghiệp lẫn vi phạm pháp luật, nào là chuyện ồn ào phong hàm giáo sư, phó giáo sư của Bộ Giáo dục, chuyện cô giáo bắt học sinh quỳ, phụ huynh bắt cô giáo quỳ (Long An), phụ huynh đánh cô giáo mầm non đang mang thai (Nghệ An), chuyện hiệu trưởng nhận tiền chạy việc, số tiền hàng trăm triệu/ suất (Đăk Lắk), chuyện tiến sĩ tố đồng nghiệp đạo văn (Viện Khoa học Xã hội vùng Nam bộ), chuyện phúc khảo biến người trượt thành thủ khoa và ngược lại (Quảng Ngãi), Chuyện tổ chức luyện thi chứng chỉ siêu tốc để lấy tiền (Bắc Ninh).

Thưa thầy, tôi biết nhiều người họ trách thầy, chê thầy thậm chí là chửi nữa vì họ cho rằng, thầy, với cương vị là Bộ trưởng Bộ Giáo dục mà lại để nền giáo dục mục nát như vậy. Nhưng tôi lại nghĩ khác, với cơ chế này dù thầy hay một người khác có tài kinh bang tế thế thì cũng không thể thay đổi càn khôn. Đã có bao nhiêu cuộc cải cách sách, đổi mới thi cử, bao nhiêu đề án giáo dục này nọ, nhưng rốt cục điều thất bại. Bởi vì nền giáo dục chúng ta đang đi lạc đường, càng đi càng lạc.

Còn nhớ cách đây gần 12 năm, ông Nguyễn Thiện Nhân, khi đó đang là Phó thủ tướng, kiêm Bộ trưởng Bộ GD-ĐT đã nói, bộ sẽ trình Chính phủ đề án cải cách tiền lương nhà giáo để đến năm 2010, nhà giáo có thể sống được bằng đồng lương của mình. Nhưng rồi lời nói gió bay.

Thầy Nhạ!

Thầy có đau không khi nghe, hiện có nhiều người mang chức danh là giáo sư, phó giáo sư mà “ăn không nên đọi, nói không nên lời”. (Nhận xét của TS Nguyễn Đình Cung, Viện trưởng Viện nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương)

Thầy có thấy chạnh lòng không khi đất nước có hơn 24.000 tiến sĩ, 9.000 giáo sư, phó giáo sư mà lại không có lấy một trường Đại học nào lọp vào tốp 500 trường đại học hàng đầu châu Á:

Thầy nghĩ nền giáo dục Việt Nam có cất cánh được không khi 70% giáo viên đứng lớp không có năng khiếu sư phạm (nhận xét của ông Nguyễn Đình Anh, nguyên Trưởng phòng GDĐT chuyên nghiệp Sở GDĐT Nghệ An).

Biếm họa của báo Petro Times

Chúng ta đã sai từ đâu và từ khi nào để hôm nay nền giáo dục phải lãnh chịu sự xuống cấp nghiêm trọng như vậy, hả thầy?

Bình Luận từ Facebook

3 BÌNH LUẬN

  1. “Thầy Nhạ!
    Thầy có đau không khi nghe, hiện có nhiều người mang chức danh là giáo sư, phó giáo sư mà “ăn không nên đọi, nói không nên lời”. (Nhận xét của TS Nguyễn Đình Cung, Viện trưởng Viện nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương)

    “Quốc hội” VN khóa 14 (2016-2021) có 496 “đại biểu cho dân”, trong đó chỉ có 6 người không có “trình độ hàn lâm”, còn lại 490 người, thì 310 người có trình độ “trên đại học”, 180 người “đại học”!
    Tỷ lệ đảng viên trong Quốc hội là 95,8%.
    Đã làm Nghị gật cho Đảng thì chỉ biết ăn tạp, ăn bẩn. Đảng không cần các giáo sư, tiến sĩ phải biết “ăn nên đọi, nói nên lời”.

  2. “Thầy Nhạ, chúng ta đã sai từ đâu và từ khi nào?”

    Nếu tớ không lầm, chúng ta vẫn nhớ ơn Bác Hồ . Tác giả quên rồi à ? Chóng quên thế ?

Leave a Reply to giáo làng Hủy trả lời

Xin bình luận ở đây
Xin nhập tên của bạn ở đây