Công bố “li hôn” AVG – chiêu trò gì?

FB Phạm Việt Thắng

13-3-2018

Ông Trương Minh Tuấn, Bộ trưởng TTTT. Ảnh: internet

Tối qua, một số báo đã công bố thông tin, thậm chí cả biên bản làm việc về việc ông Phạm Nhật Vũ mua lại AVG từ Mobifone. Cuộc họp này diễn ra hôm 12/3 dưới sự chủ trì của Bộ TTTT.

Tin cho hay, ông Phạm Nhật Vũ, chủ cũ của AVG có thư xin mua lại AVG với giá đã bán cộng với lãi suất. Tóm lại là trả lại nguyên vẹn tiền của nhà nước đã bỏ ra để mua AVG để ông Vũ nhận lại “hàng” của mình, tức là trở về nguyên trạng.

Xin chưa bàn đến việc có phù hợp với quy định của pháp luật hay không, khi hai bên thống nhất huỷ hợp đồng chuyển nhượng cổ phần, vì thực chất, nay ông Vũ mua lại AVG là mua tài sản nhà nước, không phải mua rau ngoài chợ, mà chỉ bàn về việc nhanh chóng công bố thông tin này.

Nên nhớ thương vụ AVG, trước đây khi giao cho Mobifone mua AVG, ông Trương Minh Tuấn đã có văn bản chỉ đạo không tuyên truyền rộng rãi vụ mua bán này, đồng thời xin Bộ CA, để đưa vào danh mục bí mật, mức độ MẬT. Nay, vừa họp xong thì báo chí được cung cấp ngay thông tin.

Mục đích của việc này, theo tôi là chiêu trò, thứ nhất là để trấn an dư luận, rằng đã thu hồi tài sản. Thứ nhì là để khẳng định, việc trước đây định giá 8.900 tỷ đồng để mua 95% cổ phần của AVG là đúng. Và khi đã “thanh minh” với dư luận việc mua đúng, thì gián tiếp công bố với dư luận là thanh tra sai.

Tuy nhiên, công bố Phạm Nhật Vũ mua lại AVG từ tay Mobifone, thể hiện trước đây, thương vụ này vi phạm pháp luật.

Bằng cớ là, kết luận của Ban bí thư nói: Thu hồi tài sản nhà nước bị thất thoát. Và, việc thương thảo để Phạm Nhật Vũ mua lại chính là đang thu hồi tài sản nhà nước. Như vậy khẳng định, thương vụ Mobifone mua AVG là có thất thoát tài sản nhà nước. Mà làm thất thoát tài sản nhà nước là vi phạm pháp luật.

Đó là chưa kể trong Văn bản ngày 26/11/2014, ông Trương Minh Tuấn còn “vẽ” nên việc có cơ quan tình báo nước ngoài chỉ đạo doanh nghiệp nước ngoài mua AVG, mà theo tôi là không ngoài mục đích dùng ngân sách nhà nước (thông qua Doanh nghiệp nhà nước – Mobifone) để mua AVG.

AVG về với ông Vũ và tiền nhân dân về với nhà nước, là điều đáng mừng. Nhưng không vì thế mà quên mất tài sản nhà nước đã thất thoát, do vậy, những ai làm thất thoát tài sản nhà nước phải được xử lí nghiêm minh.

_____

FB Phạm Lê Vương Các

13-3-2018

AVG và MobiFone đã thống nhất hủy hợp đồng chuyển nhượng, tức là AVG sẽ trả lại toàn bộ số tiền cho MobiFone. Hành động này chỉ được coi là một biện pháp “khắc phục hậu quả” cho các sai phạm của cả 2 bên, chứ không làm chấm dứt hoạt động điều tra và truy tố theo các tội danh hình sự.

Bởi lẽ, việc MobiFone bỏ ra hơn 8 ngàn tỷ đồng mua lại công ty AVG, trong khi giá trị thực của AVG chỉ khoản 600 tỷ đồng, nó là các sai phạm cố ý về thẩm định giá, về quản lý kinh tế thuộc sỡ hữu nhà nước, gây thất thoát lớn cho ngân sách nhà nước.

Hành vi sai phạm và hậu quả ngân sách nhà nước bị thất thoát đã xảy ra, mục đích chiếm dụng tài sản nhà nước trong giao dịch này đã đạt được. Giờ đây giao dịch này không còn là sự thoả thuận, thương lượng theo bộ luật dân sự nữa, mà nó còn bị điều chỉnh bởi bộ luật hình sự.

Theo quy định pháp luật, cơ quan có thẩm quyền cần tiếp tục tiến hành các hoạt động điều tra và truy tố về các sai phạm hình sự trong vụ mua bán này. Việc 2 bên tự nguyện hủy hợp đồng, hoàn trả lại tiền chỉ là một biện pháp khắc phục hậu quả để toà án xem xét giảm nhẹ hình phạt khi xét xử

Bình Luận từ Facebook

2 BÌNH LUẬN

  1. Mobifone hoạt động ra sao sau hai năm mua lại AVG?
    XUÂN TIÊN (BÁO TUỔI TRẺ)
    27, Tháng 12, 2017 | 06:00
    Nhàđầutư Với số tiền bỏ ra rất lớn, chiếm 60% vốn điều lệ của Mobifone, dư luận đang quan tâm về tính hiệu quả của khoản đầu tư vào AVG sau tròn 2 năm.
    mobifone-avg
    Nhiều câu hỏi quanh thương vụ Mobifone mua lại AVG
    Tháng 1/2016, Tổng công ty Viễn thông Mobifone bất ngờ công bố hoàn tất mua lại 95% cổ phần của Công ty CP Nghe nhìn toàn cầu (AVG).

    Mục tiêu của Mobifone khi mua lại AVG là nhằm phát triển một triệu khách hàng đăng ký mới dịch vụ truyền hình trong năm 2016, nằm trong top 3 doanh nghiệp cung cấp dịch vụ truyền hình trả tiền chiếm thị phần lớn nhất Việt Nam đến năm 2020.

    Giá trị thương vụ vào cuối năm 2016 được Mobifone công bố là 8.889 tỷ đồng.

    Với số tiền bỏ ra rất lớn, bằng 60% vốn điều lệ của Mobifone, dư luận đang quan tâm về tính hiệu quả của khoản đầu tư trên.

    Theo báo cáo tài chính công ty mẹ Mobifone 2016, giá trị chính xác của thương vụ là 8.889.815.380.000 đồng. Tuy nhiên hãng kiểm toán Deloitte đã có ý kiến ngoại trừ khi không thể xác định được có cần thiết điều chỉnh giá trị này cũng như có cần trích lập dự phòng hay không.

    “Đến ngày phát hành báo cáo, chúng tôi không được tiếp cận đầy đủ các thông tin liên quan đến hồ sơ chuyển nhượng vốn tại AVG, đồng thời Thanh tra Chính phủ cũng được thực hiện thanh tra việc chuyển nhượng vốn này và chưa có kết luận cuối cùng. Do các vấn đề nêu trên, chúng tôi không thể thực hiện được các thủ tục kiểm toán cần thiết để thu thập được đầy đủ bằng chứng kiểm toán thích hợp về giá trị khoản đầu tư của Công ty vào AVG. Do đó, chúng tôi không thể xác định liệu có cần thiết phải điều chỉnh giá trị của khoản đầu tư cũng như số dự phòng tổn thất cần trích lập hay không”, hãng kiểm toán Deloitte từ chối đưa ra ý kiến về giá trị đầu tư của Mobifone vào AVG.

    Với thương vụ trên, số dư tiền các loại của Mobifone đã giảm hơn 7.000 tỷ đồng từ 8.970 đầu năm về 1.836 tỷ đồng cuối năm 2016.

    Tổng tài sản của Mobifone tại ngày 31/12/2016 là 25.008 tỷ đồng, tăng nhẹ so với 24.575 tỷ đồng thời điểm đầu năm, chủ yếu là tài sản dài hạn (20.153 tỷ đồng). Bên kia bảng cân đối kế toán, nợ phải trả là 8.378 tỷ đồng, vốn chủ sở hữu 16.630 tỷ đồng, trong đó vốn điều lệ 15.000 tỷ đồng.

    Screen Shot 2017-12-26 at 6.16.43 PM
    (*) Năm 2017 là kế hoạch
    Như vậy, theo số liệu Mobifone công bố, doanh nghiệp này đã bỏ gần 60% vốn điều lệ trong thương vụ mua lại AVG.

    Sau khi hợp nhất AVG, doanh thu của Mobifone trong năm 2016 tăng mạnh lên 35.078 tỷ đồng, cao hơn 12% so với năm 2015 (31.388 tỷ đồng), tuy nhiên giá vốn, chi phí bán hàng tăng mạnh, cùng doanh thu từ lãi tiền gửi giảm sút khiến Mobifone chỉ ghi nhận lãi sau thuế 4.223 tỷ đồng trong năm 2016, giảm 1.219 tỷ đồng, tương đương giảm 22,4% so với năm 2015 (5.442 tỷ đồng), và giảm 15% so với năm 2014 (4.965 tỷ đồng).

    Được biết năm 2017, Mobifone đặt mục tiêu doanh thu công ty mẹ 39.669 tỷ đồng, lãi sau thuế công ty mẹ 4.471 tỷ đồng, chỉ nhỉnh hơn năm 2016 và thấp hơn khá nhiều so với giai đoạn 2014-2015.

    Theo báo cáo quyết toán 6 tháng đầu năm công bố, công ty mẹ Mobifone đạt doanh thu 18.701 tỷ đồng, lãi sau thuế 2.623 tỷ đồng, đạt lần lượt 47% và 59% kế hoạch năm.

  2. Bị bóp họng, nuốt không trôi, nhả ra để khỏi tội tù, giư chức vụ. Còn chức vụ thiếu gì cơ hội khác để ăn.
    Vụ nầy nếu bỏ qua thì Tổng Bí thư Trọng và Thanh Tra Nhà nước, Kiểm tra Đảng chẳng những mất mặt vơi Dân, còn bị bọn sâu dân mọt nước xem khinh.

Leave a Reply to Nguyễn Văn Toàn Hủy trả lời

Xin bình luận ở đây
Xin nhập tên của bạn ở đây