Nhân nỗi đau Gạc Ma, bỏ ngay thói quen gọi nước ta hình chữ S đi!

FB Hoàng Hải Vân

12-3-2018

Ảnh: internet

Nếu nói nước Việt Nam ta hình chữ S thì làm gì có Gạc Ma, làm gì có Trường Sa, Hoàng Sa, làm gì có đảo to đảo nhỏ, làm gì có biển. Cho nên phải bỏ thói quen co thủ chỉ bám lấy đất liền mà gọi nước ta hình chữ S đi.

Bởi sự thật thì cái diện tích hình chữ S chỉ bằng chưa tới 1/3 diện tích đất nước Việt Nam ta. Tổ Quốc ta còn bao trùm tới 30% diện tích biển Đông nữa. Cha ông ta gọi nơi ta sống là “Đất Nước”, là đã chỉ rõ nước ta gồm có Đất và Nước. Đất ta có 331.689 km2. Biển ta có hơn 1 triệu km2, trên đó có hơn 3.000 hòn đảo lớn nhỏ, dĩ nhiên là có Hoàng Sa và Trường Sa. Phía trên đất và nước còn vùng trời. Phía dưới đất và nước còn có lòng đất. Và còn hơn thế nữa…

Ngày 12-5-1977, Chính phủ Việt Nam ra tuyên bố về lãnh hải, vùng tiếp giáp, vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam. Ngày 12-11-1982, Việt Nam ra tuyên bố về đường cơ sở dùng để tính chiều rộng của lãnh hải Việt Nam. Ngày 23-6-1994, Việt Nam phê chuẩn Công ước của Liên Hiệp quốc về Luật Biển năm 1982. Ngày 17-6-2003, nước ta ban hành Luật Biên giới quốc gia, trong đó xác định rõ biên giới quốc gia trên đất liền, trên biển, trên không và trong lòng đất.

Theo luật pháp quốc tế và luật pháp Việt Nam, ngoài lãnh thổ trên đất liền và trên đảo, nước ta còn có:

Vùng Nội thủy: Là vùng nằm ở phía trong đường cơ sở. (Đường cơ sở là đường gãy khúc nối liền các điểm được lựa chọn tại ngấn nước thủy triều thấp nhất dọc bờ biển và các đảo gần bờ do Chính phủ xác định và công bố). Việt Nam thực hiện chủ quyền hoàn toàn, tuyệt đối và đầy đủ vùng nội thủy như chủ quyền trên lãnh thổ đất liền.

Lãnh hải: Là vùng biển rộng 12 hải lý (1 hải lý =1,852 km) tính từ đường cơ sở. Ranh giới ngoài của lãnh hải là biên giới quốc gia trên biển. Việt Nam thực hiện chủ quyền đầy đủ và toàn vẹn đối với lãnh hải của mình cũng như đối với vùng trời, đáy biển và lòng đất dưới đáy biển của lãnh hải. Tuy nhiên, trong lãnh hải, tàu thuyền của các quốc gia khác được hưởng quyền qua lại không gây hại và thường đi theo tuyến phân luồng giao thông biển của các nước ven biển.

Vùng tiếp giáp: Là vùng biển nằm phía ngoài lãnh hải tiếp liền với lãnh hải của Việt Nam, rộng 12 hải lý tính từ ranh giới ngoài của lãnh hải, hợp với lãnh hải Việt Nam thành một vùng biển rộng 24 hải lý kể từ đường cơ sở dùng để tính chiều rộng lãnh hải. Trong vùng tiếp giáp, Việt Nam có quyền quy định biện pháp ngăn ngừa và trừng trị các hành vi vi phạm đối với luật lệ về nhập cư, thuế khóa, y tế, thậm chí cả an ninh, xảy ra trong lãnh thổ hay lãnh hải của mình.

Vùng đặc quyền kinh tế: Là vùng biển rộng 200 hải lý tính từ đường cơ sở (hoặc 188 hải lý tính từ ranh giới ngoài lãnh hải, 176 hải lý tính từ ranh giới ngoài vùng tiếp giáp). Trong vùng biển này, Việt nam có chủ quyền đối với mọi loại tài nguyên thiên nhiên và các hoạt động kinh tế nhằm khai thác, sử dụng các tài nguyên thiên nhiên đó, có quyền tài phán đối với các hoạt động nghiên cứu khoa học, bảo vệ môi trường biển, xây dựng và lắp đặt những công trình và thiết bị nhân tạo. Các nước khác có quyền tự do bay, tự do hàng hải và đặt dây cáp và ống dẫn ngầm.

Thềm lục địa: Là vùng đáy biển và lòng đất dưới đáy biển, thuộc phần kéo dài tự nhiên của lục địa Việt Nam, mở rộng ra ngoài lãnh hải Việt Nam cho đến bờ ngoài của rìa lục địa, cách đường cơ sở dùng để tính chiều rộng lãnh hải Việt Nam; nơi nào bờ ngoài của rìa lục địa cách đường cơ sở dùng để tính chiều rộng lãnh hải Việt nam không đến 200 hải lý thì thềm lục địa nơi ấy mở rộng ra 200 hải lý kể từ đường cơ sở đó. Việt Nam có chủ quyền hoàn toàn về mặt thăm dò, khai thác, bảo vệ và quản lý tất cả các tài nguyên thiên nhiên ở thềm lục địa Việt Nam bao gồm tài nguyên khoáng sản, tài nguyên không sinh vật và tài nguyên sinh vật thuộc loại định cư ở thềm lục địa Việt Nam.

(Giữa Vùng đặc quyền kinh tế và Thềm lục địa có khác biệt : Thềm lục địa là vùng đáy biển mở rộng ra ngoài lãnh hải, còn Vùng đặc quyền kinh tế là một định chế riêng biệt áp dụng cho cột nước phía trên đáy biển).

Ngoài lãnh hải, vùng tiếp giáp, vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của đất liền, các đảo và quần đảo thuộc lãnh thổ Việt Nam, theo quy định của điều 121 Công ước về Luật biển 1982, cũng có thể có đầy đủ hoặc một số vùng tương tự tùy từng trường hợp.

Vùng trời: Có biên giới là mặt thẳng đứng từ biên giới quốc gia trên đất liền và biên giới quốc gia trên biển kéo lên không trung.

Lòng đất: Có biên giới là mặt thẳng đứng từ biên giới quốc gia trên đất liền và biên giới quốc gia trên biển kéo xuống lòng đất.

Đất nước Việt Nam đầy đủ phải là như vậy, sao cứ gọi nó là hình chữ S? Đây không phải là chuyện bắt bẻ chữ nghĩa, mà cần thay đổi tâm thế. Người Việt Nam làm chủ đất nước là làm chủ một không gian sinh tồn sâu rộng nói trên. Người Việt Nam bảo vệ đất nước không chỉ là bảo vệ “từng tấc đất” mà còn bảo vệ từng tấc biển, từng khoảnh trời, từng mẩu từng giọt tài nguyên, từng sản vật xa ngoài biển khơi.

Bình Luận từ Facebook

1 BÌNH LUẬN

  1. Nhân nỗi đau Gạc Ma, hãy nhớ rằng chính là hồ chí minh đã lê gót sang tàu cầu xin giặc tàu chống lưng đỡ đầu tranh giành chức quyền cai trị Việt nam, mưu đồ tổ quốc xã hội chủ nghĩa tội ác, mở đường cho giặc tàu nhà Mao suôi nam tiến vào VN trả thù cho giặc tàu nhà Thanh, vốn đã bị Hoàng ĐẾ Quang Trung đánh đuổi ra khỏi bờ cõi VN từ 1789

    chính là hồ chí minh đã phản bội tổ tiên Việt nam, phản bội lịch sử Việt Nam, đã làm Lê CHiêu Thống thế kỷ 20 rước giặc tàu nhà Mao vào Hà nội cắm cờ búa liềm, đặt cờ tổ quốc xuống dưới đít cờ búa liềm mở ra một thời kỳ bắc thuộc mới, bắc thuộc đỏ, chống lưng đỡ đầu Minh ly khai Quốc Gia Việt Nam dựng nên nhà nước tổ quốc xã hội chủ nghĩa tội ác mệnh danh “VNDCCH” cờ tổ quốc nằm dưới đít cờ búa liềm, độc tài toàn trị là thực chất, dân chủ cộng hòa là bìm bịp, trên vùng lãnh thổ của Quóc Gia Việt nam ở phía bắc vỹ tuyến 17, cho đảng cộng sản mao-ít lao động có một địa bàn, địa bàn đỏ, múa gậy cộng sản đàn áp nhân dân miền bắc dưới ách cai trị vô sản chuyên chính tàn ác,

    từ đó hồ chí minh đã tạo nên truyền thống dựa vào giặc tàu chống lưng đỡ đầu mà tranh giành & củng cố quyền lực, khiến 64 chiến sĩ phải hy sinh dưới mũi súng giặc tàu tại gạc ma vì hành động phản quốc của việt cộng Lê Đức Anh học tập và làm theo hồ chí minh bán nước cứu đảng hòng mong được giặc tàu Đăng Tiểu Bình chống lưng đỡ đầu, cho đảng cộng sản hồ chí minh được lâu dài làm đầu nậu trấn lột nhân dân đất nước VN, như giặc tàu nhà Mao đã chống lưng đỡ đầu hồ chí minh giành chức quyền cai trị VN

Leave a Reply to noileo Hủy trả lời

Xin bình luận ở đây
Xin nhập tên của bạn ở đây