Có phải Vidifi Việt Nam đã phạm tội hình sự?

Vũ Công Minh

28-2-2018

Tổng Công ty Phát triển Hạ tầng và Đầu tư Tài chính Việt Nam có phải đã phạm tội hình sự? Thời gian gần đây nhiều việc lùm xùm về BOT Cai Lậy, Tiền Giang… Cánh lái xe phản đối trạm thu phí này vì cho rằng trạm đặt ở vị trí bất hợp lý, giá thu phí quá cao làm tăng giá thành vận tải. Họ đồng loạt phản ứng bằng cách trả tiền lẻ 100, 200đ mất nhiều thời gian kiểm đếm, gây ùn tắc giao thông, động đến cả trời xanh. Tưởng đâu chỉ Cai Lậy có chuyên, ai ngờ cả quốc lộ 5 cũng xẩy việc tương tự. Nhưng nguyên nhân sự việc khác hẳn Cai Lậy.

Mọi người đều biết quốc lộ 5 con đường huyết mạch Hà Nội – Hải Phòng, con đường có từ thời Pháp, gần đây nó được cải tạo nâng cấp lên thành đường giao thông cấp I, bằng nguồn vốn ODA của Nhật (Thay thế cho bồi thường chiến tranh). Nghĩa là đã khai thác xử dụng nhiều năm, thu hồi xong vốn, chỉ còn mỗi việc thu phí bảo dưỡng hàng năm bằng cách thu vào tiền xăng, dầu, đầu xe. Và cả phí qua hai trạm thu phí quốc lộ 5. Mức thu ổn định nhiều năm 10.000d/xe (Với xe 9 chỗ trở xuống), xe tải lớn, hoặc conterne tiền phí lên tới 60.000, đến 120.000d/xe.

Bình thường việc thu phí ở quốc lộ 5 không có gì đáng nói. Nếu không có chuyện từ khi đường 5 cao tốc Hà Nội – Hải Phòng đi vào vận hành, đột nhiên giá qua các tram thu phí quốc lộ 5 cũ tăng lên 3 đến 4 lần, việc này được thông báo trên ti vi hẳn hoi. Lý do tăng giá vé, tại sao phải tăng, số tiền tăng lên như thế để làm gì? Người dân đâu có được biết. Mọi người dân chúng tôi mỗi lần cho xe qua trạm thu phí cứ như bị mất cắp.

Con đường quốc lộ 5 có từ ngày Pháp đô hộ Việt Nam đến nay vẫn thế, nó có to hơn, đẹp hơn là từ cái ngày phát xít Nhật họ ân hận vì có thời gian gây đau thương cho Việt Nam. Tỏ lòng hối lỗi nên viện trợ con đường cho nhân dân Việt Nam. Nó đâu dính dáng đến đường cao tốc Hà Nội – Hải Phòng. Thật tội nghiệp cho người dân chúng tôi từ khi có cái cao tốc (Hà Nội – Hải Phòng). Mỗi khi có việc bắt buộc phải đi qua con đường cũ của mình lại phải mất thêm nhiều tiền, trung bình 15.000 đến 16.000 lượt xe/ ngày, phí mỗi lần 80.000 đến 200.000d. Tính ra mỗi ngày người dân bị mất cắp gần 2 tỷ VNĐ. Một năm khoảng 720 tỷ VNĐ (Con số này tính theo số liệu của VIDIFI).

Số tiền khổng lồ này hiển nhiên rơi vào túi ông VIDIFI. Số tiền các ông lấy không của dân. Bởi rất đơn giản là dân chúng không mua hàng (hay sử dụng dịch vụ cao tốc của các ông), dân vẫn bị các ông lấy tiền. Thử hỏi trên cả thế giới, hành vi ấy là hành vi gì? Câu trả lời không thể khác hơn, đó là hành vi ăn cắp. Theo từ điển tiếng Việt: Tội trộm cắp là tội chiếm đoạt tài sản của người khác, nhân lúc người đó không biết hoặc không để ý tới.

Câu chuyện thu phí bất hợp lý được đưa ra công khai, người dân chúng tôi phản ứng các ông ở VIDIFI, được các ông công an, thanh tra đến đe dọa tại các trạm thu phí, dùng cả xe đặc chủng đến cẩu xe thì cũng là lúc các ông đe dọa dùng vũ lực để lấy tiền của dân chúng.  Hành động đó của VIDIFI có đơn giản chỉ là tội ăn cắp. Theo điều 168, chương 16 bộ luật hình sự, ghi rõ:

1- người nào dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực ngay tức khắc hoặc có hành vi khác làm cho người bị tấn công lâm vào tình trạng không thể chống cự được, nhằm chiếm đoạt tài sản thì bị phạt tù từ 3 năm đến 10 năm.

2 – Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau thì bị phạt tù từ 7 năm đến 15 năm: a – Có tổ chức, b –  Có tính chuyên nghiệp, c – Gây thương tích, hoặc gây tổn hại sức khỏe tỷ lệ từ 11% đến 30%, d – sử dụng vũ khí, phương tiện hoặc thủ đoạn nguy hiểm, đ – Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 50 triệu đến dưới 200 triệu đồng, g – Gây ảnh hưởng xấu đến an ninh trật tự xã hội, h – Tái phạm nguy hiểm.

Các ông ở VIDIFI rõ ràng đã dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực, hoạt động có tổ chức, mang tính chuyên nghiệp, có sử dụng vũ khí, phương tiện để chiếm đoạt tài sản và liên tục tái phạm, như vậy hành vi của các ông đã cấu thành tội ăn cướp 100%. Tội này án không nhẹ, có thể tù từ 18 – 20 năm hoắc chung thân (Điểm 4, khoản a điều 168 BLHS: Chiếm đoạt tài sản trị giá 500 triệu đồng trở lên… Điểm 4 khoản c điều 170 BLHS: Chiếm đoạt tài sản trị giá 500 triệu đồng trở lên. Điểm 4 khoàn a điều 173 BLHS cũng có án tương tự. Các ông ở VIDIFI trộm cắp hoặc cướp đoạt đến hàng ngàn tỷ đồng, nhiều năm cho đến nay chẳng lẽ thoát khỏi lưới trời lồng lộng.

Câu hỏi được đặt ra ở đây: Hành vi của ông VIDIFI hiện đã đủ cấu thành tội danh trộm cắp, khi tiền phí thu tăng bất hợp lý của ông lại được 2 bộ (Tài chính và GTVT) đồng thuận phê duyệt, tức là có tính hợp lý, hợp pháp thì đương nhiên ông VIDIFI không vi phạm pháp luật. Cũng tức là ông không có tội. Vậy việc làm của 2 ông (BTC và BGTVT) có đúng hiến pháp và pháp luật hay không? Chúng tôi xin trả lời cho 2 ông và mọi người dân Việt Nam rõ: Theo hiến pháp nước CHXHCN Việt Nam được Quốc Hội ban hành năm 2013, cũng như pháp luật VN hiện hành không hề có điều nào cho phép tổ chức nhà nước, chính phủ VN được phép lấy, chiếm đoạt tài sản của công dân VN.

Trong 11 chương, 120 điều của bản Hiến pháp năm 2013 đã thể hiện rõ điều chúng tôi nêu trên. Theo đó điều 32, Hiến pháp quy định:

1 – Mọi người đều có quyền sở hữu về thu nhập hợp pháp, của cải để dành, nhà ở, tư liệu sinh hoạt, tư liệu sản xuất, phần vốn góp trong doanh nghiệp hoặc trong tổ chức kinh tế khác.

2 – Quyền sở hữu tư nhân, quyền thừa kế được pháp luật bảo hộ.

3 – Trong trường hợp thật cần thiết, lý do quốc phòng, an ninh, hoặc vì lợi ích quốc gia, tình trạng khẩn cấp phòng chống thiên tai, nhà nước trưng mua, hoắc trưng thu có bồi thường tài sản của tổ chức, cá nhân theo giá thị trường.

Như vậy 2 ông (Bộ TC và BGTVT) đâu có lý do gì về an ninh, quốc phòng… Theo điểm 3, điều 32 BLHS mà lấy tiền của dân bằng cách tăng phí của 2 ông chỉ nhằm bù đắp cho doanh nghiệp làm BOT.

Như thế rõ ràng 2 ông (BTC và BGTVT) đã vi phạm hiến pháp. Mà vi phạm hiến pháp, đương nhiên việc làm của 2 ông đã vi phạm pháp luật, cái tính hợp pháp của 2 ông trong quyết định về phí giao thông quốc lộ 5 là vô giá trị, phải được hủy bỏ. Như thế hành vi của ông VIDIFI đã đủ cấu thành tội trộm cướp đến mức phải truy tố hình sự. Ít nhất 2 ông (BTC và BGTVT) cũng phải có trách nhiệm liên quan trong vai trò đồng hoặc tòng phạm.

Ảnh biếm họa của Nhốp/ TTC

Không hiểu sao những việc tày đình như thế chẳng thấy các đ/c báo chí ta vào cuộc. Cũng vắng mặt luôn các ông bà luật sư của cơ quan lập pháp, người soạn thảo, ban hành tường tận hàng rừng luật, và rồi các ông Đảng nữa. Đảng ta là Đảng lãnh đạo toàn diện cơ mà. Nếu so sánh với vụ ông Đinh La Thăng, Trịnh Xuân Thanh chỉ tham ô có 14 tỷ đồng đã đại án, vụ ăn cắp phí BOT chỉ riêng quốc lộ 5 sẽ phải là siêu đại án. Núp đằng sau nó, ai tổ chức cho ông VIDIFI ăn cắp? Oái oăm thay khi chúng ta phản ứng cách thu phí bất hợp lý đó, lại bị các ông trấn áp quy chụp cho tội gây rối trật tự trị an.

Việc này cũng không thể bỏ qua trách nhiệm của Bộ Tư pháp, Bộ Công an và Quốc Hội vì các ông bà đều biết, đều nhắm mắt bỏ qua.

Quả là thế lực nhóm lợi ích. Tại sao nó không bị phanh phui, truy tố? Câu hỏi đặt ra cho các cơ quan pháp luật, các tổ chức xã hội và mọi người dân Việt Nam trả lời.

Mong lắm thay.

Bình Luận từ Facebook

3 BÌNH LUẬN

  1. Tôi còn mong chúng lập ra nhiều trạm cướp như BOT trên cả nước để dân VN thức tỉnh mà lật đổ bọn cướp ngày cộng sản nầy .nó đả gây cho dân VN đau thương đến tột cùng hằng 80 năm nay ,còn sống ngày nào chúng càng di họa cho đất nước tan hoang điêu linh ngày ấy

  2. Tôi còn mong chúng lập ra nhiều trạm cướp như BOT trên cả nước để dân VN thức tỉnh mà lật đổ bọn cướp ngày cộng sản nầy .nó đả gây cho dân VN đau thương đến tột cùng hằng 80 năm nay ,còn sống ngày nào chúng càng di họa cho đất nước tan hoang điêu linh ngày ấy

Leave a Reply to Namhung Hủy trả lời

Xin bình luận ở đây
Xin nhập tên của bạn ở đây