Ý kiến về lễ kỷ niệm 50 năm Mậu Thân ‘rầm rộ’

BBC

1-2-2018

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng cùng các lãnh đạo cao cấp dự lễ hôm 31/1. Ảnh: Getty Images

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng cùng các lãnh đạo cao nhất trong Đảng Cộng sản dự lễ kỷ niệm 50 sự kiện mà Việt Nam gọi là “Cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Xuân Mậu Thân 1968”.

Năm 1968, biến cố tổng tấn công trên khắp các địa phương của Việt Nam Cộng Hòa đã tạo ra bước ngoặt trong Chiến tranh Việt Nam.

Bí thư Thành ủy TP.Hồ Chí Minh Nguyễn Thiện Nhân phát biểu tại buổi lễ, nêu lập trường chính thức của Đảng:

“Cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Xuân Mậu Thân 1968 mãi mãi là biểu tượng sáng ngời của lòng yêu nước, của ý chí quyết tâm sắt đá, tinh thần quyết chiến, quyết thắng của toàn Đảng, toàn dân và toàn quân ta để giành độc lập, tự do, được dẫn dắt, soi đường bởi sự lãnh đạo tài tình, đường lối đúng đắn của Đảng ta và Chủ tịch Hồ Chí Minh vĩ đại”.

Ý kiến ‘phi chính thức’

Tuy vậy, giáo sư Nguyễn Khắc Mai, cựu Vụ trưởng Vụ Nghiên cứu, Ban Dân vận Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam nói với BBC: “Tôi cho rằng không nên làm kỷ niệm Mậu Thân rầm rộ, nghiên cứu thì cứ nghiên cứu để tìm ra bài học ngăn ngừa chuyện ấy trong tương lai.”

“Không nên khoét sâu những nỗi đau của một cuộc chiến huynh đệ tương tàn như vậy.”

“Người nhà đánh nhau, nồi da xáo thịt thì oai hùng nỗi gì mà tưởng niệm.”

“Hơn nữa, tôi thấy bây giờ dư luận không để ý nhiều đến buổi lễ này.”

“Bây giờ không phải bất kỳ sự kiện nào Đảng làm thì người ta cũng theo dõi, hoan nghênh đâu,” ông Khắc Mai cho hay.

Hôm 1/2, nhà báo tự do Nguyễn An Dân bình luận với BBC:

“Đảng Cộng sản Việt Nam dùng chữ “tri ân”, vậy lễ này tri ân những người nằm xuống vì cái gì? Vì họ chiến đấu cho đảng? Hay vì họ nội chiến với chính đồng bào của mình?”

“Nếu Đảng làm lễ tri ân Mậu Thân thì sẽ luôn có một bộ phận nhân dân nhớ về trận tái chiếm Quảng Trị 1972.”

“Ngay cả nếu Việt Nam Cộng Hòa là “bên thắng cuộc”, tôi cũng sẽ phản đối nếu họ làm lễ chiến thắng Mậu Thân,” ông An Dân nói.

Bình phẩm trên Facebook, nhà văn Nguyễn Viện ở TPHCM nói: “Bao nhiêu máu, nước mắt, đau khổ và sự mất mát của nhân dân 2 miền… nhưng dường như chính trị vẫn đi con đường riêng của nó. Bất nhẫn.”

‘Đúc kết’ của Đảng

Sự kiện mà Việt Nam gọi là “Lễ cấp quốc gia kỷ niệm 50 năm Tổng tiến công xuân Mậu Thân” diễn ra ở TP. Hồ Chí Minh hôm 31/1, với chủ đề “Bản hùng ca Xuân Mậu Thân 1968” có sự tham dự của Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc và cả các cựu lãnh đạo như ông Nguyễn Tấn Dũng.

Báo Việt Nam dẫn lời phát biểu của ông Nguyễn Thiện Nhân, Bí thư Thành ủy TP.Hồ Chí Minh tại buổi lễ:

“Nửa thế kỷ đã qua là khoảng thời gian đủ dài để chiêm nghiệm, đúc kết về cuộc tổng tiến công.”

“Đó mãi mãi là biểu tượng sáng ngời của lòng yêu nước, của ý chí quyết tâm sắt đá, tinh thần quyết chiến, quyết thắng của toàn Đảng, toàn dân và toàn quân ta để giành độc lập tự do,” ông Nhân nói.

Bài diễn văn cũng đề cập hiện tại, kêu gọi “phải tiếp tục tăng cường xây dựng Đảng trong sạch, vững mạnh”.

Ông Nguyễn Thiện Nhân nói cần “đẩy mạnh đấu tranh phòng, chống quan liêu, tham nhũng, lãng phí để khẳng định uy tín của Đảng, khôi phục và củng cố niềm tin trước Nhân dân”.

Hiện đến nay vẫn có các con số chưa thống nhất với nhau từ các bên tham gia cuộc chiến đưa ra nhưng trong một bản tin đánh đi từ Sài Gòn ngày 21/02/1968, phóng viên Peter Arnett của AP nêu ra con số 140 nghìn người bị giết chỉ sau 10 ngày chiến sự.

Phóng viên Arnett viết “con số chính thức, cho thấy vụ đổ máu này phải thuộc tầm tàn sát lớn nhất trong lịch sử vốn đã đau thương 4000 năm của Việt Nam”.

Bình Luận từ Facebook

7 BÌNH LUẬN

  1. Việt cộng là loài lang sói, dù đã 80 năm ra khỏi rừng rú về sống ở làng xã, thành phố, nhưng nó không thể quên mùi máu tanh, thịt sống. Bản năng khát máu và cắn xé trỗi dậy từng giờ dưới bộ vest tân thời. Đó là lý do nó hả hê, đắc chí đắm chìm trong hoài niệm hết cuộc tàn sát này đến cuộc tàn sát khác.

  2. Trần Lão Bà:
    Chỉ vì hiệ thời chúng chẳng còn co cái gì để mà hảnh diện vì mọi phương diện đều thối nát, lạc hậu; thi chúng phải tìm lại chuyện xưa với hy vọng thế hệ trẻ ngày nay chẳng biết gì về quá khứ, với sự đạo diễn của tuyên giáo xuyên tạc sự thật, chúng đễ tuyên truyền đánh lạc hướng người dân hãy quên đi thực tại đang khó khăn không có thể giải quyết được.

  3. MÁU! Đổ máu nữa và đổ máu mãi !
    Đó là thông điệp cộng sản gửi đi qua các hoạt động khơi lại các vết thương chưa bao giờ lành.
    Cộng sản VN nhắc nhở mọi người rằng bản chất cộng sản không bao giờ thay đổi.

  4. Tôi không biết phải dùng chữ gì trong cái kho tàng đồ sộ của ngôn ngữ VN để diễn tả cho hết cái tận cùng của sự khốn nạn,độc ác mà một lũ người mang tên CSVN đang hành xử với người dân của mình,nhất là người dân Huế.
    Mậu thân,một vết thương 50 năm vẫn chưa thể nào lành.Một cuộc tàn sát vô tiền khoáng hậu,nhơ nhớp nhất trong tất cả các triều đại của lịch sử VN.Cho nên bằng mọi giá,tác giả của nó,phải xoá cho hết những dấu tích mà họ để lại.
    Dân Huế,ai mà chẳng biết cái công trình Nam Sông Hương.Sau khi chiếm miền Nam,chính quyền CS ở Huế cho thực hiện “ công trình vĩ đại” Nam sông Hương,dẫn nước về tưới đồng An cựu như kiểu kênh Lợi Nông của triều Nguyễn.Công trường lúc ấy bao giờ cũng trên mười ngàn dân công,dân chúng,học sinh,sinh viên…đủ mọi thành phần bắt buộc tham gia.Và chính cái dự án mang tính xã hội cao siêu ấy chỉ nhằm mỗi một mục đích là đào ngang qua và xoá dấu tích Nghĩa trang Ba đồn,nơi đã chôn hàng ngàn xác người vô tội,không nhận diện được,nghĩa là vô thừa nhận.
    Điều này,không mấy ai biết được,chỉ sau khi các viên chức trách nhiệm như Lê tự Đồng,Vũ Thắng,Nguyễn Chánh,và đặc biệt là tay Lâm Bình,trưởng CA Bình trị Thiên tiết lộ,như một lời sám hối cuối cùng trước khi lâm chung.
    Cho đến giờ này thì ai ở Huế cũng đều biết cái công trình “vĩ đại” ấy,nước rửa chân còn không có nói chi đến dẫn nước về đồng An cựu!
    Bia đời có thể mất nhưng bia miệng thì vẫn còn y nguyên đấy.
    Hàng năm,cứ đến Tết,ở Huế,người người,nhà nhà làm giỗ.Làm sao mà xoá cho hết được cái nỗi đau như một vết thương mãi mãi rỉ máu.
    Bây giờ,chúng vinh danh “cuộc tấn công nỗi dậy” ô nhục ấy như là một thành công,một chiến tich vang dội thì chẳng biết phải dùng đến cái từ gì để định nghĩa cái loại người này.Chó má,cũng không đúng.Khốn nạn à,cũng chưa đủ.Máu lạnh à,cũng chưa xứng.Thú vật làm người,cũng chưa…..
    Chịu luôn.Không tìm ra!

  5. Chỉ có loài súc vật mới kỷ niệm và ăn mừng cái ngày mà hơn 6000 dân thường của Huề bị thảm sát trong những ngày tết thiêng liêng của dân tộc và hàng ngàn người khác củng đả ngã xuống trên khắp các tỉnh thành miền nam.và dĩ nhiên cái giá phải trả cho sự sai lầm và ngu xuẩn nầy là hàng chục ngàn thanh niên miền bắc đả phải chết cho vụ nướng quân không thành công nầy ,tự hào và anh hùng gì khi đánh lén và tráo trở khi chính mình đả đồng ý ngưng bắn .rồi sau đó lật lọng đánh lén .vậy mà cũng không thành công và cái giá phải trả là hàng chục ngàn người VN phải chết thảm và hàng chục ngàn ngôi nhà của dân lành vô tội phải tan hoang vì lựu pháo 122 ly bắn trên các chạc ba không cự ly tọa độ vào trong TP .các ông đang khoét lại vết thương chưa bao giờ lành .nó sẻ mãi mãi là khối ung thư trong lòng những gia đình bị giết hại man rợ và dã thú.rồi có 1 ngày nó sẽ bùng ra .có vay ắt có trả .đó là nhân quả từ ngàn xưa.các ông không muốn khép lại quá khứ đau thương .thì những gia đình có thân nhân chết oan tức sẻ chờ đợi có 1 ngày .sớm hay muộn .không có gì là muôn năm và đời đời cả

  6. Sao không tổ chức lễ kỷ niệm tại Huế ? Trong hơn 30 tỉnh thành tấn công chỉ có mỗi thảnh phố Huế được ” giải phống ” hon 10 ngày

  7. Tôi khóc cho biến cố Tết Mậu Thân: Xin gởi đến bạn đọc “Tiếng Dân” bài viết của tôi đăng trên nhiều tờ báo hải ngoại vào dịp Tết Bính Thân năm 2016, được đọc trong dịp họp mặt Hội Đồng Hương Thừa Thiên vùng New England.

    hung-viet.org/a22563/nen-huong-tuong-niem-nhung-nan-nhan-tet-mau-than-hue

Leave a Reply to TRAN LOAN Hủy trả lời

Xin bình luận ở đây
Xin nhập tên của bạn ở đây