Tiếp nối Phạm Đoan Trang

Nguyễn Đình Cống

29-12-2017

Ảnh minh họa. Nguồn: LK

Ngày 28/12 Báo Tiếng Dân đăng bài “Vì sao nên phi bạo lực của Phạm Đoan Trang. Tác giả nêu ra 4 lý do: 1-  Khả năng thành công cao hơn. 2- Thu hút được nhiều người hơn. 3- Tạo điều kiện cho dân chủ. 4-  Oan oan tương báo bao giờ mới hết.

Tôi tán thành các ý kiến của Phạm Đoan Trang. Chỉ xin bổ sung vài ý kiến rút ra từ thực tế cuộc đấu tranh bạo lực của dân Việt Nam trong mấy chục năm của thế kỷ 20, đó là những hậu quả tai hại của “bên thắng cuộc” phải gánh chịu sau chiến thắng.

1- Các gia đình chính sách. Đó là các gia đình thương binh, liệt sĩ, những người có công, những bà mẹ anh hùng, những lão thành cách mạng, những cán bộ tiền khởi, những nạn nhân chất độc v.v… Họ được ưu đãi hoặc được trợ cấp là đúng. Nhưng sự ưu đãi này ngốn của ngân sách một khoản không nhỏ. Nếu đấu tranh phi bạo lực có thể tránh được phần lớn khoản này, tập trung nguồn vốn cho phát triển kinh tế, văn hóa. Đó là chưa nói đến một số không ít dựa vào sự ưu đãi này để gian dối, trục lợi.

2- Thói quen xấu từ bạo lực. Trong chiến tranh, đặc biệt là chiến tranh du kích thường phải dùng đến những dối trá, những mưu mô để lừa đich. Người ta ca ngợi những việc làm đó, xem như là khôn khéo, thông minh. Dần dần những thứ đó nhiễm vào, tạo thành nhận thức và tính cách của một số người.

3- Tạo thành lực lượng kiêu binh. Đó là một số người có nhiều chiến công trong bạo lực hoặc chiếm được vị trí cao trong tổ chức. Họ kể công và đòi quyền lợi. Nếu không đủ quyền lợi vật chất thì phải cho họ chức vụ và quyền lực trong các ngạch dân sự. Nhưng số người vừa có tài trong chiến trận vừa có tài trong dân sự là khá hiếm. Phần nhiều trong số họ vì cậy công và không có trình độ tương xứng mà trở thành những kẻ ngăn cản sự phát triển của xã hội. Khi họ dùng những mưu lược lừa địch và cách chỉ huy trong chiến trân để quản lý dân sự thì càng nguy. Những người như vậy làm cho chính quyền nát bét và thich cai trị độc tài. Ngoài những cá nhân thì còn những tổ chức kiêu binh. Vụ quân đội chiếm đất dự trử của sân bay Tân Sơn Nhất để chia nhau làm nhà và làm sân gôn là một thí dụ, tạo nên sự thiệt hại rất lớn cho đất nước.

4- Thiệt hại về trí tuệ. Chiến tranh, nhiều người chết, nhiều công trình bị phá hủy, thiệt hại đó là rõ ráng, nhưng thiệt hại về trí tuệ ít thấy được, Đó là trong số hy sinh có không ít những người con ưu tú của dân tộc về các lĩnh vực.

5- Tốn kém cho kỷ niệm. Chiến tranh càng dài, càng khốc liệt sẽ tạo ra nhiều anh hùng, nhiều kỳ tích. Cần xây nhiều tượng đài, nhiều công trình kỷ niệm, nhiều buổi lễ cho những con người và sự kiện như vậy. Khi đất nước giàu có thì không sao, nhưng khi còn khó khăn, cứ cố làm rồi để con cháu phải trả nợ thì cũng khổ cho chúng nó.

Có vài ý kiến, gọi là tiếp nối, mong làm phong phú các khía cạnh của một vấn đề. Xin cám ơn bạn Phạm Đoan Trang đã viết bài để tôi có dịp “tát nước theo mưa”.

Bình Luận từ Facebook

4 BÌNH LUẬN

  1. ( Trích namhung) “…nhưng khổ nổi anh đầu bếp nầy chỉ giỏi xào nấu ,nên cho đến khi mất đi còn để lại món nợ hơn 1 .000 tỉ…” (hết)
    ——-
    Đó,mới là sự thực phổ biến trong quan niệm ‘công bằng’, ‘ thượng tôn pháp luật’ …vv của đám vô sản lưu manh xuất thân vô học ,kém trí .Họ sẽ không thể hiểu rộng hơn và xa hơn với quan niệm ‘bần cố nông’ quen thuộc mà họ sống và lớn lên ! – Và họ sẽ cảm thấy bất mãn, thấy vô cùng ‘bất công’ nếu …không được ‘chia phần’ khi họ đang là ‘công thần’ của chế độ !
    Gọt sạch não trạng “phong kiến’ dạng ‘cắt đất phong hầu’ ấy, thật không dễ. Tàn dư của não trạng phong kiến ở VN/ TQ rất nặng nề, trong bài “ Tính chính danh của Thái tử Đảng” , marx ghẻ trích lời cụ Phan Khôi cũng vì ý này …
    ——-
    Tuy nhiên, – Hì hì –thật ra ,còm của bác không liên quan nhiều đến nội dung bài chủ, nhưng vì mấy chữ ‘xào nấu giỏi” của bác, khiến tôi nghĩ khác về chuyện ‘mất 1000 tỉ’ – Nếu ‘xào nấu kém’ thì làm sao xứng đáng làm một vị ‘thựcquan Việt cộng” hả bác.

    Có những kẻ không có một ngày làm ‘anh Nuôi’ hay vào bếp- thế nhưng có thể ‘xào nấu’ toàn những món ăn cung đình hàng triệu tỉ. ( Nghe đồn, ‘hai đầu bếp nổi tiếng’ loại ấy, sẽ ra tòa trình bày ‘bí quyết nấu ăn’ vào ngày 9.01.2018 sắp tới …)

  2. Tôi là người đả từng đi lính cho cuộc chiến tranh năm 1979 trong một đơn vị đặc công anh hùng ,hục vụ tại chiến trường K ,các chỉ huy của tôi thì thú thật đánh nhau thì phải gọi là ( TÀI ) nhưng kể cả vị sư trưởng tôi không nêu tên ,nhưng tất cả các anh em đi lính trong sư đoàn nầy đều biết ông chỉ ký được cái tên của mình là chính và như thế khi về với đời thường làm kinh tế và hành chánh với chức vụ của ông thời đó khi ra dân sự chức vụ củng phải chủ tịch hoặc bí thư huyện tỉnh trở lên thì các bạn hãy suy nghỉ với nền kinh tế thị trường xccn mà áp dụng thì tiền ngàn tỷ đem đổ sông đổ biển là chuyện bình thường ,khi tôi ra quân về làm trong một công ty nhà nước ,ông giám đốc nầy nghe đâu trước đây là nấu ăn trong cục R cho các sếp ,đâu trong phòng làm việc của ông cũng thấy hình chụp chung với các bác tứ trụ ,nhưng khổ nổi anh đầu bếp nầy chỉ giỏi xào nấu ,nên cho đến khi mất đi còn để lại món nợ hơn 1 .000 tỉ cho nhà nước vì nhân tiền ứng thi công xong .ông mà giao cho bên B rồi B’ thế là không công trình nào hoàn thành ,nên nợ cứ chồng chất và khổ nhất là di hại của ông kéo theo hàng trăm anh em trong cty khi về hưu không về được vì các cty tài chính không dám mua .nợ quá nhiều ,tiền đóng bảo hiểm xả hội không đóng đủ cho nhà nước ,nên sau khi nghĩ hưu cho đến nay 7 năm kể từ khi ông theo karl marx lenin ,anh em vẩn khống có tiền hưu ,phải chờ thành phố CHỈ ĐẠO .trong thời bình cứ lấy công lao trong chiến tranh mà phát thưởng chia phần thì đúng là đại họa và đồng bào đả thấy kinh tế VN hiện tại ra sao ? đó là hậu quả của chính sách địa vị công thần của chế độ hiện nay ,CÁI HẬU QUẢ QUÁ LỚN MÀ CẢ TRIỆU NGƯỜI DÂN PHẢI TRẢ CHO SỰ SAI LẦM VÀ THIỂN TRÍ CỦA HỌ

  3. ( trích ) “…Xin cám ơn bạn Phạm Đoan Trang đã viết bài để tôi có dịp “tát nước theo mưa”…”
    ——-.

    Không chỉ bác NĐ Cống – cho Marx ghẻ ké theo ‘bẻ măng” với. Hi hì !

    Cô Đoan Trang và bác Đình Cống, ‘song kiếm hợp bích” rất lợi hại ! Các nội dung vừa bổ ích, thực tiễn vừa lý thú. Quả thực, “Nguyên khí” nước Việt đã liên tục bị tổn hại quá nặng nề rồi, ngày nay nên chung tay phục hồi, hơn là tìm cách tiếp tục hủy hoại nó.

    Quá nhiều ‘bài học quá khứ’ khiến ta không còn ngạc nhiên về các thủ đoạn hiểm độc, tàn bạo phi nhân tính của Việt cộng. Dùng ‘mục đích biện minh cho phương tiện”, cái ác trong họ không có giới hạn, dùng ngay cả máu và tính mạng của đồng bào, đồng chí …cho mục tiêu của họ Nên thực sự, cá nhân tôi vẫn không tin, vẫn thích nghiên về giả thuyết hoặc‘Việt cộng trong nước diễn tuồng’ , hoặc’ Việt cộng ngoài nước phối hợp’ , nhưng mục đích thì vẫn như đã còm trong bài viết của Đoan Trang, ‘tuồng ‘ này xét ra chủ yếu có lẽ để nhằm đánh lạc hướng dư luận, khi mà‘cuộc chiến Vương quyền’ đang tiếp tục diễn ra vô cùng khốc liệt giữa bọn ‘đồng chí tham nhũng’ với nhau.

    Tuy thế, dù là ‘tuồng hề ’ hay sự ‘ngu dại, ngây ngô’…thì những bài viết về ưu điểm tranh đấu phi Bạo lực, rất cần thiết để cảnh tỉnh, để soi sáng chính nghĩa ,và giúp những người có lương tri, có nhiệt huyết đấu tranh, dẩn dần có được một sự xác quyết mạnh mẽ hơn trước khi, cùng tiến tới chung sức trên con đường tranh đấu-một cuộc chiến “châu chấu đá xe” lâu dài và gian nan. Nhưng …“Quân tử đấu trí, chứ không đấu lực” …!

    Hè hè , càng nhiều “Đồng Tâm”, càng nhiều “BOT Cai Lậy”…vv, thì kết quả sẽ tự nó càng giàu sức thuyết phục, tạo hy vọng, tạo niềm tin…
    Và càng tiến gần đến kết quả tối hậu ….

  4. Bình luận:Đấu tranh phi bạo lực tốt nhất hiện nay là làm sao để dân chúng hiểu: Thứ nhất, đừng bao giờ bầu cho những tên ăn cắp nhỏ để chúng có cơ hội trở thành những kẻ cướp lớn. Thứ hai, buộc những tên kẻ cướp hiểu rằng, không thể vừa là kẻ cướp vừa là người lãnh đạo của mình. Vậy thôi!

Leave a Reply to Marx ghẻ Hủy trả lời

Xin bình luận ở đây
Xin nhập tên của bạn ở đây