Tham nhũng và cải cách: Cuộc điểm danh “ai là ai” (bài 2)

FB Tâm Chánh

17-12-2017

Mời xem bài 1

Ảnh: internet

Các siêu vụ án ở các tập đoàn, doanh nghiệp nhà nước hãy còn rối ren trong mớ bòng bong nhóm lợi ích, nhưng một uỷ viên Bộ chính trị đương nhiệm đã bị tước bỏ chức vụ để qui án.

Trong vụ việc ở lãnh đạo Đà Nẵng, tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng dường như chạm được lòng tin của người dân khi xử lý kỉ luật thẳng tay một “con ông cháu cha”. Chế độ “con vua làm vua” nở rộ trong độ 10 năm gần đây đang bị lưỡi hái “chống suy thoái” đưa lên đoạn đầu đài. Sau Nguyễn Xuân Anh là Lê Hoài Bảo, “cậu ấm” giám đốc sở kế hoạch Quảng Nam của cựu bí thư tỉnh này, ông Lê Phước Thành, rồi phó chủ tịch Thanh Hoá “nâng đỡ” không minh bạch với một người đẹ cũng bị xử lý…

Ván cờ chuột và bình

Từ việc bốc dỡ không ngần ngại các “đường dây” tiền – quyền không ngần ngại chuyện vỡ bình. Đến việc gỡ bỏ tập quán chuyện đã rồi trong việc xem xét trách nhiệm chính trị của quan chức. Cho đến khởi động tiến trình xem xét, xử lý một tệ nạn trong đảng là bố trí cất nhắc người nhà, người thân, cánh hẩu.

Có thể thấy tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng luôn tìm cách xử lý vấn đề trong khuôn khổ nguyên tắc: vấn đề dù có phức tạp tới đâu vẫn được xử lí là vấn đề cụ thể; xử lí vấn đề phải bảo đảm quyền lực tập trung nơi đảng. Chống tham nhũng là phần chính yếu trong cuộc đấu tranh nội bộ chỉnh đốn đảng. Để bảo đảm mục tiêu đó, ông Trọng không ngần ngại siết chặt kỉ luật, cho dù phải viện đến các quan niệm bảo thủ nhất.

Trung ương đưa ra nghị quyết 27 điều đảng viên không được làm. Bộ chính trị qui định những hành vi đòi đa nguyên đa đảng, tam quyền phân lập, xã hội dân sự… là những điều đảng viên không được ủng hộ.

Một đảng nắm toàn bộ quyền lực từ nhà nước đến xã hội chính thức xác lập huý kị những gì mà họ cho là thuộc về xã hội tư bản. Với những quyết sách mạnh mẽ ấy, ông Trọng như muốn tuyên bố, đảng của ông ấy không chấp nhận để ai nắm giữ ngọn cờ đổi mới từ đảng của ông ấy. Theo vậy, có thể đồng chí X là một trường hợp ông Trọng nhìn thấy nguy cơ ngọn cờ có thể sang tay kẻ khác.

Cuộc điểm danh “ai là ai”

Hãy nhìn thực tế chỉ đạo chống tham nhũng trong những biến đổi của nó. Công luận trong vụ việc Trịnh Xuân Thanh theo từng mức độ phát triển luôn bám sát không gian nhận thức: thao túng quyền lực đã diễn cấp lãnh đạo cao nhất; tình trạng xài hoang nguồn lực doanh nghiệp nhà nước và tài nguyên quốc gia để củng cố quyền lực phe nhóm; những nhân tố phong trào chủ yếu là cán bộ đoàn thăng tiến trong quá trình lãnh đạo chính trị và tình trạng con ông cháu cha chia chác chiếc ghế đặc quyền.

Chính khuôn khổ nhận thức này, một mặt làm phân hoá nội bộ “ta” đẩy mũi dùi phẫn nộ của công chúng khỏi sự tập trung vào hệ thống; mặt khác tạo lập một nghị trình dự kiến mà nhiều phần cuộc chống tham nhũng phía sau đã làm theo. Công luận về vụ việc Trịnh Xuân Thanh đã giúp ông Trọng tạo ra cục diện hoàn toàn thay đổi. Ván cờ truy nã Trịnh Xuân Thanh thực chất là cú điểm danh “ai là ai” trong chính lực lượng mà ông Nguyễn Phú Trọng mỏng thao lược và ảnh hưởng hơn ông Nguyễn Tấn Dũng. Bộ trưởng Tô Lâm trong chức trách của mình đã tìm ra một cách xử lý còn để lại một chút rắc rối.

Chủ tịch nước Trần Đại Quang đang được hình dung như một “nhân vật công an” tiêu biểu trong một bộ máy lãnh dạo quốc gia. Trên cương vị đứng đầu nhà nước, tướng Trần Đại Quang là người chỉ đạo giải quyết rắc rối ngoại giao cỡ sự kiện bắt cóc Trịnh Xuân Thanh. Ông lại là bộ trưởng công an khoá trước, người được đồn đoán đã giới thiệu vào giờ chót để ông Đinh La Thăng đường bệ bước vào Bộ chính trị, dù đã có một tá hồ sơ cho thấy ông Thăng liên quan đến bê bối ở tập đoàn dầu khí và liên đới với các sai phạm của Trịnh Xuân Thanh. Theo thông lệ ông Trần Đại Quang phải là người có ý kiến chấp thuận hay không giải pháp bắt cóc.

Cuộc bắt cóc Trinh Xuân Thanh về tự thú là một giải pháp chính trị vãn hồi uy tín của ông Nguyễn Phú Trọng có lẽ là một trong những lần phản công hiếm hoi của “phe” tham nhũng từ sau khi cuộc đấu tranh này được triển khai. Nhưng có lẽ “phe” nào cũng biết thực chất sự việc Trịnh Xuân Thanh bất chấp luật pháp quốc tế ra đầu thú là kết quả điểm danh “ai là ai” từ sau khi ông Trọng cắt đặt ông Tô Lâm làm bộ trưởng công an.

Cải cách và quyền lực công an

Bộ công an trong tổ chức quyền lực của Việt Nam là một lực lượng do trực tiếp tổng bí thư lãnh đạo và xây dựng nhiều thân tín của mình trong lãnh đạo ngành. Tổng bí thư Lê Duẩn gần như chỉ bố trí chiếc ghế bộ trưởng và nhiều thứ trưởng cho những đồng chí thân cận. Dường như từ sau đó chiếc ghế bộ trưởng công an thành thông lệ dành cho người miền Nam và thủ tướng được phân công theo dõi công viêc của ngành này. Thừa hưởng di sản này, thủ tướng Võ Văn Kiệt cũng bố tri nhân sự lãnh đạo ngành là những người tâm phúc. Trung tướng Võ Viết Thanh, trung tướng Nguyễn Tấn Dũng, trung tướng Trương Hoà Bình là những gửi gấm của thủ tướng Võ Văn Kiệt trong bộ máy hết sức quan trọng này.

Nhưng dù có là thân tín với ai thì phẩm chất chuyên nghiệp của lực lượng này là sự tuân thủ. Điều đó được nhấn mạnh trong ý nghĩa một cán bộ công an ít thích hợp với các vị trí chính trị đòi hỏi nhiều về khả năng thích ứng và đổi mới. Những thảo luận công khai ở diễn đàn hội đồng nhân dân TPHCM trong việc bầu ông Võ Viết Thanh, một trung tương công an, làm chủ tịch UBNDTP trước đây ít nhiều đã phản ánh quan niệm đó.

Có lẽ vì vậy mà trước đây, ít có lãnh đạo ngành công an được cất nhắc giữ các vị trí đứng đầu nhà nước hay đứng đầu bộ máy chính quyền địa phương. Những nguyên tắc đúng đắn đó hầu như đã không còn duy trì kể từ sau khi trung tướng Nguyễn Tấn Dũng tham gia BCT, giữ vị trí thường vụ BCT, rồi điều chuyển sang công tác Chính phủ, thậm chí giữ ghế thống đốc NHNN.

Có thể chưa có một quốc gia nào, nhà lãnh đạo chính trị cao nhất xuất hiện trên ti vi quốc gia chỉ đạo cả công việc cụ thể công việc điều tra, và thụ lý xét xử. Đó là một hình ảnh cô đọng mức độ quan trọng của việc xác lập vị trí siêu quyền lực của người đứng đầu đảng nhưng không thể điều động bộ máy có sức mạnh cưỡng chế như công an. Hầu như nền tư pháp với nổ lực cải cách nhiều năm qua hiện không đủ sức xác lập các chúng cứ trực tiếp của các hành vi tham nhũng.

Đã thế, các vụ án tham nhũng thường bị kéo dài đã nhiều khi biến kết quả chống tham nhũng thành một thực tế hài hước, người ta phải chờ đến khi người chịu trách nhiệm về hưu mới tiến hành được qui trình xử lý trách nhiệm chính trị. Công tác xử lý vì thế chỉ có thể chạm tới khả năng thể hiện ý chí chính trị của lãnh đạo và hầu như không có tác dụng răn đe. Nói cách khác khuôn khổ pháp trị có được từ sự nghiệp đổi mới đã bất lực trước những chuyển biến của tham nhũng.

Nội dung cải cách, trong thực tế của công cuộc cải cách tư pháp, thường không phải là nơi diễn ra cuộc phân hoá thành quan điểm bảo thủ hay đổi mới. Thực tế chính trị ở Việt Nam cũng không xuất hiện rõ phe phái theo quan điểm chính trị.

Chính trị Việt Nam, nhất là chính trị trong đảng, không phân hoá theo quan điểm chính trị, mà chuyển biến theo tương quan thực lực giữa các vị trí quyền lực. Nơi thể hiện rõ nét tương quan ấy là lực lượng công an. Có lẽ bất kỳ một nhà chính trị nào cũng nhìn thấy cải cách chính trị sẽ không thể bắt đầu một khi quyền lực nhà nước có thể biến lệch thành quyền lực công an như hiện tại. Việc tạo ra một công an uỷ theo mô hình quân uỷ là một bước đi quả quyết của ông Trọng dù thuộc cấp có nhiều ngăn cản.

Cải cách chính tri hay chống tham nhũng được tới đâu có lẽ cần quan sát động tĩnh của đảng với chuyển động của bộ máy công an sắp tới.

Bình Luận từ Facebook

2 BÌNH LUẬN

  1. ( Sorry- còm thiếu một dòng PS: )
    (trích)”…Cuộc bắt cóc Trinh Xuân Thanh về tự thú…(hết) – Hic , bác viết cái gì vậy ‘lung tung rối tinh rối mù “ vậy bác tác giả ? Bắt cóc là bắt cóc, tự thú là tự thú , chọn một trong hai thôi, pls !

  2. ( trích)”… Trọng dường như chạm được lòng tin của người dân khi xử lý kỉ luật thẳng tay một “con ông cháu cha”. Chế độ “con vua làm vua” nở rộ trong độ 10 năm gần đây đang bị lưỡi hái “chống suy thoái” đưa lên đoạn đầu đài….”(hết)

    Từng còm, nếu bỏ cụm từ ‘chống Tham nhũng” ra , thì mọi chuyện sẽ sáng tỏ hơn ! Vì thế một lần nữa, xin phép ‘đính chinh’ ( He he ) giùm bác Trọng :
    Bác ấy có lẽ cũng không muốn xử đồng chí mình – tất nhiên cũng không hề muốn ‘thẳng tay với lũ trẻ của đồng chí ấy” ! Tất cả chỉ là vì ‘bất đắc dĩ’ mà thôi, bởi “bố chúng nó và bác Lú” đã và đang là ‘kẻ thù không đội trời chung’ – Nên, xử thằng bố mà con giữ thằng con bên cạnh mình, thì có khác nào ‘nuôi ong tay áo”- Bọn Dũng X ngày xưa , khi thằng đã không chịu ‘nhổ cỏ tận gộc’ nên mới có ngày nay ! Thế thì nay, khi cơ hội đến , lẽ nào bác Lú lại còn dám dẫm vào ‘vết xe đổ’ ấy ? Nói một thằng độc tài toàn trị căm thù ‘tham nhũng’ là nói…rất bậy ! Nói thằng Việt cộng làm điều gì đó là vì hắn quan tâm, coi trọng lòng tin ( gì đó ) của ‘nhân rân’, không khéo lại làm hắn ta tự ái …,thường thì thằng độc tài luôn muốn được người ta sợ, hơn là người ta tin !

    (trích) “ ..xác lập huý kị những gì mà họ cho là thuộc về xã hội tư bản…” – Việt cộng thực ra luôn lén lút học mót người : Họ tự hào ở ‘món’ nguyên tắc ‘Dân chủ tập trung” đầy mùi hàng giả, bịp bợm ! Họ khoái món ‘tam quyền hình thức” gồm ‘Đảng- Nhà nước- Chính phủ’ để ‘hy vọng’ phần nào kiểm soát nhau (?), chia của cho đều vì Mac chỉ nói bóng gió là ở cái xã hội tương lai ‘Lanhtec-oixicaidomale “ ( L’internationale ) gì đó thì ‘bao nhiêu lợi quyền tất qua tay mình”…Chữ ‘mình’ rất là chung chung, hổng dạy rõ cha chác thế nào ,nên họ đành tuy cơ ứng biến làm ra “Tam quyền phân lập của giả “ để xài tạm – Ai ngờ, bản chất độc tài thì ngay cả ‘hàng giả’ chịu cũng hổng thấu- Khi nó thành ra cái thứ bầy nhầy ‘Tam quyền phân …liệt” thì lại đánh giết nhau rõ bạo !
    Chính sự vô học, ngu dốt nhưng lại tham lam, liều lĩnh mới ”xác lập nên những húy ki” tào lao ấy !
    ————-
    Có thể thấy rõ, đám Lú , Vượn, Thưởng đang quyết tâm tìm “nguồn cung đảng viên mới” ! Tại Đại hội Đoàn “ đại thành công” Lú nhắn nhủ đừng ‘chan đảng, khô đoàn, nhạt chính trị…

    Lâu nay , im lặng bốc lủm nên chỉ muốn không ai dòm ngó vào’bữa tiệc chính trị’ để làm phiền mình- Vì thế mà cấm dân đen bàn tán, léo hánh đến gần ‘chính trị” – Đó là ‘ đặc quyền’ của bọn ‘đảng ta’ chúng tao, là ‘phần chia’ …Mọi việc đã có “đảng và nhà nước lo”, dân đen chúng mày thằng con nào muốn ‘lo chuyện chính trị’ thì bọn tao bỏ tù !
    Nay’tranh ăn, tranh quyền…đánh nhau công khai mang như cuộc ‘ nội chiến ngầm’…Thằng nào cũng bắt đầu ‘nhớ đến…bọn dân đen’ , muốn bọn ấy về hùa với ‘phe mình’ nên bắt đầu ve vuốt, dỗ ngọt…( ngắn gọn : ‘mị’ dân, dùng ‘dư luận’ cho mục tiêu riêng …, tất nhiên chỉ kéo dài cho đến khi đã thanh toán xong đối thủ!) . Thậm chí Lú vừa rồi còn ra vẻ …hờn trách , rằng thì là cần tránh …‘chán đảng, khô đoàn, nhạt chính trị’ .

    Lời ‘nhắn nhủ’ thãm thương đầy dụng tâm bất chính và có ẩn ý ‘năn nỉ’ ấy …liệu có bao nhiêu tác dụng ? Lú có gì để hấp dẫn, để hứa hẹn khiến chúng làm theo lời mình , hả Lú ?
    Lú không mù, sao không thấy học sinh, sinh viên nôn mữa vì Văn- Sử và Triết học , KT –CT học Male …
    Lú không mù, sao không thấy thời đại @, bọn Sửu nhi quan tâm đến những điều gì… Làm ‘đảng viên’ cho Lú , để bọn Lú dạy MacLe, dạy tụng niệm 19 điều răn…và đe dọa kỷ luật khai trừ nếu …muốn làm giàu, thì thử hỏi chúng có vui vẻ mà
    Lú không mù, sao không thấy tuổi trẻ tôn thời vật chất đến hóa cuồng, hóa điên, mất hết cả tự trọng, liêm sĩ, lương tri …nhắm mắt liều lĩnh làm mọi điều ô nhục, bất lương để ‘được giàu có’, được trở thành…’ đại gia’ ? Lú có phải là Dũng X đâu mà cho chúng những điều ấy ?
    …vv.
    Này Trọng Lú ! điều các vị muốn , có phải là có được những con người ‘làm Chính trị” ,có tâm huyết , có tri thức , có đam mê vì mục đích thiện lương , có nhân phẩm khí tiết, sống quả cảm có bản lĩnh ,xem thường hiểm nguy …vv ? Nếu đúng thì…hm…rất khó, gần như không thể tìm trong đám thành niên Đoàn, Đội ngày nay – hay trong bầy ‘Thái tử đảng” vô học, lưu manh ( lớn lên phè phởn trong nhung lụa , bằng đồng tiều máu mà bố mẹ chúng ăn cắp ,đánh cướp của dân đen!) – Có’đảng ủy’ , ‘quân ủy’ hay ”côn an ủy”…thì vấn đề bản chất , đến ngày nay, vẫn không thay đổi !. Nếu buộc phải dùng chúng , thì các vị chỉ thay cái đám ma tàn tạ tệ hại cũ bằng một lũ quỷ mới đang khát khao phạm tội mà thôi ! Họ là nguồn củi mới đấy …vài năm sau là đã có thể”thu hoạch” để đều đều giữ lửa trong lò rồi , Lú ạ !

    Tuy thế , VN không phải không có những con người như thế ! Và lạ thay , những kẻ mà các vị gọi là “đồng chí” thì không có , nhưng những người mà các vị gọi là’thù nghịch, phản động” thì lại dư thừa những ‘phẩm chất’ mà cac vị mong ?!– Chính trong tù của bọn Việt cộng các vị ,đang có những con dân trí thức , cả Nam, nữ, cả trẻ lẫn già…- đều vô cùng yêu nước, họ trở thành những người tù chính tri, tù nhân lương tâm…tại một đất nước đang cần họ nhất !

    Các vị hãy thả người ta ra đi (dùng nhà tù ấy để làm …kho chứa ‘củi viên‘ có lợi hơn !) Thả hết người yêu nước và oan sai ra, rồi sẽ …tha hồ hô hào hay trách móc ! Một hành động đúng đắn, có giá trị bằng hàng ngàn lời nói.
    Hãy làm cho người ta thấy , sau đó không cần phải đi hô hào, tìm cách dụ dỗ ‘mua máu’ của lũ trẻ thanh thiến niên Đoàn, Đội dại dột, ngu khờ, chưa có kiến thức, hiểu biết gì nhiều !

    Những “tù nhân chính trị’ mà các vị đang đàn áp, chính là những ‘nhân tài’ rất cần cho đất nước, và dân tộc. Họ sống có lý tưởng , tuy vô cùng ‘chán đảng và khô đoàn” nhưng chưa bao giờ họ ‘nhạt chính trị’. Chỉ có điều …cái chính trị thối tha phi nghĩa rất không hợp khẩu vị của họ. Họ quan tâm đến Chính trị, nhưng họ không phải là nô lệ cho một đảng phái nào…, phải chăng não trạng độc tôn khiến Lú , Vượn, Thưởng …không thể hiểu nổi, nên bỏ tù họ ?!

    M.Gandhi, N.Madela ….đều được dân chúng họ vui mừng chào đón khi bước chân ra khỏi nhà tù – Ở VN, tại sao không ? Các vị nghĩ, sẽ không có ngày người dân VN tung hô nghênh đón những người con yêu nước ra khỏi lao tù ? Và…sẽ không có ngày chính các vị , thay vào chổ họ khi các kẻ độc tài bạo lực các vị đã”…mất đảng, mất chế độ là mất tất cả “ ? – Gần 90 tr người VN ,đang rất mong “sự hoán đổi vị trí” ấy, hàng ngày đấy !

Leave a Reply to Marx ghẻ Hủy trả lời

Xin bình luận ở đây
Xin nhập tên của bạn ở đây