Chút suy nghĩ vụn về chuyện “Lớt phớt về chiến tranh Việt Nam”

Hồ Phú Bông

15-10-2017

Một gia đình miền Nam không chấp nhận Cộng sản. Ảnh: Facebook

Người bạn gửi tôi link trên trang Facebook của ông Hoàng Hải Vân về bài viết liên quan đến “hậu chấn” The Vietnam War. Một bộ phim tài liệu 10 tập, dài 18 tiếng do Ken Burns và Lynn Novick thực hiện, được PBS phổ biến rộng rãi. Vì chưa hề biết ông, nên chỉ lõm bõm võ đoán là ông thuộc về nhóm “cấp tiến” của phe chiến thắng. Ông “lớt phớt” nhận diện về cuộc chiến, còn tôi thì suy nghĩ vụn về một số điều ông nêu ra.

– “Từ một bộ phim mà kích ngòi cho những tranh cãi về xương máu, trong bối cảnh những nỗi đau của chiến tranh vẫn hiện hữu trong phần lớn gia đình người Việt, chẳng khác gì thúc đẩy sự tiếp diễn chiến tranh trong lòng người”.

Xin thưa, không ai kích ngòi cho những tranh cãi của người Việt “chẳng khác gì thúc đẩy sự tiếp diễn chiến tranh trong lòng người” cả, mà thực sự Mỹ muốn giải tỏa ẩn ức trong lòng xã hội Mỹ. Mỹ dùng tài liệu và bối cảnh người Việt Nam cũng như người Mỹ từng tham chiến (đa số là người phía Bắc) nhìn theo nhiều góc cạnh chứ không phải nạn nhân chính, là người phía Nam! Người Việt tranh cãi vì sự thiên vị đó của nhóm làm phim. Chính điều nầy đã thể hiện thực trạng xã hội Việt Nam vẫn đang chia rẽ trầm trọng. Nạn nhân chính, là phe phía Nam, phải lên tiếng!

Phương Tây, đặc biệt là Mỹ, giải mã tư liệu để công luận tìm hiểu và phê phán rồi làm thành phim, còn tư liệu cả khối cộng sản điều khiển chiến tranh tại Việt Nam, sự thật ra sao thì đảng cộng sản Việt Nam vẫn giấu kín. Một bên giải mã để công luận học được bài học từ lịch sử, còn một bên thì giấu tất cả để tự ca ngợi mình! Vì thế nhà văn hóa Nguyên Ngọc đã có mong muốn là Việt Nam “cũng nên nhìn lại” để thực hiện một bộ phim tương tự.

Mỹ giải mã tài liệu để giải quyết nan đề xã hội của họ. Còn Việt Nam, nan đề đó to lớn cả trăm ngàn lần hơn, tại sao vẫn im lặng? Không những thế mà cứ tiếp tục đánh tráo sự thật. Phía Bắc gây ra chiến tranh rồi trút tất cả tội ác lên đầu phe phía Nam dù họ chỉ hoàn toàn tự vệ! Vì hành vi “gắp lửa bỏ tay người” nầy nên phe phía Nam càng phẫn uất. Từ một miền Nam trù phú và văn minh bỗng chốc bị tan hoang ngay sau 1975, tại sao không nói đến thảm cảnh đó mà chỉ ca ngợi chiến thắng?

Ca từ phía Bắc có câu “đường vinh quang xây xác quân thù” đã và đang minh chứng bản chất của “chiến thắng vĩ đại” nầy.

– Nói về cố Thủ tướng Võ Văn Kiệt, tác giả viết: (ông là Bí thư Đảng ủy của Ủy ban quân quản Sài Gòn trong chiến dịch Hồ Chí Minh). Tôi không nghĩ là ông “xét lại” hay có một cái nhìn khác gì về cuộc chiến mà ông tham gia, ông chỉ không muốn lòng người tiếp tục ly tán.

Không… có cái nhìn khác về cuộc chiến” tức là ông Võ Văn Kiệt vẫn tin cuộc chiến là đúng. “Giải phóng miền Nam” là đúng! Nhắc lại điều nầy mục đích của tác giả là thanh minh giùm ông Võ Văn Kiệt với nội bộ đảng cộng sản chứ không phải với người phía Nam. Vì các chủ trương học tập cải tạo, kinh tế mới, đổi tiền, đánh tư sản mại bản, bán bãi thu vàng vượt biên… đều được thực hiện rất bài bản mà không hề được nhắc đến. Và hậu quả tất nhiên là có hàng triệu người liều chết vượt biên.

Nếu cuộc chiến là đúng thì tại sao thực hiện những điều vừa kể? Và đó chính là nguyên nhân đưa đến “lòng người tiếp tục ly tán”!

– Nhận xét về Mỹ của điệp viên Phạm Xuân Ẩn mà tác giả đồng tình: Anh đi xâm lược giống như anh đi buôn, phải tính sao cho có lời, nếu trả giá đắt quá thì rút, mà rút tức là thua. Trong chiến tranh Việt Nam, ta tiến hành chiến tranh nhân dân, động viên sức mạnh toàn dân, Mỹ tính sổ thấy không có lời. Ông vừa nói vừa rút trên giá sách một cuốn từ điển, tìm trong các trang vần C, chỉ cho tôi tên ông Clau’se-witz “để viết cho đúng chính tả“.

Khi nói như thế điệp viên Phạm Xuân Ẩn đã quên bén cái bắt tay của Nixon với Mao tại Bắc Kinh năm 1972. Hãy so sánh một thị trường mấy chục triệu người với một thị trường 1 tỉ người! Vì thế câu phân tích đó chỉ nói lên tư duy của một người buôn chuyến chứ không phải của một bộ óc biết đầu tư buôn bán. Vì bản chất tư bản là lợi nhuận và tạo điều kiện để đôi bên cùng có lợi thì lợi nhuận mới được nhiều và dài lâu. Nhật, Đại Hàn, Đài Loan chấp nhận cuộc chơi để trở nên cường quốc tư bản. Và mấy nước đó có mất độc lập tự chủ không? Với Nhật, Mỹ là kẻ thù lẽ ra là “không đội trời chung” vì 2 quả bom nguyên tử, nhưng tại sao Nhật luôn luôn là đồng minh với Mỹ và Tướng MacArthur được nhiều người Nhật nhắc tên? Vì nhờ ông thực hiện kế hoạch xây dựng lại thời hậu chiến nên chỉ 2 thập niên sau Thế chiến thứ 2, Nhật trở lại cường quốc. Cũng nhờ giao dịch với Mỹ Nam Hàn, Đài Loan trở thành mấy con Rồng!

Việt Nam đi ngược đường. Nhờ Tàu, Liên Xô với “anh em” xã hội chủ nghĩa nên ngoài chuyện phải trả giá là núi xương sông máu còn bị tụt hậu về mọi mặt, đến cả trăm năm.

– ”Đó là Việt Nam dân chủ cộng hòa hoàn toàn thành thật thi hành Hiệp định Genève và kiên trì chờ đợi Tổng tuyển cử để thực hiện thống nhất đất nước một cách hòa bình.” “Đảng Lao động Việt Nam hồi đó đã nghiêm cấm các đảng viên ở lại miền Nam trang bị và tàng trữ vũ khí, ai không chấp hành sẽ bị khai trừ ra khỏi Đảng”.

Nếu đúng thế thì trả lời như thế nào việc ông Lê Duẩn cũng như một số cán bộ cao cấp khác trốn ở lại trong Nam để hoạt động, không tập kết ra Bắc?

– Nói về Tổng Thống Ngô Đình Diệm thời Đệ nhất Cộng hòa:

“đàn áp đẫm máu những người kháng chiến cũ trong tay không tấc sắt là sự thật…”

“ông Ngô Đình Diệm ủng hộ tỉnh trưởng Bến Tre Phạm Ngọc Thảo thả hàng ngàn tù chính trị và đề nghị tất cả các tỉnh làm theo ông Thảo cũng là sự thật”.

“đặt phần lớn các vùng nông thôn miền Nam ra ngoài vòng pháp luật để tự do tàn sát và hủy diệt bằng bom đạn và chất độc hóa học”.

Chủ trương của cộng sản là lấy nông thôn bao vây thành thị, nên nông dân bị cộng sản xúi giục nổi dậy. Vì thực trạng như thế nên mới có “Ấp chiến lược”, để cô lập, truy lùng và tiêu diệt du kích! Còn du kích sau khi phục kích bắn giết thì tàng ẩn trong dân, lấy dân làm bia đỡ, nếu bị giết thì tẩu tán vũ khí rồi lu loa là “dân, trong tay không tất sắt”!

Còn việc “thả hàng ngàn tù chính trị” có thể để thu phục nhân tâm, là một thủ đoạn chính trị trong chiến tranh du kích, nếu không muốn nói đó là do nhân đạo!

– ”Ngay cả đối với cụ Hồ, khi tán thành Quốc tế ba, cụ vẫn chỉ coi đó chỉ là một phương tiện, một con đường để cứu nước”.

Thế thì tất cả sách báo ông Hồ ca ngợi chủ nghĩa cộng sản, ca ngợi Mác, Lenin, Mao phải đem vức bỏ hết vào sọt rác?

– ”Nhưng dù sao chăng nữa thì với một bản Hiến pháp tự do mẫu mực rất khó sửa đổi (một bản Hiến pháp mà cụ Hồ đã dựa vào đó để soạn thảo bản Hiến pháp Việt Nam năm 1946)”.

Ông Hồ viết bản Hiến Pháp và cũng chính ông Hồ (chứ không phải ai khác) không thực hiện, như vậy là ngụy tạo để tìm sự hợp tác của các đảng phái, của phe nhóm yêu nước khác chính kiến trong lúc Việt Minh còn ở thế yếu, để rồi từng bước củng cố lực lượng và tiêu diệt họ, vì chủ nghĩa cộng sản vốn là độc tôn. Và độc tôn như hiện tại!

Bây giờ, tạm gác bỏ chuyện mười mấy năm chiến tranh đẫm máu từ sau khi anh em Tổng Thống Ngô Đình Diệm bị Mỹ giết, hãy nhìn lại và thử so sánh:

Việt Nam, sau “42 năm chiến thắng”, trong thời bình, nhưng về kinh tế, chính trị, đến văn hóa xã hội hiện tại ra sao? Tàu cộng đang làm gì trên đất nước? Việt Nam đang đứng ở vị trí nào trên thế giới? Trong lúc đó, dưới thời Tổng Thống Ngô Đình Diệm chỉ được 8 năm (1955-1963) giữa một miền Nam bị cát cứ, không có được điểm nào có thể gọi là “làm nền tảng”, đã tạo được thế đứng vững chãi về nhiều mặt. Được thế giới Tự do công nhận. Xã hội được an bình. Người dân được ấm no hạnh phúc. Như vậy ai có công, ai có tội?

Ảnh minh họa. Nguồn: internet

Tóm lại, nếu tác giả bài viết thuộc “phe cấp tiến” trong đảng, thì chuyện hòa giải chắc chắn còn rất cam go, nếu không muốn nói là không thể! Vì thế đây là một nan đề chưa có giải đáp, trong lúc chế độ vẫn tiếp tục ngông nghênh, khoác loác, tự mãn thì cho dù những người có thực tâm trao đổi, muốn tìm một lối thoát cũng chỉ lảng phí thời gian.

“Chơi dao có ngày đứt tay” mà cộng sản Việt Nam chơi trò chiến tranh nên dân tộc đang phải gánh hậu quả!

Thưa, đây cũng chỉ là suy nghĩ vụn giống như tác giả đã “lớt phớt” về chuyện dâu bể của dân tộc!

_____

Bài viết của nhà báo Hoàng Hải Vân ngày 13-10-2017:

LỚT PHỚT VỀ CHIẾN TRANH VIỆT NAM

The Vietnam War dài 10 tập của hai đạo diễn Ken Burns và Lynn Novick là bộ phim mới nhất về chiến tranh Việt Nam do người Mỹ thực hiện vừa phổ biến trên mạng Internet đang gây nhiều tranh cãi.

Một bộ phim, dù đạo diễn có cố sắp xếp các sự kiện và nhân vật theo kiểu gì thì cũng chỉ là một góc nhìn. Những người quảng bá cho bộ phim cũng từ đó mà hướng người xem theo quan điểm chính trị mà họ cần quảng bá. Từ một bộ phim mà kích ngòi cho những tranh cãi về xương máu, trong bối cảnh những nỗi đau của chiến tranh vẫn hiện hữu trong phần lớn gia đình người Việt, chẳng khác gì thúc đẩy sự tiếp diễn chiến tranh trong lòng người.

Tôi nghĩ nhiều về cách nghĩ của cựu Thủ tướng Võ Văn Kiệt (Sáu Dân) khi ông nói, nhắc đến chiến thắng mùa Xuân 1975 là “một triệu người vui và một triệu người buồn”. Và tôi đã trực tiếp chứng kiến một câu chuyện. Hôm đó là ngày 29-4-2005, tôi đang ngồi nói chuyện với ông thì ông Lê Thanh Hải (Hai Nhựt), Bí thư Thành ủy TP.HCM đến. Ông Hai Nhựt đến mời ông dự một cuộc gặp mặt kỷ niệm 30 năm ngày chiến thắng. Ông Sáu Dân xua tay : “Tôi không dự đâu. Anh mời bà Cầm có dự thì dự”. Ông Hai Nhựt đến mời phu nhân ông Sáu Dân nhưng bà cũng từ chối. Sau khi ông Hai Nhựt ra về, ông nói với tôi : “Ba mươi năm rồi mà còn đánh võ mồm. Tôi không dự một cuộc gặp mặt hay hội thảo nào hết trong dịp kỷ niệm này, trừ cuộc mít tinh ngày mai (30-4-2005) tôi không thể không đến là vì tôi từng làm quân quản” (ông là Bí thư Đảng ủy của Ủy ban quân quản Sài Gòn trong chiến dịch Hồ Chí Minh). Tôi không nghĩ là ông “xét lại” hay có một cái nhìn khác gì về cuộc chiến mà ông tham gia, ông chỉ không muốn lòng người tiếp tục ly tán.

Vào năm 2002, tôi viết loạt ký sự đầu tiên về tướng tình báo Phạm Xuân Ẩn đăng 52 kỳ trên báo Thanh Niên. Mở đầu ký sự đó là cách nhìn của ông Ẩn về chuyện thắng – thua của cuộc chiến. Xin trích lại đây một đoạn :

“Tôi hỏi mấy chục năm sống ở Sài Gòn, hiểu biết tường tận về sức mạnh quân sự, sức mạnh kinh tế của Mỹ, ông có thực sự “tin tưởng vào thắng lợi của cách mạng” không, ông không trả lời theo cách thông thường. Ông nói: “Hai quân đội đánh nhau, bài học đầu tiên là quân đội nào mạnh hơn quân đội ấy thắng, mạnh ngang nhau thì huề. Bài học thứ hai, nếu mạnh ngang nhau ai quyết tâm hơn người ấy thắng, quyết tâm như nhau thì huề. Bài học thứ ba, nếu mạnh như nhau và quyết tâm như nhau thì ai có chiến lược chiến thuật hay hơn người ấy thắng, chiến lược chiến thuật hay như nhau thì huề. Bài học thứ tư, nếu tất cả những cái ấy đều ngang nhau thì quân đội nào nắm được yếu tố bất ngờ thì quân đội ấy thắng. Đó là lập luận của Clau’se-witz (Karl won Clau’se-witz, nhà chiến lược quân sự Đức, 1780-1831). Nhưng nước lớn đánh nước nhỏ thì sao ? Clau’se-witz nói nước nhỏ chưa chắc đã thua, nếu biết động viên toàn dân, động viên hết nhân tài vật lực và đánh dài. Anh đi xâm lược giống như anh đi buôn, phải tính sao cho có lời, nếu trả giá đắt quá thì rút, mà rút tức là thua. Trong chiến tranh Việt Nam, ta tiến hành chiến tranh nhân dân, động viên sức mạnh toàn dân, Mỹ tính sổ thấy không có lời. Ông vừa nói vừa rút trên giá sách một cuốn từ điển, tìm trong các trang vần C, chỉ cho tôi tên ông Clau’se-witz “để viết cho đúng chính tả”” (hết trích)

Đó là nhận định của một người trong cuộc nhưng rất khác với nhận định chính thống. Rất khác, nhưng lại không gây tranh cãi.

Khi viết ký sự “Ông Mười Khôi, một đại anh hùng”, tôi có nhấn mạnh một sự thật đã bị những người viết sử từ cả hai phía, hoặc bỏ qua hoặc coi là không quan trọng. Đó là Việt Nam dân chủ cộng hòa hoàn toàn thành thật thi hành Hiệp định Genève và kiên trì chờ đợi Tổng tuyển cử để thực hiện thống nhất đất nước một cách hòa bình. Đảng Lao động Việt Nam hồi đó đã nghiêm cấm các đảng viên ở lại miền Nam trang bị và tàng trữ vũ khí, ai không chấp hành sẽ bị khai trừ ra khỏi Đảng. Ông Ngô Đình Diệm không thi hành Hiệp định này với lý do là Chính phủ quốc gia của ông ấy không ký, nhưng phía Việt Nam dân chủ cộng hòa vẫn kiên trì mãi cho đến năm 1960. Còn điều này nữa, việc đàn áp đẫm máu những người kháng chiến cũ trong tay không tấc sắt là sự thật, nhưng việc ông Ngô Đình Diệm ủng hộ tỉnh trưởng Bến Tre Phạm Ngọc Thảo thả hàng ngàn tù chính trị và đề nghị tất cả các tỉnh làm theo ông Thảo cũng là sự thật. Phải chăng bộ máy đàn áp của Việt nam cộng hòa dưới thời ông Diệm được các chuyên gia chống nổi dậy người Mỹ chỉ huy đã làm những chuyện mà ông Diệm không được báo cáo ?

Và người Mỹ đã lật anh em ông Diệm, mở đường cho việc đưa quân Mỹ vào, đặt phần lớn các vùng nông thôn miền Nam ra ngoài vòng pháp luật để tự do tàn sát và hủy diệt bằng bom đạn và chất độc hóa học, bịa ra cái gọi là Sự kiện Bắc bộ để mở rộng chiến tranh ném bom miền Bắc.

Nói cuộc chiến Việt Nam là chiến tranh ý thức hệ là câu chuyện hư cấu. Hầu hết những người đi kháng chiến chống Pháp hay chống Mỹ đều không đi kháng chiến vì ý thức hệ, dù họ có là đảng viên cộng sản hay không. Ngay cả đối với cụ Hồ, khi tán thành Quốc tế ba, cụ vẫn chỉ coi đó là một phương tiện, một con đường để cứu nước.

Vấn đề là một quốc gia nhân danh là xử sở của tự do như nước Mỹ cớ làm sao lại đem quân xâm lược một nước không hề có bất kỳ sự uy hiếp nào đối với người Mỹ hay nước Mỹ ?

Tôi đặt ra câu hỏi đó là do tôi tán thành quan điểm của Ludwig von Mises, một trong những nhà chính trị và kinh tế tự do lớn nhất của thế kỷ 20, khi ông đề cập đến bản chất của kinh tế thị trường tự do và chiến tranh. (Xin lưu ý rằng các chính sách đối nội và đối ngoại của Tổng thống Mỹ Donald Trump hiện nay được hậu thuẫn bởi Heritage Foundation, một tổ chức được coi là thành trì của chủ nghĩa tự do truyền thống dựa trên nền tảng tư tưởng của Mises, Adam Smith, F. Hayek và M. Friedman…). Theo Mises, sản phẩm tất yếu của nền kinh tế thị trường đối với những vấn đề trong nước là chế độ dân chủ, còn hòa bình là sản phẩm tất yếu của nó trong chính sách đối ngoại. Về bản chất, thị trường tự do không thể song hành với chiến tranh.

Thế tại sao nước Mỹ tự do lại đi gây chiến ? Để trả lời câu hỏi đó, phải am hiểu chiều sâu sự biến động chính trị và kinh tế của nước Mỹ. Hoa Kỳ từ khi lập quốc và trong suốt thế kỷ 19 là đất nước của tự do, thậm chí gọi là thiên đường của tự do cũng không có gì sai : một nhà nước bé, thị trường vận hành thông suốt, tự do cá nhân được đề cao, không can dự vào các hoạt động quân sự hay tranh chấp quốc tế. Đừng nghĩ rằng thời kỳ này là “lỗi thời”. Nếu không có thời kỳ này thì không thể có nước Mỹ cường thịnh như ngày nay. Sang thế kỷ 20, nước Mỹ biến dạng, bắt đầu từ chính sách New Deal của F. D. Roosevelt, Nhà nước phình to ra để thực hiện những sứ mệnh khổng lồ. Chủ nghĩa tự do truyền thống vốn là thứ tạo ra nước Mỹ, được thay thế bằng điều mà các nhà kinh tế gọi là chủ nghĩa can thiệp. Ngay cả từ liberal, vốn là từ dùng để chỉ một cuộc sống có ít nhà nước nhất, đã bị cưỡng đoạt dùng để chỉ một cuộc sống phụ thuộc vào sứ mệnh của nhà nước, còn những người theo chủ nghĩa tự do truyền thống (tự do đích thực) bị gọi là những người bảo thủ. Đỉnh cao huy hoàng của chủ nghĩa can thiệp là vào thời tổng thống Kennedy, tiếp tục được mở rộng bằng Big Social của tổng thống Johnson. Đây chính là hai vị tổng thống trực tiếp gây ra chiến tranh Việt Nam, và đó không phải là điều ngẫu nhiên.

Nhưng dù sao chăng nữa thì với một bản Hiến pháp tự do mẫu mực rất khó sửa đổi (một bản Hiến pháp mà cụ Hồ đã dựa vào đó để soạn thảo bản Hiến pháp Việt Nam năm 1946) và những thiết chế cùng truyền thống tự do đã ăn sâu vào xã hội từ thế kỷ 19, nên nền kinh tế thị trường tự do của nước Mỹ vẫn không thể bị phế bỏ, dù những người theo chủ nghĩa can thiệp đã không ít phen làm cho nó bị chao đảo, và nó đã trở lại thế thượng phong vào thời tổng thống Reagan, và giờ đây có lẽ đang tiếp tục trở lại thế thượng phong vào thời tổng thống Trump. Cũng không phải ngẫu nhiên mà ông Trump đã bị rủa sả bởi không ít các phương tiện truyền thông Mỹ mà đa phần trong số họ đã bị chủ nghĩa can thiệp nhào nặn.

Mấy dòng lớt phớt trên đây không đủ để đào sâu vào gốc rễ chiến tranh. Người viết chỉ muốn nói, những người viết sử phải biết đào sâu vào gốc rễ mới có thể thấy được nguyên nhân của cuộc chiến. Cũng nhân đây muốn nói rằng, khi cá nhân được tự do thì loài người sẽ sống trong một quốc gia khoan dung và một thế giới khoan dung, khi ấy chiến tranh chẳng có lý do gì mà tồn tại. Nhưng điều đáng buồn là nhiều người vẫn cứ tự cho mình có những sứ mệnh cao cả đối với người khác.

© Copyright Tiếng Dân

Bình Luận từ Facebook

2 BÌNH LUẬN

  1. Trích: “nhắc đến chiến thắng mùa Xuân 1975 là “một triệu người vui và một triệu người buồn”.

    Triệu người nào vui? Điều gì đã khiến 1 triệu người nào vui?

    CHỉ có bọn thú vật, bọn thổ phỉ, bọn thảo khấu, bọn tay sai giặc tàu, bọn thù nghịch với đất nuớc dân tộc VN, bọn người không phải người Việt nam, bọn trí thức cộng sản VNDCCH chuyên nghề xuyen tạc nhục mạ người nam, và bọn cộng sản mao-ít an nam, aka “Lao động” và tên nam kỳ phản bội Võ văn Kiệt mới có thể “vui” vì những gì đã xảy ra cho người Nam, vì những gì chùng đã gây nên cho người Nam, từ sau cái “chiến thắng mùa xuân 30-4-1975” ấy,

    *****

    Điều gì đã xảy ra tại VNCH từ cái “chiến thắng mùa xuân 30-4-1975 ấy?

    Chỉ có bọn đui mù trí tuệ và bọn giả mù mới không thấy lá cờ búa liềm tội ác đã phủ kín miền nam từ sau cái “chiến thắng mùa xuân 30-4-1975” ấy

    Lá cờ búa liềm tội ác đã được việt cộng, bọn lính Hồ chí Minh tàn ác, đạo quân viễn chinh cộng sản VNDCH lính đánh thuê cho giặc tàu, mang từ hà nội đỏ vào cắm lên miền Nam từ sau cái “chiến thắng mùa xuân 30-4-1975” phản quốc, đầy tội ác ấy

    *****

    Lá cờ búa liềm tội ác đã phủ kín miền bắc, phủ kín Hà nội từ sau khi hồ chí minh và đảng cộng sản mao-ít an nam “Lao Động” phản bội Hoàng ĐẾ Quang Trung, phản bội tổ tiên Việt Nam, phục vụ giặc tàu đánh trận đống đa ngược, aka “trận điện biên phủ”, rước giặc tàu vào Hà Nội, [như 166 năm trước Lê CHiêu Thống đã rước giặc tàu vào Thăng Long], phục vụ giặc tàu nhà Mao mở ra một thời kỳ bắc thuộc mới từ sau bản hiệp định giơ ne vơ 1954 ô nhục, thực hiện dã tâm của giặc tàu nhà Thanh vốn đã bị Hoàng Đế Quang Trung đánh cho tan nát từ 1789.

    Đảng cộng sản mao-ít an nam Lao động, đội lính tiên phong của giặc tàu trên đường xâm nhập VN, con đẻ của giặc tàu, sinh ra từ sau chuyến đi của hồ chí minh, năm 1950, vào vai Lê CHiêu Thống thế kỷ 20, lê gót sang tàu cầu xin giặc tàu nhà Mao & nhà nước Trung cọng (vừa mới thành lập từ 1-10-1949 sau khi Quốc Gia Việt nam vừa thành lập từ 1948) chống lưng đỡ đầu MInh đánh phá Việt Nam & Quốc Gia Việt Nam, giành chức quyền cai trị VN cho Minh, như 162 năm trứoc giặc tàu nhà Thanh đã chống lưng đỡ đầu Lê Chiêu Thống thế kỷ 18 đánh phá Việt nam & Đại Việt, giành ngôi Vua cho Lê Duy Khiêm.

    *****

    Theo chân bọn lính hồ chí minh cắm lá cờ búa liềm tội ác lên VNCH là bầy đàn trí thức xã hội chủ nghĩa bắc kỳ chuyên nghề làm chứng gian, từ cái tổ quốc xã hội chủ nghĩa tội ác & dân chủ cộng hoà bìm bịp con đẻ của Trung cộng sinh ra từ sau bản hiệp định giơ ne vơ 1954 ô nhục, tràn vào, dựa vào súng đạn giặc tàu trong tay bọn công an cộng sản hồ chí minh, trong tay bọn lính hồ chí minh chiếm đóng VNCH, áp đặt cái chế độ cộng sản VNDCCH tội ác lên người Nam, đốt sách của người Nam, tước đoạt quyền sống, quyền công dân của người nam, tước đoạt quyền tư hữu của người Nam

    lái xe ủi đất càn trên phần mộ & nghĩa trang tử sĩ VNCH, tước đoạt tài sản & quốc khố của người nam đem về bắc kỳ, tước đoạt từ cái con ốc chân máy của nhà máy của người namm, tước đoạt từng khúc tà vẹt đường xe lửa của người nam mang về phía bắc vỹ tuyến 17 xây dựng tổ quốc xã hội chủ nghĩa dân chủ cộng hòa bìm bịp con đẻ của Trung cộng, sinh ra từ bản hiệp định giơ ne vơ 1954 ô nhục,

    *****

    TRiệu người nào vui?

    Chỉ có bọn thú vật, bọn chuyên nghề nhục mạ người nam, bọn thù nghịch với đất nước dân tộc Việt nam, bọn người không phải dân tộc VN, và bọn cộng sản VNDCCH vong bản ngoại lai tay sai giặc tàu, và tên nam kỳ phản bội Võ văn Kiệt mới lấy làm vui trước những hành động tội ác như trên, y như bọn lính quốc xã SS lấy làm vui khi giam giữ, hành hạ, bơm hơi ngạt giết hại người Do Thái

  2. Hồ Phú Bông nên đọc Thạch Đạt Lang cũng trên Tiếng Dân

    “Phải công nhận chế độ CSVN đào tạo cán bộ, đảng viên người nào cũng có tài ăn nói, lý luận rất hợp tình, hợp lý, hợp với đạo nghĩa cộng sản”

    Tôi đoán Hoàng Hải Vân (lại) là “một trí thức lớn Cộng Sản”.

Leave a Reply to noileo Hủy trả lời

Xin bình luận ở đây
Xin nhập tên của bạn ở đây