‘Các cơ quan Đảng phải là nơi đầu tiên tinh giản bộ máy’

VnExpress

Hoàng Thùy

6-10-2017

PGS Nguyễn Trọng Phúc: “Tinh giản bộ máy chính trị là việc cần làm ngay vì nó ảnh hưởng đến sự sống còn của chế độ”. Ảnh: Ngọc Thành

Theo PGS Nguyễn Trọng Phúc, nguyên viện trưởng Lịch sử Đảng, chính sách bây giờ còn bao cấp hơn cả thời trước. Một Bộ trưởng, Bí thư… có rất nhiều chế độ.

Ngày 5/10, PGS Nguyễn Trọng Phúc, nguyên Viện trưởng Lịch sử Đảng chia sẻ với VnExpress về việc tinh giản biên chế, sắp xếp lại bộ máy chính trị – nội dung cấp bách đang được bàn thảo tại Hội nghị Trung ương 6.

– Đề án tiếp tục đổi mới, tinh gọn bộ máy chính trị được Tổng bí thư nhấn mạnh trong phát biểu khai mạc Hội nghị Trung ương 6 và gợi ý “việc nào đã rõ, đã chín thì kiên quyết làm ngay”. Ông bình luận gì về điều này?

– Từ năm 1986 đến đầu những năm 90 có hiện tượng người dân bỏ nhà nước ra làm ngoài. Nhưng rồi làm kinh tế tư nhân cũng không phải dễ. Đầu thế kỷ 21 lại có hiện tượng đổ xô vào nhà nước. Họ xin vào doanh nghiệp nhà nước, bộ máy công quyền, kể cả những đơn vị sự nghiệp công ích.

Tại sao lại có hiện tượng này? Có phải người ta đổ xô vào nhà nước để cống hiến, đóng góp cho sự phát triển đất nước hay là để hưởng thụ? Tôi cho rằng người Việt Nam rất nhạy cảm, cái gì có lợi là làm ngay.

Việc tinh giản biên chế, sắp xếp lại bộ máy đã được Đảng đưa ra nhiều lần, như trong kháng chiến chống Pháp, kháng chiến chống Mỹ và xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc. Khi Đổi Mới, chính Đại hội 6 đã là bước thay đổi tư duy rất quan trọng về cơ cấu tổ chức bộ máy và vai trò lãnh đạo của Đảng, đổi mới phong cách lãnh đạo.

Sau đó, chúng ta cũng có mấy cuộc vận động gắn với tổ chức, chỉnh đốn đảng như chỉnh đốn theo nghị quyết trung ương 3 khóa 7 năm 1992, trung ương 6 lần hai của khóa 8 năm 1999, hội nghị trung ương 4 khóa 10 năm 2006.

Tuy nhiên, việc này chưa tạo ra đột phá và mang lại hiệu quả như mong muốn. Vì vậy, tôi đồng tình tinh giản biên chế và sắp xếp lại bộ máy là việc cần phải làm ngay. Thông qua sắp xếp, Đảng lựa chọn được cán bộ tốt, loại bỏ những cán bộ suy thoái, tham vọng quyền lực, lợi ích nhóm…

Ông Nguyễn Trọng Phúc chia sẻ về tinh giản bộ máy.

 Bên cạnh tinh gọn bộ máy, Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng cũng đề cập đổi mới phương thức lãnh đạo. Theo ông phương thức lãnh đạo cần thay đổi thế nào?

– Hai vấn đề này không thể tách rời được. Cơ cấu, bộ máy, con người phải đi liền phương thức lãnh đạo. Hiến pháp đã ghi rõ đối tượng lãnh đạo của Đảng là nhà nước và xã hội. Nếu phương thức lãnh đạo mà tốt, hoàn thiện thì sẽ nâng hiệu lực quản lý lãnh đạo của hệ thống chính trị.

Chủ tịch Hồ Chí Minh trong tác phẩm “sửa đổi lối làm việc” có nói tới cách lãnh đạo, trong đó Người chỉ nêu ba điểm. Một là quyết định vấn đề cho đúng, hai là tổ chức thực hiện cho tốt, và ba là kiểm tra giám sát cho tốt. Chúng ta chỉ cần thực hiện tốt lời dạy của Bác là đã có những người lãnh đạo vừa có tâm, vừa có tầm.

Bên cạnh đó, cái cốt lõi là phải phát triển khoa học tổ chức quản lý. Việc xây dựng hệ thống tổ chức, lựa chọn con người, guồng máy hoạt động ra sao là cả một vấn đề khoa học. Đó là khoa học lãnh đạo quản lý, gắn với khoa học tổ chức. Cái này không từ trên trời rơi xuống mà phải tổng kết từ thực tiễn để tìm ra quy luật, cách thức vận hành hiệu quả nhất.

 Lãnh đạo có vai trò quan trọng trong quá trình thực hiện tinh giản biên chế, nhưng niềm tin của người dân vào một bộ phận lãnh đạo đã suy giảm. Việc này nên giải quyết như thế nào?

– Thời của tôi, những năm 1960-1970 chỉ có một thủ trưởng đứng đầu, cấp phó chỉ 1 đến 2 người chứ không nhiều như bây giờ. Nguyên nhân là do chế độ chính sách bây giờ còn bao cấp hơn cả thời bao cấp. Một ông Bộ trưởng, Chủ tịch, Bí thư… có bao nhiêu chế độ chính sách đi kèm theo, từ nhà ở, đất đai, xe cộ, điều kiện, phương tiện làm việc. Thời trước đổi mới làm gì có, cán bộ chỉ hơn người khác về chế độ, tem phiếu, tiền lương thì chênh lệch không đáng kể.

Trước đây, việc xử lý kỷ luật cán bộ cũng rất nghiêm nên số lãnh đạo bị xử lý kỷ luật rất ít. Ví dụ, một anh cán bộ xã chỉ cần tham ô vài chục cân thóc của hợp tác xã, vài chục đồng bạc công quỹ là lập tức cách chức, khai trừ. Năm 1950, Đại tá Trần Dụ Châu, Cục trưởng Cục Quân nhu bị tử hình đã cho thấy sự trừng phạt nghiêm khắc của Hồ Chủ tịch đối với tội tham nhũng. Kỷ luật nghiêm buộc cán bộ phải lo công việc chung, dĩ công vi thượng chứ không thể lo vun vén lợi ích cá nhân của mình được.

Bây giờ thì số lượng cán bộ vi phạm nhiều quá, năm 2016 đã xử lý 74.000 cán bộ đảng viên ở các mức độ khác nhau. Mỗi thời kỳ có nhiệm vụ chính trị, hoàn cảnh lịch sử riêng, nhưng cũng phải từ lịch sử để suy nghĩ tại sao bây giờ cán bộ đảng viên lại nhiều người hư hỏng như vậy. Mà Hồ Chủ tịch trong di chúc đã nói, đấu tranh chống hư hỏng là cuộc chiến đấu khổng lồ.

Bình Luận từ Facebook

3 BÌNH LUẬN

  1. 1 bộ máy khổng lồ và cực kỳ nặng nề và nếu so sánh với các nước tiên tiến (hãy lấy 1 mô hình quản lý nhà nước vừa phải nhất và được quốc tế công nhận là tốt) sẽ thấy Việt Nam khác xa và đất nước nghèo đi nhiều 1 phần vì nó là 1 điều dễ hiểu. Hãy nhìn 1 Thủ hiến Bang ở 1 nước như Đức chả hạn thì phó của họ là 1 Bộ trưởng Tiểu Bang kiêm nhiệm chứ họ không có phó chuyên trách chịu trách nhiệm 1 phần việc như ở VN – mà từng phần việc do các Bộ (hay Sở) chịu trách nhiệm, chứ phó của Việt Nam nếu nhìn từ trên cao cấp chính phủ, địa phương thì chưa cần nói cấp ủy đã không biết bao phó. Nếu thêm cấp ủy thì phó chuyên trách hưởng lương cấp Tỉnh thành phố trực thuộc TW sẽ có thể từ 4 phó hưởng lương chuyên trách ở T. Bình Phước (không tính kiêm nhiệm như kiêm phó chủ tịch HĐND) đến 8 cấp phó hưởng lương chuyên trách không kiêm nhiệm ở TP Hà Nội. Và cấp phó Hà Nội hay tỉnh lớn sẽ tương đương hàm thứ trưởng cứng nếu so các nước như Đức. Và cấp bộ như ngoại giao như Đức có 4 thứ trưởng thì Bộ ngoại giao Việt nam nếu đếm hết thứ trưởng kiêm đại sứ nếu tôi không nhầm sẽ lên con số mười mấy người, và bên cạnh Bộ ngoại giao xin nhớ còn có Ban đối ngoại TW có 1 trưởng Ban hàm ít nhất Bộ trưởng và 3 phó hàm ít nhất thứ trưởng!

  2. Tớ xin kiến nghị 1 cách tinh giản 1 công đôi ba chuyện . Nếu làm được sẽ làm Đảng mạnh lên gấp nhiều lần

    Khai trừ đảng (tất cả) các đảng viên thoái hóa có biểu hiện nghi ngờ hoặc phủ định tính đúng đắn & khoa học của chủ nghĩa Mác-Lê

    Nhẹ hẳn gánh cho công quỹ, giảm bớt thoái hóa, kiện toàn bộ máy Đảng, tăng cường đoàn kết ý thức hệ trong Đảng .

    Nói giỡn thôi . Đảng cứ nuôi báo cô bọn họ, đừng trả họ về với nhân dân . Nhân dân vốn trong sạch, trả họ về làm vẩn đục không gian sống của dân

    • Mot quoc gia voi dan so la 94 trieu,ma co den hon 4 trieu thang dang vien ,chua noi den hang trieu thang da ve huu,va cung chua noi den con chau,dong ho nha chung no,thi van de chung no de dai ra nhieu ban be,nhieu cap pho,chung de ra nhieu quan,hien,tinh,thanh ma chung goi la tach tinh,tach quan huyen va ngay ca den giu xe o san phuong,xa cung deu la dang vien,thuc chat cung chi la cho tui dang vien lau la cua dang an cuop nhan dan ma thoi.Van de la phai xoa bo the che cong san loi thoi nay,ma ngay nay thien ha da quang nem no vao cau tieu tu hon 1/4 the ky nay roi.Viet cong van con duy tri cai quai thai cong san nay voi muc dich ban cung hoa nhan dan de chung huong thu tren dau,tren co nguoi dan.

Leave a Reply to 1 Người Việt ở nước ngoài Hủy trả lời

Xin bình luận ở đây
Xin nhập tên của bạn ở đây