Suy ngẫm về sự “phản tỉnh” của Trường Chinh

FB Huỳnh Thế Du

3-10-2017

Trường Chinh (ngoài cùng bên trái) được cho là người khởi xướng, nhà thiết kế chiến lược công cuộc đổi mới. Nguồn: Bảo tàng VN

Ở bối cảnh hiện nay, xem lại sự “phản tỉnh” của Trường Chinh, đặc biệt là ý kiến của một số người liên quan rất thú vị.

Có nhiều ý kiến khác nhau về ĐỔI MỚI 1.0 và vai trò của một số cá nhân, nhưng đa số đều cho rằng Trường Chinh là người có vai trò quan trọng nhất.

Cố Thủ tướng Võ Văn Kiệt: “Chúng ta nói với ông không đủ sức thuyết phục. Nhưng ông là người biết tôn trọng sự thật, nếu ông khám phá ra sự thật thì tư duy của ông mới có thể chuyển biến.”

Ông Mai Chí Thọ: “Sau đợt kiểm tra tình hình thực tế ở một số địa phương và TPHCM, đồng chí Trường Chinh phát biểu: “Trước đây, tôi đã nghe nhiều báo cáo sai lầm, không đúng thực tế.” Anh đã quay “một trăm tám chục độ” và đã tạo nên một bước ngoặt lịch sử cho cách mạng Việt Nam.”

Ông Trần Việt Phương: “Vào cuối đời, ông có một sự thay đổi 180 độ về quan điểm kinh tế. Có thể nói, đó là một sự lột xác, chuyển từ một người bảo thủ sang người cấp tiến và là tác giả chính của sự nghiệp đổi mới.”

Chủ tịch Hội đồng Lý luận Trung ương Nguyễn Phú Trọng đánh giá về thời kỳ đổi mới: “Tình hình đó cho thấy, sự đổi mới tư duy kinh tế là không đơn giản. Quan niệm cũ còn ăn sâu bám rẽ trong nhiều người, thậm chí còn có người cho rằng không cần phải đổi. Cái mới chưa được khẳng định đã quay về cái cũ. Khủng khoảng kinh tế – xã hội ngày càng nghiêm trọng hơn.”

Quay trở lại thực tế, nếu không có đột phá về các giải pháp thì chiến dịch chống tham nhũng hiện nay rất dễ đưa toàn hệ thống chính trị vào ngõ cụt với nhiều hệ lụy khó lường.

ĐỔI MỚI 1.0 là về đường lối kinh tế, ĐỔI MỚI 2.0 (nếu có) ắt phải về đường lối chính trị.

TBT Trường Chinh được xem là người kiên định nhất về đường lối kinh tế lúc bấy giờ; TBT Nguyễn Phú Trọng có lẽ là người kiên định nhất về đường lối chính trị hiện nay.

Liệu cùng tắc biến để có một kết cục tốt đẹp cho Việt Nam có xảy ra không?

Bình Luận từ Facebook

4 BÌNH LUẬN

  1. Trường Chinh chỉ là một “thằng Khu lùn” cơ hội chủ nghĩa,sùng bái Mao Trạch Đông (thấy cách hắn đặt tên cho mình cuộc trường chinh của bọn Tàu Cộng thì biết),viết Đề Cương Văn Hóa VN chỉ là cóp nhặt nguyên si tư tưởng Mao,sau đó gây tội ác với nhân dân VN trong CCRD nên bị thất sủng.Mãi dến cuối những năm 1980 kinh tế cả nước lụn bại,được tung hô là “kiến trúc sư đổi mới”,thực sự là thả lỏng kinh tế tư nhân phát triển vì VN không còn lối thoát dưới sự cai trị của các “đồng chấy” dốt đặc về kinh tế Duẩn,Thọ,Linh,Mười.v.v…

  2. “nếu ông khám phá ra sự thật thì tư duy của ông mới có thể chuyển biến.”

    Ah, những người tư duy hổng chịu chuyển biến, hoặc chuyển biến nửa chừng thì sao nhể ?

    Cho tớ phản biện bài này

    Tớ nghe đi nghe lại cụm từ này, “Quan niệm cũ”. “cũ” có nghĩa trước đó, “quan niệm cũ” là quan niệm trước đó, aka trước “đổi mới”. Nhưng mà trước “đổi mới” là thời “Đảng ta” -aka của những người như nhà thơ Bùi Minh Quốc, hổng phải tui-, trước đổi mới là thời Đảng của Bác Hồ ta đó chính là (đảng của) Bác Mao, là thời của lãnh đạo “thế hệ vàng”, là thời dân ta -again, hổng phải tui- tin Đảng & Đảng xứng đáng với lòng dân ta -hổng phải tui . Từ hồi nào nó trở thành “cũ”, thành “bưng bít sự thật” mà không còn là “chân lý cụ thể” nữa ?

    Vì vậy ai gọi “đổi mới”, tớ gọi đây là “thoái hóa”. Định nghĩa “thoái hóa” (Enantiodromia) là chuyển (dần) qua hướng đối lập . Từ lúc đó, Đảng bắt đầu đánh mất mình, cùng lúc đánh mất niềm tin của dân ta -hổng phải tui- đối với mình .

    Giải an ủi, nếu có thể nghĩ, Đảng càng thoái hóa càng làm cho dân ta -hổng phải tui- mất dần lòng tin . Nhưng ngược lại, niềm tin của tui đ/v Đảng càng ngày càng tăng . Chỉ đừng nên hỏi tui tin cái gì, haha.

    @KD

    Nếu Trường Chinh là, như bác nói, 1 kẻ cơ hội, và cũng theo bác “Tính cách cơ hội của y chính là lý do để HCM chọn y làm TBT rồi lợi dụng y chủ trì CCRĐ. Công HCM hưởng, tội y gánh”. Tớ nghĩ Trường Chinh chỉ đáng xách dép cho Bác Hồ yêu dấu của chúng ta .

    Nhớ sau CCRĐ, Trường Chinh tuy mất chức Tổng bí thư nhưng cũng được phân công đảm nhiệm trọng trách khác trong Trung Ương Đảng . Cứ tưởng Võ Kim Cự là trường hợp cá biệt, cũng đều là truyền thống cả . Và truyền thống này cũng lại bắt nguồn từ Bác Hồ kính yêu của chúng ta . Bác Hồ của chúng ta là thánh chứ chả chơi!

    • “Boác Hồ chúng ta là thánh chứ chả chơi…” lạy thánh mớ bái :
      Đả đảo Thiệu Kì mua cái gì cũng có
      Hoan hô Hồ Chí Minh mua cây đinh cũng sắp hàng…
                                                (Ca Dao ở Sài Gòn sau 75)

  3. Trường Chinh chỉ là một kẻ cơ hội, không có bản lỉnh như Lê Duẩn. Tính cách cơ hội của y chính là lý do để HCM chọn y làm TBT rồi lợi dụng y chủ trì CCRĐ. Công HCM hưởng, tội y gánh. Sau 1960 LD và LĐT thao túng, y ngã theo để VNG cô đơn. Tại ĐH6 chỉ một mình LĐT cũng đủ làm y “thun dái” rút lui. Đã ở trên chính trường thì chỉ với một vài lời phát biểu không đủ nói lên tư duy chuyển biến. HCM từng nói nhiều câu rất hay như “Dân lập Chính phủ thì dân có quyền đuổi Chính phủ”. Nhưng suốt đời HCM không có hành động nào để làm ước mơ ấy trở thành hiện thực , cho nên câu nói trên chỉ là lời phát biểu mị dân mà thôi. TC cũng có câu nói rất hay trước 1954 “Một hiện thực cách mạng có giá trị gấp ngàn lần một lý luận cách mạng”. Nhưng suốt đời TC có bao giờ dám ủng hộ cái hiện thực cánh mạng nào đâu. Ví dụ như vụ Kim Ngọc khoán hộ ở Vĩnh Phúc 1966 thành công rực rở nhưng 1968 KN bị phê phán kịch liệt và phải bỏ chính sách khoán hộ. Lúc ấy TC có bài báo nào ủng hộ KN (tức là ủng hộ cái hiện thực cách mạng) đâu!

Leave a Reply to Choi Chung Lon Hủy trả lời

Xin bình luận ở đây
Xin nhập tên của bạn ở đây