Bài báo đã bị gỡ: Việt Nam – Trung Quốc: “Gác lại tranh chấp trên biển là thượng sách”

LTS: Bài báo này của tác giả Châu Như Quỳnh, được báo Dân Trí đăng lúc 14h49, ngày 6-9-2017, nhưng chỉ vài giờ sau thì nó bị gỡ bỏ. Tiếng Dân xin được đăng lại để phục vụ quý độc giả.

_____

Dân Trí

Việt Nam – Trung Quốc: “Gác lại tranh chấp trên biển là thượng sách”

Châu Như Quỳnh

6-9-2017

Học giả Trung Quốc: Lăng Đức Quyền. Ảnh: TTXVN

Ông Lăng Đức Quyền đến từ Trung tâm Nghiên cứu các vấn đề thế giới của Tân Hoa Xã – cho biết: “Tranh chấp trên biển giữa Việt Nam và Trung Quốc là tài sản âm, gây tổn thương tình cảm của hai nước, nhiều thế lực thù địch coi đây là “tử huyệt” của quan hệ Việt – Trung”.

Vấn đề nói trên được ông Lăng Đức Quyền đề cập tới trong cuộc tọa đàm “Sáng kiến Vành đai và con đường: Cơ hội hợp tác Việt – Trung” diễn ra mới đây tại Hà Nội.

Theo ông Quyền, vấn đề trên biển rõ ràng là một yếu tố trái chiều mà chúng ta phải thừa nhận nhưng việc này có phải là yếu tố cản trở quan hệ hai bên hay không? Trước tiên, phải thừa nhận hai bên có bất đồng, tranh chấp. Thứ hai là việc phải quản lý bất đồng.

“Tôi tin chắc rằng hai bên có khả năng, có năng lực để thực hiện điều này. Về tranh chấp trên biển, tôi cũng trao đổi với nhiều học giả Việt Nam, thượng sách là gác lại tranh chấp, cùng nhau khai thác. Theo tôi nghĩ chúng ta phải gác lại khai thác đơn phương một số vùng có tranh chấp. Tạo điều kiện dần dần đi đến cùng nhau khai thác” – ông Quyền nói.

Học giả của Tân Hoa Xã cho biết tán thành ý kiến của ngài Nguyễn Vũ Tùng (Giám đốc Học viện Ngoại giao Việt Nam) từng chia sẻ với báo chí Trung Quốc rằng: Hợp tác có thể mang đến niềm tin, niềm tin có thể mang tới nhiều hợp tác hơn.

“Việt Nam – Trung Quốc không chỉ gói gọn ở tranh chấp chủ quyền lãnh thổ, bởi nó đã tồn tại rất lâu rồi và phải có sự nỗ lực rất lâu dài mới giải quyết được. Trong khi hợp tác thương mại thành công là ví dụ rất tốt để đánh dấu việc hai nước có thể khắc phục khó khăn do tranh chấp lãnh thổ gây ra.

Thực tiễn chứng minh rằng, hợp tác trên biển ở khu vực Vịnh Bắc Bộ là điểm sáng mô hình trong quan hệ hợp tác hữu nghị hai nước, là ví dụ thành công của 2 nước trong cùng nhau giải quyết tranh chấp trong lịch sử.” – ông Lăng Đức Quyền cho hay.

Cũng theo học giả này, tranh chấp trên biển giữa Việt – Trung là tài sản âm, gây tổn thương tình cảm của hai hai nước, nhiều thế lực thù địch coi đây là “tử huyệt” của quan hệ Việt – Trung.

Ông Lăng Đức Quyền thừa nhận sáng kiến “một vành đai một con đường” là có lợi cho Trung Quốc với vai trò hạt nhân.

“Theo tôi được biết, Chính phủ Trung Quốc coi trọng vai trò của Việt Nam trong Vành đai và Con đường. Rất nhiều doanh nghiệp đặc biệt thực lực ở Trung Quốc có ưu thế về vốn mong muốn đầu tư vào Việt Nam” – ông Quyền nói.

Ngoài hợp tác về cơ sở hạ tầng, học giả Lăng Đức Quyền kiến nghị Việt Nam – Trung Quốc hợp tác về năng lượng, đặc biệt là trong thúc đẩy hợp tác năng lượng, mặt trời, năng lượng gió, năng lượng mới, năng lượng sử dụng khoa học công nghệ cao… tìm hiểu tính khả thi của hợp tác trong lĩnh vực này.

Tháng 11/2017, Hội nghị cấp cao Diễn đàn hợp tác kinh tế châu Á – Thái Bình Dương sẽ diễn ra tại TP Đà Nẵng của Việt Nam, trong dịp này, Bí thư – Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình sẽ tham dự Hội nghị và thăm Việt Nam.

Bình Luận từ Facebook

3 BÌNH LUẬN

  1. Thì lại bạn bè tốt ,đồng chí tốt ,4 tốt và 16 chữ ,thế thôi ,cứ dương con mắt ếch lên mà nhìn ,( đách cần thàng nào giúp cả ,không đứng về phe nào ) thêm vụ TXT thì bố thằng nào muốn nhãy vào nửa ! chúng nó cứ căt lát dần mà ăn ,từ ngoài vùng quốc tế rồi liếm đến giửa biển rồi váo sát biển và rồi vào tận nhà thế là xong ,nhìn cái cách túng quẩn ,không tiền mà muốn nuôi 2 triệu công an quân đội để làm lá chắn cho đảng thì chỉ xòe tay sang trung khựa mà thôi ! lúc nào chú chệt cũng hào phóng sẳn sàng chi ,không cần biết lý do ,chỉ cần cắt một miếng đất vài chục ngàn m2 hay vài trăm ngàn m2 ngoài khơi giao là xong ,,cứ xử sự như thế là xong ,nhìn vụ bãi tư chính là hiểu ,bây giờ tướng chỉ giỏi đánh golf và xây căn hộ đút túi thôi ! đánh đấm làm gì ,nay mai bọn tao đi sang xứ giấy chết ,bọn trung khựa muốn lấy hết bọn tao cũng đách cần ,

  2. chúng công khai tuyên bố biển đông là của chúng nó thì những chuyện như vậy là tất nhiên thôi. vấn đề là chúng ta sẽ xử sự như thế nào mà thôi.

  3. tài sản đất đai biển đảo của nhà mình ! bổng dưng bọn cướp nhảy vao và đòi chia cho chúng ! đúng là giọng điệu của lủ kẻ cướp ! nếu như VN đem người sang khai thác dầu và thủy sản ngay sát bờ biển hải nam hay vân nam ,trung khựa có đồng ý không ?

Leave a Reply to trần nguyên Hủy trả lời

Xin bình luận ở đây
Xin nhập tên của bạn ở đây