Ngõ chùa cháy đỏ những thân cau

Nguyễn Thông

7-1-2024

Câu được đặt thành tít nói trên không phải của tôi mà là một câu thơ trong bài thơ dòng chính thống nổi tiếng của thi sĩ Vũ Cao, bài “Núi đôi”. Tiện đây nói luôn, tên gọi của cuốn sách, tác phẩm văn nghệ, bài báo… phải dùng từ “tít” (title) mới chuẩn, chứ không như bây giờ người ta dùng tùm lum tà la là “tựa”, “tựa đề”, đọc rất khó chịu. Nói không ngoa, cứ 100 phóng viên chuyên viết về văn hóa văn nghệ thì có tới 99 vị rưỡi sai trong vụ này, hoặc cẩu thả, hoặc dốt.

Vài ý với Nhã Duy về một sự so sánh

Krishna Trần

6-1-2024

Giống nòi lỡ bước văn minh chậm

Non nước đang chờ tiết khí cao

(Hoàng thân Vĩnh Sính trích dẫn cho quyển “Nhật Bản cận đại”)

Một chiếc máy bay của hàng không Nhật Bản lâm nạn tại Tokyo và mấy trăm hành khách thoát nạn trong vòng mười mấy phút, trong một tinh thần kỷ luật tuyệt vời, trước khi chiếc máy bay cháy rụi.

Khi tin này loan ra, tôi nghĩ ngay rằng, sẽ có những bài viết nào đó trên mạng xã hội, so sánh người Nhật và … người Việt.

Đúng như vậy. Nhã Duy, một tác giả khá quen thuộc trên trang Tiếng Dân, viết: “Người Nhật, kỷ luật trong tai nạn”, trong đó tác giả ca ngợi văn hóa và kỷ luật Nhật Bản, so với người Việt.

Chuyện tinh thần kỷ luật, trật tự, ngăn nắp của người Nhật, nước Nhật, vẫn thường xuyên làm cho cả thế giới thán phục, đâu riêng gì người Việt, đâu riêng gì Nhã Duy, mà tôi đây cũng thế.

Nhưng đọc bài của Nhã Duy xong, tôi thấy còn lấn cấn cái gì đó, đúng hơn là nhiều cái gì đó, mà không biết bắt đầu từ đâu.

Tôi bắt đầu bằng Samuel P. Huntington.

Một nền văn minh đầy sự riêng biệt

Huntington viết Sự xung đột giữa các nền văn minh (Clash between Civilizations) vào năm 1996, chưa đầy 10 năm sau khi khối cộng sản Đông Âu và Liên Xô sụp đổ. Trong quyển sách này ông dự báo rằng, xung đột tương lai của thế giới sẽ không phải là ý thức hệ như cuộc chiến tranh lạnh giữa hai khối tư bản tự do và cộng sản toàn trị, mà là giữa các nền văn minh lâu đời khác nhau. Dự báo này chứng tỏ khá chính xác trong trường hợp cuộc chiến Ukraine hiện nay (xung đột giữa hai thế giới Thiên chúa Tin Lành và Chính thống giáo). Dĩ nhiên còn những nguyên nhân khác nữa của cuộc chiến tranh tàn khốc đang diễn ra gần hai năm nay, nhưng mục đích của tôi không phải là nói về xung đột. Điều tôi muốn dẫn từ cuốn sách của Huntington là việc chia ra các nền văn minh trên thế giới, trong đó Nhật Bản đứng riêng biệt.

Nhật Bản là một quần đảo, mặc dù chịu ảnh hưởng của văn hóa Trung Hoa, nhưng người Hán chưa bao giờ cai trị Nhật Bản. Chỉ có hai lần quân đội nước ngoài đặt chân lên lãnh thổ Nhật Bản, đó là những chiến binh Mông Cổ vào thế kỷ 13, trước khi bị tiêu diệt hết. Lần thứ hai là các đội quân Hoa Kỳ chiếm đóng Nhật Bản sau khi nước này thua trận chiến thế giới lần thứ hai. Trong lịch sử độc lập rất riêng đó, điều quan trọng là, ảnh hưởng của người Hán không phải là một ảnh hưởng cưỡng bức như đối với Việt Nam, với gần 1000 năm Bắc thuộc.

Sự độc lập đó tạo điều kiện cho Nhật Bản có thể lựa chọn những gì hay của văn minh Khổng giáo, kết hợp với triết học Phật giáo (cũng sang Nhật theo ngã Trung Hoa), tạo nên một nền văn hóa mạnh mẽ, nhiều sự tốt đẹp, cho riêng mình.

Hình ảnh các khán giả Nhật Bản đi nhặt rác trong các sân vận động quốc tế, hình ảnh đoàn người kiên nhẫn xếp hàng chờ cứu trợ sau thảm họa Fukushima, hay những clip ngắn cho thấy người Nhật theo nhau qua cửa thoát hiểm ở sân bay Tokyo, chính là kết quả của hàng ngàn năm độc lập phát triển một cách chọn lọc như thế.

Những điều kiện như thế không có ở Việt Nam, núi liền núi sông liền sông với một đế quốc quá hùng mạnh, có điều hay nhưng cũng lắm cái dở hơi. Nhật Bản cũng thoát nạn thực dân khi các võ sĩ đạo thức thời mở cửa buôn bán với phương Tây, ủng hộ Minh Trị canh tân đất nước, trong khi Thiệu Trị và Tự Đức còn mãi làm thơ chữ Hán khi pháo thuyền thực dân Pháp đã vào đến Đà Nẵng. Thoát nạn thực dân, sau đó thua trận nhưng bị Mỹ chiếm đóng, thay vì Liên Xô, Nhật Bản lại thoát khỏi chế độ toàn trị cộng sản, không như các sĩ phu, trí thức xứ An Nam, phải cậy đến phương pháp cộng sản để giành độc lập, để rồi rơi vào thêm mấy mươi năm lạc hướng.

Quả táo Fuji và trái cam sành

Đương nhiên chẳng có gì để so sánh giữa chúng với nhau cả.

Sau khi xem lại Huntington, tôi vào trang New York Times, để xem người Mỹ nói gì về chiếc máy bay Nhật Bản lâm nạn. Trong bài “Khi ngọn lửa bùng lên, trật tự ngự trị bên trong máy bay của Japan Airlines”, có tới gần 1000 bình luận của độc giả, mà có tới hai phần ba so sánh Nhật Bản và Hoa Kỳ. Đa số viết rằng, nếu chuyện đó xảy ra ở Mỹ, thì với ý thức quyền lợi cá nhân quá cao, người Mỹ hẳn chết nhiều lắm trong một tai nạn tương tự.

Các độc giả Mỹ này có lý hơn khi họ so sánh hai quả táo, Fuji và Pennsylvania, cùng là táo cả. Hai quốc gia hiện đại tương đương nhau, khoa học kỹ thuật tương đương nhau. Và bên cạnh những người than phiền tính cách văn hóa “Me First”, của người Mỹ, nhiều người khác viết rằng, câu chuyện Nhật Bản là câu chuyện văn hóa, không phải mới dạy dỗ trẻ em hôm kia thì hôm nay có được, mà là nó hun đúc cả ngàn năm.

Mà có khi hai quả táo Fuji và Pennsylvania cũng khó so sánh.

Hai vợ chồng một người quen của tôi, người gốc Việt sống ở Mỹ, đi du lịch Nhật Bản về. Chị vợ ca ngợi hết lời sự sạch sẽ của nước Nhật, chị ca cẩm là nước Mỹ so với Nhật thì dơ bẩn quả, vì nhiều di dân đến từ các nước nghèo khó, và vì thế nên hạn chế di dân như Nhật Bản.

Nhật Bản là một quốc gia rất đồng nhất về sắc tộc, và như thế dễ quản trị hơn một nước đa sắc tộc như Mỹ.

Anh chồng bèn trả lời, rằng Mỹ có nhiều người nhập cư, thế là không thiếu lao động, dân số không già đi như Nhật Bản. Được cái này thì mất cái kia, mỗi cây mỗi hoa, mỗi nhà mỗi cảnh.

Quả táo Fuji có sâu không?

Có chứ!

Cách đây hơn 20 năm, tôi thăm đền Đế Thiên Đế Thích, thấy một đoàn du khách Nhật Bản do một anh hướng dẫn viên người Việt hướng dẫn. Một ông cụ đi trước một bà cụ, rồi quay lại nói gì đó với bà cụ mà vẻ mặt có vẻ cáu giận. Tôi bèn hỏi anh hướng dẫn viên người Việt. Anh ấy dịch câu của ông cụ là: Đi nhanh lên đi chứ, cái đồ ngu ngốc! Anh cho biết thêm là, những câu nói của đàn ông Nhật Bản tương tự như vậy, rất thường xuyên được nói với vợ họ.

Chuyện phân biệt đối xử với phụ nữ là chuyện của nhân loại, nhưng chuyện đó đối với nhân loại Nhật Bản trầm trọng hơn nhân loại phương Tây, mà xem chừng có thể là trầm trọng hơn cả nhân loại Việt Nam. Gần đây, quốc hội Nhật bàn xem phải làm thế nào để giải quyết cái gọi là “rape culture” của xã hội Nhật Bản, trong đó người phụ nữ bị hãm hiếp mà không thể, hoặc không dám đưa thủ phạm ra ánh sáng.

Tỷ lệ người tự tử ở Nhật đứng hàng đầu thế giới. Cũng không rõ đó có phải do nguyên nhân tinh thần kỷ luật quá tuyệt đối, sức ép công việc lên cá nhân quá lớn hay không! Nhưng dù gì đi nữa, một dân tộc có tỷ lệ tự tử cao như vậy thì khó mà nói rằng họ hạnh phúc. Một nền văn hóa như thế nào mà dân chúng không được hạnh phúc, thì có lẽ cũng nên xem xét cho tường minh mà sửa đổi.

What if

Ở cuối bài, tác giả Nhã Duy đặt câu hỏi theo dạng… Nếu: Thử hỏi rằng nếu đây là chuyến bay của hãng hàng không Việt hay Trung Quốc trong tình cảnh này thì sẽ như thế nào?

Một độc giả của bài báo trên tờ NYT mà tôi đề cập trên kia, viết rằng, đã đi du lịch nhiều nơi ở châu Á, thấy rằng người Á châu, trong đó có cả người Trung Quốc, rất có kỷ luật.

“Nếu” tức là chưa có, và đang không có. Và mọi sự có thể đổi thay.

Một trong những người Việt Nam am hiểu Nhật Bản là Hoàng thân Vĩnh Sính (1944-2014), là giáo sư lịch sử và văn hóa Nhật Bản tại Canada. Ông viết một quyển sách tên là “Nhật Bản cận đại, dành cho độc giả người Việt. Mở đầu quyển sách, ông trích dẫn hai câu thơ:

“Giống nòi lỡ bước văn minh chậm

Non nước đang chờ tiết khí cao”

Hai câu thơ này cũng hàm ý một sự so sánh. So sánh giữa nhanh và chậm, cao và thấp, nhưng khi đọc, tôi cảm nhận một sự cảm thông, hơn là lấn cấn.

Người Nhật, kỷ luật trong tai nạn

Nhã Duy

5-1-2024

Có dịp sang Nhật và quan sát thì ắt nhiều người cũng ghi nhận được vài điều gì đó về tính cách chung của người Nhật qua các giao tiếp hay trong các sinh hoạt hàng ngày của họ. Với tôi thì hai điều nhỏ còn lưu lại là sự vệ sinh và trật tự nơi công cộng nhưng chúng lại cho thấy thêm về một tính cách đáng học hỏi từ người Nhật.

Tát nước theo mưa của thầy Giản Tư Trung

Nguyễn Đình Cống

5-1-2024

Vừa qua, tôi theo dõi buổi thuyết trình trên YouTube của thầy Giản Tư Trung, với tiêu đề “Thấu hiểu chính mình để thay đổi bản thân”.

Không ai cả

Nguyễn Thông

5-1-2024

Vụ cháy máy bay chở khách ở Nhật Bản rồi sẽ còn âm ỉ trong dư luận nhiều năm sau, không phải bởi “máy bay cháy” mà là “con người”.

“Lớp trưởng”: Làm hỏng tiếng Việt ngay từ tiểu học

Phạm Quang Tuấn

4-1-2024

Như tôi đã viết nhiều lần, trong những danh từ kép tiếng Việt, danh từ chính luôn luôn đi trước tính từ, không như trong tiếng Anh hoặc tiếng Tàu. (Tính từ đây bao gồm cả những danh từ hay động từ dùng để bổ nghĩa cho danh từ chính, chẳng hạn gỗ trong “bàn gỗ” hay ăn trong “dao ăn”.) Tiếng Tàu là “mỹ nhân”, tiếng Anh là “beautiful person” nhưng tiếng Việt là “người đẹp”.

Câu chuyện đầu năm

Phạm Terry

4-1-2024

Tết dương lịch là tết Tây, đương nhiên. Không biết ở bên Mỹ có bao nhiêu thành phố bắn pháo hoa mừng năm mới trong giờ phút count down? Nhưng ở Canada không có một tỉnh bang nào, thành phố nào chi ngân sách cho việc bắn pháo hoa đêm giao thừa năm 2024.

Bất bình đẳng và bất bình đẳng trong giáo dục

Dương Quốc Chính

4-1-2023

Hôm trước mình có nghe một podcast của Vietcetera, bạn host Thùy Minh nói chuyện với bạn Chi Nguyễn, tiến sĩ về giáo dục đang dạy đại học gì đó bên Mỹ (BTV Tiếng Dân: Đại học Arizona – The University of Arizona), bạn ấy đang nghiên cứu về bất bình đẳng trong giáo dục.

Bài học từ vụ giải thoát 379 người khi cháy máy bay tại sân bay Haneda

Kim Văn Chính

3-1-2023

1. Vụ máy bay Nhật hạ cánh va vào nhau gây cháy cả hai máy bay hôm qua là vụ tai nạn rất hi hữu ở Nhật Bản. Hồ sơ vụ tai nạn sau này sẽ được công bố. Tuy nhiên, việc toàn bộ 379 hành khách và phi hành đoàn sơ tán ra ngoài chiếc máy bay cháy như đuốc cho ta thấy người Nhật đã làm được điều phi thường trong tai nạn.

Tuấn Cá Sấu và Bảo Tàng Nghệ Thuật Đông Dương

Huy Đức

2-1-2023

Tối qua, trong Lễ kỷ niệm Một Năm ngày Bảo Tàng Nghệ Thuật Đông Dương đi vào hoạt động, ông Cao Văn Tuấn, người mà bọn tôi quen gọi là Tuấn Cá Sấu, kể:

Không thể sửa chữa “nơi lưu niệm Tự lực Văn đoàn” ở Cẩm Giàng, Hải Dương

Lý Trực Dũng

31-12-2023

Gần đây, qua mạng xã hội thấy có nhiều người đăng rất nhiều ảnh ngôi nhà có bàn thờ các danh tài Tự lực Văn đoàn tại nơi lưu niệm Tự lực Văn đoàn ở Cẩm Giàng, Hải Dương xuống cấp nghiêm trọng, trông quá thê thảm. Sau khi điện thoại trao đổi với một số anh em văn nghệ sĩ quen biết ở Hà Nội và Hải Dương, là KTS và có kinh nghiệm nhất định trong công việc sửa chữa, cải tạo, duy tu các công trình kiến trúc mới và cũ kể cả di tích văn hóa lịch sử … tôi bày tỏ nguyện vọng được sửa chữa ngôi nhà lưu niệm này bằng kinh phí của cá nhân tôi.

Chuyện gian hàng bán Phật ở chùa Ba Vàng

Tuấn Khanh

30-12-2023

Chỉ trong vài ngày, đại sự kiện được gọi là chiêm bái xá lợi tóc ở chùa Ba Vàng do ông Thích Trúc Thái Minh tổ chức đã để lại muôn vàn suy nghĩ cho nhiều người về đạo Phật hôm nay.

Chuyện uống chè (Kỳ 5)

Nguyễn Thông

31-12-2023

Tiếp theo kỳ 1kỳ 2kỳ 3kỳ 4

Mùa đông, rét như mùa đông năm nay Quý Mão 2023 ở miền Bắc chẳng hạn, thì uống chè là một cái thú. Đám sinh viên nghèo chúng tôi hồi xưa, trừ mấy tiết học bắt buộc phải trên lớp, thì thời gian cắm quán có khi còn nhiều hơn ở trong căn phòng chật chội khoảng 20 mét vuông nhét tới sáu cái giường tầng, vị chi chứa 12 “tù khổ sai” ký túc xá Mễ Trì.

Có những đứa, mua chén chè năm xu khề khà ngồi nửa buổi. Nhiều thằng chúa chổm, vài xu cũng không tiền trả, uống xong ghi nợ. Chủ quán biết bọn này mặt dày, chẳng qua nghèo mới vậy nên thường hỉ xả, thể tất cho.

Chùa chiền không phải chốn để xét lòng trung thành với Phật

Thái Hạo

31-12-2023

Toàn bộ cuộc đời Đức Phật là dồn vào việc phá mê khai ngộ cho mọi người, vì đó là phương cách bền vững nhất để thoát khổ. Thế nhưng, nay không ít kẻ nhân danh là học trò của ông lại đẩy dân chúng vào bến mê bằng đủ trò thao túng và lừa dối. Hành vi ấy không những trái hẳn với mục đích của Phật giáo, mà còn chồng thêm biết bao nhiêu khốn đốn lên lưng con người và xã hội.

Thời mạt pháp, hay là xuống dốc không phanh

Nguyễn Thông

31-12-2023

Vụ “xá lị” ở chùa Ba Vàng, rất nhiều chuyện cần nói, có một số điều phải nói thẳng ra thế này: Nó là trò nhố nhăng, nhí nhố hết mức nhưng diễn ra trong suốt thời gian tương đối dài, ầm ĩ cả lên, hầu như cả thiên hạ đều biết.

Cuối năm nghĩ về phước báu dân tộc

Nhã Duy

31-12-2023

Một số tin tức về xá lợi Phật mà YouTube tự hiện lên, như: Pháp thoại “Phước báu cúng dường xá lợi Phật” của thầy Thích Trúc Thái Minh, trụ trì chùa Ba Vàng, nơi đặt “xá lợi tóc” cho hàng vạn người đến chiêm bái, và là đề tài bàn luận trên mạng trong tuần qua.

Không khéo mà “ấy” đấy!

Nguyễn Huy Cường

28-12-2023

(Tiếp chuyện lông, tóc)

Tôi kể bạn nghe câu chuyện vào không gian thời sự này nhé… Có một nhà báo, bị đắm tàu, anh sống sót trôi dạt vào một hoang đảo thâm u, bí ẩn ở Nam Mỹ. Khi anh tiến sâu vào rừng tìm thức ăn thì nghe những tiếng người hú rất rợn. Máu báo chí nổi lên, anh chờ đêm đến, lần mò tiến càng sâu vào hướng có những tiếng người hú hét.

Điểm sách: “Tật xấu người Việt”

Tạ Duy Anh

28-12-2023

Ảnh chụp bìa sách “Tật xấu người Việt” của tác giả Di Li

Xin trích một đoạn trong cuốn sách dày 384 trang có tên “Tật xấu người Việt”:

Chuyện uống chè (Kỳ 4)

Nguyễn Thông

24-12-2023

Tiếp theo kỳ 1kỳ 2kỳ 3

Bài kỳ trước, nhà cháu nói chuyện uống nước vối thay chè, đọc lại sực nhớ quên một chi tiết. Nước vối nấu bằng lá tươi, lá khô và nụ vối đều được, nếu biết cách nấu/ hãm, thậm chí còn thú vị hơn cả chè móc câu. Riêng lá vối khô hoặc nụ vối, cho thêm vài nhánh lá đăng cay khô vào thì có khi còn ngon hơn cả Coca-Cola, Pepsi bây giờ.

Lễ Giáng sinh bị hủy bỏ ở chính quê hương của Jesus

Washington Post

Vương hậu Jordan Rania Al Abdullah

Cù Tuấn, dịch

23-12-2023

Bethlehem thường trở nên sống động vào dịp Giáng sinh. Năm nay không như vậy. Tại Thánh địa này, các lễ kỷ niệm đã bị hủy bỏ: không diễu hành, không chợ phiên, không thắp đèn cây nơi công cộng. Tại đất nước Jordan của tôi, nơi Jesus chịu phép rửa tội, cộng đồng Kitô giáo của chúng tôi cũng đã chọn làm điều tương tự.

Hang đá

Nguyễn Thông

23-12-2023

Hôm nay đúng ngày 24.12, tối nay có lễ trọng của người theo đạo Thiên chúa – lễ Noel.

Chuyện uống chè (Kỳ 3)

Nguyễn Thông

24-12-2023

Tiếp theo kỳ 1kỳ 2

Miền Bắc, sống ở nông thôn, người ta uống nước vối quanh năm suốt tháng, nếu mua được gói chè “ngon” loại 2, loại 3 như chè Đại Đồng, Phú Thọ, chẳng hạn, thì phải để dành phòng khi có khách. Vối sẵn, hầu như nhà nào cũng trồng ít nhất một cây, góc vườn hoặc bờ ao. Uống lá tươi, cây nhiều lá quá thì bẻ cả cành vặt lá phơi nỏ cho vào bao uống dần. Nụ vối uống rất ngon, nghe nói chữa được cả bệnh liên quan tới thận, lợi tiểu, hợp với người bị bệnh đái dắt.

Đức Giêsu: Nhà cải cách xã hội

Tạ Dzu

23-12-2023

Hàng năm vào dịp cuối năm, người Kitô hữu đón mừng sự kiện Chúa Giêsu giáng trần, mặc lấy thân xác con người để chuộc tội nhân loại, tội tổ tông đã lưu truyền từ Adam – thuỷ tổ loài người theo dân Do Thái – lúc còn ở địa đàng đã ăn phải trái cấm của Thiên Chúa do Eve dụ dỗ.

Biếm: Quái tăng

Chu Mộng Long

22-12-2023

(Trích Lĩnh Nam quái sự)

1. Năm ấy, xứ Lĩnh Nam diễn ra quái sự. Dân Lĩnh Nam tin đến cuồng tín và trở thành tín đồ của của một tôn giáo mới có tên là Phật Vàng.

Khát vọng làm giàu

Mạc Văn Trang

22-12-2023

Ảnh: Thống kê thăm dò từ 11 nước về tầm quan trọng của việc giàu có. Hỏi: ‘Đối với một số người, việc giàu có là quan trọng. Nếu đúng, việc trở nên giàu có quan trọng như thế nào đối với cá nhân bạn?’ Trả lời: ‘Rất quan trọng’/ ‘Khá quan trọng’ Nguồn: Wiley

Ngồi trộm

Tạ Duy Anh

22-12-2023

Một từ thuộc bản quyền của quái nhân Phạm Lưu Vũ.

Ngồi trộm, là lợi dụng sơ hở của thế gian, nhảy tót vào chỗ không phải dành cho mình. Đức mỏng, tài hèn, nhân cách mạt rệp, cả đời xu nịnh mà lại háo danh và tham lam, thì chỉ còn cách ngồi trộm, mới mong có cơ hội vỗ ngực và cái chính là để lấy trộm.

Chuyện uống chè (Kỳ 2)

Nguyễn Thông

21-12-2023

Tiếp theo kỳ 1

Cần nói ngay điều này: Người bắc quen uống nước chè, còn người nam chuộng cà phê. Chè mang tính cổ truyền, truyền thống, dân tộc đậm đà; còn cà phê văn minh, hiện đại, mới lạ. Chỉ đồ uống đã phần nào thể hiện chất người vùng miền.

Chuyện uống chè (Kỳ 1)

Nguyễn Thông

14-12-2023

Chè là thức uống lâu đời ở nhiều quốc gia, nhất là những nước châu Á, trong đó có Việt Nam ta. Miền Bắc gọi là chè, miền Nam gọi trà, cũng do thói quen thôi, chứ đều chỉ một. Tuy nhiên, cách của miền Nam hợp lý hơn bởi phân biệt trà là thức uống, chè thức ăn.

Năm 1977, hồi tôi mới vào Nam, tối pha ấm chè móc câu, rủ mấy thầy người nam “tới uống chè”, gọi là làm cuộc ra mắt, thầy Trần Mạnh Hảo dạy toán, cười bảo, chè thì ăn chứ uống gì mà uống.

Trang phục và văn hóa Việt

Trương Nhân Tuấn

13-12-2023

Nói về “biểu tượng” thì có nhiều chuyện để nói, trong buổi diện kiến giữa Nguyễn Phú Trọng với Tập Cận Bình và giữa hai phu nhân.

Phu nhân

Nguyễn Thông

13-12-2023

Hai hôm nay, trên mặt báo mậu dịch, từ “phu nhân” xuất hiện hơi bị nhiều.