Tây Nguyên, miền đất bất yên

Tưởng Năng Tiến

1-2-2024

Về binh nghiệp của Tả Quân Lê Văn Duyệt, Wikipedia tiếng Việt có ghi nhận sự kiện sau: “Năm 1808, lại sai Lê Văn Duyệt mang quân đến Đá Vách. Thấy Phó quản cơ Lê Quốc Huy, vì nhiễu hại quá, nên dân mới nổi dậy. Lê Văn Duyệt bèn xin lệnh chém này, từ đó Quảng Nghĩa lại được yên”.

Chuyến tàu tập kết

Tưởng Năng Tiến

27-1-2024

Javert và “hội chứng thượng tôn pháp luật”

Thái Hạo

26-1-2024

Vụ án “bán con” ở Trà Vinh đang trở thành một thứ nước rửa ảnh cho rất nhiều vấn đề xã hội, đặc biệt là về quan niệm luật pháp ở không ít người trong xã hội hiện nay ở ta. Trong tình huống ấy, nhân vật Javert của tác phẩm lừng danh “Những người khốn khổ” của V. Hugo đột ngột trở lại trong tâm trí tôi, và chưa bao giờ rõ nét đến thế.

Ai phải “tạ tội với Hoàng Sa”?

Blog RFA

Gió Bấc

25-1-2024

Mời đọc lại bài trên Tiếng Dân: Khu tưởng niệm Hoàng Sa, nỗi đau và chiếc “bánh vẽ” lòng yêu nước…  —  Lý do gì mà khu tưởng niệm “Nghĩa sĩ Hoàng Sa” ở huyện đảo Lý Sơn ngưng xây dựng?

Kỷ niệm 50 năm ngày Trung Công xâm chiếm Hoàng Sa trôi qua lặng lẽ trên hầu hết tờ báo lề đảng. Không có những trang tuyên truyền rầm rộ như 50 năm chiến thắng Đện Biên Phủ trên không hay 50 năm chiến thắng Mậu Thân với hình ảnh lễ lạc, phát biểu của lãnh đạo…

Tin tức mà truyền thông Việt Nam không muốn, hay không được phép loan tải

Thục Quyên

25-1-2024

Cuộc viếng thăm của Tổng thống Đức Steinmeier

Cuộc viếng thăm của Tổng thống Đức Steinmeier ngày 23 và 24-1-2024 đã được truyền thông Việt Nam đồng loạt hân hoan đưa tin kết quả mỹ mãn, tuy nhiên có những nhắn nhủ quan trọng của ông đã bị bỏ quên, không được thuật lại.

Khi các Ủy viên Trung ương bị bắt sống

Mai Hoa Kiếm 

25-1-2024

“Bắt sống” là tiếng lóng, dùng để ám chỉ việc cơ quan điều tra bắt nóng cán bộ đương chức, những người đang trên đỉnh cao quyền lực. Quan chức cấp càng cao, càng rất sợ bị “bắt sống”, bởi vì “quan phụ mẫu” cai quản một lĩnh vực, có đủ đệ tử, kẻ hầu người hạ, nay đùng một cái bị bắt sống, thật xấu hổ, cay đắng và nhục nhã ê chề…

Nguyễn Công Khế và hai lần thoát chết (Phần cuối) 

Thu Hà 

20-1-2024

Tiếp theo phần 1phần 2

Lần thứ ba, “bất quá tam”, chiều 16-1-2023, Nguyễn Công Khế mạt vận, đành tra tay vào còng, chấm hết một thời huy hoàng và “ngạo nghễ”.

Nguyễn Công Khế: Hình mẫu con người mới XHCN

Blog RFA

Gió Bấc

19-1-2024

Theo tổ chức Phóng viên Không biên giới (RSF), Việt Nam và hai nước anh em Triều Tiên, Trung Quốc luôn nằm trong tốp “đội sổ” tự do báo chí. Đặc biệt, năm 2023 tụt thêm 3 hạng, xếp thứ 178 trong tổng số 180 quốc gia trên thế giới.

Nguyễn Công Khế và hai lần thoát chết (Phần 2)

Thu Hà

19-1-2024

Tiếp theo phần 1

Cũng cần nói rõ, trong vụ án Năm Cam, không phải không có quan điểm trái chiều từ cơ quan tố tụng trung ương, khi nhiều bị can kêu oan. Nhưng do khí thế hừng hực đánh án ngày đó, không ai muốn công khai đối đầu.

Về bà trùm “thần số học”, vợ “củi tươi” Nguyễn Quang Thông

Dương Quốc Chính

18-1-2024

LGT của Tiếng Dân: Sự kiện hai “khúc củi” Nguyễn Công Khế và Nguyễn Quang Thông, cựu Tổng Biên tập báo Thanh Niên vừa bị cho vào “lò”, cư dân mạng không chỉ bàn tán về nhân vật được cho là “bất khả chiến bại” Nguyễn Công Khế, mà mọi người còn xôn xao về vụ bà “thần số học” Lê Đỗ Quỳnh Hương, vợ ông Nguyễn Quang Thông.

Nguyễn Công Khế và hai lần thoát chết (Phần 1)

Thu Hà

18-1-2024

Nguyễn Công Khế được mệnh danh là “trùm những ông trùm” của báo chí quốc doanh. Chức vụ cao nhất của ông Khế đến khi nghỉ việc chỉ là Phó Chủ tịch Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam, Tổng Biên tập báo Thanh Niên. Thế nhưng Nguyễn Công Khế lại là nhân vật “vua biết mặt, chúa biết tên” và thế lực kinh người thì khỏi phải bàn cãi. Việc ông Khế bị cơ quan an ninh khởi tố bắt giam, gây rúng động dư luận cả nước.

Nguyễn Công Khế trong hồi ký của nhà báo Lê Phú Khải

BTV Tiếng Dân

17-1-2024

Lời giới thiệu: Nhân sự kiện ông Nguyễn Công Khế, cựu Tổng Biên tập báo Thanh Niên bị bắt hôm qua, chúng tôi xin được đăng lại phần viết về ông Nguyễn Công Khế trong hồi ký “Lời Ai Điếu” của nhà báo Lê Phú Khải. Phần này nằm trong “Chương 7K: Mặt thật của các Tổng Biên tập“, mà chúng tôi đã đăng trên Tiếng Dân trong ngày đầu tháng 7 năm 2017, khi tác giả gửi tới.

Lộc Hưng, 5 năm sau

Từ Thức

16-1-2024

Cách đây đúng 5 năm, tháng 1-1919, một lực lương quân đội, công an hùng hậu tới, tấn công khu Lộc Hưng, quận Tân Bình, nơi người dân di cư từ miền Bắc vào đã xây dựng, lập nghiệp từ năm 1954.

Chuyện kể bên lề về hải chiến Hoàng Sa và Trường Sa

Lê Quang Ngọ Lê Quí Trọng

16-1-2024

Thời gian trôi qua nhanh quá, mới đó mà quần đảo Hoàng Sa đã không còn thuộc về đất mẹ Việt Nam của chúng ta đúng nửa thế kỷ. Sự kiện hải chiến Hoàng Sa là sự đụng độ giữa Hải quân Trung Quốc và lực lượng Hải quân Việt Nam Cộng đang hòa trấn giữ quần đảo lúc bấy giờ, nhưng lại ảnh hưởng đến nhận thức và tư duy của bên thứ ba liên quan, đó là chính quyền Hà Nội.

Chuyện ông Nguyễn Phú Trọng “chết đi sống lại”

Mai Hoa Kiếm

15-1-2024

Đầu tuần này, cái tên Nguyễn Phú Trọng được gọi nhiều nhất trên truyền thông và báo chí của đảng. Trong lúc báo chí quốc doanh hát “đồng ca” khi ông Nguyễn Phú Trọng tái xuất hiện, các hồng vệ binh, dư luận viên hả hê, reo hò, công kích mạng xã hội và các trang  “lề trái” đã… việt vị, thì  giới quan sát chính trường đang hướng tới vấn đề khác.

Đường vượt biên vào Mỹ hôm nay của người Việt

Tuấn Khanh

14-1-2024

Trong một bản tin của Đài RFA vào đầu tháng Một năm 2024, cho biết, người Việt đang có mặt ở Canada và nhiều quốc gia Trung Mỹ để tìm cách vượt biên giới, nhập cư lậu vào Mỹ. Trong một đoạn video ngắn của một trong những người tham gia đi lậu, xuyên qua hàng rào biên giới để đến với giấc mơ Mỹ post trên facebook, có vài người thoáng qua trước ống kính, cho thấy passport đeo trước ngực là của Việt Nam.

Đài Loan: Kết quả bầu cử và mối quan hệ với Trung Quốc và Hoa Kỳ

Đỗ Kim Thêm

14-1-2024

Ảnh: Ông Lại Thanh Đức đứng giữa trong lúc công bố kết quả bầu cử hôm thứ Bảy ngày 13/1 tại Đài Bắc. Nguồn: Daniel Ceng / EPA-EFE

Kết quả bầu cử

Cuộc bầu cử tổng thống lần thứ 8 ở Đài Loan được tổ chức ngày 13/1, với kết quả là ông Lại Thanh Đức, Phó chủ tịch đảng Dân Tiến (Democratic Progressive Party, DPP) thắng cử.

Tin sơ khởi từ các cơ quan truyền thông Đài Loan, sau khi kiểm hơn 85% số phiếu bầu, ông Lại Thanh Đức giành được gần 41%, vượt xa ông Hầu Hữu Ích thuộc Quốc Dân Đảng (Koumingtan, KMT) với 33,3% và ông Kha Văn Triết thuộc Đảng Nhân dân Đài Loan (Taiwan People Party, TPP) với 26%. Dự kiến, kết quả chính thức sẽ được công bố tối 13-1-2024, giờ địa phương.

Ngay sau khi tuyên bố thắng cử, ông Lại Thanh Đức bày tỏ lòng cảm ơn người dân Đài Loan đã viết nên một chương mới cho nền dân chủ đất nước. Chiến thắng này rất quan trọng vì Đài Loan sẽ không thuộc về chủ nghĩa độc tài. Người dân Đài Loan đã thành công trong việc chống lại các ảnh hưởng ngoại lai trong cuộc bầu cử và đất nước sẽ tiếp tục đi đúng hướng.

Hai ứng cử viên Hồ Hữu Ích và Kha Văn Triết cũng đã công nhận kết quả bầu cử và chúc mừng ông Lại Thanh Đức về chiến thắng này.

Đây là lần thắng cử thứ ba của đảng Dân Tiến . Theo luật, Tổng thống tiền nhiệm, bà Thái Anh Văn, không được phép tái tranh cử sau hai nhiệm kỳ.

Mối quan hệ với Trung Quốc

Đảng Cộng sản Trung Quốc xem kết quả bầu cử lần này sẽ định hình một xu hướng mới cho mối quan hệ với Đài Loan, vốn dĩ đã căng thẳng từ lâu.

Kể từ khi đảng Dân Tiến thắng cử, Trung Quốc đã ngừng liên lạc với Đài Loan. Nhiều lần Bắc Kinh đe dọa sẽ sử dụng các biện pháp quân sự nếu việc thống nhất hòa bình không thành hiện thực. Quân đội Trung Quốc thể hiện sức mạnh gần như hàng ngày với việc điều các máy bay chiến đấu thâm nhập vào không phận của Đài Loan.

Gần đây, trong bài phát biểu nhân dịp năm mới, nhà lãnh đạo Tập Cận Bình nhắc lại rằng, việc thống nhất Trung Quốc với Đài Loan chắc chắn sẽ diễn ra, vì đó là “không thể tránh khỏi về mặt lịch sử”.

Trước đây, Trung Quốc đã không dành thiện cảm cho vị tổng thống tân cử, mà ngược lại, lên án ông Lại Thanh Đức là “thành phần cứng rn, ly khai và còn tệ hơn Thái Anh Văn“.

Đúng theo dự đoán, sau khi thắng cử, ông Lại Thanh Đức không đề cập đến tình trạng độc lập của Đài Loan và xem lời tuyên bố thận trọng của bà Thái Anh Văn đã trở thành mẫu mực: “Đài Loan vốn đã độc lập nên không cần tuyên bố gì thêm”.

Nhân dịp thắng cử , ông Lại Thanh Đức kêu gọi Trung Quốc duy trì hòa bình ở eo biển giữa hai nước: “Hòa bình toàn cầu phụ thuộc vào hòa bình ở eo biển Đài Loan” và bày tỏ sẵn sàng hợp tác với Trung Quốc trong việc tìm kiếm các cuộc đàm phán. Mặt khác, Đài Loan sẽ tiếp tục “sát cánh với các nền dân chủ khắp nơi trên thế giới“.

Trong khi đó, Chen Binhua, phát ngôn viên của Văn phòng các vấn đề Đài Loan ở Bắc Kinh, cho biết, Trung Quốc thấy không có lý do gì để thay đổi quan hệ với Đài Loan. Cuộc bầu cử này không thể thay đổi xu hướng chung hướng tới “thống nhất không thể tránh khỏi với đại lục; kết quả của cuộc bầu cử cho thấy đảng Dân Tiến không có khả năng đại diện cho dư luận hiện nay và Đài Loan thuộc về Trung Quốc”.

Về mặt kinh tế, Đài Loan phát triển nhanh chóng. Tổng sản phẩm quốc nội năm 2023 là khoảng 750 tỷ đô la Mỹ, trở thành một trong những nền kinh tế quan trọng trên thế giới. Điểm nổi bật nhất là ngay cả trong thời kỳ đại dịch, nền kinh tế Đài Loan cũng không bị ảnh hưởng, mà không ngừng tăng trưởng. Việc sản xuất chip máy tính và chất bán dẫn đặc biệt của Công ty Sản xuất chất bán dẫn (TSMC) lớn đứng vào hàng thứ ba trên thế giới, sau Samsung và Intel.

Trung Quốc đang tỏ ra muốn giành quyền kiểm soát nền kinh tế của Đài Loan, để có thể mang lại cho Bắc Kinh nhiều ưu thế khác. Đó cũng là một động lực mới để Trung Quốc thu tóm Đài Loan nhanh hơn bằng quân sự. Vấn đề này hiện nay còn gây nhiều tranh cải, nhưng sau khi đảng Dân Tiến thắng cử lần này, mối bang giao trở nên phức tạp hơn.

Mối quan hệ với Hoa Kỳ

Tổng thống Mỹ, Joe Biden đã chúc mừng vị tổng thống tân cử, tuy nhiên cùng lúc lên tiếng bác bỏ việc ủng hộ Đài Loan trong nỗ lực giành độc lập nhằm tách hoàn toàn khỏi Trung Quốc.

Mặc dù không chính thức có quan hệ ngoại giao với Đài Loan, nhưng Hoa Kỳ đã cung cấp vũ khí cho Đài Loan. Tháng 7/2023, Mỹ viện trợ vũ khí cho Đài Loan trị giá lên tới 345 triệu đô la. Ngay trước cuối năm, Mỹ đã bán thiết bị trị giá 300 triệu đô la cho Đài Loan để giúp duy trì hệ thống thông tin chiến thuật.

Hôm thứ Bảy 13/1, Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ cho biết rằng, người dân Đài Loan đã một lần nữa chứng minh sức mạnh của hệ thống dân chủ qua tiến trình bầu cử. Hoa Kỳ mong muốn được làm việc với ông Lại Thanh Đức và các nhà lãnh đạo của tất cả các bên để thúc đẩy “lợi ích và giá trị chung” và thúc đẩy các mối quan hệ không chính thức lâu dài, phù hợp với chính sách một Trung Quốc.

Ông Nguyễn Phú Trọng đang bị hôn mê?

Lê Văn Đoành

12-1-2024

Tin chấn động trong triều đình cộng sản, Nguyễn Phú Trọng đã rơi vào hôn mê. Sinh, Lão, Bệnh, Tử, người đời không ai tránh khỏi, huống gì đó là người già bước qua tuổi 80. Tuy nhiên thời điểm mà ông Nguyễn Phú Trọng, Tổng bí thư của đảng Cộng sản thoi thóp tại Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 (Viện 108), quận Hai Bà Trưng, Hà Nội, đang gây xôn xao dư luận.

Quỹ Paul K. Feyerabend đánh giá cao việc làm của tù nhân lương tâm Đặng Đình Bách

Quỹ Paul K. Feyerabend

Tác giả: Ben

Thục Quyên, lược dịch

7-1-2024

Lời giới thiệu: Quỹ Paul K. Feyerabend, thành lập Thụy Sĩ hồi tháng 3 năm 2006, khuyến khích và thúc đẩy việc trao quyền và phúc lợi cho các cộng đồng còn yếu kém. Bằng cách tăng cường tình đoàn kết nội bộ và giữa các cộng đồng, Quỹ nỗ lực nâng cao năng lực địa phương, thúc đẩy sự tôn trọng nhân quyền và duy trì đa dạng văn hóa và sinh học.

“Gọi tên gì cho cuộc chiến Việt Nam – Campuchia 1979”?

Trương Nhân Tuấn

6-1-2024

Trên RFA có bài phỏng vấn GS Vũ Tường bên Mỹ về chủ đề “Gọi tên gì cho cuộc chiến Việt Nam – Campuchia 1979?”.

Thương tiếc một người bạn hiền lương

Lê Nguyễn

2-1-2024

Cuối năm 1970, khi tôi đặt chân lên mảnh đất Côn Sơn (nay là Côn Đảo) với tư cách một công chức tình nguyện ra làm việc tại Cơ sở Hành chánh Côn Sơn, thì anh Trần Quan Hội đã là Chủ sự phòng Viễn thông từ lâu rồi.

Chuyện uống chè (Kỳ 6)

Nguyễn Thông

2-1-2024

Tiếp theo kỳ 1kỳ 2kỳ 3kỳ 4kỳ 5

Tổng kết các sự kiện quan trọng diễn ra trên thế giới trong năm 2023

Đỗ Kim Thêm

31-12-2023

Năm 2023 là năm có nhiều sự kiện quan trọng diễn ra trên toàn cầu. Sau đây là những sự kiện đáng chú ý, diễn ra trên thế giới trong suốt năm qua:

Ngày 1/1: Croatia gia nhập khu vực đồng Euro và Schengen

Cái gọi là “xá lợi tóc Đức Phật” ở chùa Ba Vàng biến mất và sự trí trá của vị sư trụ trì

BTV Tiếng Dân

29-12-2023

Trưa nay 29-12, trang web Phật giáo Việt Nam đưa tin, thượng tọa Thích Đạo Hiển, Phó trưởng ban kiêm Chánh thư ký Ban Trị sự Phật giáo Việt Nam, tỉnh Quảng Ninh, cho biết: “Xá lợi tóc Đức Phật” ở chùa Ba Vàng đã được trả về cố quốc.

Cách mạng Maidan: Một mùa đông phi thường!

Tác giả: Marci Shore

Trần Gia Huấn, dịch

26-12-2023

Lời người dịch: Marci Shore, sinh 1972, người Mỹ gốc Do Thái, là giáo sư sử Đại học Yale, Mỹ, chuyên về văn học, lịch sử và chính trị của chủ nghĩa Mác. Bà là tác giả của nhiều tác phẩm nổi tiếng như “Caviar and Ashes” (Trứng cá muối và Tro tàn) mô tả hàng triệu thân phận trí thức Đông Âu bị cuốn vào chủ nghĩa Cộng Sản, hay “The Taste of Ashes” (Hương vị của Tro tàn) nói về thế giới bên kia của chủ nghĩa toàn trị.

Con trai vị Phó Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ chơi ngông!

Lê Văn Đoành

19-12-2023

Không ai kiêu ngạo bằng cộng sản, cũng không ai háo danh, dám chơi ngông bằng những người cộng sản. Xem sự kiện “cầu hôn bạc tỷ” vừa qua ở Hà Nội, một lần nữa cho thấy nhận định trên quả không sai chút nào.

Nhà báo Trần Mai Hưởng và phần hào hùng nhất của chiến tranh

Huy Đức

17-12-2023

Thể loại phi hư cấu như hồi ký, nhật ký luôn hấp dẫn tôi. Nhất là hồi ký của những người mà cuộc đời họ chính là cuốn sách hay nhất. Hồi Ký Phóng Viên Chiến Trường của nhà báo Trần Mai Hưởng là một ví dụ.

Israel và Hamas, “phù thủy lụy âm binh”

Krishna Trần

16-12-2023

Tiền Qatar và mật vụ Mossad

Ngày 7 tháng 10 năm 2023, lực lượng Hamas “bất ngờ” từ giải Gaza tràn qua Israel, thảm sát hơn 1500 dân thường Israel. Cuộc thảm sát này dẫn đến cuộc thảm sát khác là hơn 15 ngàn dân Palestine bị thiệt mạng, sau hơn hai tháng không tạc của quân đội Israel.

Gia đình Nguyễn Tiến Trung đã đến được bến bờ tự do

Tường An

15-12-2023

Nguyễn Tiến Trung từng tốt nghiệp thạc sĩ ngành Tin học tại Đại học tại Rennes, Pháp quốc. Trong quá trình học tại Pháp, nhận thức được sự khác biệt giữa nền dân chủ và độc tài, Trung đã dấn thân vào con đường đấu tranh cho một nền dân chủ, nhân quyền tại Việt Nam.