Kỳ 2: Cơ quan quản lý dược “mở cửa” cho thuốc kém chất lượng tràn vào Việt Nam

Thanh Niên

Lật lại hồ sơ vụ tham nhũng lớn tại cơ quan Quản lý Dược – Bộ Y tế (kỳ 2) – Kỳ 2: Cơ quan quản lý dược “mở cửa” cho thuốc kém chất lượng tràn vào Việt Nam

Hoàng Hải Vân – Võ Khối

13-6-2004

Ảnh minh họa. Nguồn: Khều

Tiếp theo kỳ 1: Tâm tư của 1 cựu phó Viện trưởng Viện KSND tối cao

Thuốc chữa bệnh là một loại hàng hóa đặc biệt, vì nó liên quan đến sức khỏe của nhân dân nên được Nhà nước quản lý và kiểm soát chặt chẽ. Bộ Y tế được Nhà nước giao trách nhiệm quản lý thuốc, Vụ Quản lý dược là cơ quan trực tiếp giúp Bộ Y tế làm nhiệm vụ cực kỳ quan trọng này. Thế nhưng những người có trách nhiệm của cơ quan này lúc đó không những không kiểm soát được chất lượng thuốc chữa bệnh mà còn cố tình “mở cửa” cho thuốc kém chất lượng nhập khẩu ào ạt vào Việt Nam…

Gục ngã và đơn độc

Mekong Review

Tác giả: Will Nguyễn

Dịch giả: Châu Minh Dũng

22-10-2018

Will Nguyễn bị CA TPHCM kéo lê trên đường vào ngày 10/6/2018. Ảnh: Facebook

Người phụ nữ cao tuổi lặng lẽ bước tới và vỗ nhẹ vào vai tôi, vốn đang nhễ nhại mồ hôi dưới buổi chiều tháng Sáu tại thành phố Hồ Chí Minh. Mái tóc hoa râm, mắt hé nhìn, miệng hơi lộ các nướu răng, cô đưa một cái lon đã mở nắp và ra hiệu cho tôi uống.

Trương Minh Tuấn, những bước đi sai lầm! (Phần 1)

Lê Hồng Hà

8-6-2018

Trương Minh Tuấn sinh năm 1960, quê Đà Lạt nhưng sinh ra và lớn lên ở Quảng Bình. Tuấn có 20 năm công tác trong quân đội, sau đó chuyển ngành về làm ở Ban Tuyên giáo Quảng Bình. Tuấn đã trải qua các chức vụ: Vụ trưởng, Trưởng cơ quan thường trực Ban Tuyên giáo TƯ tại TP Đà Nẵng; Giám đốc Trung tâm Thông tin công tác tuyên giáo, Ban Tuyên giáo TƯ; Phó Trưởng ban Tuyên giáo TƯ.

Ngày 22/1/2014, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng đã ký Quyết định số 176/QĐ-TTg , bổ nhiệm Trương Minh Tuấn giữ chức Thứ trưởng Bộ TT-TT. Trương Minh Tuấn được giao nhiệm vụ : phụ trách mảng báo chí, xuất bản, phát thanh truyền hình và thông tin đối ngoại.

Chưa đầy một năm sau ngày nhận nhiệm vụ Thứ trưởng, Tuấn đã vướng “trận đồ bát quái” mà Nguyễn Bắc Son cùng các “đồ đệ” như: Vụ trưởng Phạm Đình Trọng, TGĐ-phó TGĐ Mobifone Lê Nam Trà, Cao Duy Hải giăng ra từ tháng 3/2015.

Không giữ vững được bản lĩnh chính trị của mình, cũng như không cưỡng lại sức hấp dẫn của “ma lực” đồng tiền, Tuấn bị Nguyễn Bắc Son và cộng sự “đưa đẩy” Tuấn đã đặt bút ký nhiều văn bản không thuộc nhiệm vụ được phân công.

Đầu tiên là Văn bản số 209/BTTTT-QLDN ngày 28/10/2015, Bộ TTTT đã đề nghị Thủ tướng Chính phủ “cho phép Mobifone được tiếp tục sử dụng 04 kênh tần số đã cấp cho AVG để phục vụ hoạt động kinh doanh dịch vụ truyền hình và viễn thông”.

Phê duyệt của Phạm Đình Trọng
Bút tích phê duyệt văn bản 209/BTTTT

Liều lĩnh hơn, Tuấn ký Quyết định số 236/QĐ-BTTTT, ngày 21/12/2015 của Bộ Thông tin và Truyền thông phê duyệt dự án “MobiFone mua 95% cổ phần của Công ty cổ phần nghe nhìn Toàn Cầu (AVG)”. Đó là sai lầm đầu tiên của Trương Minh Tuấn.

Tại đại hội 12, Tuấn được vào BCH TW, sau đó được phê chuẩn giữ chức Bộ trưởng Bộ TTTT.

Tháng 1/2016, MobiFone cho biết đã mua 95% cổ phần của AVG để phục vụ cho việc kinh doanh truyền hình – một trong bốn lĩnh vực chiến lược của MobiFone – cùng với di động, bán lẻ và đa phương tiện. Giá trị thương vụ khoảng gần 9.000 tỷ đồng.

Từ đây, sóng gió bắt đầu nổi lên, bủa vây quanh chiếc ghế “nóng” của ngài tân Bộ trưởng.

Tháng 9/2016, Thanh tra Chính phủ đã tổ chức công bố quyết định thanh tra toàn diện Dự án MobiFone mua 95% cổ phần của Công ty cổ phần nghe nhìn Toàn Cầu (AVG). Thời hạn thanh tra là 50 ngày làm việc thực tế tại đơn vị kể từ ngày công bố quyết định. Sau thanh tra, nếu có dấu hiệu vi phạm thì sự việc có thể được chuyển cơ quan điều tra để xử lý theo quy định. Tuy nhiên, vẫn chưa có kết luận chính thức từ Thanh tra Chính phủ về dự án này.

Ngày 31/7, Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng tổ chức Phiên họp thứ 12 dưới sự chủ trì của Trưởng Ban bChỉ đạo, ông Nguyễn Phú Trọng. Tại đây, TBT yêu cầu làm rõ vụ Mobifone – AVG. Tháng 12/2017, Trương Minh Tuấn bị chất vấn gay gắt trước quốc hội.

Ngày 8/3 /2018 Văn Phòng Trung Ương Đảng có công văn thông báo Ban Bí Thư họp dưới sự chủ trì của ông Nguyễn Phú Trọng để nghe Ban Cán Sự Đảng Thanh Tra Chính Phủ báo cáo vụ việc. Sau khi nghe xong, Ban Bí Thư nhận định đó là một vụ việc rất nghiêm trọng. Ban Bí thư đề nghị Thường trực Chính phủ, Thanh tra Chính phủ chỉ đạo và chịu trách nhiệm về Kết luận thanh tra, sớm công bố Kết luận thanh tra theo quy định của pháp luật.

Quá lo lắng, bốn ngày sau khi có Chỉ đạo của Ban Bí thư về vụ việc trên, ngày 12/3, Bộ trưởng Thông tin – Truyền thông (TTTT) Trương Minh Tuấn cùng lãnh đạo của Mobifone và AVG đã tổ chức một cuộc họp thống nhất huỷ bỏ Hợp đồng mua cổ phần của Mobifone với AVG với trị giá hợp đồng lên đến 9.000 tỷ đồng.

Thông báo huỷ hợp đồng AVG

(Còn nữa)

Bài viết thể hiện quan điểm của tác giả Lê Hồng Hà. Ảnh trong bài của tác giả gửi tới.

Thần tượng mãi mãi là thần tượng

Dương Tự Lập

23-8-2022

(Nhớ thời bác Tạ Đình Đề, nhớ về bác Phùng Lê Trân)

Những đêm hè như đêm hội của lũ trẻ Nhà hát Nhân dân, tiền thân  của Cung Văn hóa Lao động Hữu nghị Việt – Xô tại số 91 Trần Hưng Đạo, Hà Nội, chúng tôi nằm mãi trong ký ức dù đã lùi xa hơn nửa thế kỷ trước.

Anh hùng đại hạ giá

Trần Gia Huấn

4-9-2023

Chiều 23/8/2023, chiếc máy bay dân sự chở Prigozhin bốc khói, rơi tự do theo chiều thẳng đứng, trên bầu trời trong xanh, phía tây bắc Moscow. Cả mười người trên chuyến bay thiệt mạng: tổ lái ba, lính bảo vệ 4, ba người còn lại là Prigozhin và Utkin sáng lập tập đoàn quân sự tư nhân Wagner, Chekalov phụ trách hậu cần – tài chính.

“Gặp ai?” Kỷ niệm với tình báo cộng sản

Nguyễn Đan Quế

29-7-2020

Lần đầu làm việc với công an cộng sản khi vừa bị bắt năm 1978. Một thanh niên mặt mũi biến dạng, vì thương tích chiến tranh, dẫn theo đường hẹp quanh co vào phòng nhỏ, sơ sài chỉ có bàn ghế trống trơn. Bảo ngồi chờ. Ghế đẩu, cưa chân cho ngắn, ọp ẹp, ngồi phải nương nhẹ, chỉ sợ sập.

Nguyên nhân VNCH sụp đổ ngày 30-4-1975 (Kỳ 3)

Trương Nhân Tuấn

2-4-2024

Tiếp theo kỳ 1kỳ 2

Kỳ 3: VNCH thua vì để mất chính nghĩa

Phe Việt Minh của ông Hồ đứng về phe chiến thắng. Còn phe Quốc gia ở đâu trước sự kiện Đồng Minh thắng Nhật năm 1945?

Biểu tình diễn ra một số nơi sáng Chủ Nhật 17-6-2018

17-6-2018

Từ Facebooker Nguyễn Ngọc Tú: “Ngã tư Hai Bà Trưng- Lý Tự Trọng, bà con xuống đường phản đối Dự Luật Đặc Khu, Luật An Ninh Mạng“.

Ngày 17/6/2018.Ngã tư Hai Bà Trưng- Lý Tự Trọng bà con xuống đường phản đối Dự Luật Đặc Khu, Luật An Ninh Mạng

Publiée par Ngọc Tú Nguyễn sur samedi 16 juin 2018

Facebooker Ban Hoàng Joseph: “Giáo xứ Tràng Đình trên đường hoà mình vào dòng người của toàn giáo hạt Can Lộc để yêu cầu QH hủy bỏ luật An Ninh mạng và phản đối dự luật Đặc Khu“.

Thư bày tỏ quan ngại về trường hợp của bà Nguyễn Ngọc Như Quỳnh và bà Trần Thị Nga của các học giả và chuyên gia trên toàn thế giới

1-11-2017

Kính gửi: Ông Trần Đại Quang, Chủ tịch nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam

Ông Nguyễn Xuân Phúc, Thủ tướng Chính phủ

Bà Nguyễn Thị Kim Ngân, Chủ tịch Quốc hội

Ông Nguyễn Phú Trọng, Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam

Đồng kính gửi: Các Đại sứ quán tại Hà Nội

Kính thưa Quý vị,

Chúng tôi quan ngại sâu sắc về những cáo buộc và tuyên phạt dành cho bà Nguyễn Ngọc Như Quỳnh, còn được biết đến với tên blogger Mẹ Nấm, và bà Trần Thị Nga.

Tổng quan về Hội nghị COP27 tại Sharm el Sheikh, Ai Cập

Đỗ Kim Thêm

10-11-2022

Từ ngày 6 đến ngày 18 tháng 11 năm 2022 Hội nghị Thượng đỉnh về Biến đổi Khí hậu của Liên Hiệp Quốc lần thứ 27 (Conference of the Parties, COP27) sẽ được tổ chức tại Sharm el Sheikh, Ai Cập.

Tà thuyết về văn hóa

Nguyễn Đình Cống

25-11-2023

Năm 1924, cụ nghè Ngô Đức Kế (1878-1929) viết bài “Luận về chánh học cùng tà thuyết”, mở đầu như sau: “Vận nước thịnh hay suy, quan-hệ tại đâu? — Tại nhân tâm thế đạo. Nhân tâm thế đạo xấu hay tốt, cỗi gốc tại đâu? — Tại học thuyết tà hay chính. Rộng xét năm châu, trải xem lịch sử, dọc ngang mấy vạn dặm, trên dưới mấy nghìn năm, từ Đông đến Tây, từ xưa đến nay, hễ nước nào khi vận nước cường tất là khi ấy trong nước chính học sáng rệt, nước nào khi vận nước suy đốn, tất là khi ấy trong nước tà thuyết lưu hành. Chính học sáng rệt thì thế đạo nhân tâm phải tốt, mà vận nước cũng theo chính học nổi lên, tà thuyết lưu hành thì nhân tâm thế đạo phải hư mà vận nước cũng theo tà thuyết mà đắm mất”.

Lộc Hưng, 5 năm sau

Từ Thức

16-1-2024

Cách đây đúng 5 năm, tháng 1-1919, một lực lương quân đội, công an hùng hậu tới, tấn công khu Lộc Hưng, quận Tân Bình, nơi người dân di cư từ miền Bắc vào đã xây dựng, lập nghiệp từ năm 1954.

Tường thuật trực tiếp phiên xử nhà hoạt động Trần Thị Nga

25-7-2017

21h45′: Bà Trần Thị Nga trong phiên tòa hôm nay:

Bà Trần Thị Nga tại phiên tòa hôm 25/7/2017. Ảnh: Báo Nhân Dân

16h50′: Facebooker Lê Nguyễn Hương Trà cho biết, tòa tuyên xử Thúy Nga 9 năm tù và 5 năm quản chế.

Gia đình Thúy Nga trong một lần đi biểu tình chống TQ. Ảnh: internet

Cẩm nang Bảo mật Kỹ thuật số Thực hành phiên bản tiếng Việt ra mắt

Người Bảo vệ Nhân quyền

16-4-2018

Bảo mật kỹ thuật số là một công việc vô cùng quan trọng đối với người hoạt động, đặc biệt là trong xã hội độc tài, nơi mà chính phủ coi người bảo vệ nhân quyền, người cổ suý dân chủ, người bảo vệ môi trường, và giới blogger là những thành phần chống chế độ.

Gia đình Nguyễn Tiến Trung đã đến được bến bờ tự do

Tường An

15-12-2023

Nguyễn Tiến Trung từng tốt nghiệp thạc sĩ ngành Tin học tại Đại học tại Rennes, Pháp quốc. Trong quá trình học tại Pháp, nhận thức được sự khác biệt giữa nền dân chủ và độc tài, Trung đã dấn thân vào con đường đấu tranh cho một nền dân chủ, nhân quyền tại Việt Nam.

Đơn tố cáo hai tướng công an của cựu cán bộ công an

19-9-2020

Lời giới thiệu: Chúng tôi nhận được đơn của ông Nguyễn Thế Nam, là cựu cán bộ Cục An ninh Tây Bắc, Tổng Cục An ninh và từng là cán bộ Học viện An ninh nhân dân, Tổng cục Xây dựng lực lượng CAND, thuộc Bộ Công an Việt Nam. Trong đơn, ông Nam tố cáo Trung tướng Đường Minh Hưng, và Thiếu tướng Phí Đức Tuấn, thuộc Bộ Công an Việt Nam.

Tài liệu của Chính uỷ Bùi Văn Tùng gửi Phó Chính uỷ Bộ Tư lệnh Tăng Thiết giáp từ năm 1990 (Phần 1)

Le Dao

3-5-2021

Treo lại bài viết về một tài liệu của Chính uỷ Bùi Văn Tùng gửi Phó chính uỷ BTLTTG từ năm 1990.

Nước Nga bế tắc và bần cùng trong chiến tranh

Kim Văn Chính

10-9-2023

1. Chuyện Bắc Triều Tiên bán vũ khí cho Nga, tưởng đùa, hóa ra là thật

Nga phải mua vũ khí của Bắc Triều Tiên là điều đã phải làm trong cả năm qua rồi, nhưng mới ở quy mô nhỏ.

Quan hết thời cũng thành dân oan

Đỗ Thành Nhân

26-2-2020

Gần đây, nhiều người đã chứng kiến những chiến sĩ công an nhân dân mang băng rôn đứng giữa thủ đô Hà Nội biểu tình đòi đất. Trong khi trước đó, báo công an chuyên chụp mũ những người biểu tình nhận tiền của các tổ chức “phản động” hải ngoại, tổ chức biểu tình gây mất an ninh trật tự, chống phá đảng, nhà nước.

Cố Chủ tịch nước Võ Chí Công là thân phụ tân Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng?

Cù Huy Hà Vũ

22-3-2023

Một nguyên tắc bất thành văn của Đảng cộng sản Việt Nam là lấy con cái các nhà lãnh đạo Đảng và Nhà nước làm nguồn lãnh đạo kế tiếp, trên cơ sở niềm tin rằng con cái sẽ bảo vệ đến cùng thành quả chính trị của cha mẹ họ. Tầng lớp “lãnh đạo dự bị” này vì thế được dân gian gọi là “thái tử Đỏ” hay ”thái tử Đảng”, như một sự làm mới hay cập nhật hóa câu ca dao “Con vua thì lại làm vua/Con sãi ở chùa lại quét lá đa.”

Kỳ 6: Chạy tội một cách trắng trợn

Thanh Niên

Lật lại hồ sơ vụ tham nhũng lớn tại cơ quan Quản lý Dược – Bộ Y tế (kỳ 6) – Kỳ 6: Chạy tội một cách trắng trợn

Hoàng Hải Vân – Võ Khối

17-6-2004

Ảnh minh họa. Nguồn: internet

Tiếp theo kỳ 1: Tâm tư của 1 cựu phó Viện trưởng Viện KSND tối cao — Kỳ 2: Cơ quan quản lý dược “mở cửa” cho thuốc kém chất lượng tràn vào Việt Nam — Kỳ 3: Làm “phù phép” để cấp số đăng ký lậu cho hàng trăm loại thuốc — Kỳ 4: Người đứng đầu cơ quan tự sát  —  Kỳ 5: Vì sao những kẻ có tội được thoát tội?

Trong khi dược sĩ Tạ Ngọc Dũng bị khởi tố về một tội danh “rất nhẹ” và cuối cùng được “tha bổng” như chúng tôi đã nêu ở bài trước, thì dược sĩ Phan Xuân Lễ, nhân vật có đủ bằng chứng phạm tội lại hoàn toàn vô can trước một cuộc điều tra kéo dài. Nếu quyết tâm lật lại vụ án thì không cần phải mất nhiều công sức, các cơ quan có trách nhiệm vẫn có thể thấy ngay những chứng cứ không thể chối cãi của một cuộc chạy tội vô cùng trắng trợn…

Toàn bộ nội dung đề án thành lập đặc khu Bắc Vân Phong và Phú Quốc

21-6-2018

Tiếng Dân có nhận được hai tập tài liệu, toàn bộ nội dung đề án thành lập đơn vị Hành chính – Kinh tế đặc biệt Bắc Vân Phong và Phú Quốc. Mặc dù đây là hai đề án đặc biệt quan trọng, ảnh hưởng đến sự an nguy của đất nước qua nhiều thế hệ và có nguy cơ mất nước như hầu hết mọi người lo ngại, thế nhưng đề án được viết rất cẩu thả, chỉ đưa ra những số liệu copy, lặp đi lặp lại, không có nội dung gì đặc biệt.

Thương tiếc một người bạn hiền lương

Lê Nguyễn

2-1-2024

Cuối năm 1970, khi tôi đặt chân lên mảnh đất Côn Sơn (nay là Côn Đảo) với tư cách một công chức tình nguyện ra làm việc tại Cơ sở Hành chánh Côn Sơn, thì anh Trần Quan Hội đã là Chủ sự phòng Viễn thông từ lâu rồi.

Theo dấu Ngô Thế Vinh qua những trang văn

Trần Thị Nguyệt Mai

12-2-2024

Ngô Thế Vinh là một tên tuổi đã thành danh ngay từ trước năm 1975 ở miền Nam Việt Nam. Ông đoạt giải Văn Học Nghệ Thuật VNCH năm 1971 với tác phẩm Vòng Đai Xanh. Sau này ông có thêm hai giải thưởng: 1) Giải Văn Học Montréal 2002 Hội Quốc Tế Y Sĩ Việt Nam Tự Do với Cửu Long Cạn Dòng, Biển Đông Dậy Sóng và 2) Giải Văn Việt Đặc Biệt 2017 với Cửu Long Cạn Dòng, Biển Đông Dậy SóngMekong Dòng Sông Nghẽn Mạch.

Giải Nhân quyền năm 2017 của Mạng Lưới Nhân Quyền Việt Nam

11-11-2017

Những cá nhân và tổ chức được giải Nhân Quyền năm nay gồm: ông Nguyễn Hữu Vinh (blogger Anh Ba Sàm), bà Nguyễn Ngọc Như Quỳnh (blogger Mẹ Nấm), Mục sư Y Yích, và Hội Anh Em Dân Chủ, là ba cá nhân và một tổ chức đã được tuyển chọn từ một danh sách 14 người / tổ chức được đề cử.

Thông cáo báo chí của Mạng Lưới Nhân Quyền

Little Saigon, CA. USA – Trong cuộc gặp gỡ giới truyền thông vào ngày 10 tháng 11, Mạng lưới Nhân quyền Việt Nam cho biết, Giải Nhân quyền Việt Nam năm 2017 được trao cho ông Nguyễn Hữu Vinh, bà Nguyễn Ngọc Như Quỳnh, Mục Sư Y Yích và Hội Anh Em Dân Chủ. Họ được tuyển chọn từ danh sách 14 đơn đề cử từ Việt Nam và hải ngoại.

Nhiệm vụ khó khăn nhất của Israel

 FAZ

Tác giả: Christoph Ehrhardt, Gregor Grosse Christian Meier

Vũ Ngọc Chi, chuyển ngữ

19-10-2023

Cuộc tấn công trên bộ của Israel vào Dải Gaza là một thách thức lớn đối với quân đội của họ. Nước này là một trong những cường quốc quân sự hàng đầu, nhưng Hamas và Hezbollah cũng rất mạnh. Một cái nhìn tổng quan.

Dư âm Hội nghị Trung ương 8 khoá 13

Mai Hoa Kiếm

14-10-2023

Hội nghị Trung ương 8 khoá 13 của đảng cộng sản Việt Nam đã bế mạc sau một tuần vòng vo, tranh cãi mà không đưa ra được giải pháp căn cơ nào cho hàng loạt vấn đề nan giải, như cải cách tiền lương, y tế, giáo dục và phục hồi kinh tế. Những tờ trình của Bộ Chính trị đưa ra Trung ương bỏ phiếu chỉ quanh quẩn việc phán quyết kỷ luật, bố trí nhân sự điền vào chỗ trống và quy hoạch cho được “mâm bát” của đại hội 14 vào tháng 1-2026.

Yêu sách tám điểm năm 2019 của người dân Việt Nam

19-12-2018

Kính gửi: Ban lãnh đạo Nhà nước Việt Nam (Ông/Bà Chủ tịch nước, Chủ tịch Quốc hội, Thủ tướng nước Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam)

Ổ tham nhũng nhức nhối tại Sở Y tế Thành phố Đà Nẵng (Phần 1)

Sông Hàn

15-2-2023

Đà Nẵng là địa phương mua test kit Việt Á cao nhất nước. Sở Y tế Đà Nẵng cũng dính hàng hoạt sai phạm trong đấu thầu, mua sắm trang thiết bị phòng dịch, thuốc men điều trị… Tuy vậy, thành phố này đang là “thánh địa” bất khả xâm phạm của các cơ quan tố tụng.

Hội thảo bạo lực tấn công giới bất đồng chính kiến ở Việt Nam

Hội CTNLT

26-6-2017

Hai blogger đứng trước biểu ngữ “Phản đối đánh đập tra tấn”. Ảnh: Hội CTNLT

Hôm nay nhân ngày Quốc tế ủng hộ các nạn nhân bị tra tấn (26/6), Hội Cựu Tù Nhân Lương Tâm đã tổ chức hai cuộc gặp gỡ các đại diện tổ chức xã hội dân sự và những nhà hoạt động tại Hà Nội và Sài Gòn, để cùng nhau thảo luận về đề tài: “Vấn nạn bạo hành của nhà cầm quyền đối với giới bất đồng chính kiến ở Việt Nam”.

Việt Nam là nước đã ký kết Công ước Chống tra tấn ngày 07/11/2013 và phê chuẩn Công ước ngày 05/02/2015.

Người bất đồng chính kiến ở Việt Nam, ngoài việc có thể bị bắt giam bất cứ khi nào, còn phải đối diện với tình trạng bạo lực, bạo hành của nhà cầm quyền. Có thể nói rằng, có đến 70-80% số người bất đồng chính kiến, người đấu tranh dân chủ ở Việt Nam đã từng bị đánh đập bởi công an và côn đồ được công an chỉ đạo.