Trang chủ Điểm Tin

Điểm Tin

Diễn biến Việt Nam và Thế giới

Về binh lính đất nung trong mộ Tần Thủy Hoàng xuất hiện ở Lâm Đồng, Việt Nam

BTV Tiếng Dân

Một ngày sau khi dư luận trên mạng xã hội bày tỏ sự bất bình trước các bức tượng mô phỏng lính đất nung trong mộ Tần Thủy Hoàng được đưa về Đà Lạt, Lâm Đồng, một số báo “lề đảng” và cơ quan hữu trách đã chịu lên tiếng. Báo Thanh Niên đưa tin: Sở VH-TT-DL Lâm Đồng yêu cầu Liên Minh Group đưa tượng lính xưa về lại Bình Dương.

Lại thêm đường sắt gần trăm ngàn tỉ?

BTV Tiếng Dân

Hôm nay 21/9, đại diện Ban quản lý đường sắt đô thị TP Hà Nội (MRB) cho biết, UBND TP Hà Nội đề xuất làm tuyến đường sắt hơn 65.000 tỷ đồng, VnExpress đưa tin. UBND Hà Nội đã trình đề xuất này lên Chính phủ về vấn đề thẩm định nghiên cứu tiền khả thi dự án metro số 5, tuyến Văn Cao – Ngọc Khánh – Láng – Hòa Lạc. Tuyến đường sắt này dự kiến dài 39km với 21 nhà ga, tổng mức đầu tư dự kiến 65.400 tỉ đồng.

Bản tin ngày 13-10-2020

BTV Tiếng Dân

Tin Biển Đông

Báo Người Lao Động dẫn lời Tướng Gilbert Gapay: Tình hình biển Đông trở nên căng thẳng hơn….! Tướng Gilbert Gapay, Tổng tư lệnh Các lực lượng Vũ trang Philippines, cho biết: “Chúng tôi ghi nhận những hành động gây hấn của Trung Quốc ở biển Đông và triển khai tàu chiến ở đó. Lực lượng bảo vệ bờ biển Trung Quốc có mặt ở vùng biển này bên cạnh lực lượng dân quân biển của họ”

Bản tin ngày 5-11-2020

BTV Tiếng Dân

Tin Biển Đông

Báo Thanh Niên đưa tin: Trung Quốc ra dự thảo luật cho phép hải cảnh dùng vũ khí chống tàu nước ngoài. Hôm 4/11, Đại hội ĐBND toàn quốc TQ công bố dự thảo, cho rằng hải cảnh TQ “có quyền dùng vũ lực xua đuổi các tàu nước ngoài xâm nhập cái gọi là lãnh hải Trung Quốc hoặc thẩm vấn các thuyền viên”.

Thông tin này được công bố trong bối cảnh tàu hải cảnh TQ “gia tăng hiện diện ở Biển Đông, có những hành động phi pháp, quấy rối tàu của một số nước trong khu vực, trong đó có tàu của ngư dân Việt Nam”. Trước khi có dự thảo này, nhiều ngư dân VN là nạn nhân của các tàu hải cảnh TQ, đã bị họ rượt đuổi, đâm chìm, ngư dân bị bắt bớ, đánh đập, tra tấn… Những thông tin này có thể tìm thấy trên mặt báo VN trong nhiều năm qua.

Trong cuộc họp báo thường kỳ chiều nay, Phó phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Việt Nam ủng hộ giải quyết hòa bình các tranh chấp trên biển, VOV đưa tin. Trả lời câu hỏi về vụ TQ công bố dự thảo, cho phép cảnh sát biển nước này sử dụng vũ khí trong vùng biển do TQ kiểm soát nói trên, ông Dương Hoài Nam cho biết: 

“Việt Nam có đầy đủ bằng chứng lịch sử, cơ sở pháp lý để khẳng định chủ quyền đối với 2 quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa. Việt Nam luôn ủng hộ việc các giải quyết tranh chấp thông qua biện pháp hòa bình trên cơ sở luật pháp quốc tế trong đó có Công ước Liên Hợp Quốc về luật Biển 1982 (UNCLOS 1982)”. Toàn những lời lẽ lặp đi lặp lại như cái loa rè, ông Nam nghĩ rằng, có thể mang ra bảo vệ được ngư dân VN khi gặp phải tàu TQ?

Ngư dân thoát nạn khi bị “tàu lạ” đâm chìm tàu, lại gặp “bánh vẽ”: Tàu ngư dân bị đâm chìm, tỉnh Quảng Ngãi hứa cho tiền đóng lại nhưng 6 tháng qua không giải ngân, theo trang Đầu tư Tài chính VN. Đó là tàu cá số hiệu QNg 90617 TS, do ông Trần Hồng Thọ ở xã Bình Châu, huyện Bình Sơn, Quảng Ngãi làm chủ, hành nghề tại khu vực quần đảo Hoàng Sa, đã bị tàu TQ đâm chìm sáng ngày 2/4.

Dù bị tàu TQ đâm chìm, nhưng bài báo không dám gọi tên, mà chỉ ghi là “bị tàu cá nước ngoài đâm chìm”. Tỉnh Quảng Ngãi đã hứa chi một nửa giá trị con tàu để đóng lại tàu mới cho ông Thọ, còn Quỹ nhân đạo nghề cá Quảng Ngãi hứa chi nửa còn lại.

Nhưng đến nay đã 7 tháng trôi qua, chưa ai chi đồng nào cho tàu của ông Thọ “vì không biết ai là người chi trước”, đó là thông tin do ĐBQH Nguyễn Việt Thắng kể lại trong hội trường QH sáng nay. Nghị Thắng đưa ra đề xuất rất khó thành sự thật dưới chế độ này: “Vì vậy, chúng tôi đề nghị Chính phủ cần có một lực lượng chấp pháp mạnh trên Biển Đông, đủ mạnh, đủ phòng ngừa, răn đe để bảo vệ vùng biển Việt Nam, bảo vệ nguồn lợi Việt Nam và bảo vệ ngư dân Việt Nam”.

Mời đọc thêm: Trung Quốc đang thực hiện kế hoạch lập ADIZ ở Biển Đông? (TN). – Giữa căng thẳng ở biển Hoa Đông, Trung Quốc cho phép sử dụng vũ khí tại vùng biển tranh chấp (TG&VN). – Nhật Bản lo ngại dự luật mới của Trung Quốc đe dọa an ninh biển Hoa Đông (VOV). – Hải cảnh TQ liên tục xuất hiện gần quần đảo tranh chấp với Nhật Bản (Infonet). – ‘Đừng tùy tiện so sánh vấn đề thủy điện với Biển Đông’ (Zing). 

Chưa hết tranh cãi về thủy điện

Báo Người Đưa Tin có bài tổng hợp ý kiến của một số chuyên gia: “Vì sao ngày nay chúng ta phản đối thủy điện nhỏ?”  PGS.TS Trần Tân Văn, Viện trưởng viện Khoáng sản và Địa chất phân tích, thủy điện chuyển nước từ lưu vực này sang lưu vực kia, khiến người dân thay vì được hưởng nước tự nhiên, thì nước bị mất đi, dẫn đến tác động địa chất. 

Ông Tân dẫn chứng trường hợp bên Ý hồi năm 1963, một thủy điện của nước này “ngay khi được kích hoạt đã có một khối đất lớn trượt xuống hồ, đẩy nước tràn mặt, trượt ra khỏi lòng hồ, quét đi cả một thị trấn, làm chết gần 2.000 người”, rồi kết luận: “Chúng ta cần phải tính toán kỹ lưỡng về tác động của thủy điện trong việc điều tiết lũ, tránh việc trượt lở đất gây hậu quả nghiêm trọng”.

Hết chuyên gia này đến chuyên gia khác cảnh báo về thủy điện, nhưng vẫn có quan chức xem thủy điện cao hơn mạng dân. Trang Pháp Luật và Xã Hội dẫn lời Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường: Lũ lụt, sạt lở đất không phải vì thủy điện nhỏ. Vẫn là kiểu thanh minh bằng cách đổ tội cho trời: “Hiện trạng của tất cả các điểm vừa rồi xảy ra, nó là tổ hợp các dạng thiên tai. Trong 4 cơn bão thì cơn bão số 9 là cơn bão mạnh nhất trong 20 năm qua. Cùng với đó là, trạng thái vùng áp suất duy trì rất lâu ở miền Trung và nó tạo ra lượng mưa đã vượt qua các chỉ số đo lịch sử”

Trong lúc Bộ trưởng Bộ TN&MT tiếp tục bảo vệ thủy điện bằng mọi giá, báo Bảo Vệ Pháp Luật đưa tin: Thủy điện Plei Kần tự ý tích nước, bất chấp chỉ đạo của cơ quan chức năng. Từ ngày 28/10, Đoàn liên ngành tỉnh Kon Tum đã kiểm tra thực tế và xác định Thủy điện Plei Kần “đang tích nước trái phép, mực nước hồ chứa đang ở cao trình 609,4 m… Đường đi vào khu sản xuất của các hộ dân ở khu vực lòng hồ đã bị nước làm ngập”, vào là thời điểm mưa lũ sau bão số 9, vẫn đang tác động đến miền Trung.

Sở Công thương tỉnh Kon Tum đề nghị Công ty Tấn Phát dừng ngay việc tích nước trái phép tại công trình Thủy điện Plei Kần và “chịu trách nhiệm về an toàn tính mạng và tài sản của người dân do việc tích nước trái phép”. Đến nay vẫn không có gì biến chuyển, Sở CT tỉnh Kon Tum đã báo cáo vụ việc theo chỉ đạo của UBND tỉnh và UBND tỉnh Kon Tum ‘ra tay’ vụ thuỷ điện tích nước trái phép, theo báo Tiền Phong.

UBND tỉnh Kon Tum lặp lại những yêu cầu của Sở CT tỉnh này, yêu cầu Công ty Tấn Phát “dừng ngay việc tích nước trái phép tại công trình Thuỷ điện Plei Kần, chỉ được tích nước khi được cấp có thẩm quyền cho phép”. UBND tỉnh Kon Tum cũng yêu cầu công ty này thực hiện các cam kết với UBND huyện Ngọc Hồi và Đắk Tô “sớm hoàn thành việc khắc phục đường, cầu đi vào khu sản xuất”.

Thủy điện Plei Kần tự ý tích nước, bất chấp chỉ đạo của cơ quan quản lý nhà nước. Ảnh: BVPL

Mời đọc thêm: Cần điều tra, đánh giá lại về sạt lở đất sau loạt sự cố ở miền Trung (Tin Tức). – Thủy điện, hồ chứa có làm gia tăng lũ lụt? (TP). – Điều trông thấy từ sạt lở đất, núi ở Việt Nam? (KT). – 3 giải pháp phòng chống sạt lở đất ở Nhật Bản (KTĐT). – TT-Huế yêu cầu ngưng mọi hoạt động xây dựng tại thủy điện Rào Trăng 3 (VNN). – UBND tỉnh Kon Tum chỉ đạo xử lý vụ thủy điện tự ý tích nước (NNVN).

BV Mắt thành Hồ bị khám xét

Sáng nay, công an khám xét nơi làm việc của Giám đốc Bệnh viện Mắt TPHCM, VOV đưa tin. Lực lượng nghiệp vụ của Bộ Công an, Viện Kiểm sát và một số đơn vị chức năng cùng khám xét Bệnh viện Mắt TP HCM “theo thủ tục tố tụng hình sự để phục vụ điều tra những dấu hiệu sai phạm về đấu thầu, nâng giá thiết bị thủy tinh thể nhân tạo tại bệnh viện này”.

Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an khám xét nơi làm việc của Giám đốc Bệnh viện Mắt TP HCM. Ảnh: VOV

Hôm qua, cơ quan CSĐT đã khám xét phòng Giám đốc bệnh viện và một số phòng ban chức năng với sự có mặt của đại diện Viện KSND tối cao, đồng thời làm việc với những cá nhân có liên quan và thu giữ nhiều thùng tài liệu, hồ sơ. Công an cũng đã làm việc với GĐ BV Mắt TP HCM Nguyễn Minh Khải, thu thập một thùng tài liệu, rồi đưa cả người và tài liệu về trụ sở công an.

Báo Tuổi Trẻ có clip: Bộ Công an khám xét Bệnh viện Mắt TP HCM.

Báo Pháp Luật TP HCM có bài: Sở Y tế TP.HCM nói về vụ việc xảy ra tại Bệnh viện mắt TP. BS Nguyễn Thị Huỳnh Mai, Chánh Văn phòng Sở Y tế TP HCM cho biết, ban giám đốc Sở này vẫn chưa có thông tin liên quan vụ việc xảy ra tại Bệnh viện Mắt TP HCM: “Tuy nhiên nếu như lãnh đạo Bệnh viện Mắt TP.HCM bị cơ quan điều tra tạm giữ thì Sở Y tế TP.HCM sẽ phân công người tạm thời thay thế để điều hành công việc”.

Mời đọc thêm: Bộ Công an khám xét Bệnh viện Mắt TP. HCM (GDTĐ). – Bộ Công an khám xét nơi làm việc của Giám đốc Bệnh viện Mắt TP.HCM (GT). – Vì sao công an khám xét phòng làm việc của lãnh đạo Bệnh viện Mắt TP.HCM? (VTC). – Tướng Tô Ân Xô nói về việc khám xét ở BV Mắt TP.HCM (PLTP). 

Cập nhật tin bầu cử Mỹ

Theo số liệu từ Fox News cập nhật, ứng cử viên Joe Biden của đảng Dân Chủ đã cận kề chiến thắng với 264 phiếu đại cử tri, trong khi Tổng thống đương nhiệm Donald Trump chỉ có 214 phiếu. Ông Biden có được số phiếu trên nhờ chiến thắng ở bang Wisconsin và Michigan, bây giờ chỉ cần ông thắng thêm một trong 4 bang “chiến trường” Nevada, Georgia, Pennsylvania, North Carolia, là chắc chắn ông có đủ số phiếu để trở thành Tổng thống Mỹ thứ 46. 

Ảnh chụp màn hình Fox News, kết quả tạm thời của hai ứng viên.

Ở bang Gerogia, chúng tôi ghi nhận, số phiếu cách biệt giữa hai ứng cử viên hiện tại đang được thu hẹp. Ông Biden hiện có được 2.414.651 phiếu, ông Trump được 2.432.799 phiếu. Ông Trump tạm thời dẫn trước 18.148 phiếu. Khả năng ông Biden giành thêm được bang này là rất lớn. Nếu thắng ở Georgina, ông Biden sẽ có thêm 16 phiếu cử tri đoàn.

Số phiếu cách biệt giữa hai ứng viên đang thu hẹp, chỉ còn 18.148 phiếu. Ảnh chụp màn hình từ Fox News

Sau vụ ông Trump yêu cầu dừng kiểm phiếu ở các bang bất lợi, người Mỹ xuống đường ủng hộ kiểm đến lá phiếu cuối cùng, báo Tuổi Trẻ đưa tin. “Nhiều người Mỹ nói rằng họ sẽ xuống đường để tuần hành phản đối lời kêu gọi ngừng kiểm phiếu của ông Trump. Nhiều người thừa nhận họ đang lo lắng quá mức đến nỗi phải nhờ đến caffeine hoặc cứ luôn bị phân tâm khi làm việc”.

Nhiều người dân tại thành phố Philadelphia, bang Pennsylvania hôm 4/11, cầm bảng hiệu tham gia cuộc biểu tình đòi kiểm phiếu công bằng và kiểm mọi lá phiếu. Ảnh: Reuters/ TT

Báo Guardian có clip ghi lại khẩu hiệu của người biểu tình yêu cầu “tính từng lá phiếu”: Người biểu tình tụ tập trong tình hình bầu cử Mỹ đã tới hồi kết.

Trong cuộc họp báo thường kỳ chiều nay, khi trả lời câu hỏi về tác động của cuộc bầu cử tổng thống Mỹ đối với quan hệ Việt – Mỹ, Phó phát ngôn viên Bộ Ngoại Giao nói: “Tổng thống nào cũng sẽ ủng hộ quan hệ Việt Nam-Hoa Kỳ”, VOV đưa tin. Ông Dương Hoài Nam cho rằng, chỉ có người Mỹ mới có quyền quyết định Tổng thống trong 4 năm tới và nói thêm:

“Sau 25 năm thiết lập quan hệ ngoại giao, quan hệ Việt Nam-Hoa Kỳ đã có những bước tiến dài với sự phát triển toàn diện, thực chất, và ngày càng đi vào chiều sâu, tạo nền tảng vững chắc để hai nước thúc đẩy, mở rộng quan hệ, đóng góp vào hòa bình, ổn định, hợp tác và phát triển khu vực cũng như trên thế giới. Chúng tôi tin tưởng Tổng thống Hoa Kỳ nào cũng sẽ ủng hộ tiến trình này”.

VOA có clip về bầu cử Mỹ 2020: Hai nữ dân biểu gốc Việt tái đắc cử.

Mời đọc thêm:  Bầu cử Mỹ: Kiểm chứng những cáo buộc về cuộc bỏ phiếu ở Pennsylvania (BBC). – Bầu cử Mỹ: OSCE bác bỏ lập luận của TT Trump về các vụ “gian lận” — Bầu cử Mỹ 2020 : Bốn bang vẫn nắm giữ vận mệnh tổng thống Hoa Kỳ thứ 46 (RFI). – Bầu cử Mỹ: Tình thế Georgia xoay chuyển, ông Biden có thể thắng thêm 16 phiếu? (TN). – Bầu cử Mỹ: Biden tiến gần hơn đến Nhà Trắng (RFI).

Hai kịch bản có thể xảy ra nếu ông Donald Trump không chịu nhận thua (DNVN). 5 lĩnh vực quan trọng ở Mỹ chịu tác động ra sao từ kết quả bầu cử? (ĐTCK). – Người biểu tình có vũ khí vây điểm bỏ phiếu ở Mỹ (Zing). – Bầu cử tổng thống Mỹ gây bất ổn kinh tế Canada (BNews). – Cựu Đại sứ Việt Nam tại Mỹ nhận định về quan hệ Mỹ – Trung nếu ông Biden thắng cử (TQ). 

***

Thêm một số tin: Facebook, Google đang bào mòn doanh thu, nguồn lực báo chí Việt Nam (Zing). – Văn phòng Chính phủ yêu cầu báo cáo vụ nổ pháo hoa ở Phú Thọ trước 15/11 (RFA). – Thông tin chính thức về vụ hơn 100 học sinh trường Tiểu học Nguyễn Trãi bất ngờ nghỉ học (KTĐT).

Bản tin ngày 30-11-2020

BTV Tiếng Dân

Tin Biển Đông

Báo Pháp Luật TP HCM có bài phỏng vấn ThS Hoàng Việt về chiến lược sắp tới của chính quyền Biden ở Biển Đông: Mục tiêu chống Trung Quốc sẽ không bị đảo ngược. Ông Việt bình luận: “Mối quan tâm của Mỹ với Biển Đông gắn liền với vấn đề TQ, vì thế dù đảng Cộng hòa hay đảng Dân chủ cũng sẽ không thay đổi chính sách đối với Biển Đông và khu vực Đông Nam Á. Có chăng là ông Biden sẽ thay đổi chính sách đối với châu Âu và Trung Đông, nơi ông Trump đã đánh mất khá nhiều đồng minh quan trọng của Mỹ”.

Bản tin ngày 29-12-2020

BTV Tiếng Dân

Tin Biển Đông

Bài thứ nhất của ThS Hoàng Việt, đăng trên VietNamNet: Trung Quốc gia tăng các hoạt động để độc chiếm Biển Đông. Ông Việt lưu ý, trong tình hình đại dịch Covid-19 hoành hành, TQ lại càng có cơ hội tiếp tục quân sự hóa Biển Đông, làm căng thẳng thêm tình hình bằng các hoạt động tập trận, triển khai các loại tàu chiến, máy bay chiến đấu và máy bay ném bom. 

Đại hội XIII: Ngày làm việc hôm nay có gì mới?

BTV Tiếng Dân

Đại hội 13 bước sang ngày làm việc thứ 6 và cũng là ngày làm việc gay cấn. Báo Thanh Niên đưa tin: Đại hội XIII rút ngắn 1 ngày, hôm nay bầu Ban Chấp hành T.Ư khóa XIII. Lãnh đạo Trung tâm báo chí Đại hội 13 thông báo, chương trình làm việc đã được biểu quyết, rút ngắn 1 ngày so với dự kiến, nghĩa là đại hội sẽ kết thúc vào ngày 1/2/2021, thay vì ngày 2/2 như đã thông báo trước.

Bản tin ngày 18-3-2021

BTV Tiếng Dân

Tin Biển Đông

Báo Thanh Niên có bài: Hoàn Cầu thời báo lại xảo biện về về ‘hung thần’ ở Biển Đông. Bài viết trên Hoàn Cầu thời báo ngày 15/3 với tựa đề: “China’s law enforcement in S.China Sea totally legal” (tạm dịch: Việc thực thi pháp luật của TQ ở Biển Đông hoàn toàn hợp pháp). Bài lên án các nước chỉ trích luật hải cảnh mới của TQ, với các điều luật cho phép lực lượng hải cảnh nước này dùng vũ lực nhắm vào tàu nước ngoài ở các vùng biển mà Bắc Kinh tuyên bố chủ quyền.

Bản tin ngày 16-4-2021

BTV Tiếng Dân

Tin Biển Đông

BBC đặt câu hỏi về diễn biến mới ở Biển Đông: VN tập trận bắn đạn thật ở Trường Sa để ‘tỏ thái độ’ với TQ? TS Nguyễn Thành Trung, GĐ Trung tâm Nghiên cứu Quốc tế (ISCS) bình luận về sự kiện tàu khu trục Quang Trung đến tập trận ở Biển Đông giữa lúc căng thẳng: “Chính phủ Việt Nam muốn gửi đi một thông điệp lớn lao hơn nhiều: khẳng định Việt Nam có hoàn toàn chủ quyền đối với khu vực quần đảo Trường Sa”.

Bản tin ngày 10-5-2021

BTV Tiếng Dân

Tin Biển Đông

Zing đưa tin: Hải quân Trung Quốc và Indonesia tập trận chung. Cuộc tập trận diễn ra vào sáng 8/5 ở vùng biển ngoài khơi thủ đô TP Jakarta, trong bối cảnh TQ và Indonesia tìm cách cải thiện lòng tin và hợp tác giữa tình hình căng thẳng ở Biển Đông. Cuộc tập trận tập trung vào các nội dung: Thông tin liên lạc, tìm kiếm cứu nạn và diễn tập đội hình.

Bản tin ngày 7-6-2021

BTV Tiếng Dân

Tin Biển Đông

VTC đưa tin: ASEAN – Trung Quốc nhất trí thúc đẩy tiến trình đàm phán COC. Hội nghị lần thứ 19 giữa các quan chức cao cấp ASEAN – TQ về thực hiện Tuyên bố về ứng xử của các bên ở Biển Đông (SOM DOC) đã được tổ chức hôm nay. Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Nguyễn Quốc Dũng dẫn đầu đoàn VN tham dự hội nghị.

Bản tin ngày 26/06/2017

Tin trong nước 

1. Sự kiện sân golf Tân Sơn Nhất: 

Sân golf Tân Sơn Nhất. Ảnh: internet

Báo Zing dẫn lời ông Nguyễn Thiện Nhân, Bí thư Thành ủy TP HCM trả lời cử tri rằng dự án sân golf là đúng quy trình, được Bộ Quốc phòng trình đề xuất lên Chính phủ và các bộ ngành.

Hôm qua, Thượng tướng ông Lê Chiêm, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng tuyên bố quân đội có chủ trương không làm kinh tế nữa, sẽ tiến hành thoái vốn ở các đơn vị kinh tế. Không biết tiến trình này như thế nào, nhưng hiện tại có một số Tập đoàn Quân đội đang nắm giữ nhiều tài sản và lợi ích kinh tế cao, chẳng hạn như Viettel.

Bản tin ngày 28/7/2017

Tin trong nước

Tin Biển Đông

Báo Newsweek có bài: Tàu chiến mới của Anh hướng về biển Đông để gửi thông điệp cho Bắc Kinh. Bài báo cho biết, hai hàng không mẫu hạm mới nhất của Anh là Queen ElizabethPrince of Wales sẽ thực hiện nhiệm vụ đầu tiên ở châu Á – Thái Bình Dương, nhằm gửi thông điệp chính trị tới Trung Quốc.

Bài trên báo Guardian: Các tàu sân bay mới của Anh kiểm tra Bắc Kinh ở Biển Đông. Ông Boris Johnson, Ngoại trưởng Anh, nói: “Một trong những nhiệm vụ đầu tiên chúng tôi sẽ thực hiện đối với hai hàng không mẫu hạm mà chúng tôi vừa hoàn tất, là sẽ gửi chúng tới để thực thi hoạt động tự do hàng hải trong khu vực này, nhằm khẳng định niềm tin của chúng tôi đối với hệ thống luật pháp quốc tế và quyền tự do đi lại ở những vùng biển vô cùng quan trọng đối với thương mại thế giới“.

Bản tin ngày 29/8/2017

Tin trong nước

Tin Biển Đông

VTV đưa tin: Cảnh sát biển đồng hành cùng ngư dân bám biển. Bài báo cho biết, “thời gian gần đây, một số vụ cướp biển đã đe dọa sự an toàn của các tàu hàng và bà con ngư dân. Hiện đã xuất hiện tình trạng các tàu nước ngoài bán xăng dầu lậu trên biển có trang bị súng quân dụng, đối tượng khống chế và cướp tài sản của bà con ngư dân“. Cho nên, tạm thời lực lượng cảnh sát biển không để ‘Ngư dân bám biển, Hải Quân bám bờ’ nữa.

Như đã hẹn với độc giả hôm qua, Tiếng Dân đã có bài của dịch giả Trung Nguyễn: Kế hoạch của Trung Quốc để chiến thắng trong cuộc chiến ở Biển Đông là gì?Một chiến lược chiến tranh nhân dân trên biển sẽ đối đầu với một liên minh đa dạng trong đó những nước bên ngoài – Mỹ, và có thể thêm Nhật Bản hoặc Úc – cung cấp phần lớn sức mạnh chiến đấu. Philippines hoàn toàn không đủ lực. Việt Nam có quân đội dũng cảm và ghê gớm, nhưng cũng khó có thể kháng cự người khổng lồ phương Bắc mà không có giúp đỡ“.

Bản tin ngày 30/9/2017

Tin trong nước

Tin Biển Đông

RFA có bài: Sau tập trận, Trung Quốc đàm phán với Việt Nam về vùng ngoài cửa Vịnh Bắc Bộ. Bài viết đưa tin về chuyện đàm phán vùng biển ngoài Cửa Vịnh Bắc Bộ giữa lãnh đạo hai nước Việt – Trung: “Một trong những căn cứ cho hành xử được nhắc lại tại vòng họp là ‘thỏa thuận về những nguyên tắc cơ bản chỉ đạo giải quyết vấn đề trên biển’ mà lãnh đạo cấp cao Hà Nội và Bắc Kinh đồng ý với nhau“.

VOA có bài: Vụ 2 ngư dân Việt bị bắn: Kết quả điều tra hai nước vênh nhau, nhưng người đứng đầu Cục Kiểm ngư VN không nói rõ chi tiết về sự vênh nhau này.

Bản tin ngày 3-11-2017

Tin trong nước

Tin Biển Đông

Báo GDVN có bài thứ hai của TS Trần Công Trục: Giáo sư Trung Quốc định “bẫy” giới nghiên cứu Việt Nam? Về phát biểu của GS Trung Quốc, Phó Côn Thành trên BBC ngày 20/10/2017, cho rằng VN không cho người TQ vào xem triển lãm, TS Trục cho biết, Việt Nam không “đóng cửa” với người Trung Quốc khi mở các cuộc triển lãm khẳng định chủ quyền của VN đối với 2 quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.

TS Trục nhận định, vị giáo sư TQ đang dọa các học giả VN, rằng nếu có “đối diện với lịch sử và tòa án”, thì chắc gì Việt Nam sẽ thắng, bởi vì Trung Quốc có “bằng chứng lịch sử” sớm hơn. Ccho nên, tốt hơn hết Việt Nam nên “ngồi vào bàn đàm phán tay đôi với Trung Quốc”. Mời xem lại bài đầu: Về lời khích Việt Nam trưng “bằng chứng lịch sử chủ quyền” để Trung Quốc xem.

Bản tin ngày 26-12-2017

Tin Trong Nước

Tin Biển Đông

Sau một loạt hành động quân sự hóa Biển Đông đến dồn dập trong 2 tháng cuối năm 2017, Trung Quốc ngang nhiên thừa nhận xây dựng vì mục đích quân sự ở Biển Đông. Báo Thanh Niên dẫn nguồn từ Hoàn Cầu Thời Báo, cơ quan ngôn luận và cũng là tờ báo khét tiếng “diều hâu” của Đảng Cộng sản Trung Quốc, cho biết, Bắc Kinh tuyên bố “đã tăng tốc xây dựng và tăng cường sự hiện diện quân sự trên các đảo, đá, bãi cạn ở Biển Đông”.

Qua các cơ quan truyền thông nhà nước, Trung Quốc đã thừa nhận xây dựng cơ sở hạ tầng, căn cứ quân sự trên diện tích khoảng 29 hecta, với các cơ sở như tòa nhà chính quyền, hệ thống radar, nhà kho ngầm chứa vũ khí, đạn dược. Hầu hết các thông tin và số liệu đều trùng khớp với báo cáo có kèm ảnh vệ tinh do Sáng kiến Minh bạch Hàng hải (AMTI), công bố ngày 14/12/2017.  

Bản tin tối 19-1-2018

Tin trong nước

Tưởng niệm 44 năm Hải chiến Hoàng Sa

Trò mèo đã bị hoãn! Báo Tuổi Trẻ đưa tin: Hoãn đêm diễn đoàn nghệ thuật Nội Mông tại Nhà hát lớn tối nay. “Sự cố kỹ thuật” là lý do hoãn đêm biểu diễn ‘hát trên những xác người’: “Đã phát hiện sự cố hệ thống máy cắt liên lạc của điện nguồn hoạt động không ổn định, do đó không thể đáp ứng cho yêu cầu kỹ thuật của buổi biểu diễn này“.

Bản tin tối 4-2-2018

Tin Việt Nam

Tin Biển Đông

Báo Người Lao Động có bài: “Giải mã” cách hành xử trái ngược của Trung Quốc ở Biển Đông. Theo sự lý giải của ông Gregory Poling, Giám đốc AMTI, Trung tâm CSIS, Mỹ, Trung Quốc “đang dùng ngoại giao như một chiến thuật, trong khi vẫn củng cố hiện diện ở Trường Sa với hoạt động xây dựng và quân sự hóa; điều thêm nhiều tàu tuần tra ở Biển Đông”.

Bản tin sáng 7-3-2018

Tin Việt Nam

Tin Biển Đông

Phó Đô đốc Phillip Sawyer bình luận: Trung Quốc thiếu minh bạch ở Biển Đông, theo VOA. Báo The Straits Times của Singapore đã dẫn lời ông Sawyer nói về Biển Đông trong tình hình Trung Quốc tiếp tục củng cố các đảo nhân tạo: “Không thực sự rõ chuyện gì đang xảy ra ở đó, và tôi nghĩ rằng sự tức giận cũng như sự thiếu minh bạch có khả năng phá vỡ an ninh và ổn định của khu vực”.

Bản tin sáng 26-3-2018

Tin Việt Nam

Tin Biển Đông

Trung Quốc tập trận trên biển Đông, ngang nhiên nói chuẩn bị chiến tranh, báo Người Lao Động đưa tin. Ngày 25/3/2018, Không quân Trung Quốc thông báo, “máy bay ném bom H-6K, chiến đấu cơ Su-30 và Su-35 cùng các loại máy bay khác tiến hành tuần tra chiến đấu trên biển Đông và tập trận ở Tây Thái Bình Dương”. Lực lượng này không tiết lộ thêm thông tin về thời gian và địa điểm cụ thể của đợt tập trận.

Bản tin tối 13-4-2018

Tin Việt Nam

Tin Biển Đông

RFI đưa tin: Tập Cận Bình bất ngờ ra Biển Đông thị sát cuộc duyệt binh hải quân. Về các con số xung quanh cuộc tập hải quân quy mô nhất từ trước tới nay của Trung Quốc trên Biển Đông, hãng tin AP cho biết: “Cuộc duyệt binh huy động hơn 10 ngàn quân, cùng với 48 chiến hạm và tàu ngầm, 76 chiến đấu cơ và oanh tạc cơ. Một cuộc duyệt binh hải quân được mô tả là lớn nhất trong lịch sử Trung Quốc”.

Bản tin Biển Đông ngày 10/8/2018

BTV Tiếng Dân

Học giả Mỹ đề xuất chính sách hướng về Đông Nam Á

Ngày 7 tháng 8 vừa qua, Viện Doanh nghiệp Hoa Kỳ đã công bố báo cáo mới của Michael Mazza, đề xuất một chiến lược toàn diện cho Hoa Kỳ đối với khu vực Đông Nam Á. Theo Mazza, Đông Nam Á có vai trò trung tâm đối với khu vực châu Á với các tuyến đường biển chiến lược quan trọng của thế giới, bởi sự gần gũi về mặt địa lý đối với Ấn Độ và Trung Quốc, và bởi những nguồn tài nguyên dồi dào mà khu vực này đang chứa đựng.

Bản tin Biển Đông ngày 10/9/2018

BTV Tiếng Dân

Con Đường Tơ Lụa trên Biển Thế Kỷ 21: Những Hệ Quả An Ninh cho Biển Đông và Khu vực Ấn Độ Dương

Một báo cáo chính sách được thực hiện và công bố bởi Viện Nghiên cứu Hoà bình Quốc tế Stockholm (Stockholm International Peace Research Institute) ở Thuỵ Điển và Viện Friedrich-Ebert-Stiftung của Đức.

Bản tin ngày 2-10-2018

Nhất thể hóa đảng và nhà nước

Mấy ngày qua, cư dân mạng bàn tán xôn xao về chuyện nhất thể hóa hai chức danh Tổng Bí thư và Chủ Tịch nước, nhân sự kiện ông Trần Đại Quang qua đời. Một số nhân vật ủng hộ có thể kể đến như nhà báo Huy Đức; nhà văn Nguyễn Viện; GS Nguyễn Đăng Hưng… với lý do là, người đứng đầu đất nước phải có chính danh và thực quyền trong các quyết định của đất nước. Ngoài ra, nhập hai cơ quan đảng và nhà nước lại với nhau sẽ giúp tiết kiệm ngân sách, bớt gánh nặng cho dân.

Bản tin ngày 1-11-2018

Tin Biển Đông

VOV có bài: Trung Quốc tính đến kịch bản tồi tệ nhất với Mỹ ở Biển Đông. Bài viết lưu ý: “Từ đầu năm đến nay, Mỹ không ít lần cho tàu chiến đi vào khu vực quanh các đảo nhân tạo mà Trung Quốc  bồi đắp trái phép ở Biển Đông và cho máy bay ném bom chiến lược B-52 bay qua vùng biển này”, ngay trên không phận những khu vực mà Trung Quốc tuyên bố chủ quyền trái phép.

Bản tin ngày 8-12-2018

Tin Biển Đông

RFA có bài: Trung Quốc hiện thực hóa bành trướng biển Đông và giải pháp nào cho Việt Nam. Trung Quốc liên tiếp quân sự hóa Biển Đông, xây dựng và mở rộng căn cứ trên các đảo nhân tạo, triển khai máy bay, tàu chiến và nhiều khí tài, tổ chức tập trận bắn đạn thật. TS Đinh Hoàng Thắng nhận định: “Đây không phải là sự ngẫu nhiên. Quá trình này nằm trong chính sách được thiết kế, được tính toán khá kỹ lưỡng… Trung Quốc có một chiến lược hẳn hỏi để chiếm Biển Đông”.

Bản tin ngày 15-1-2019

Tin Biển Đông

Báo Đất Việt có bài: Thêm nghi vấn hải quân Trung Quốc giả ngư dân. Không chỉ quan chức quốc phòng Philippines phát hiện rất nhiều tàu cá Trung Quốc hoạt động như tàu quân sự, Indonesia “từ lâu cũng đã theo dõi và nghi ngờ hoạt động của đội tàu cá Trung Quốc ở gần các vùng biển của nước này. Đội tàu cá này theo tố giác của Indonesia là thường xuyên tham gia vào các hoạt động xung đột áp đảo các nước láng giềng”.

Bản tin ngày 7-3-2019

Tin Biển Đông

Khoảng 10 giờ sáng 6/3/2019, một tàu cá Quảng Ngãi bị tàu Trung Quốc đâm chìm trên biển Hoàng Sa, báo Tuổi Trẻ đưa tin. Tàu cá QNg-90819 của ngư dân Nguyễn Minh Hùng “bị tàu Trung Quốc có số hiệu 44101 đâm chìm tại khu vực cách phía đông Đà Nẵng khoảng 198 hải lý, nằm ở khu vực đảo Đá Lồi, quần đảo Hoàng Sa”

Bản tin ngày 13-4-2019

Tin Biển Đông

BBC dẫn lời ông Salvador Panelo, người phát ngôn của Tổng thống Philippines: ‘Chủ quyền lãnh thổ là điều không thể thương lượng’. Trong cuộc họp báo ngày 11/4/2019, ông Panelo nói: “Chúng tôi ân cần, có thể hiểu theo cách là chúng tôi nhã nhặn với họ. Nhưng trong vấn đề chủ quyền quốc gia thì đó lại là một câu chuyện khác. Chúng tôi phải xác quyết chủ quyền quốc gia”.