Bài học Đồng Tâm

Viet-studies

Nguyễn Quang Dy

24-4-2017

Chủ tịch TP Hà Nội, ông Nguyễn Đức Chung đi từ trụ sở UBND xã Đồng Tâm xuống nhà văn hoá thôn Hoành. Ảnh: internet

“Cách mạng không phải là một bữa tiệcRevolution is not a dinner party” (Mao Trạch Đông). 

Sau một tuần hai bên cầm cự đối phó lẫn nhau (standoff), chủ tịch Hà Nội đã xuống Đồng Tâm gặp dân đối thoại (chiều 22/4/2017) để tháo gỡ vụ khủng hoảng con tin đã làm dư luận cả nước nín thở theo dõi. Bi kịch Đồng Tâm do tranh chấp đất đai đã kết thúc có hậu (happy ending) như “quả bom nổ chậm” được tháo ngòi nổ, làm hai bên thở phào nhẹ nhõm. Phương án hòa giải ôn hòa đã thắng xu hướng bạo lực cực đoan, trong bối cảnh chính trị nhạy cảm hiện nay. Đồng Tâm đã trở thành biểu tượng người nông dân bị dồn đến bước đường cùng, buộc phải đấu tranh sinh tồn, và đi vào lịch sử như một “Ô Khảm” của Việt Nam. Đã đến lúc người Việt hãy vắt tay lên trán để rút ra bài học nhãn tiền: đổi mới hay là chết?

Bản chất quyền sở hữu đất – nền tảng hoạch định chính sách

TS Nguyễn Sỹ Phương, CHLB Đức

12-05-2017

Người dân Việt Nam không có quyền sở hữu đất đai mà chỉ được chính quyền cho phép sử dụng đất. Ảnh: internet

Trong nền “kinh tế thị trường“ đất đai cũng chỉ là hàng hoá có “giá trị“ và “giá trị sử dụng“, với đầy đủ 3 dấu hiệu về quyền sở hữu: – Quyền “chiếm hữu“(tức được pháp luật công nhận, bảo vệ), – “quyền định đoạt“ gắn liền với quyền chiếm hữu (như mua bán, chuyển nhượng, cho thuê, thế chấp, thừa kế…), và “quyền sử dụng“ (như làm nơi kinh doanh, nhà ở, đường sá, công trình,…)  được “trao đổi“ (mua bán) theo quy luật ngang giá, tức người bán chuyển quyền sở hữu hàng hoá của mình cho người mua và người mua trả một giá tiền tương ứng cho người bán để sở hữu nó. Để hiểu đúng các khái niệm trong ngoặc kép trên có thể nêu định đề “phản“: Nếu không có giá trị và giá trị sử dụng thì không phải hàng hoá;  nếu  không có quyền sở hữu để trao đổi tiền (giá trị) với hàng (quyền sở hữu) thì không thể mua bán và vì vậy không tồn tại khái niệm nền kinh tế thị trường.

Quan hệ giữa cán bộ và người dân theo nguyên lý nào?

TS Nguyễn Sỹ Phương, CHLB Đức

24-5-2017

Các quan điểm chính trị học ngày nay đều dựa trên 2 phạm trù cơ bản “Nhà nước“ và “Nhân dân“ theo nguyên lý “nhà nước của dân, do dân, vì dân“ vốn quyết định nguyên tắc vận hành của bộ máy chính quyền và mang ý nghĩa thiết thực hàng ngày đối với cuộc sống từng người dân; nhất là mỗi khi cán bộ công chức hành xử có vấn đề nguyên lý đó lại được đưa ra như một thước đo để kiểm định. Chính vì tầm quan trọng đó mà Chủ tịch Hồ Chí Minh ngay khi mới giành được chính quyền, cách đây tới  72 năm, đã cụ thể hoá thành nguyên tắc về mối quan hệ giữa cán bộ công chức với người dân: “Nếu Chính phủ làm hại dân thì dân có quyền đuổi Chính phủ. Từ Chủ tịch nước đến giao thông viên cũng vậy, nếu không làm được việc cho dân, thì dân không cần đến nữa“. Nghĩa là, người dân được  lấy làm thước đo (gốc, mục đích), quyết định bộ máy nhà nước (đuổi chính phủ), thải hồi cán bộ công chức sai phạm.

Nhà nước pháp trị với quyền im lặng của luật sư

TS Nguyễn Sỹ Phương, CHLB Đức

23-06-2017

Lời giới thiệu: Chiều 20.6 vừa qua 434/457 Đại biểu Quốc hội đã bấm nút thông qua Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật Hình sự 2015, với 19 đại biểu bỏ phiếu chống, 4 bỏ phiếu trắng. Trước đó, Chủ nhiệm Uỷ ban Tư pháp Quốc hội Lê Thị Nga trình bày báo cáo tiếp thu, giải trình một số nội dung dự thảo Luật, khẳng định:“…Xuất phát từ mục đích bảo vệ an ninh quốc gia, bảo vệ trật tự, an toàn xã hội, vì lợi ích chung của cộng đồng nên trong một số trường hợp người bào chữa vẫn phải chịu trách nhiệm hình sự đối với hành vi không tố giác tội phạm của chính người mà mình bào chữa“; và viện dẫn dữ liệu thế giới: “Kinh nghiệm của một số nước như Thái Lan, Trung Quốc, Đức, Thụy Điển, Hoa Kỳ, Canada, Tây Ban Nha… cho thấy: các nước đều quy định trong những trường hợp nhất định, luật sư được tiết lộ thông tin về thân chủ của mình trong quá trình hành nghề để bảo vệ lợi ích quốc gia, lợi ích của xã hội, cộng đồng, nhằm ngăn chặn hậu quả của tội phạm…“.

SÂN BAY & SÂN GOLF

FB Huy Đức

12-6-2017

Sân golf Tân Sơn Nhất. Ảnh: internet.

Thanh Niên là tờ báo đầu tiên phản đối việc xây dựng sân golf trong sân bay nhưng Tuổi Trẻ đã chọn đúng điểm rơi để đưa vấn đề trở lại. Đây là nỗ lực tốt để “hệ thống chính trị” phải đánh giá đúng mức độ nghiêm trọng của nó. Tuy nhiên, theo tôi, sân golf và sân bay không phải lúc nào cũng chỉ là một vấn đề, nếu không tách bạch chưa chắc đã có thể đưa ra được chính sách đúng.

Sân golf là vấn đề tham nhũng và sự tích lũy hoang dã của các nhóm tư bản thân hữu, liên quan đến việc chuyển mục đích sử dụng đất quân đội. Sân bay là vấn đề dự báo chiến lược liên quan đến tương lai của vùng tam giác phát triển Sài Gòn – Đồng Nai – Vũng Tàu. Tôi không phải là một người nghiên cứu về hàng không để có thể đưa ra một đánh giá đúng về việc xây dựng sân bay Long Thành hay mở rộng Tân Sơn Nhất. Tôi chỉ xin nhắc lại vấn đề đất quân sự, đề tài mà tôi đã viết từ năm 1989 và dành hẳn một tiểu mục trong Bên Thắng Cuộc.

DONALD TRUMP COI ĐỒNG XU TO HƠN NHÂN QUYỀN VIỆT NAM

Phạm Trần

31-5-2017

TT Mỹ Donald Trump tiếp Thủ tướng CSVN Nguyễn Xuân Phúc tại Nhà Trắng. Nguồn: Reuters.

Tổng thống Cộng hòa Donald Trump đã quay lưng với quyền con người ở Việt Nam khi ông ta nhặt được nhiều đồng xu trong chuyến thăm Mỹ của Thủ tướng Việt Nam Nguyễn Xuân Phúc từ ngày 29 đến 31/05/2017.

Bằng chứng như tin Chính phủ Việt Nam phổ biến: “Chúng tôi đã ký hợp đồng gần 15 tỷ USD, chủ yếu từ nhập khẩu các thiết bị dịch vụ từ Hoa Kỳ”, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc thông báo với gần 300 doanh nghiệp Hoa Kỳ.

Các báo Việt Nam đồng loạt đưa tin: “Tối 30/5, giờ Washington (sáng 31/5, giờ Hà Nội), Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc có cuộc tọa đàm với các tập đoàn, doanh nghiệp hàng đầu của Hoa Kỳ và tiệc chào mừng do Phòng Thương mại Hoa Kỳ (USCC) và Hội đồng Doanh nghiệp Hoa Kỳ-ASEAN (USABC) đồng chủ trì với sự tham dự của Đại diện Thương mại Hoa Kỳ Robert Lighthizer, Chủ tịch Hội đồng kinh doanh Hoa Kỳ-ASEAN Alexander C. Feldman, Chủ tịch Phòng Thương mại Hoa Kỳ Thomas J. Donohue và gần 300 doanh nghiệp Việt Nam và Hoa Kỳ.

Đà Nẵng Có Đáng Sống?

Lê Trọng Vũ

30-5-2017

Sơn Trà lúc Sun Group chưa đến. Ảnh: Lê Trọng Vũ

Về mặt hành chính, Đà Nẵng gần như đang tê liệt, không quyết sách hệ trọng nào được thông qua, thậm chí nhiều công văn cũng không được trình ký, giới công chức chỉ xì xầm về chuyện hậu trường còn lãnh đạo thì không ai còn lớn tiếng hô hào nữa.

Nhưng cũng chẳng cần đến khi vụ “biển xanh” nổ ra, lúc 2 phe bắt đầu “tuốt gươm”, Đà Nẵng mới bộc lộ là một thành phố chán sống đến như vậy. Khi năm 2015 được chọn là năm Văn hoá, Văn minh Đô thị, Đà Nẵng mới bắt đầu quan tâm đến các “thiết chế văn hoá”. 160 tỷ đồng được quyết dự chi cho văn hoá trong 05 năm tới. Nhiều phong trào đã được phát động, nhiều bộ tiêu chí được đề ra và nhiều công trình được cải tạo, nâng cấp lên.

Nhưng văn hoá không phải là lớp sơn bên ngoài viện bảo tàng, mà là hệ thống các giá trị bên trong. Càng không phải là số lượng các gia đình đạt chuẩn này kia, văn hoá là đời sống tinh thần của mỗi công dân. Quản lý văn hoá, vì vậy khác “chia lô, bán nền” rất nhiều.

Chuyến đi thất bại của ông Phúc

Bùi Quang Vơm

31-5-2017

Ông Phúc cùng phái đoàn VN và những người Mỹ ở New York. Nguồn: Anh Nguyễn/ Zing.

Quan sát những gì đang diễn ra, có thể rút ra một nhận xét rằng, kế hoạch chuyến đi sang Mỹ của ông Nguyễn Xuân Phúc, thủ tướng Việt Nam được công bố từ 29-31/05, cố làm như một chuyến thăm viếng quan trọng có nội dung phong phú cần tới 3 ngày, thực chất chỉ xảy ra trong phạm vi ngày 31/05/2017.

Mỹ chỉ tiếp chuyện thủ tướng Việt Nam trong không hơn một nửa ngày, và theo tập quán ngoại giao của Mỹ, ông Phúc chỉ được chính thức là khách mời của chính phủ Mỹ trong ngày 31/05.

Nội dung chính của chuyến đi chỉ có hai việc là cuộc gặp nói chuyện với tổng thống Donal Trump có thể chỉ kéo dài một tiếng đồng hồ, và sau đó là vài cuộc gặp với các nghị sĩ, một buổi nói chuyện tượng trưng tại Quỹ Di sản.