Tiếp câu chuyện đồng coin Úc có hình quốc kỳ VNCH

Blog VOA

Trân Văn

9-5-2023

Tiếp theo bài: Thấy gì từ vụ quốc kỳ VNCH trên đồng coin của Úc

“Beret flash” của Liên đoàn 5, lực lượng đặc biệt thuộc lục quân Mỹ. (Screenshot từ https://www.soc.mil/USASFC/Groups/5th/5thSFGHomepage.html)

Tình hình Ukraine ngày thứ 440

Phan Châu Thành

10-5-2023

1. Trong lịch sử hơn 20 năm cầm quyền của Putin, có lẽ chưa có một buổi lễ Chiến thắng nào mà sơ sài và nghèo nàn như năm nay. Đội hình duyệt binh của quân đội Nga chỉ kéo dài chừng 10 phút, không có nhiều những vũ khí hạng nặng hiện đại, không có không quân tham dự, mà đặt biệt, chỉ có duy nhất một chiếc xe tăng T-34 mang tên “Niềm tự hào” từ thời thế chiến thứ hai tham gia diễu hành. Trước cuộc xâm lược Ukraina, quân đội Nga được cho là nước có lực lượng xe tăng hùng hậu nhất thế giới.

Hỗn loạn và khan hiếm ở các khu vực Ukraine bị chiếm đóng trong bối cảnh lệnh sơ tán của Nga

New York Times

Tác giả: Marc SantoraAnna Lukinova

Cù Tuấn, dịch

8-5-2023

Tóm tắt: Thiếu hụt lương thực, nhiên liệu và tiền mặt, và với một cuộc phản công sắp xảy ra của Ukraine, nhiều thường dân đang chống lại lệnh tản cư của quân chiếm đóng, không biết họ sẽ đi đâu.

Thấy gì từ vụ quốc kỳ VNCH trên đồng coin của Úc

Blog VOA

Trân Văn

9-5-2023

Yêu cầu xóa bỏ một phần lịch sử Úc – đặc biệt đó là phần làm người Úc tự hào vì điều này chứng tỏ họ có trách nhiệm trong việc bảo vệ tự do, dân chủ trên thế giới – thì phía nào mới nên “lấy làm tiếc và kiên quyết phản đối”?

Thấy gì khi Philippines đặt lợi ích quốc gia lên đầu?

Blog VOA

Trần Đông A

8-5-2023

Chuyến thăm chính thức Washington từ 1/5 đến 4/5 của ông Marcos Jr. là chuyến thăm cấp nhà nước đầu tiên của một Tổng thống Philippines tới Mỹ trong hơn 10 năm qua. Nguồn: Reuters

Trần Bang, người yêu nước cương trực

Mạc Văn Trang

8-5-2023

Gia đình Kỹ sư, Cựu chiến binh Trần Bang cho biết: 8 giờ sáng ngày 12 tháng 5 năm 2023 Trần Bang sẽ ra Toà xét xử công khai, tại 131 Nam Kỳ Khởi Nghĩa. Ngày 18/4, Thư ký Tòa đã thông báo cho Trần Bang, anh bị xét xử theo điều 117 Bộ luật Hình sự 2015: “Tội làm, tàng trữ, phát tán hoặc tuyên truyền thông tin, tài liệu, vật phẩm nhằm chống Nhà nước Cộng hòa XHCN Việt Nam”.

Vụ án cô Lê Thị Dung: Kiến nghị xử lý thẩm phán Nguyễn Thị Phan Hương

7-5-2023

Ảnh: Thẩm phán Nguyễn Thị Phan Hương. Nguồn: Văn Toàn

LGT: Hai luật sư Vũ Quang Ninh và Hoàng Thị Phương, thuộc Đoàn Luật sư tỉnh Quảng Ninh, là những người bào chữa cho cô Lê Thị Dung, đã có đơn kiến nghị gửi cho ông Phạm Quốc Hùng, Phó Bí thư Thường trực Huyện ủy huyện Hưng Nguyên.

Góp ý cùng anh Cù Huy Hà Vũ

Lê Minh Nguyên

6-5-2023

Với tất cả sự quý mến, tôi xin có vài ý kiến muốn đóng góp cùng anh Hà Vũ.

1. Chiếc áo không làm nên thầy tu, dù cho dùng từ gì để gọi ngày 30/4 – cả như anh đề nghị là chỉ dùng “Ngày Thống nhất Đất Nước” – thì cũng không làm khác được nội dung của một biến cố lịch sử. Nội dung:

Những quốc gia có thể loại bỏ vua Charles III với tư cách là vua của nước họ

Time

Tác giả: Simmone Shah

Cù Tuấn, biên dịch

6-5-2023

Người dân Jamaica kêu gọi Anh bồi thường cho các tội ác của chế độ nô lệ ở nước này qua cuộc biểu tình bên ngoài lối vào của Cao ủy Anh trong chuyến thăm của Công tước và Nữ công tước xứ Cambridge ở Kingston, Jamaica vào ngày 22-3-2022. Ảnh: AFP

Lễ đăng quang ngày 6 tháng 5 của Vua Charles III sẽ là khoảnh khắc ăn mừng của hoàng gia Anh. Nhưng đối với nhiều quốc gia trong số 14 quốc gia thuộc Khối Thịnh vượng chung vẫn gắn liền với chế độ quân chủ Anh, đây có thể là thời điểm mà những lời kêu gọi từ bỏ chế độ quân chủ lại trỗi dậy, sau cái chết của Nữ hoàng nổi tiếng Elizabeth II.

Nhạy cảm quá khứ chiến tranh

Dương Quốc Chính

6-5-2023

Việc Việt Nam phản đối một công ty và bưu chính Úc về việc họ sản xuất vật phẩm lưu niệm 50 năm ngày Úc rút quân khỏi VNCH là rất vô lối. Bởi vì đây là đồng tiền kỷ niệm liên quan đến lịch sử thì phải tôn trọng lịch sử. Úc rút quân khỏi VNCH, là một quốc gia được nhiều nước công nhận, và chính VNDCCH cũng công nhận là 1 bên để ký hiệp định Paris.

Đồng 2 dollar Úc và nỗi hoang tưởng Hà Nội

Jackhammer Nguyễn

6-5-2023

Nước Úc phát hành đồng dollar sưu tập trị giá 2 dollar, trên đó có hình lá cờ vàng ba sọc đỏ của nhà nước Việt Nam Cộng hòa (VNCH) ở miền Nam Việt Nam trước kia. Trong cuộc chiến tranh thường được gọi là chiến tranh Việt Nam (1955-1975), quân đội Úc tham chiến bên cạnh quân đội VNCH, cũng như các đồng minh phương Tây, trong đó có Mỹ. Đồng tiền sưu tập này được phát hành để kỷ niệm tròn 50 năm quân đội Úc rút khỏi cuộc chiến.

Chỉ mong bà Dung không… đột tử trong tù

Blog VOA

Trân Văn

5-5-2023

Bà Lê Thị Dung khi còn là giám đốc một trung tâm giáo dục ở huyện Hưng Nguyên, tỉnh Nghệ An. Nguồn: Báo Lao Động

Tên gọi nào cho ngày 30 tháng 4 để hòa giải dân tộc?

Cù Huy Hà Vũ

5-5-2023

LGT: Gần 20 năm trước, vào dịp đầu năm 2005, GS Lê Xuân Khoa có một bài viết đăng trên BBC, tựa đề: Ba mươi năm gọi tên gì cho cuộc chiến? Các tên gọi thường được sử dụng, đã được nhắc tới trong bài, như: Chiến tranh chống cộng, chiến tranh chống Mỹ-Ngụy, nội chiến, chiến tranh của Mỹ, chiến tranh Việt Nam, chiến tranh ủy nhiệm…

Tâm sự của một người đàn ông Nga

Trần Quyết Thắng

4-5-2023

Anh Roman, một người đàn ông Nga. Nguồn: Trần Quyết Thắng

Roman nói rằng, anh thấy may mắn khi bị mất một cánh tay, vì thế anh không phải nhập ngũ. Roman nói rất nhiều người vĩnh viễn ra đi kể từ khi ra trận.

Vì sao vẫn còn réo gọi ‘Ba Thi’, ‘Ba Toàn’, ‘Võ Văn Kiệt’…?

Nguyễn Đắc Kiên

5-5-2023

Trên tờ VietnamNet hôm nay có bài “Vì sao phải sợ?” viết về câu chuyện bộ máy chính quyền trì trệ, sợ trách nhiệm ở TP.HCM hiện nay.

Vài câu hỏi nhức nhối ngày 30-4

Từ Thức

48 năm! Gần một nửa thế kỷ trôi qua, vết thương vẫn chưa lành. Và chắc sẽ không bao giờ lành đối với hàng triệu gia đình, trong khi có những người khác, đứng đầu là nhà nước, có cơ hội “hát trên những xác người” để ăn mừng chiến thắng. Có cơ hội để khoe khoang, đánh bóng quá khứ, để dân quên thực tại đất nước không có gì đáng kiêu hãnh.

Thư ngỏ gửi ông Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo

Đào Tiến Thi

4-5-2023

(Về vụ án cô giáo Lê Thị Dung, GĐ Trung tâm GDTX huyện Hưng Nguyên, tỉnh Nghệ An)

Rạn nứt trong gia đình Lý Quang Diệu và dấu hỏi về chế độ ‘chuyên chế nhân từ’

New York Times

Biên dịch: NCQT/Nguyễn Hải Hoành

24-4-2023

Các chế độ chuyên chế nhân từ [benevolent autocracies] có mang lại kết quả tốt hơn các chế độ dân chủ hay không? Tôi luôn suy nghĩ về điều này từ mùa hè vừa qua, khi nghe những người Kenya có trình độ giáo dục cao nói với tôi rằng chế độ dân chủ không mang lại sự phát triển kinh tế mà họ đang rất cần. Họ hết lời ca ngợi Lý Quang Diệu, người cha lập quốc của Singapore hiện đại, người chỉ trong vòng một thế hệ đã biến quốc gia-thành phố nghèo khổ của ông thành một trong những xã hội giàu có nhất Trái Đất.

Chân dung Dương Thu Hương

Nguyễn Đăng Mạnh

3-5-2023

LGT: Bài viết sau đây trích từ chương XXII, Hồi ký Nguyễn Đăng Mạnh, xuất bản năm 2008. GS Nguyễn Đăng Mạnh (1930-2018) từng là chủ nhiệm bộ môn Văn học Việt Nam hiện đại, khoa Ngữ văn, trường Đại học Sư phạm Hà Nội và là chủ biên một số bộ sách giáo khoa Ngữ văn, chương trình trung học trước đây.

***

Không chấp nhận ‘đa nguyên, đa đảng’ nhưng có thể đa… vương (Phần 2)

Blog VOA

Trân Văn

3-5-2023

Tiếp theo phần 1

Chuyện chưa ngừng ở đó, sự tùy tiện, càn rỡ ấy thể hiện cả trong công an – lực lượng bảo vệ, thực thi pháp luật và nay đang ngăn ngừa tệ nạn “say rượu lái xe”.

Chắc chắn dân chúng các quốc gia văn minh không thể tưởng tượng được rằng đã sang thập niên thứ ba của thế kỷ 21 mà vẫn còn những tình huống như sĩ quan quân đội kháng cự lực lượng bảo vệ, thực thi pháp luật dân sự dù rõ ràng anh ta “say rượu lái xe”. Khi phương tiện của sĩ quan quân đội này bị tạm giữ thì phát sinh thêm tình huống các sĩ quan, binh sĩ cùng đơn vị đổ đến “giải cứu”. Do “giải cứu” bất thành, cay cú vì không thể đòi lại… “tang vật”, viên đồn trưởng đã chỉ đạo thuộc cấp chuyển sang bao vây, đòi những cá nhân đang bảo vệ và thực thi pháp luật… “xuất trình giấy tờ” vì hiện diện trong khu vực thuộc… phạm vi kiểm soát của đơn vị quân đội! Cuối cùng, các thành viên của lực lượng bảo vệ trật tự, trị an và lực lượng quốc phòng xoay qua thóa mạ, hăm dọa lẫn nhau, bất kể dân chúng xúm vào ghi hình và sự kiện sẽ lan truyền như vết dầu loang…

Tuy nhiên đó vẫn chưa phải là điều đáng bận tâm nhất. Điều đáng bận tâm nhất là dường như cả hệ thống chính trị, hệ thống công quyền từ địa phương đến trung ương đều xem sự kiện này là… bình thường. Bộ Chỉ huy Biên phòng Quảng Trị, Bộ Tư lệnh Biên phòng, Bộ Quốc phòng, Công an Quảng Trị, Bộ Công an im lặng. Chính quyền tỉnh Quảng Trị, chính phủ cũng không thèm bận tâm. Nơi duy nhất lên tiếng là chính quyền huyện Triệu Phong và có thể cũng vì cho rằng đó chỉ là… “chuyện” nhỏ nên Chủ tịch huyện bảo với công chúng rằng: Sau đợt… nghỉ lễ (30 tháng 4 và 1 tháng 5) mới làm rõ. Cứ như nhận định của viên Chủ tịch huyện thì: Chắc có sự hiểu nhầm. Chuyện tuần tra, kiểm soát đúng hay sai thuộc ngành dọc (công an và biên phòng). Phía huyện đã giao cho hai đơn vị làm việc với nhau để giải quyết vụ việc, thông tin rõ ràng, tránh sự hiểu nhầm (1).

Những người Việt đang cư trú bên ngoài Việt Nam (bao gồm những người chỉ tạm trú để làm việc hay học hành) đều có thể trả lời về việc, ở quốc gia họ đang cư trú, nếu xảy ra sự kiện như vừa xảy ra cách nay mươi ngày ở Triệu Phong – Quảng Trị thì sự kiện ấy có được xem là… “bình thường” hay không (?). Những viên chức lãnh đạo các lực lượng bảo vệ trật tự trị an và quốc phòng, kể cả chính phủ có thể gạt loại sự kiện ấy qua một bên, không bận tâm điều tra và chẳng thèm giải trình vì… “không đáng” hay không (?)… Câu trả lời chắc chắn sẽ là KHÔNG do hai lẽ: Dân chúng những xứ khác không bao giờ chấp nhận những biểu hiện càn rỡ khó tưởng như thế. Nếu lờ đi, các tổ chức chính trị đối lập với đảng cầm quyền sẽ biến đảng cầm quyền thành mục tiêu cho búa rìu dư luận, đảng cầm quyền khó mà có thể giữ thế đa số để tiếp tục cầm quyền trong nhiệm kỳ sau.

Chỉ ở Việt Nam – nơi phủ nhận đa nguyên chính trị (tức là sự đa dạng về ý thức hệ) và triệt tiêu đa đảng mới có tình trạng địa phương này, ngành kia trở thành những lãnh địa bất khả xâm phạm, kẻ đứng đầu – dẫu chỉ là đồn trưởng biên phòng – vẫn có thể hành xử như lãnh chúa. Lãnh chúa – lãnh địa xuất hiện và tồn tại khắp nơi do dân chúng không có quyền đánh giá, lựa chọn bất kỳ tổ chức chính trị nào khác. Khi đảng CSVN không phải cạnh tranh về quyền lực thì tất cả những phát ngôn, hành xử càn rỡ, tùy tiện đều có thể biến thành… “bình thường”, hay… “chuyện nhỏ”, trừ những phát ngôn, hành xử đe dọa quyền lãnh đạo toàn diện, tuyệt đối của đảng CSVN. Sự lãnh đạo toàn diện, tuyệt đối của đảng CSVN đã tạo điều kiện cho CAND, QĐND có thể “tự tung, tự tác” như đã biết và đang thấy. Cho nên CAND mới giương cao khẩu hiệu… “còn đảng, còn mình” và QĐND giữ vững lời thề… “trung thành tuyệt đối” và bảo vệ đảng CSVN đến cùng!

Chẳng riêng… “lực lượng vũ trang nhân dân” tùy tiện, càn rỡ mà hệ thống chính trị, hệ thống công quyền, hệ thống tư pháp cũng tùy tiện, càn rỡ y hệt như thế. Cách nay ít ngày, thiên hạ được xem một video clip, ghi lại phát biểu của ông Phạm Văn Thiều – Phó Bí thư kiêm Chủ tịch tỉnh Bạc Liêu tại “Hội nghị sơ kết thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ thành phố Bạc Liêu lần thứ XII, nhiệm kỳ 2020-2025”. Theo ông Thiều, muốn “kích cầu du lịch”, các cơ quan hữu trách như công an, văn hóa phải dỡ bỏ hạn chế về giờ hoạt động của nhà hàng, quán xá (hiện là 23 giờ tối) để mọi người có thể “chơi cho đã”. Ông Thiều còn yêu cầu công an ngưng túc trực trước các quán nhậu để phạt những người “say rượu lái xe” vì làm như thế là… “gây thiệt hại cho kinh tế và du lịch địa phương” trong khi… “say rượu lái xe” thuộc phạm trù… “hồn ai nấy giữ(2).

Xin lưu ý, “say rượu lái xe” là một trong những nguyên nhân khiến tai nạn giao thông trở thành vấn nạn nghiêm trọng kéo dài đã vài thập niên tại Việt Nam. Năm 2019, Quốc hội Việt Nam thông qua đạo luật “phòng chống tác hại của rượu bia”, song song với đạo luật có hiệu lực từ năm 2020 này, chính phủ Việt Nam ban hành một nghị định (100/2019/NĐ-CP) nhằm hướng dẫn thực thi bài trừ tệ nạn “say rượu lái xe”. Theo thời gian, các biện pháp (trong đó có chuyện cử công an “canh” trước các nhà hàng, quán nhậu) cũng như mức phạt “say rượu lái xe” càng ngày càng nghiêm nhặt. Khi phát biểu như vừa trích dẫn, rõ ràng Phó Bí thư Tỉnh ủy kiêm Chủ tịch tỉnh Bạc Liêu không thèm bận tâm đến các quy định pháp luật cũng như nỗ lực của hệ thống chính trị, hệ thống công quyền tại Việt Nam.

Chính “nhà nước XHCN” và “pháp chế XHCN” tạo ra những viên chức chỉ đạo tùy tiện, càn rỡ như ông Thiều! Chuyện chưa ngừng ở đó, sự tùy tiện, càn rỡ ấy thể hiện cả trong công an – lực lượng bảo vệ, thực thi pháp luật và nay đang ngăn ngừa tệ nạn “say rượu lái xe”. Giống như nhiều quốc gia khác, Việt Nam cũng có quy định về nồng độ cồn trong máu (Quyết định 320/QĐ-BYT do Bộ Y tế ban hành ngày 23/1/2014) và chấp nhận hơi thở có thể có nồng đồ cồn ở mức nhất định do sự chuyển hóa của đồ ăn, thức uống trong cơ thể (cồn tự nhiên). Tuy nhiên CAND không thừa nhận Quyết định 320/QĐ-BYT, không chấp nhận “cồn tự nhiên”, ai cũng có thể bị phạt nếu lúc được yêu cầu thử nồng đồ cồn trong máu, ống thử xác định hơi thở có… cồn (3). Đây cũng là lý do không ít người… hoan hô ông Phạm Văn Thiều (4).

***

Song song với việc giương cao khẩu hiệu “Sống, làm việc theo Hiến pháp, pháp luật”, xác định khẩu hiệu này như một loại tuyên ngôn của “nhà nước pháp quyền XHCN”, hệ thống chính trị, hệ thống công quyền Việt Nam còn khuyến khích viên chức trong hệ thống chính trị, hệ thống công quyền “dám nghĩ, dám làm, dám đột phá”. Trong khi chính quyền các quốc gia văn minh vận hành theo phương thức chỉ cho phép viên chức của tất cả các ngành, các cấp “làm những điều được luật pháp cho phép” để ngăn ngừa việc hành xử công quyền tùy tiện, càn rỡ thì tháng trước, Bộ Nội vụ trình chính phủ Việt Nam dự thảo “Nghị định Quy định về khuyến khích, bảo vệ cán bộ năng động, sáng tạo, dám nghĩ, dám làm, dám đột phá vì lợi ích chung”.

Thay vì điều chỉnh các quy phạm pháp luật sao cho hợp lý, nâng cao hiệu quả hoạt động của hệ thống chính trị, hệ thống công quyền thì tại Việt Nam, viên chức của các hệ thống này được khuyến khích “dám nghĩ, dám làm, dám đột phá”, thậm chí còn muốn lập quy để muốn làm gì thì cứ… thử trở thành… tiêu chí trong hành xử công quyền. Với dự thảo nghị định vừa kể, nếu dám… vượt qua hàng rào các quy phạm pháp luật, các viên chức sẽ được… “bảo vệ(5), được… “tuyên dương, khen thưởng” và được… “ưu tiên bồi dưỡng, quy hoạch, bổ nhiệm vào vị trí cao hơn hoặc được bổ nhiệm, quy hoạch vượt cấp(6)! Những hệ thống không có khả năng tự điều chỉnh đã vậy lại còn cương quyết chống “tự diễn biến, tự chuyển hóa” – vốn là động lực tiến hóa, phát triển – sẽ đưa xứ sở và dân tộc mà các hệ thống ấy “lãnh đạo toàn diện, tuyệt đối” đến đâu ngoài sự hỗn loạn?

Chú thích

(1) https://vov.vn/xa-hoi/tin-24h/huyen-trieu-phong-quang-tri-se-xu-ly-vu-tranh-cai-giua-bo-doi-bien-phong-va-csgt-sau-nghi-le-post1017239.vov

(2) https://www.tiktok.com/@vtvcab.tintuc/video/7227502648189144322

(3) https://tuoitre.vn/cuc-truong-csgt-khong-co-chuyen-an-hoa-qua-uong-siro-bi-phat-nong-do-con-20200109190711144.htm

(4) https://nld.com.vn/thoi-su/clip-phat-bieu-cua-chu-tich-ubnd-tinh-bac-lieu-gay-bao-mang-20230429155935404.htm

(5) https://vnexpress.net/bo-noi-vu-de-xuat-can-bo-dam-nghi-dam-lam-duoc-mien-ky-luat-4585334.html

(6) https://thanhnien.vn/can-bo-dam-nghi-dam-lam-co-the-duoc-bo-nhiem-vuot-cap-185230327120610693.htm

“Những thiên đường mù” của Dương Thu Hương

Luật Khoa

Trịnh Hữu Long

2-5-2023

Lịch sử Việt Nam qua câu chuyện của một gia đình

Thập niên 1980 ở nước ta không chỉ có “giá-lương-tiền”, cuộc khủng hoảng thuyền nhân và công cuộc Đổi Mới. Đó còn là thời kỳ tự do hóa một cách dè dặt trong văn nghệ, hay giai đoạn cuối thập niên này còn được gọi là thời kỳ “cởi trói”, với dấu ấn của Tổng Bí thư Nguyễn Văn Linh và tướng Trần Độ – Trưởng ban Tư tưởng – Văn hóa Trung ương. [1]

Tiến sĩ Nguyễn Quang A bị hoãn xuất cảnh vì “liên quan đến an ninh”

RFA

2-5-2023

Tiến sĩ Nguyễn Quang A, một trong những lãnh đạo xã hội dân sự của Việt Nam, bị tạm hoãn xuất cảnh vì lý do “an ninh” khi ông rời Hà Nội đi du lịch Thái Lan vào ngày 1/5.

Không chấp nhận ‘đa nguyên, đa đảng’ nhưng có thể đa… vương (Phần 1)

Blog VOA

Trân Văn

2-5-2023

Ở những quốc gia văn minh, không bao giờ xảy ra tình trạng, dẫu đã phát giác tội phạm nhưng hệ thống bảo vệ và thực thi pháp luật dân sự phải ngừng lại vì nghi can làm việc cho… Bộ Quốc phòng. Ảnh minh họa. Nguồn: Reuters

Chuyện nay muốn kể lại nhân ngày 30/4

Quốc Phong

30-4-2023

LGT: Tác giả bài viết sau đây là một nhà báo, từng giữ chức Phó Tổng biên tập báo Thanh niên.

Vì sao đã gần năm chục năm, đất nước ta vẫn chưa hàn gắn xong “vết thương lòng” để hòa giải và hòa hợp dân tộc?

Dương Thu Hương nghĩ về Hồ Chí Minh

Hà Sĩ Phu

2-5-2023

(Đề tài nhạy cảm cần được nghiền ngẫm và bàn luận)

Bên cạnh niềm vui chung và tự hào về giải Cino-Del-Duca cao quý của Dương Thu Hương, cũng xin nhắc lại ý kiến của Dương Thu Hương về Hồ Chí Minh để cùng tham khảo, và tham khảo cả những ý kiến còn rất trái ngược.

Vẫn ‘chậm chễ’ trong xin lỗi, đính chính

Blog VOA

Trân Văn

1-5-2023

Trích xuất từ chương trình Vua Tiếng Việt trên kênh YouTube của Gameshow Truyền Hình Việt Nam.

Nhà nước CSVN có chủ trương hòa giải và hòa hợp dân tộc hay không?

Trương Nhân Tuấn

1-5-2023

Đọc một số bài viết trên các trang mạng BBC, VOA, RFA… nhân nói về biến cố 30 tháng 4 năm 1975, ta thấy một số bài có nội dung phê bình việc nhà nước CSVN “nói mà không làm” về chủ trương “hòa giải dân tộc”. Năm nào cũng cũng có những bài viết tương tự như vậy chớ không phải đặc biệt năm nay.

Ngày Quốc tế Lao động: Bàn chuyện án oan của bà Lê Thị Dung

Chu Mộng Long

1-5-2023

Bà Lê Thị Dung không là thường dân. Trước khi bị kỉ luật khiển trách và tiếp theo là lãnh án tù 5 năm, bà là đảng viên, Bí thư chi bộ, Giám đốc Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp – Giáo dục thường xuyên. Chức vụ ấy, dù nhỏ, nhưng không phải do dân bầu mà đảng cử, quan trên cử. Lẽ ra Đảng và cấp trên phải yêu bà như máu thịt, nhưng thật nghịch lý là bà bị chính đồng chí và hệ thống quan quyền cấp trên của bà trừng phạt khốc liệt!

Trao đổi với “Lính già Việt Nam Cộng hòa” Chu Tất Tiến (Kỳ cuối)

Cù Huy Hà Vũ

30-4-2023

Tiếp theo kỳ 1

Ảnh: Cù Huy Hà Vũ, Chu Tất Tiến và những người bạn. Nguồn: Tác giả gửi tới TD