46 năm sau, ‘ta’ vẫn chưa thể tử tế bằng… ‘ngụy’!

Blog VOA

Trân Văn

26-4-2021

Bà Thiều Thị Tân, một trong những cựu tù nhân nổi tiếng thời Việt Nam Cộng hòa (VNCH) và là một trong những tấm gương của… chủ nghĩa anh hùng cách mạng (1) thành ra chẳng xa lạ gì với dân chúng Việt Nam, vừa liên lạc với ông Mạc Văn Trang (từng làm việc tại Viện Khoa học Giáo dục thuộc Bộ GDĐT Việt Nam khoảng 30 năm) đề nghị ông ghi lại và giới thiệu về giai đoạn bà bị giam ở Bệnh viện Tâm trí mà thiên hạ quen gọi là Nhà thương điên Biên Hòa năm 1972…

‘Đánh tráo khái niệm’ thời Covid-19

Blog VOA

Trân Văn

23-3-2020

Hình minh họa, social distancing. Nguồn: Reuters

Đã có hàng chục ngàn người Việt từ khắp nơi trên thế giới quay về Việt Nam (1) và sắp tới sẽ có vài chục ngàn người Việt nữa trở về từ các ổ dịch ở châu Âu, châu Á (2). Lối thông tin của các viên chức hữu trách và phương thức tuyên truyền của hệ thống truyền thông chính thức đang biến những công dân Việt Nam quay về với gia đình, quê hương trở thành một loại… ký sinh trùng, vừa… đáng khinh, vừa… đáng giận. Bên dưới tấm áo khoác “nhân đạo” và “ưu việt” là tội ác: Kích động người Việt cắn xé lẫn nhau…

Tâm sự cuối đời về tượng Thương Tiếc của điêu khắc gia Nguyễn Thanh Thu

Nguyễn Tuấn Khoa

2-4-2019

Điêu khắc gia (ĐKG) Nguyễn Thanh Thu nói với tôi rằng, ông làm nhiều tượng quá đến nỗi bây giờ, ở tuổi già, ông không sao nhớ hết, thậm chí nhìn tượng mà không thể nhớ được tên tượng và nơi đã đặt tượng.

Cái chết của An là bài học cho những ai đang ngụp lặn chốn quan trường

Lưu Trọng Văn

19-10-2019

Thứ trưởng Lê Hải An vừa qua đời ngày 17/10/2019. Photo Courtesy

Gã cần có một khoanh nghỉ để ngẫm. Nghỉ ở đâu? Một làng dừa ven Hội An. Ngẫm sách nào? Quốc gia Khởi nghiệp nói về Israel.

Trong cái gọi là Chủ nghĩa xã hội có gì?

FB Đỗ Ngà

4-7-2018

Chủ nghĩa là gì? Là một loại định hướng tư tưởng. Chủ nghĩa có thể được viết thành văn cũng có những chủ nghĩa bất thành văn. Có những chủ nghĩa nó tồn tại ngắn ngủi, cũng có những chủ nghĩa tồn tại cùng với văn hóa của một dân tộc. Có những chủ nghĩa nó tồn tại trong những cá nhân riêng rẽ, có những chủ nghĩa nó tiêm nhiễm mọi thành phần xã hội vv…

Nếu ở Việt Nam, tân Thủ tướng Phần Lan chỉ là nhân viên quèn

Bá Tân

11-12-2019

Bà Sanna Marin, tân Thủ tướng Phần Lan. Photo Courtesy

Không chỉ dẫn đầu về lĩnh vực giáo dục, Phần Lan còn là quốc gia thuộc top đầu thế giới đem lại cuộc sống thịnh vượng hạnh phúc cho người Dân. Kỳ tích ấy bắt nguồn từ hai phía: Người Dân hết lòng vì đất nước, quan chức hết lòng vì người Dân.

Tổng thống và thái tử

Người Việt

Lê Phan

24-11-2018

Tổng Thống Donald Trump (phải) trò chuyện với Thái Tử Saudi Arabia Mohammed bin Salman trong lần gặp tại Washington, DC, hôm 20 Tháng Ba, 2018. (Hình: Kevin Dietsch-Pool/Getty Images)

Hoa Kỳ đã có thời là tiếng nói lương tâm của nhân loại, và tiếng nói lương tâm đó đã có ảnh hưởng quan trọng cho hòa bình thế giới và uy tín của Hoa Kỳ.

Nỗi đau của người lao động hậu ‘tái cấu trúc’ ngành dầu khí

RFA

L.D. Phương

24-10-2017

Ông Đinh La Thăng thời còn làm Chủ tịch PetroVietnam phát biểu tại một lễ khai mạc bên lề Thượng đỉnh G20 ở Seoul, Hàn Quốc hôm 10/12/2010. Ảnh: AFP

Từ bài viết có tựa đề “Thanh hay Thăng?” của nhà báo Huy Đức được đăng trên Facebook; tôi xin được nêu lên đây câu chuyện buồn của tập thể nhân viên lái xe và bảo vệ thuộc Tổng Công ty Khí Việt Nam (gọi tắt là PVGas) để minh hoạ thêm về những mất mát đau đớn của PVC.

Tôi là người công tác trong ngành dầu khí tính đến nay đã được 34 năm, trong đó có 29 năm phục vụ lái xe cho PVGas nên ít nhiều cũng biết được một số biến cố trong ngành dầu khí. Những năm bác Thăng làm Chủ tịch PVN có nhiều kẻ vui và hạnh phúc tột độ song lại cũng có rất nhiều số phận phải long đong, đau khổ mà điển hình là số phận của 74 lái xe và 69 công nhân bảo vệ thuộc PVGas.

Không thể “giải cứu” mà là điều chỉnh

Nguyễn Huy Cường

19-12-2023

Nửa năm 2023 có 100.000 doanh nghiệp giải thể. Nếu mỗi doanh nghiệp có bình quân 20 lao động thì đã có 2 triệu người rời công việc.

Nhân dân, zui ha!

Lê Huyền Ái Mỹ

8-12-2023

Hôm qua, “nín thở” chờ coi kết quả phiếu tín nhiệm của TPHCM.

Ông Đặng Hùng Võ nên trả lời bà con Vườn Rau Lộc Hưng

Đoàn Bảo Châu

2-1-2020

Ông Đặng Hùng Võ. Ảnh: internet

1. Luật đất đai mới năm 1993 tại Điều 99 và Điều 100 quy định Nhà nước cấp sổ đỏ (Giấy CNQSDĐ) cho hộ gia đình, cá nhân đang sử dụng đất ổn định, có giấy tờ về nguồn gốc sử dụng đất, được UBND cấp xã xác nhận đã sử dụng trước ngày 15/10/1993.

Mảnh đất VRLH chẳng những thoả mãn điều kiện trên mà còn có nguồn gốc từ năm 1954, đã nộp thuế liên tục 17 năm từ năm 1982 tới năm 1999.

Tâm Thư Gởi Người Yêu Nước

Kha Lương Ngãi

5-8-2017

Kính thưa Quý vi,

Tổ quốc ta đang thực sự lâm nguy! Trong những ngày cuối tháng 7/2017 vừa qua, kẻ thù bành trướng Bắc Kinh đang ngang nhiên đe dọa tấn công quân sự, ngăn cấm VN không được khai thác dầu khí tại mỏ Rồng Đỏ, bãi Tư Chính, cùng nhiều nơi khác trên vùng biển thuộc chủ quyền của VN mà nhà cầm quyền VN lại đang cam chịu khuất phục.

Ảnh minh họa. Nguồn: internet

Như vậy là “bạn 4 tốt, 16 chữ vàng” hiện đang thực hiện chiến lược “tằm ăn dâu”, tiến dần tới biến đất nước ta thành “khu tự trị” như Tân Cương, Tây Tạng. Trong tình thế nước sôi lửa bỏng này, lẽ ra Đảng CS, Nhà nước, Quốc hội Việt Nam, phải khẩn cấp ra lời kêu gọi toàn dân đoàn kết, đứng lên cứu nước và bản thân Đảng, Nhà nước phải sớm từ bỏ “đường lối đối ngoại 3 không” tự trói tay chân mình, nhanh chóng tìm cách ký hiệp ước liên minh, đồng minh với Mỹ, là nước có chung lợi ích chiến lược với VN ở Biển Đông và đặc biệt là phải sớm thiết lập nền chính trị dân chủ đa nguyên, nhà nước pháp quyền với “tam quyền phân lập”, nền kính tế thị trường tự do đích thực và một xã hội dân sự phát triển. Chỉ có như thế thì VN mới có thể nhanh chóng giàu mạnh, tự bảo vệ được “độc lập chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ” với sự trợ giúp của Mỹ và các nước dân chủ, văn minh, tiến bộ trên thế giới.

Để bản Hiến pháp không bị coi là tờ giấy lộn

Hoàng Hải Vân

11-5-2019

Ngày 12-5 của 11 năm trước, nhà báo Nguyễn Việt Chiến của báo Thanh Niên và nhà báo Nguyễn Văn Hải của báo Tuổi Trẻ bị bắt vì viết bài chống tham nhũng trong vụ PMU18. Ngày hôm sau, Thanh Niên và Tuổi Trẻ đưa tin phản đối. Hôm sau nữa,14-5, Thanh Niên giật cái tít “Hãy trả tự do cho các nhà báo chân chính”. Đó là cái tít gây sóng gió trong làng báo, do chinh tôi thực hiện trong khoảnh khắc được tự do.

Giáo dục liêm sỉ

Lê Xuân Thọ

30-5-2019

Trong 1 nền giáo dục bỏ mặc liêm sỉ để chạy theo thành tích, thì vài năm sau nữa, nếu có xuất hiện thêm một ông Phó tổng Giám đốc Vietnam Airlines như ông Lê Hồng Hà đương nhiệm, yêu cầu phi hành đoàn và 215 hành khách phải dài cổ 72 phút chờ 1 người, cũng là điều… dễ hiểu.

Cộng sản chỉ thành công ở Việt Nam, chứ không phải ở Miến Điện hay Đông Nam Á

Jackhammer Nguyễn

19-2-2021

Hàng chục ngàn người dân biểu tình ở Yangon, Miến Điện, ngày 17/2/2021, phản đối vụ đảo chính của quân đội Miến. Nguồn: AP

Cuộc đảo chính ở Miến Điện bắt đầu ngày 1/2/2021, khi quân đội nước này bắt giam Tổng thống Win Myint, lãnh đạo Aung San Suu Kyi và các lãnh đạo của đảng Liên minh Quốc gia vì dân chủ, xóa bỏ chính quyền dân chủ vừa được dân bầu lên. Các cuộc biểu tình của đủ mọi thành phần, mọi giới trong xã hội, nổ ra tại các thành phố lớn, thách thức quân đội nước này.

Thưa ông Tổng cục trưởng Tổng cục Du lịch: Đại cục là đại cục nào?

VTC

Khánh Tú

19-5-2018

(VTC News) – Tổng cục trưởng Tổng cục Du lịch cho rằng, việc đoàn khách nước ngoài mặc áo in bản đồ có “đường lưỡi bò 9 đoạn” chỉ là một sự cố nhỏ, nên ứng xử mềm dẻo không để ảnh hưởng đến đại cục đang khiến dư luận sôi sục.

Dư luận đang hết sức bất bình trước sự việc tối 13/5 vừa qua, tại sân bay Cam Ranh, đoàn khách du lịch 14 người đến từ Trung Quốc sau khi cởi áo khoác ngoài, đã để lộ ra chiếc áo phông in bản đồ có “đường lưỡi bò 9 đoạn”.

Vấn đề là, báo cáo về vụ việc này, vị Tổng cục trưởng Tổng cục Du lịch của ta lại cho rằng, đó chỉ là một sự cố nhỏ, nên ứng xử mềm dẻo không để ảnh hưởng đến đại cục.

Câu nói này được ông Nguyễn Văn Tuấn, Tổng cục trưởng Tổng cục Du lịch phát ra trong buổi làm việc với Bộ trưởng, Chủ nhiệm VPCP Mai Tiến Dũng, với vai trò là Tổ trưởng Tổ công tác Thủ tướng cùng Tổ công tác làm việc, kiểm tra Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch (VHTT&DL) về tình hình thực hiện nhiệm vụ do Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ giao.

Cũng cần nói thêm, trong buổi làm việc ấy, ông Tuấn đã rất phấn khởi, hào hứng báo cáo về những thành tích trong việc thu hút khách du lịch nước ngoài. Có lẽ, chính vì đang “say sưa trên chiến thắng”, nên ông đã xem nhẹ vấn đề khi cho rằng, điều mà nhiều người cho rằng hết sức nghiêm trọng kia chỉ là “sự cố nhỏ” (?!). Và ông lo rằng, nếu không nhẹ nhàng, mềm dẻo, sẽ khiến khách du lịch Trung Quốc họ giận, như vậy ảnh hưởng đến “thành tựu” mà ngành của ông đang giành được?

Du khách Trung Quốc đến Cam Ranh mặc áo thun có bản đồ hình lưỡi bò. Ảnh: Internet

Từ suy luận ấy, chắc hẳn, cái “đại cục” mà ông Tuấn nhắc đến và lo ngại bị ảnh hưởng, chính là lượng du khách Trung Quốc đến Việt Nam giảm đi chăng?

Nếu đúng ông nghĩ vậy, thì ông đã nhầm, hoặc, ông đã chỉ nghĩ đến cái trước mắt, cho riêng ngành mình, mà không biết rằng, cái “đại cục” thực sự nhiều người nghĩ đến nó rộng lớn và thiêng liêng hơn nhiều.

Trước hết, phải khẳng định ngay rằng, đối với mỗi quốc gia, vấn đề chủ quyền dân tộc là trên hết và thiêng liêng nhất. Bất cứ kẻ nào vi phạm hoặc cố tình phớt lờ, xuyên tạc, xâm phạm điều đó đều là kẻ xấu, cần phải xử lý.

Trong trường hợp cụ thể này, đoàn du khách 14 người đến từ Trung Quốc đã cố tình vi phạm điều thiêng liêng nhất mà bất cứ người Việt Nam có lòng tự tôn dân tộc nào cũng đều trân trọng bằng mọi giá, giữ gìn, đó là chủ quyền quốc gia và sự toàn vẹn lãnh thổ.

Tất nhiên, những du khách kia họ chưa có biểu hiện xâm chiếm nước ta, nhưng, ở góc độ nào đó, họ đã “chiếm” trong suy nghĩ, bằng hành động tinh vi, nguy hiểm, xấc xược. Họ thừa biết sự nhạy cảm và ý nghĩa của cái đường lưỡi bò vô lý, khiến cả thế giới đang lên án kia. Vậy nhưng, họ vẫn cố tình mang nó khi đến đây với danh nghĩa là đi du lịch.

Tôi tin là họ không hề “vô tình” khi mặc những chiếc áo ấy. Vì, không ai lại vô tình một cách trùng hợp như vậy. Kể cả nếu vô tình thật, thì họ đã mặc nó từ ở nhà, ngay trong khi làm thủ tục nhập cảnh, chứ không phải đợi đến lúc đã qua khâu kiểm tra an ninh tại sân bay mới cởi áo khoác rồi để lộ ra.

Có thể khẳng định, hành động mặc áo phông tập thể của đám du khách là có ý đồ xấu. Ý đồ thực sự của họ là gì, tất nhiên ta không thể đoán biết hết được. Song, chỉ cần nhìn bằng cảm quan, có thể thấy, đó là hành động không thể chấp nhận được.

Khi đến bất cứ một quốc gia nào, những người có nhận thức đều phải hiểu và thuộc nằm lòng câu nói “nhập gia tùy tục”. Những người có tiền, đi du lịch, để nghỉ ngơi, thư giãn, mua sắm, họ càng phải biết điều đó. Nếu đó không phải là những du khách đến từ Trung Quốc, chúng ta có thể rộng lòng châm chước, vì nghĩ rằng những người này đến từ nước khác, không tìm hiểu tình hình thế giới, nên vô tình mua áo đồng phục và mặc ngẫu nhiên khi đến Việt Nam.

Nhưng đây là những người Trung Quốc, họ thừa biết đường 9 đoạn trơ trẽn và bất hợp pháp kia là gì, có ảnh hưởng thế nào đến quan hệ giữa hai nước. Họ đã cố tình mang theo nó, như để trêu ngươi, xúc phạm với người bản địa. Sâu xa hơn, rất có thể, đó còn là một âm mưu mang tính chính trị, theo tư tưởng bành trướng đặc trưng. Họ muốn truyền tải cái thông điệp sai trái rằng “đường 9 đoạn” kia thuộc về họ, và giờ là lúc họ mang đi truyền đạt với thế giới, trước hết là người dân Việt Nam, nơi ảnh hưởng trực tiếp.

Đương nhiên, điều đó là không thể chấp nhận đối với bất cứ người dân Việt Nam yêu nước nào. Chỉ tiếc rằng, không hiểu sao, một người làm đến chức Tổng cục trưởng lại có vẻ ngây thơ, coi nhẹ ý nghĩa chính trị của hành động xấc láo ấy.

Thử hỏi, nếu cơ quan chức năng không kịp thời phát hiện, để chúng mặc những chiếc áo ấy “diễu” vào địa phận nước ta, sau đó, trên báo chí, truyền thông xã hội thế giới xuất hiện những hình ảnh rồi chú thích với dòng chữ “ Đường 9 lưỡi đã xuất hiện và được Việt Nam chấp nhận”, lúc đó, ông Tuấn sẽ nghĩ như thế nào? Lúc đó, vấn đề đại cục là gì? Có phải chỉ là những con số thống kê lượng khách du lịch đến từ Trung Quốc nữa không?

Tôi biết, trong đường lối phát triển kinh tế nước ta hiện nay, du lịch là ngành được ưu tiên và kỳ vọng rất lớn. Nhưng theo tôi, chúng ta không thể chấp nhận sự phát triển, thu hút du khách bằng mọi giá, bất chấp những yếu tố khác, đặc biệt là vấn đề an ninh, chính trị.

Một nhóm người này làm được, sẽ mở đường cho những nhóm khác. Rồi, các nhóm khác sẽ ngày càng đông hơn. Lần này chỉ là đường lưỡi bò trên chiếc áo phông, lần sau sẽ là những chiếc băng rôn, khẩu hiệu, là những câu tuyên bố ngang ngược, láo xược khác. Lúc đó chúng ta xử lý ra sao?

Phải coi đây là chuyện lớn, không thể là “sự cố nhỏ” được. Chỉ khi coi nó là chuyện lớn, đặc biệt nghiêm trọng, ta mới có cách xử lý quyết liệt, hợp lý để vừa giữ được tinh thần tự tôn dân tộc, nhưng vẫn thu hút được khách du lịch đến với nước ta. Cách đó là gì ư? Theo tôi, trước hết phải xử lý nghiêm, từ chối nhập cảnh đối với những du khách kia, lưu vào sổ “đen”, cấm vĩnh viễn những kẻ đó quay lại.

Đồng thời, chúng ta phải cảnh cáo nghiêm khắc công ty lữ hành trực tiếp môi giới, dẫn đoàn khách đó sang; yêu cầu họ cam kết không tái phạm. Cùng với đó, lập tức ra quy định, bất cứ đơn vị kinh doanh du lịch nào để du khách có hành động xâm phạm, xuyên tạc về chủ quyền lãnh thổ của Việt Nam sẽ bị xử phạt nặng, thậm chí ngưng hợp tác. Chỉ có vậy, mới có thể khiến những ai đến với đất nước ta có cái nhìn đúng đắn và thực sự tôn trọng chủ quyền, lãnh thổ và con người Việt Nam.

Nếu ai cũng coi đây là “sự cố nhỏ” và lo ảnh hưởng đến cái “đại cục” mơ hồ nào đó, thì, cái “đại cục” thật sự bị xâm phạm nghiêm trọng lúc nào cũng chẳng biết đâu.

Đế quốc bành trướng, đế quốc lụn bại – Phần 2: Bài học Đài Loan

Nguyễn Thọ

11-7-2020

Tiếp theo Phần 1One China

Những doanh nhân Đài Loan như Jami coi việc CHND Trung Hoa lớn mạnh là một thách thức sống còn, nhưng là điều không tránh khỏi. Từ khi bị Mỹ bán đứng năm 1971, người Đài Loan hiểu hơn ai hết rằng: Chẳng ai phân bạn thù theo hệ tư tưởng, mà chỉ theo quyền lợi quốc gia.

Tâm thần và tâm tà

Lò Văn Củi

17-4-2018

Ông Hai Xích lô hỏi:

– Ê Bảy, mần gì mà mắt nhắm mắt mở vậy, thức cả đêm ha, viết tâm thơ cho con nhỏ nào chăng?

Anh Bảy Thọt trả lời:

– Dạ, hổng dám ông Hai ui. Con hổng dám học hửi… ý lộn, học hỏi quan đâu. Ý ông Hai là ông phá… ươi ươi… phó chứ, phó chủ tịch tỉnh Quảng Nam, xót xa rừng bị phá, nửa đêm viết tâm thơ gởi kiểm lâm chứ gì?

Chủ tịch Nhà nước đã hết thời?

Blog VOA

Trân Văn

23-7-2017

Chủ tịch Trần Đại Quang gặp cử tri ở thành phố HCM, tháng 6/2018. Nguồn: báo TT

Quyết định xử phạt báo điện tử VietNamNet 50 triệu đồng vì “thông tin sai sự thật” về chuyện ông Trần Đại Quang đồng tình với cử tri rằng cần có Luật Biểu tình và hứa sẽ báo cáo với Quốc hội mong muốn ấy của họ – là bằng chứng cho thấy, dường như Chủ tịch Nhà nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam đã hết thời.

Trịnh Xuân Thanh bị điều tra những gì?

GDVN

Xuân Quang

1-8-2017

Cơ quan Cảnh sát điều tra sẽ điều tra làm rõ Trịnh Xuân Thanh đã trốn chạy bằng cách nào? Ai đưa đối tượng bỏ trốn…?

Bộ Công an vừa công bố thông tin “Trịnh Xuân Thanh ra đầu thú”.

Trước đó, ngày 16/9/2016, cơ quan Cảnh sát điều tra đã ra quyết định khởi tố bị can đối với Trịnh Xuân Thanh về tội cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng, đồng thời ra lệnh bắt tạm giam và lệnh khám xét đối với Trịnh Xuân Thanh.

Đừng bị ám ảnh bởi chứng hoang tưởng tả khuynh

Hoàng Dũng/ Nguyễn Tiến Dũng

30-11-2019

Các tác giả của bản kiến nghị (11 người chứ không phải 12 như ban đầu vì PGS TS Nguyễn Tiến Dũng cho biết ông bị ghi tên khống vào văn bản kiến nghị, bất chấp ông đã nói rõ không đồng ý) chủ trương loại bỏ Francisco de Pina và Alexandre de Rhodes ra khỏi danh sách đặt tên đường, trường học ở Đà Nẵng, đưa ra mấy lý do sau: 1. Alexandre de Rhodes không phải là người chế tác chữ Quốc ngữ; 2. Alexandre de Rhodes công kích Nho, Lão, Phật; và 3. Alexandre de Rhodes “âm mưu dẫn quân viễn chinh Pháp tới xâm lược nước ta”.

Trọng và Thưởng khác nhau thế nào?

Jackhammer Nguyễn

7-3-2023

Vậy là “anh cán bộ đoàn” Võ Văn Thưởng trở thành một trong tứ trụ triều đình của nhà nước cộng sản Việt Nam, khi ông nhận chức chủ tịch nước vào ngày 2-3-2023. Với tuổi đời là 53, con đường hoạn lộ của ông Thưởng khá hanh thông và nhanh chóng, trong một hệ thống của những cụ già.

Một quyết định chưa từng có

Lưu Trọng Văn

1-10-2021

Trung tướng Nguyễn Văn Sơn, Phó bí thư Đảng ủy, Tư lệnh Cảnh sát biển Việt Nam. Ảnh: Hoàng Phong/VNE

Gần hết tướng lĩnh Bộ Tư lệnh CS Biển bị kỷ luật và bị đề nghị kỷ luật.

Bệnh của nông thôn…

Thái Hạo

31-5-2021

Hôm trước, lúc đang ngồi uống trà thì nghe tiếng trống đám ma, bố tôi nói, “mấy năm rồi không có người chết già”. Vì không hiểu nên tôi hỏi lại, bố giải thích, “toàn tuổi 50-60, chết ung thư là chính, có những xóm đàn ông “chết láng”, giờ chỉ còn sót 2 ông”. Một người khác lên tiếng “xóm tôi hiện tại đã đến 39 người đàn bà chết chồng rồi”. Bất giác kinh hãi.

Chết tiệt cộng sản – Chết tiệt tương lai

Thạch Đạt Lang

30-11-2017

Ảnh minh họa: Tương lai Việt Nam. Nguồn: internet

“Chết tiệt cộng sản” là cụm từ nguyền rủa mọi người đểu biết, không cần phải ba điều bốn chuyện, giải thích dài giòng, lê thê văn tự, thế nhưng “chết tiệt tương lại” thì có thể gây hiểu lầm nên cần phải nói cho rõ, bởi hai chữ “tương lai”, cho dù không hề viết hoa, ngó bộ “hơi bị” giống bút hiệu hay nick name của một ông giáo sư xã hội học trong nước. Hai chữ tương lai ở đây, người viết chỉ muốn nói đến những chuyện chưa, nhưng có thể xẩy ra trong thời gian sắp tới, nôm na theo tiếng nước ngoài là phiu-chơ-rờ (future), Không hề có ý ám chỉ ai hay vật thể, sự việc nào hết.

Hoa Kỳ và Tổng thống Ngô Đình Diệm (Phần cuối)

Đỗ Kim Thêm

22-11-2021

Tiếp theo phần Iphần II

Phần cuối: Những biểu hiện suy thoái của chế độ Ngô triều

Kể từ năm 1960, cơ cấu quyền lực của chế độ Ngô triều bắt đầu có những biểu hiện suy thoái, cụ thể là tình trạng an ninh nội chính bất ổn, nông dân bất mãn, trí thức chống đối và quân đội âm mưu đảo chánh.

An ninh nội chính bất ổn

Sau khi phá vỡ được quyền lực của các giáo phái tại miền Nam, ông Diệm nghĩ ngay đến biện pháp tiêu diệt mầm móng của Cộng sản nằm vùng. Mối lo âu của ông rất chính đáng là vì theo một ước lượng chung, sau ngày ký kết Hiệp định Genève, có khoảng 10.000 cán bộ Việt Minh còn ở lại tại miền Nam để lo xây dựng cơ sở đấu tranh cho tương lai. Các địa phương mà Việt Minh còn nhiều ảnh hưởng nhất là tại Cà Mau, Đồng Tháp Mười, Rạch Giá, Bến Tre, Phú Yên, Quảng Nam và Quảng Ngải.

Ông Diệm bắt đầu phát triển Phong trào Tố Cộng, mà kết qủa là có hằng ngàn người tình nghi bị  tống giam. Không phải chỉ có cán bộ Cộng Sản nằm vùng bị tố cáo và bắt giữ mà các ký giả, thành viên Công đoàn, tín đồ các giáo phái bất đồng chính kiến cũng bị vạ lây. Dù Nghị định có quy định là chính phủ có quyền bắt giam các nghi can nguy hiểm đến chế độ, nhưng các viên chức địa phương đã lạm dụng nhằm thanh toán các đối thủ trong địa bàn và gây hoang mang cho dân chúng. Tác hại này chính ông Diệm cũng không thể nhận ra và sửa sai, vì các báo cáo luôn sai lạc.

Ba năm sau, Đạo luật 10/59 ra đời có quy định về vai trò Toà án Quân sự. Nhiệm vụ của Toà không những nghiêm cấm đối lập chính trị mà còn có những biện pháp giam giữ và truy tố can phạm. Có nhiều ước lượng khác nhau về kết quả hoạt động của Toà này. Từ năm 1954 cho đến 1960 số tù nhân chính trị khoảng 50.000 người. Các số ước lượng không chính thức cao hơn, khoảng 150.000, số bị xử tử khoảng 12.000.  Luật này gây thương vong cho nhiều đảng viên và cuối cùng làm cho hoạt động của Cộng sản địa phương bị tê liệt.

Ngoài việc tăng cường các biện pháp an ninh gắt gao để cũng cố cho chế độ, ông Diệm càng mất dần các thiện cảm của nông dân qua các Quốc sách Cải cách Điền địa, Hành chánh địa phương và Ấp chiến lược.

Nông dân bất mãn

Cải cách Điền địa

Lễ phát tiền bồi thường truất hữu ruộng đất. Nguồn ảnh: Wikipedia

Hiểu rõ nỗi khổ của nông dân trong thời thuộc địa, nên ông Diệm quyết tâm cải thiện trong chế độ cộng hoà, như ông đã từng tuyên bố khi hoạch định chính sách: “Những cố gắng của chúng ta phải nhằm cải thiện đời sống quốc dân, nâng đỡ các giới cần lao, nhất là nông dân, san bằng những nỗi bất công, trừ diệt mọi mầm áp bức”.

Dù có quyết tâm thực hiện chương trình Cải cách Điền địa, nhưng trong thực tế, chính quyền đã một phần nào bị Toà Đại sứ Mỹ gây áp lực, và thành quả thu lượm được chỉ cải thiện một phần nào nhu cầu của nông dân.

Trong chiến tranh, Việt Minh đã tịch thu đất của đại điền chủ người Pháp và người Việt, phân phối lại cho nông dân.

Để tiến hành chương trình Cải cách Điền dịa, ngày 22/10/1956, Tổng thống Diệm cho ban hành Dụ số 57 nhằm trưng thu ruộng của tất cả các đại địa chủ để cho người nông dân nghèo mua trả góp. Nhờ thế, chánh phủ truất hữu 430.319 ha đất từ 1.085 đại điền chủ Nam kỳ và 220.813 mẫu ruộng của Pháp kiều.

Với 651.182 hecta đất, nông dân nghèo miền Nam và đồng bào miền Bắc di cư có cơ hội mua đất với giá rẻ và được trà góp trong 12 năm. Có nhiều trường hợp xảy ra là nông dân không trả nổi số tiền vay, cuối cùng được nhà nước tặng không.

Nhìn chung, giới điền chủ đều ủng hộ chính sách  của ông Diệm vì lý do là điền chủ miền Nam hưởng mức tối đa là 115 mẩu, (có tài liệu khác cho là chỉ có đến 100 mẩu),  phần còn lại được bồi thường trong khi Nhật Bản và Đại Hàn, quy định mức tái cấp tối đa là 2 mẩu để canh tác. Trước đây, họ bị xem như đã mất quyền sở hữu ruộng đất, nay chính phủ khôi phục, họ được quyền thu địa tô và lãnh tiền bồi thuờng thiệt hại nếu bị truất hữu.

Đối với 80% nông dân còn nghèo đói, thất học, không có an ninh, luôn bị du kích cộng sản đe dọa, nay họ có một cảm giác công bằng  và may mắn, là  vì từ không hay có ít đất, nay lên thành có nhiều đất hơn.

Theo một ước lượng trong năm 1955, 65% đất đai mền Nam nằm trong tay 10% dân chúng. Do đó, đời sống nông dân không cải thiện được nhiều.

Theo những nhận định khác, lý do chính là vì sau 10 năm thi hành biện pháp cải cách, chỉ có 55% số lượng đất này được cấp phát, cụ thể là, sau khi truất hữu 650.000 mẩu, ông Diệm phân phối cho nông dân khoảng 244.000 mẩu, phần còn lại được cấp phát cho đổng bào Công giáo di cư, binh sĩ và công chức. Một bất công tiềm ẩn trong dân chúng.

Do đó, đời sống nông dân, đặc biệt trong những năm thất mùa,  phải chịu hậu quả trầm trọng hơn. Việc giảm thuế địa tô từ 50% xuống tối đa còn 25% thu hoạch cũng không giúp cho họ khá hơn.

Ngược lại, một nhận xét trung thực là sản xuất nông phẩm tăng, gây nhiều tiếng vang cho Việt Nam trên thế giới. Từ năm 1955 đến 1962, mức sản xuất gạo đã tăng từ 2,8 triệu tấn đến 5 triệu tấn, còn xuất cảng tăng từ 70 ngàn tấn lên đến 323 ngàn tấn. Chính sách của ông Diệm thành công mà yếu tố chính là do viện trợ của Mỹ hào phóng.

Để giúp cho nông dân cải thiện phần nào, chương trình viện trợ nông phẩm của Mỹ mang tên Thực phẩm Phụng sự Hoà Bình (Food for Peace) trở thành nguồn cung cấp quan trọng. Khoản chi viện vật chất hào phóng này gồm lúa mì, bột mì, gạo và dầu ăn, nhưng không tới tay cho nông dân thụ hưởng, gây tiếng xấu cho ông Diệm.

Lý do là vì chính quyền địa phương tham nhũng và hàng viện trợ lại để cho các Cơ quan Cứu trợ Thiên Chúa giáo phân phối, có nghĩa là, trước hết phẩm vật đến tay cha xứ ở các tỉnh, và sau đó, dù không phải là hầu hết, nhưng nhiều nơi, lại ưu tiên cho tín đồ và một phần không nhỏ, được đưa ra bán ở thị trường chợ đen.

Nhưng nhìn chung, đời sống nông dân miền Nam vẫn con sung túc  hơn khi so với tình trạng nghèo đói miền Bắc, nơi mà các phong trào cải cách ruộng đất và hợp tác hoá theo mô hình của Mao Trạch Đông.

Hành chánh địa phương

Cũng giống như tại miền Bắc, địa phương tự trị là một đặc thù truyền thống của nông thôn miền Nam, “phép vua thua lệ làng” là một câu nói truyền tụng từ ngàn xưa vẫn còn đúng cho sinh hoạt hằng ngày tại đồng bằng sông Cửu Long; mọi việc “sau lũy tre xanh” như đề cử quan chức, xây đường đấp đê, tổ chức các ngày lể tết đều do dân chúng địa phương tự quyết định.

Để thay đổi, ông Diệm đưa ra các biện pháp nhân sự mới bằng cách điều động các viên chức từ địa phương khác tới, trong đó có cả thành phần người Bắc Công giáo di cư, hầu hết là những người chưa am tường tình hình địa phương mà chỉ lo việc tuân lệnh của chính phủ trung ương.

Ông Diệm còn thay đổi các địa danh tại nông thôn miền Nam còn âm hưởng Kampuchea ra thành Hán Việt. Rạch Giá là Kiên Giang, Cà Mau là An Xuyên, Trà Vinh là Vĩnh Bình, Chắc Cà Đao là Hoà Bình Thạnh, tất cả ngôn ngữ mới, dù là thanh tao và trang nhã, nhưng gây xa lạ cho cảm xúc gần gủi và quen thuộc của dân chúng từ lâu; do đó, cũng không tranh thủ được nhân tâm.

Thực ra, tranh chấp quyền lực trong sinh hoạt xã thôn là một vấn đề ngấm ngầm và phức tạp hơn nhân sự và địa danh. Mối quan hệ giữa địa chủ và nông dân không thuần là trong phạm vi kinh tế.

Vai trò của địa chủ tại nông thôn không thay đổi khi chế độ cộng hoà ra đời. Đó là một thái độ gia trưởng trong một xã hội cổ truyền còn sót lại, quyền lực tinh thần này không lệ thuộc vào cơ cấu hành chánh công quyền, họ còn nắm giử ưu thế trong mọi sinh hoạt địa phưong, cụ thể là làm chủ toạ các buổi lể quan trọng, kể cả trong quan hôn tang tế, trung gian mua bán nông phẩm, giải quyết các xung đột đủ loại. Do không cần phải có trách nhiệm giải trình theo luật pháp, nên có một khoảng trống chính trị đối với việc kiểm soát của chính quyền trung ương.

Dù ông Diệm có thiện chí trong việc cải cách hành chánh địa phương, nhưng được nhìn chung là sai lầm, gây bất mãn trong giới nông dân, mà điển hình nhất là việc thi hành quốc sách Ấp Chiến lược.

Quốc sách Ấp Chiến lược

Các xáo trộn tại nông thôn tiềm ẩn bắt đầu khi Tổng thống Diệm thực thi các chính sách nhằm cải thiện an ninh nông thôn, thoạt đầu là chính sách Dinh điền (1957), sau đó lả Khu Trù mật (1960) và cuối cùng là Ấp Chiến lược (1963).

Ấp Chiến lược. Nguồn ảnh: Wikipedia

Mục tiêu của các chương trình này là giúp cho địa phương tổ chức theo phương thức tự quản, tự phòng và tự phát triển. Tất cả các thôn ấp đều được bảo vệ bởi các rào cản kiên cố, các cổng chính ra vào làng được canh gác, ban ngày người dân được tự do đi lại và người lạ phải qua thủ tục kiểm soát, ban đêm các cổng được đóng lại.

Ngoài ra, các nơi còn có hệ thống báo động để phát hiện mọi trường hợp xâm nhập; thực tế là truy tìm dấu vết các cán bộ Việt Minh còn đang lén lút hoạt động, nhất là tại khu vực đồng bằng sông Cửu Long.

Để tổ chức cụ thể, chính quyền buộc nông dân dời nhà vào trong một khu vực có kiểm soát với lời hứa hẹn là tạo một cuộc sống tốt đẹp hơn. Nông dân  được mua vật liệu xây dựng với giá rẻ và trợ giúp khởi nghiệp, nhưng các quan chức tận dụng cơ chế để trục lợi bằng cách báo cáo sai lạc.

Thiện chí của ông Diệm giúp cho nông dân là chân thành mà khi thực hiện là không tới tay người thụ hưởng, trong khi giới chức địa phương làm lũng đoạn kế hoạch và không thực tâm cải thiện.

Dù ông Diệm có đi nhiều nơi để trực tiếp khánh thành hay kinh lý, nhưng việc thực hiện chính sách là ngoài tầm kiểm soát. Các thành công tại các địa điểm Khu Trù mật Vị Thanh (Chương Thiện) hay Cái Bè, Cai Lậy (Định Tường) hoàn toàn được địa phương dàn dựng giả tạo khi ông Diệm đi kinh lý, nên có quá nhiều thiệt hại, mà nhất là thanh danh cho chế độ.

Thiệt hại kinh tế cho nông dân không đáng kể. Trong tâm hồn chất phác của nông dân, khi bị buộc phải rời bỏ xóm làng quen thuộc và xa cách mồ mả tổ tiên là một mất mát tinh thần không thể bù đắp. Đó là lý do tại sao có nhiều người dân không hưởng ứng chương trình, lúc đầu tham gia vì bị áp lực, nhưng sau thời gian không thích nghi, cũng tìm cách ở về nơi củ.

Tình hình an ninh nông thôn suy sụp, do đó, ngày 10 tháng 10 năm 1961, Tổng thống Diệm phải ban bố “tình trạng khẩn cấp trên toàn lãnh thổ”. Ngày 7 tháng 12 năm 1961, Tổng thống Diệm công khai thú nhận là “Việt Nam Cộng Hòa đang phải đối đầu với một thảm hoạ lớn nhất trong lịch sử” và gởi thư cho Tổng thống John F. Kennedy xin tăng thêm viện trợ quân sự trong khi các biện pháp viện trợ của Mỹ tỏ ra không hữu hiệu.

Bất ổn nội tình làm cho một nghịch lý thành hình: Tổng thống Diệm không thể áp dụng cùng một lúc việc quân sự hoá và dân chủ hoá cho chế độ. Khi càng dập tắt các tiếng nói của các thành phần đối lập ở thành phố, ở nông thôn đường lối đấu tranh của MTGPMN càng thu hút hơn.

Thực tế cho thấy có nhiều nơi Việt Cộng kiểm soát 80% lãnh thổ, mức độ tử vong hằng tháng cho binh sĩ miền Nam lên khoảng 200 và số người bị thương lên hàng ngàn.

Thất bại này không phải là tại các vùng châu thổ sông Cửu Long đông dân, mà ngay trong vùng cao nguyên thưa thớt, nơi CIA có nhiều ảnh hưởng. Thành công của mô hình chiến khu Hải Yến ở Bình Hưng, Cà Mau do cha Nguyễn Lạc Hoá lãnh đạo những người Hoa chống Cộng không thể áp dụng cho cả nước, mà chỉ là một ngoại lệ.

Đâu là nguyên nhân?

Thực ra, không phải chỉ có ông Ngô Đình Nhu, Cố vấn Chính trị, là chịu trách nhiệm toàn bộ trong sự thất bại này, mà chính giới tại Washington có liên đới.

Trong khi ông Nhu cho là chiến thuật ngắn hạn là ưu tiên thì Cố vấn Roger Hilmans đề cao các biện pháp quân sự. Do đó, các biện pháp đấu tranh chính trị và cải thiện kinh tế cần giới hạn trong giai đoạn này.

Tướng Paul D. Harkins cho huy động trực thăng vận để yểm trợ các lực lượng bộ binh tại nhiều khu vực. Nhưng phương tiện dồi dào của Mỹ áp dụng cho khuôn khổ đấu tranh chống du kích chiến là không phù hợp, nhất là trong khi đang thiếu nhân tâm.

Các cuộc hành quân bộ binh có trực thăng yểm trợ thành công rõ rệt vì đẩy lui được du kích quân về các căn cứ địa, nhưng không thể hủy diệt toàn bộ Cộng quân vì có nông dân còn bao che hoặc do thiện tâm hoặc bị bắt buộc. Sau năm 1963, các quốc sách này đều bị bải bỏ.

(Xem chi tiết trong bài John F. Kennedy và cuộc chính biến 1 tháng 11 năm 1963.)

Về sau, khi thời gian lắng động và nhìn lại trong toàn cảnh, tất cả các phe phái, cho dù là theo phe thua hay thắng cuộc, còn mang nặng tinh thần suy tôn cụ Ngô hay chống đối Ngô triều, đều có những nhận định chung giống nhau.

Một là, có nhiều lý do để cho nông dân bất đắc dĩ phải bao che cho cán binh Cộng Sản hoạt động, hoặc là vì mối quan hệ thân nhân, hoặc là áp lực khủng bố địa phương mà họ không thể làm khác hơn.

Với trình độ đơn giản của nông dân, họ không có ý thức sâu xa về các mục tiêu đấu tranh giải phóng hay giai cấp, nhất là giai đoạn trước 1960, lý do chống Mỹ xâm lược chưa thành hình.

Nông dân cũng không phải là giới “ăn cơm quốc gia thờ ma Cộng Sản“ như một thiểu số trí thức ở thành phố sau này.

Hai là, nếu so với các biện pháp diệt Cộng cực kỳ đẩm máu được thi hành tại Mã Lai, Philippines hay trong chiến dịch Phượng Hoàng của chế độ Đệ nhị Cộng hoà, thì chính sách Tố Cộng và Diệt Cộng của ông Diệm đã không triệt để, bị bao che, một phần là vì chính quyền quá sơ hở hoặc bị mua chuộc. Do đó, mầm móng Cộng Sản vẫn còn và gây tác hại về sau.

Ba là, một lý do khác quan trọng không kém là kinh nghiệm chống du kích thành công tại Philippines và Mã Lai không thể áp dụng tại Việt Nam.

Sau khi Edward Lansdale, vì nhiều lý do khác nhau, không tiếp tục nhiệm vụ giúp cho ông Diệm, kinh nghiệm tại Philiipines không còn được ai tại Việt Nam quan tâm.

Ý thức tầm quan trọng của vấn đề, Tổng thống Diệm có yêu cầu Sir Robert Thompson, một chuyên gia Anh chống du kích thành danh tại Mã Lai tiếp tục vai trò cố vấn.

Theo ý kiến của Thompson, Việt Nam phải đặt trong tâm chiến lược trong đấu tranh chính trị với nông dân và sử dụng bộ binh, tuyệt đối tránh dùng không quân.

Thompson bác bỏ ưu thế của không quân và chỉ trích Mỹ nặng nề khi ném bom xóm làng, trong khi Mỹ chủ trương sử dụng trực thăng vận là ưu tiên.

Do đó, kinh nghiệm của Thompson cũng như Lansdale không đóng góp nhiều cho Tổng thống Diệm trong việc chống Cộng.

Bốn là, chính sách về nông thôn của Tổng thống Diệm thoạt đầu có thành công nhất định; về sau, chính việc Tướng Nguyễn Khánh quyết định huỷ bỏ làm cho các hoạt động du kích phát triển mạnh hơn và tình hình an ninh nông thôn càng xấu đi.

Khi thanh danh Tổng thống Diệm tại nông thôn không còn, thì trí thức thành thị bắt đầu nhận ra bản chất của chế độ Ngô triều, nên cũng lên tiếng chống đối.

Trí thức chống đối

Ngày 26 tháng Tư năm 1960, 18 trí thức gồm các viên chức cao cấp trong chính quyền đồng thanh lên tiếng yêu cầu cải cách chế độ qua một bảng Tuyên cáo mệnh danh là Caravelle.

Sở dĩ được gọi Caravelle vì địa điểm gặp gở là Hotel Caravelle, một khách sạn sang trọng bậc nhất của Sài Gòn, thực ra, danh xưng chính thức là Nhóm Tự do Tiến bộ.

Khách sạn Caravelle. Nguồn ảnh: Wikipedia

Với lời lẽ rất ôn hoà, Bảng Tuyên cáo của nhóm Caravelle cáo buộc các biện pháp chính trị, hành chính, xã hội và quân sự của chính quyền là sai lầm, làm cho dân chúng bất mãn và giảm tiềm lực đấu tranh chống Cộng. Để đối phó, chính quyền phải thực thi dân chủ và chấm dứt chế độ gia đình trị.

Trong khi hình thức đối lập công khai của tầng lớp trí thức chưa thành hình trong một chế độ độc tài, nên Tổng thống Diệm phản ứng mạnh tay. Tất cả những người ký tên trong Bảng Tuyên bố Caravelle bị quy kết cho là có liên hệ với Cộng sản.

Dù là các chính khách tên tuổi, có nhiều ảnh hưởng trong xã hội, thuộc nhiều khuynh hướng chính trị, tôn giáo khác nhau, chống Cộng, hay đối lập, Bảng Tuyên bố gây tiếng vang quá khiêm nhường.

Sau đó, ngay trong nội các lại có nhiều bất đồng chính kiến gay gắt. Cuối cùng, hậu quả là việc bốn Bộ trưởng Lâm Lễ Trinh (Nội Vụ), Trần Trung Dung (Phụ tá Quốc Phòng), Trần Chánh Thành (Thông Tin) và Nguyễn Văn Sĩ (Tư Pháp) từ chức.

Cho đến ngay nay, các trí thức lãnh đạo nhóm Caravelle như Phan Khắc Sửu, Trần Văn Văn, Trần Văn Đỗ  được ca ngợi là là những nhân sĩ liêm khiết, họ vẫn còn được dân chúng nể trọng vì những đóng góp cao quý cho đất nước.

Đa số nông dân và thiểu số trí thức bất mãn ngày càng nhiều. Họ lên tiếng công kích chế độ, nhưng không có kết quả.

Đến khi quân đội nhận thức là chế độ Ngô triều suy thoái, nguy cơ cho sinh mệnh của ông Diệm và chế độ trầm trọng hơn, đó là lý do xảy ra một cuộc âm mưu đảo chính.

Quân đội đảo chánh

Tình hình an ninh nội chính càng bất ổn, ông Diệm càng có ý thức hơn về sinh mệnh cho cá nhân và chế độ.

Cho đến năm 1963, ông đã bị mưu sát tất cả ba lần và đều bình yên. Nổi tiếng nhất là vụ ám sát ở hội chợ Ban Mê Thuột vào lúc 9 giờ sáng ngày 22 tháng 2 năm1957. Mưu sự bất thành, hung thủ là Hà Minh Trí, 22 tuổi bị bắt ngay tại trận. Về sau, Cộng Sản đã hãnh diện lên tiếng xác nhận là đã đứng ra tổ chức cả ba.

Nhưng ngày 11 tháng 11 năm 1960 mới là lần đầu tiên quân đội chống chế độ bằng cách đảo chính.

Cũng giống như đa số nông dân và trí thức, hầu hết các tướng lãnh cáo buộc ông Diệm đã bổ nhiệm các người thân cận nắm quân đội và đề nghị là vợ chồng ông Nhu đang lạm quyền phải  xuất ngoại. Nguyện vọng này không được ông Diệm quan tâm.

Do đó, một số sĩ quan cho là mâu thuẩn không còn giải pháp và cách hay nhất là phải lật đổ chế độ.

Không giống như các soạn thảo kế hoạch trong các lần sau, ngay trong lần đầu tiên này, mọi việc chuẩn bị diễn ra trong tuyệt mật, không có CIA hay Toà Đại sứ Mỹ tham gia.

Đại sứ Mỹ Durbrow, dù có lên tiếng chỉ trích cá nhân Tổng thống Diệm, nhưng quan điểm chính thức của chính phủ Mỹ là vẫn giữ lập trường ủng hộ chế độ.

Hai nhân vật đầu não của tổ chức đảo chính là Đại tá Nguyền Chánh Thi và Trung tá Vương Văn Đông. Tổ chức huy động được một Trung đoàn Thiết giáp, một đơn vị Hải quân và ba Tiểu đoàn Nhảy dù tham gia.

Lực lương đảo chính tấn công vào ngày 11 tháng 11 nằm 1960, nhưng không thể chiếm giử các mục tiêu quan trọng như Đài Phát thanh Sài Gòn hay ngăn chận các trục lộ giao thông chính vào thành phố.

Việc bao vây Dinh Độc Lập bị trì trệ, nên Tổng thống Diệm tìm cách hoãn binh, và tuyên bố là sẽ thoả hiệp với phe đảo chính để thành lập chính phủ lâm thời, nhưng thực tế là tìm cách huy động các lực lượng trung thành với đến giải cứu.

Đại tướng Lê Văn Tỵ, Tổng tham mưu trưởng QLVNCH, dù đồng ý hợp tác tạm thời với phe đảo chính, nhưng yêu cầu phải thương lượng với Tổng thống Diệm để tìm giải pháp.

Cuối cùng, may mắn cho ông Diệm là lực lượng trung thành còn đủ thời gian đến kịp và cuộc giao tranh diễn ra trong chớp nhoáng và khốc liệt. Quân đảo chính không đủ khả năng chống trả nên bị tiêu diệt. Tổng cộng có khoàng 400 người chết, trong đó có cả thường dân hiếu kỳ đi xem. Sau đó, các sĩ quan và chính khách tham gia bị đưa ra xét xử.

Ý thức được nguy cơ suy vong cho chế độ, Tổng thống Diệm càng thi hành nhiều biện pháp gắt gao. Để biện minh, ông Diệm cho là trong giai đoạn này hiểm hoạ xâm lăng của Cộng sản đã gần kề, chính quyền cần phải tập trung nguồn lực để bảo vệ đất nước. Các thành phần đối lập bị bắt giam nhiều hơn và một số bị mất tích.

Tóm lại, những thành tựu xây dựng của Tổng thống Diệm và quân dân miền Nam là đáng khâm phục. Nhưng kể từ năm 1960 trở đi, nhất là khi Mặt trận Giải phóng miền Nam (MTGPMN) ra đời, miền Nam và chính thể Đệ Nhất Việt Nam Cộng Hoà đi vào một giai đoạn bất ổn triền miên và kết thúc vào ngày 1/11/1963.

Nền kinh tế Trung Quốc đang thối rữa từ đầu não

Project-Syndicate

Tác giả: Daron Acemoglu

Đỗ Kim Thêm dịch

28-10-2022

Việc ông Tập Cận Bình xiết chặt kìm kẹp sắt đá đối với đảng lãnh đạo và nền kinh tế, chính trị của Trung Quốc, các cuộc tranh luận dai dẳng về tính bền vững của sự tăng trưởng đáng kinh ngạc của đất nước đã trở lại nổi bật. Mô hình độc đoán của Trung Quốc, sau khi tiến xa, rốt cuộc có thể không có gì quá đặc biệt. Bằng chứng về sự trì trệ này cho thấy càng ngày càng tăng.

Trung Quốc nhấn mạnh đến một vấn đề đã được tranh luận từ lâu về phát triển kinh tế: Liệu chế độ chuyên chế chỉ huy từ thượng tầng xuống cơ sở có thể vượt trội hơn các nền kinh tế thị trường tự do theo chiều hướng đổi mới và tăng trưởng?

Từ năm 1980 đến năm 2019, tốc độ tăng trưởng GDP trung bình hàng năm của Trung Quốc là hơn 8%, nhanh hơn bất kỳ nền kinh tế phương Tây nào, và trong những năm 2000, với việc sử dụng công nghệ của phương Tây, quỹ đạo kinh tế của nước này vượt quá mức bắt kịp về tăng trưởng Trung Quốc bắt đầu đầu tư công nghệ của riêng mình, sản xuất bằng sáng chế và ấn phẩm học thuật, đồng thời tạo ra các doanh nghiệp sáng tạo như Alibaba, Tencent, Baidu và Huawei.

Một số người phản đối đã nghĩ rằng, chuyện đó khó xảy ra. Trong khi nhiều kẻ chuyên quyền chủ trương về sự mở rộng kinh tế nhanh chóng, mà chưa bao giờ có một chế độ phi dân chủ nào tạo ra sự tăng trưởng dựa trên đổi mới, bền vững, một số người phương Tây đã bị mê hoặc bởi sức mạnh khoa học của Liên Xô trong thập niên 1950 và 1960, nhưng thường thì họ diễn đạt những thành kiến của riêng mình. Đến thập niên 1970, Liên Xô rõ ràng đã tụt hậu và trì trệ, do không có khả năng đổi mới trên một số lĩnh vực.

Đúng vậy, một số nhà quan sát nhạy bén của Trung Quốc đã chỉ ra rằng, sự kìm kẹp sắt đá của Đảng Cộng sản Trung Quốc đã là dấu hiệu không tốt cho triển vọng của đất nước. Nhưng quan điểm phổ biến hơn cho rằng, Trung Quốc sẽ duy trì sự tăng trưởng đáng kinh ngạc của mình. Mặc dù đã có những cuộc tranh luận về việc liệu Trung Quốc sẽ là một lực lượng lành tính hay ác tính trên toàn cầu, nhưng có rất ít bất đồng rằng sự tăng trưởng của nước này là không thể ngăn cản. Quỹ Tiền tệ Quốc tế và Ngân hàng Thế giới có thói quen dự đoán tốc độ tăng trưởng trước đây của Trung Quốc trong tương lai, và những cuốn sách có tựa đề như  When China Rules the World (Khi Trung Quốc thống trị thế giới) lan tộng khắp nơi.

Trong nhiều năm, người ta cũng nghe thấy những lập luận rằng, Trung Quốc đã đạt được trách nhiệm “giải trình mà không có dân chủ”, hoặc giới lãnh đạo Đảng Cộng sản Trung Quốc ít nhất bị hạn chế bởi các giới hạn về nhiệm kỳ, sự cân bằng quyền lực và các ngăn chận cho việc quản trị tốt đẹp khác. Trung Quốc đã nhận được lời khen ngợi vì đã thể hiện đức tính của việc lập kế hoạch cai trị và đưa ra một giải pháp tương ứng, thay thế cho chủ trương Đồng thuận Washington. Ngay cả những người đã công nhận mô hình của Trung Quốc là một hình thức của “chủ nghĩa tư bản nhà nước”, với tất cả những mâu thuẫn kéo theo, cũng dự đoán rằng, tình trạng tăng trưởng sẽ tiếp tục mà phần lớn không suy giảm.

Có lẽ lập luận mạnh mẽ nhất là Trung Quốc sẽ kiểm soát thế giới bằng khả năng đạt được sự thống trị toàn cầu trong trí tuệ nhân tạo. Với việc truy cập vào rất nhiều dữ liệu từ dân số khổng lồ của mình, với ít hạn chế về đạo đức và quyền riêng tư hơn so với những hạn chế mà các nhà nghiên cứu ở phương Tây phải đối phó và với rất nhiều đầu tư của nhà nước trong lĩnh vực trí tuệ nhân tạo, Trung Quốc được cho là có lợi thế rõ ràng trong lĩnh vực này.

Nhưng lập luận này luôn bị nghi ngờ. Người ta không thể đơn giản cho rằng, những tiến bộ trong lĩnh vực trí tuệ nhân tạo sẽ là nguồn chủ yếu của lợi thế kinh tế trong tương lai; chính phủ Trung Quốc sẽ cho phép nghiên cứu chất lượng cao đang tiến hành trong lĩnh vực này; hoặc các doanh nghiệp phương Tây bị cản trở đáng kể bởi quyền riêng tư và các quy định về dữ liệu khác.

Ngày nay, các triển vọng của Trung Quốc trông có vẻ kém khởi sắc hơn nhiều so với trước đây. Sau khi đã loại bỏ nhiều cơ chế kiểm tra nội bộ, Chủ tịch Tập Cận Bình đã sử dụng Đại hội toàn quốc lần thứ 20 của Đảng Cộng sản Trung Quốc để bảo đảm nhiệm kỳ thứ ba chưa từng có (không có các giới hạn nhiệm kỳ trong tương lai), và xếp sắp những người ủng hộ trung thành vào trong Ủy ban Thường vụ Bộ Chính trị đầy quyền lực.

Sự củng cố quyền lực này đang diễn ra, bất chấp những sai lầm nghiêm trọng của ông Tập mà nó đang kéo nền kinh tế đi xuống và làm giảm tiềm năng đổi mới của Trung Quốc. Chính sách “Zero COVID” của ông Tập phần lớn có thể tránh được và đã phải trả cái giá quá đắt, cũng như sự ủng hộ của ông đối với cuộc chiến của Nga ở Ukraine. Thậm chí ngày càng có nhiều sai lầm ngớ ngẩn hơn có thể xảy ra sau đó khi ông Tập nắm giữ quyền lực không được kiểm soát và được bao quanh bởi những người tùng phục, những người sẽ tránh nói với ông những gì ông cần phải nghe.

Nhưng sẽ là một sai lầm nếu kết luận rằng, mô hình tăng trưởng của Trung Quốc đang sụp đổ chỉ vì người lên ngôi không phù hợp. Việc chuyển hướng sang một đường lối kiểm soát cứng rắn hơn bắt đầu trong nhiệm kỳ đầu tiên của ông Tập (sau năm 2012) là không thể tránh khỏi.

Tình trạng tăng trưởng công nghiệp nhanh chóng của Trung Quốc trong thập niên 1990 và 2000 được xây dựng dựa trên các đầu tư khổng lồ, chuyển giao công nghệ từ phương Tây, sản xuất xuất khẩu và áp chế tài chính và tiền lương. Nhưng sự tăng trưởng dựa trên việc xuất khẩu như vậy chỉ có thể đi xa đến như vậy. Như Hồ Cẩm Đào, người tiền nhiệm của Tập Cận Bình, công nhận vào năm 2012 là sự tăng trưởng của Trung Quốc sẽ phải trở nên “cân bằng, phối hợp và bền vững hơn”, với sự phụ thuộc ít hơn vào nhu cầu bên ngoài và phụ thuộc nhiều hơn vào tiêu dùng nội địa.

Vào thời điểm đó, nhiều chuyên gia tin rằng, ông Tập sẽ đáp trả thách thức bằng một chương trình cải cách đầy tham vọng để du nhập nhiều khích lệ năng động dựa trên thị trường hơn. Nhưng những diễn giải này đã bỏ qua một vấn đề quan trọng cho chế độ Trung Quốc: Làm thế nào để duy trì sự độc quyền chính trị của Đảng Cộng sản Trung Quốc khi đối mặt với tầng lớp trung lưu đang được trao quyền về kinh tế và mở rộng nhanh chóng. Câu trả lời rõ ràng nhất và có lẽ là câu trả lời duy nhất là, sự đàn áp và kiểm duyệt lớn lao hơn, đó chính xác là con đường mà ông Tập đã theo đuổi.

Trong một thời gian, ông Tập, giới cận thần của ông, và thậm chí nhiều chuyên gia từ bên ngoài tin rằng, nền kinh tế vẫn có thể phát triển mạnh mẽ trong điều kiện thắt chặt kiểm soát từ trung ương, kiểm duyệt, truyền bá giáo điều và đàn áp. Một lần nữa, nhiều người coi lĩnh vực thông minh nhân tạo như một công cụ mạnh mẽ chưa từng có để giám sát và kiểm soát xã hội.

Tuy nhiên, ngày càng có nhiều bằng chứng cho thấy, ông Tập và các cố vấn đã hiểu sai về tình hình, và Trung Quốc đã sẵn sàng trả một cái giá nặng nề về kinh tế cho việc kiểm soát càng gia tăng của chế độ. Sau các cuộc tảo thanh về quy định sâu rộng đối với Alibaba, Tencent và các doanh nghiệp khác vào năm 2021, các doanh nghiệp Trung Quốc ngày càng tập trung vào việc duy trì xin những ân huệ tốt đẹp của chính quyền chính trị, thay vì đổi mới.

Tình trạng kém hiệu quả và các vấn đề khác được tạo ra bởi việc phân bổ tín dụng có động cơ chính trị cũng đang chồng chất, và sự đổi mới do nhà nước lãnh đạo đang bắt đầu đạt đến giới hạn của nó. Mặc dù có sự gia tăng lớn trong sự hỗ trợ của chính phủ kể từ năm 2013, chất lượng nghiên cứu học thuật của Trung Quốc được cải thiện còn chậm chạp. Ngay cả trong lĩnh vực thông minh nhân tạo, ưu tiên khoa học hàng đầu của chính phủ, những tiến bộ đang tụt hậu so với các nhà lãnh đạo công nghệ toàn cầu – hầu hết trong số họ ở Mỹ.

Nghiên cứu gần đây của riêng tôi cùng với Jie Zhou của MIT và David Yang của Đại học Harvard cho thấy rằng, sự kiểm soát từ trên xuống trong giới học thuật Trung Quốc cũng đang bóp méo chiều hướng nghiên cứu. Nhiều giảng viên đang chọn lĩnh vực nghiên cứu của họ để ủng hộ cho giới lãnh đạo ban ngành hoặc các khoa trưởng, những người có quyền lực đáng kể trong sự nghiệp của họ. Khi họ thay đổi các ưu tiên của mình, bằng chứng cho thấy, chất lượng nghiên cứu tổng thể đang bị ảnh hưởng.

Sự siết chặt của ông Tập đối với khoa học và nền kinh tế có nghĩa là những vấn đề này sẽ gia tăng. Và đúng như trong tất cả các chế độ chuyên chế, không có chuyên gia độc lập hoặc phương tiện truyền thông nào trong nước lên tiếng về các phát triển sai lầm mà ông đã đặt ra.

______

Tác giả: Daron Acemoglu là giáo sư Kinh tế học tại MIT, đồng tác giả với James A. Robinson trong cuốn sách: Why Nations Fail: The Origins of Power, Prosperity and Poverty (Profile, 2019) và  The Narrow Corridor: States, Societies, and the Fate of Liberty (Pengiun, 2020).

Kit xét nghiệm rởm của Việt Á: Vụ lừa đảo mang tầm quốc gia, liệu Thủ tướng có bị qua mặt?

Pham Văn Bắc

20-12-2021

Trách nhiệm của Bộ trưởng Y tế Nguyễn Thanh Long và cựu Bộ trưởng Bộ Khoa học Nông nghệ – đương kim Chu Tổng đốc Hà thành Chu Ngọc Anh ở đâu?

Bảo vệ cá nhân trước Hacker

Github

Dịch giả: Minh Triết Phạm Trần

7-11-2018

Bản dịch tài liệu bảo mật Watch Your Hack, bảo vệ cá nhân trước hacker được Minh-Triet Pham Tran (trietptm) lược dịch từ tài liệu gốc ở trang web: https://watchyourhack.com/.

Bài viết được cập nhật lần cuối theo phiên bản: Watch Your Hack V5. Những thay đổi khác nếu có là do tôi thực hiện để làm rõ ý, tránh cho bạn đọc hiểu không đúng vấn đề.

Một phiên bản hoàn thiện của các nội dung trong bài viết chiếm khoảng 20-30% nội dung của khóa huấn luyện của tôi thực hành chi tiết hơn về bảo mật cho tài khoản cá nhân dành cho người nổi tiếng, nhà hoạt động xã hội, nhà báo, luật sư, giám đốc và những người giữ vị trí quan trọng trong các công ty.

Những chuyện chưa quên (phần 5)

Hồ Phú Bông

Phần 5: Con vàng

Ảnh minh họa. Nguồn: internet

Tiếp theo phần 1, phần 2, phần 3phần 4

Con vàng bị trói gô bốn chân, đặt nằm gần cửa ra vào của bếp bộ chỉ huy trại. Tuần trước chủ nó đã bàn với đồng đội, để “chén” nó. “Chúng mình thiếu chất quá nên phải ‘chén’ nó thôi”.

Mấy lời ngắn ngủi của chủ nó đã quyết định sinh mạng nó. Nhưng con vàng không hay biết.