Đại tá Reisner: “Viện trợ sắp tới của Mỹ cũng sẽ chỉ giúp Ukraine giữ vững tuyến phòng thủ”

NTV

Hubertus Volmer phỏng vấn đại tá Reisner

Vũ Ngọc Chi, chuyển ngữ

22-4-2024

Ảnh: Lính Ukraine pháo kích vào các vị trí của Nga gần Kupyansk. Nguồn: Reuters

Mấy kỷ niệm về một đoạn đời sau tháng 4-1975 (Kỳ cuối)

Lê Nguyễn

24-4-2024

Tiếp theo kỳ 1kỳ 2kỳ 3kỳ 4kỳ 5kỳ 6kỳ 7kỳ 8kỳ 9

(Hồi ức này chỉ là sự nhắc nhở lại những kỷ niệm vui buồn của một phận người sau khi cuộc chiến kết thúc, nó không được sử dụng vào những mục tiêu chính trị và không nhằm nói lên những quan điểm cực đoan trước một quá khứ đã lùi sâu nửa thế kỷ. Tất nhiên, người viết cũng mong mỏi người đọc với một tâm thế như vậy, bình tâm và không cực đoan trong các bình luận của mình…)

10. Câu chuyện về những chiếc bao bố ở trại Long Thành

Đã là kẻ chiến thắng thì không cần phải “nổ”

Mai Bá Kiếm

24-4-2024

Ông Phạm Huy Vận, vốn nguyên là phi công, phó đoàn trưởng Đoàn bay 919 kể với báo Thanh Niên: “Có lúc tay chạm vào thành máy bay mà lạnh như bị điện giật. Do không có radar dẫn đường, có đám mây là mặc nhiên chui vào, khi nào thấy ánh sáng thì lại bay ra. Thậm chí, có lần chúng tôi đang bay nhìn ra ngoài thấy cánh quạt đứng yên vì lạnh quá, không nghe tiếng động cơ mới biết là động cơ bị ‘chết’. Lúc đó, phi công xử lý bằng cách cầm vào tay ga lắc đi lắc lại một chút, động cơ sẽ chạy lại”.

Đừng nghĩ Tổ quốc đã làm gì cho ta và “vô ngã” của đồng chí Thích Chân Quang

Chu Mộng Long

24-4-2024

Đồng chí thầy Thích Chân Quang dạy, đại ý, tôn giáo nào hứa hẹn tương lai hưởng lợi cho con người thì đó là tà đạo. Điều đó đúng. Nhưng xâu kết với những lời dạy của thầy về cúng dường cho chùa, cúng ma để ma phù trợ và hưởng phước báu thì không biết đạo của thầy là chính đạo hay tà đạo. Bởi thầy cũng hứa hẹn một tương lai cho tín đồ, nhưng là tương lai rất xa. Chẳng hạn, thầy nói cúng tiền mệnh giá cao, cúng hàng tấn xi măng, cúng luôn nhà đất cho chùa thì kiếp sau sẽ được giàu sang, phú quý.

Đi tu để làm gì?

Thái Hạo

24-4-2024

Câu hỏi này hôm trước đã trả lời một nửa, nay nói nốt nửa còn lại.

Đà Nẵng, nơi lưu manh mặc áo blouse trắng

Phạm Vũ Hiệp

24-4-2024

Nguyễn Văn Quảng là con trai ông Nguyễn Văn Huấn. Ông Huấn là thủ trưởng cũ của ông Trần Quốc Vượng, Thường trực Ban bí thư nhiệm kỳ 2016-2021.

Vụ trợ lý ông Vương Đình Huệ: Tin đồn đi trước, tin thật đi sau (Phần 2)

Blog VOA

Trân Văn

24-4-2024

Tiếp theo phần 1. Phần 2: Mọi vấn đề đều là vì cái đuôi ‘định hướng XHCN’

Thuận An và Phúc Sơn chỉ là hai trong những doanh nghiệp “lớn như… thổi” tại Việt Nam. Trong vài năm gần đây, sau khi một số trong số những doanh nghiệp “lớn như… thổi” này (Công ty cổ phần Tập đoàn Vạn Thịnh Phát, Công ty cổ phần Tiến bộ Quốc tế – AIC, Công ty cổ phần Tập đoàn FLC, Công ty cổ phần Công nghệ Việt Á,…) trở thành bọt xà phòng, thiên hạ có cơ hội hiểu tại sao những doanh nghiệp tự dán vào thương hiệu hai chữ “tập đoàn” lại… “bạo phát, bạo tàn”.

Cứ ngẫm ắt sẽ thấy, nếu hệ thống chính trị, hệ thống công quyền tại Việt Nam không được tổ chức, vận hành nhằm hỗ trợ đảng CSVN nắm giữ, duy trì quyền lãnh đạo toàn diện, tuyệt đối tại Việt Nam bằng mọi giá thì sẽ không có những đại án như đã biết (Vạn Thịnh Phát – SCB, FLC, AIC, Việt Á,… ) và đang thấy (Thuận An, Phúc Sơn,…).

Sau khi đẩy xứ sở rơi xuống đáy của lạc hậu, khiến cả dân tộc càng ngày càng lầm than, giới lãnh đạo đảng CSVN quyết định tự cứu chính họ bằng cách từ bỏ “kinh tế kế hoạch hóa tập trung” kiểu cộng sản để thực thi kinh tế thị trường. Từ bỏ thứ từng được xiển dương và quay lại đi theo con đường từng bị lên án được tung hô là… “đổi mới”. Tuy nhiên toàn trị không thể song hành với kinh tế thị trường nên họ lai ghép “định hướng XHCN” với… “kinh tế thị trường”, tạo ra… “kinh tế thị trường theo định hướng XHCN”.

Lúc đầu, “kinh tế thị trường theo định hướng XHCN” vừa là bà đỡ cho các tổng công ty nhà nước, tập đoàn nhà nước, vừa rút toàn bộ nội lực quốc gia trút vào những doanh nghiệp chỉ phá chứ không xây này. Không thể tính chính xác các tổng công ty nhà nước, tập đoàn nhà nước đã biến bao nhiêu ngàn tỉ thành rác, tạo ra thêm bao nhiêu nợ nần và đã khiến quốc gia để lỡ bao nhiêu cơ hội mà chỉ có thể khẳng định là rất lớn. Khi những đại án liên quan đến các tổng công ty nhà nước, tập đoàn nhà nước khiến diện mạo của “kinh tế thị trường theo định hướng XHCN” trở thành nhem nhuốc tới mức vô phương tẩy rửa, những viên chức lãnh đạo hệ thống chính trị, hệ thống công quyền tại Việt Nam chuyển sang hỗ trợ các doanh nghiệp tư nhân mà những đại án vừa qua và gần đây cho thấy, “kinh tế thị trường theo định hướng XHCN” chỉ có khả năng tạo ra những hệ quả không thể tìm thấy ở bất cứ đâu trên thế giới!

***

Bởi “kinh tế thị trường theo định hướng XHCN” vừa cho các viên chức hữu trách quyền lực vô hạn, vừa vô hiệu hóa thiết chế kiểm tra, giám sát, điều chỉnh những lệch lạc, bất cập nên hệ thống chính trị, hệ thống công quyền tại Việt Nam trở thành công sai, phục vụ những cá nhân lãnh đạo các hệ thống này. Đó cũng là lý do những cá nhân lãnh đạo hệ thống chính trị, hệ thống công quyền từ trung ương đến địa phương mặc sức sử dụng công quyền trợ giúp một số doanh nghiệp để được chia chác.

Thuận An và Phúc Sơn không phải cá biệt. Việt Á cũng thế. Tuy đại án “Việt Á” đã được xét xử sơ thẩm nhưng hệ thống tư pháp vẫn gạt bỏ, không thèm làm rõ tại sao Việt Á liên tục được chọn làm nhà thầu cho các gói thầu lớn của nhiều cơ sở y tế qui mô cực lớn như Bệnh viện Bạch Mai (Hà Nội), Quân y viện 175 (TP.HCM) và chỉ trong vòng chưa đầy bốn năm đã có tới 3.000 khách hàng, trở thành nhà thầu được chọn thực hiện 1.500 dự án? Đến giờ thiên hạ vẫn không biết những ai đã góp 800 tỉ vào Việt Á…

Mới đây, khi loan báo về kết quả điều tra sơ bộ vụ án xảy ra tại Phúc Sơn, viên tướng phụ trách bộ phận điều tra khoe – đại ý: Công an vừa khám phá một loại tội phạm mới. Kẻ phạm tội dựa vào các mối quan hệ với người có quyền lực nhằm chi phối, lũng đoạn, ’gây ảnh hưởng đến hoạt động bình thường của hệ thống chính trị ở cơ sở” và “làm xấu hình ảnh của đảng cũng như chính quyền nhân dân[1]. Khoe như thế không chi trâng tráo mà còn gián tiếp xác nhận, công an Việt Nam cũng chỉ là một loại công sai, thay vì bảo vệ và thực thi pháp luật theo đúng tiêu chí “sống, làm việc theo hiến pháp, pháp luật” thì chỉ nhắm mắt làm theo thượng cấp theo kiểu “chỉ đâu đánh đó”, do vậy có đụng tới “kẻ phạm tội” thì cũng là vì đã được cho phép!

Xin nhắc lại một tình tiết trong vụ án liên quan tới việc AIC được chính quyền tỉnh Đồng Nai chọn làm doanh nghiệp cung cấp 16 gói thầu cho Dự án xây dựng Bệnh viện Đa khoa Đồng Nai từ 2010 đến 2015 gây thiệt hại cho công quỹ 148 tỉ mà Tòa án thành phố Hà Nội đưa ra xét xử hồi đầu năm ngoái [2] để minh họa…

Dù xin tiền xây dựng bệnh viện cho dân chúng Đồng Nai nhưng ngay cả Bí thư Đồng Nai cũng phải dựa vào vài người như bà Nguyễn Thị Thanh Nhàn (Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng Giám đốc AIC) để “xin vốn Trung ương”. Năm 2016, Trung ương chỉ đồng ý cấp cho Đồng Nai 889 tỉ làm “vỏ” bệnh viện. Sau khi lãnh đạo Đồng Nai nhờ bà Nhàn, Trung ương mới cấp thêm 754 tỉ để nhồi “ruột” (mua sắm các thiết bị y tế). Cũng vì vậy, các viên chức lãnh đạo Đồng Nai mới chỉ đạo lãnh đạo bệnh viện sắp đặt để bà Nhàn thắng hết các gói thầu với giá cao hơn nhiều so với giá trị thật và cùng nhau nhận tiền… “tạ ơn” từ bà Nhàn. Ông Trần Đình Thành – cựu Bí thư Đồng Nai – khai trước tòa, chính ông điện thoại cho bà Nhàn để nhờ bà “góp cho tỉnh Đồng Nai một tiếng nói”, bởi “Nhàn có thể thuyết phục bộ, ngành Trung ương ủng hộ vốn cho các địa phương[3].

Dẫu hệ thống tư pháp (công an, kiểm sát, tòa án) ghi nhận – đúng là hồi đầu (2006), Trung ương chỉ cho Đồng Nai 899 tỉ để xây bệnh viện đa khoa chứ không cấp tiền sắm thiết bị y tế, mãi đến năm 2010, Trung ương mới phê duyệt, cho thêm 754 tỉ để mua thiết bị – nhưng hệ thống tư pháp chỉ ghi nhận như thế rồi thôi chứ… không làm gì thêm! Điều này cho thấy… “dựa vào các mối quan hệ với người có quyền lực nhằm chi phối, lũng đoạn, gây ảnh hưởng đến hoạt động bình thường của hệ thống chính trị ở cơ sở và làm xấu hình ảnh của đảng cũng như chính quyền nhân dân… không những không… “mới” mà còn là… “đương nhiên” khi xây dựng… “kinh tế thị trường theo dịnh hướng XHCN”. Nếu ai đó “có quyền lực” bị truy cứu trách nhiệm thì vì cần phải triệt hạ, có thể triệt hạ, dứt khoát không phải do… nghiêm minh!

***

Đem “sự nghiệp” của những Công ty cổ phần Tập đoàn Thuận An, Công ty cổ phần Tập đoàn Phúc Sơn, Công ty cổ phần Tập đoàn Vạn Thịnh Phát, Công ty cổ phần Tiến bộ Quốc tế – AIC, Công ty cổ phần Tập đoàn FLC, Công ty cổ phần Công nghệ Việt Á,… ra so với thực trạng kinh tế – xã hội Việt Nam. Lấy các số liệu liên quan đến “thành tựu” của những “tập đoàn” này đặt bên cạnh các số liệu do Tổng cục Thống kê công bố, ví dụ, “trong năm 2023 có 172.600 doanh nghiệp rút khỏi thị trường, tăng 20,5% so với năm 2022, trung bình, một tháng có khoảng 14.4000 doanh nghiệp rút rút khỏi thị trường[4], hoặc “trong hai tháng đầu năm 2024 có 63.000 doanh nghiệp rút khỏi thị trường, tăng 22,5% so với cùng kỳ năm trước[5], ắt sẽ thấy tội của những kẻ lai ghép “kinh tế thị trường” với “định hướng XHCN” để duy trì việc “ăn trên ngồi trốc” lớn thế nào!

Chú thích

[1] https://hanoionline.vn/hau-phao-va-loat-can-bo-bi-khoi-to-230875.htm

[2] https://thanhnien.vn/nhan-hoi-lo-cuu-bi-thu-tinh-uy-dong-nai-tran-dinh-thanh-lanh-11-nam-tu-1851538705.htm

[3] https://cand.com.vn/phap-luat/lanh-dao-tinh-dong-nai-moc-noi-voi-ai-de-xin-duoc-von-tu-trung-uong–i678668/

[4] https://vov.vn/kinh-te/172000-doanh-nghiep-rut-lui-khoi-thi-truong-trong-nam-2023-post1068531.vov

[5] https://www.tuyengiao.vn/hon-60-nghin-doanh-nghiep-rut-lui-khoi-thi-truong-trong-2-thang-dau-nam-153103

 

 

Bức thư của bố gửi cho hai con

Đỗ Thị Thu

23-4-2024

Gửi các con yêu thương,

Ba Đình luận kiếm: “Tô Nhất Chỉ” đối đầu “Nghệ Vương Công”

Blog RFA

Gió Bấc

23-4-2024

Suy cho cùng thì mỗi kỳ đại hội đảng giống như cuộc luận kiếm trong chuyện chưởng Kim Dung. Các cao thủ dù là đồng môn hay khác phải cũng phải lấy hết sức bình sinh thi triển tuyệt học võ công, loại trừ nhau để tranh ngôi minh chủ.

Ngày Trái Đất: 22 tháng 4

Tạ Dzu

23-4-2024

Cả đảng cộng sản mấy triệu đảng viên, từ trung ương đảng, bộ chính trị cho đến tứ trụ triều đình, dân có thấy ai là người thức thời không? Nhân dân nên mừng hay nên lo cho vận nước ngả nghiêng dưới sự lãnh đạo u mê của đảng?

Vụ trợ lý ông Vương Đình Huệ: Tin đồn đi trước, tin thật đi sau (Phần 1)

Blog VOA

Trân Văn

22-4-2024

Ông Phạm Thái Hà lúc còn là Phó Chủ Nhiệm Văn Phòng Quốc Hội. Hình chụp ngày 21 tháng Hai, 2024. (Hình: Quochoi.vn)

Cái kết nào cho Vương Đình Huệ?

Nông Văn Tiềm

22-4-2024

Bàn cờ chính trị Việt Nam đang thu hút sự chú ý của dư luận trong và ngoài nước.

Dự báo thảm họa từ một đường hầm bị sập

Blog VOA

Trân Văn

22-4-2024

Các kĩ sư, công nhân đường sắt, đơn vị thi công khẩn trương sửa chữa đường sắt trong hầm Bãi Gió để cho tàu thử tài qua an toàn. Nguồn: Báo Giao Thông

Đến nay, tuyến đường sắt xuyên Việt vẫn còn bị tắc ở đoạn băng qua xã Đại Lãnh, huyện Vạn Ninh, tỉnh Khánh Hòa do hầm Bãi Gió bị sập. Hầm Bãi Gió (dài khoảng 900 mét, rộng 4 mét, cao 5 mét) được xây dựng năm 1930 khi Việt Nam còn thuộc Pháp. Hầm bị sạt lở khi Tổng công ty Đường sắt Việt Nam (Tổng Công ty ĐSVN) tiến hành gia cố đoạn đường sắt từ Nghệ An tới Khánh Hòa.

Tin đồn và ‘đoàn kết nội bộ, xây dựng ý thức tổ chức kỷ luật’

Blog VOA

Trân Văn

22-4-2024

Trước ông Võ Văn Thưởng là ông Nguyễn Xuân Phúc, việc từ chức của 2 vị chủ tịch nước được công khai chỉ sau khi tin đồn đã rộ lên trên mạng xã hội. Hình chụp ông Võ Văn Thưởng lúc còn tại chức, ngày 16-11-2023. Nguồn: AFP

Dự án kênh đào Funan Techo: Ứng xử giữa Việt Nam và Cam Bốt, cảnh đồng sàng dị mộng

Lời giới thiệu từ Việt Ecology Foundation: Ủy Ban Sông Mekong Việt Nam thông báo sẽ tổ chức một cuộc họp tham vấn vào ngày 23/4/2024 tại thành phố Cần Thơ về Dự án Kênh đào Funan Techo. Việt Ecology Foundation xin giới thiệu một bài viết của BS Ngô Thế Vinh về Dự án đang gây nhiều tranh cãi này.

Hạ viện Mỹ phê chuẩn viện trợ cho Ukraine: Một ngày tuyệt vời cho thế giới tự do và Ukraine!

Đỗ Kim Thêm

21-4-2024

Cảnh vui mừng của những người ủng hộ Ukraine trước Quốc hội Mỹ. Nguồn: Jim Lo Scalzo / EPA

Mấy kỷ niệm về một đoạn đời sau tháng 4-1975 (Kỳ 9)

Lê Nguyễn

21-4-2024

Tiếp theo kỳ 1kỳ 2kỳ 3kỳ 4kỳ 5kỳ 6kỳ 7kỳ 8

9. Chuyện ăng-ten trong trại cải tạo

Trại giam An Điềm ngược đãi tù nhân lương tâm

Đỗ Thị Thu

21-4-2024

Chuyến thăm gặp chồng tôi Trịnh Bá Phương ngày 21/4/2024: Hiện tại chồng tôi và một số các anh đang bị đối xử tồi tệ, hà khắc và anh Hoàng Bình bị biệt giam.

Hay là do nóng quá!

Lê Huyền Ái Mỹ

21-4-2024

Nóng Sài Gòn gọi điện hỏi thăm nóng Huế, kinh hồn như nhau. Vậy mà lướt trên phây, thấy diện nguyên cây tím cà chạy việt dã. Hay là do hội chứng marathon phủ khắp, phải tím rịm rứa mới là chạy xứ Thần kinh. Quảng bá chi mà dễ sợ rứa. Hay là do nóng quá mới sinh ra…

Bàn về hiện tình kinh tế và kiểm soát dân chúng ở Trung Quốc

Project Syndicate

Phỏng vấn Bùi Mẫn Hân

Đỗ Kim Thêm dịch

16-4-2024

Tuần này trong mục “nói thêm”, Project Syndicate trò chuyện với GS Bùi Mẫn Hân, là Giáo sư về Công quyền học của trường Cao đẳng Claremont McKenna và là thành viên cao cấp không thường trú tại Quỹ Marshall Đức của Hoa Kỳ. Ông còn là tác giả của cuốn sách “The Sentinel State: Surveillance and the Survival of Dictatorship in China” (Nhà nước canh gác: Giám sát và sự sống còn của chế độ độc tài ở Trung Quốc).

Hầm xe lửa và đồng bằng sông Cửu Long (Kỳ 1)

Nguyễn Thông

20-4-2024

Tất nhiên là khác nhau, một chiếc hầm đường sắt và một đồng bằng châu thổ. Giống nhau ở chỗ cực kỳ quan trọng, và bị khai thác vô trách nhiệm đến cạn kiệt trước khi người ta nhận ra mối nguy. Nhận ra thì đã muộn.

Phiếm: Chuyến đi Mỹ bổ ích

Quốc Anh

20-4-2024

LGT của Anh Quốc: Mấy năm gần đây tượng đài đủ các kiểu được xây dựng khắp nơi trên cả nước, xin đăng lại bài này thông qua chuyện kể từ một chuyên gia thiết kế và thi công tượng đài rất thú vị.

Tạ lỗi Trường Sơn

Thận Nhiên

20-4-2024

Một khuya, chúng tôi ngồi quán vỉa hè Sài Gòn sau cuộc rượu muộn, Đỗ Trung Quân đọc cho anh Quốc và tôi nghe bài thơ dưới đây. Quen nhau khá lâu, tôi chỉ nghe Quân hát khi cao hứng, thường anh kể chuyện tiếu lâm, nhại giọng lãnh tụ, và nói đùa rất có duyên. Đây là lần đầu, và chắc là lần duy nhất, tôi nghe anh đọc thơ, bài thơ duy nhất mà anh thuộc, về “Sài Gòn Hậu 75”.

***

TẠ LỖI TRƯỜNG SƠN

1.

Một ngàn chín trăm bảy mươi lăm

Các anh từ Bắc vào Nam

Cuộc trường chinh 30 năm dằng dặc

Các anh đến

Và nhìn Sài Gòn như thủ đô của rác

Của xì ke, gái điếm, cao bồi

Của tình dục, ăn chơi

“Hiện sinh – buồn nôn – phi lý!!!”

Các anh bảo con trai Sài Gòn không lưu manh cũng lính nguỵ

Con gái Sài Gòn không tiểu thư khuê các, cũng đĩ điếm giang hồ

Các anh bảo Sai Gòn là trang sách “hư vô”

Văn hóa lai căng không cội nguồn dân tộc

Ngòi bút các anh thay súng

Bắn điên cuồng vào tủ lạnh, ti vi

Vào những đồ tiêu dùng mang nhãn Hoa Kỳ

Các anh hằn học với mọi tiện nghi tư bản

Các anh bảo tuổi trẻ Sài Gòn là “thú hoang” nổi loạn

Là thiêu thân uỷ mị, yếu hèn

Các anh hùa nhau lập toà án bằng văn chương

Mang tuổi trẻ Sài Gòn ra trước vành móng ngựa!!!

2.

Tội nghiệp Sài Gòn quá thể

Tội nghiệp chiếc cầu Công Lý

Có anh thợ điện ra đi không về

Tội nghiệp những “bà mẹ Bàn Cờ” của những ngày chống Mỹ

Lửa khói vỉa hè nám cả những hàng me

Tội nghiệp những người Sài Gòn đi xa

Đi từ tuổi hai mươi

Nhận hoang đảo tù đày để nói về lòng ái quốc

Có ai hỏi những hàng dương xanh

Xem đã bao nhiêu người Sài Gòn hoá thân vào sóng nước

Tội nghiệp những đêm Sài Gòn đốt đuốc

Những “người cha bến tàu” xuống đường với bao tử trống không

Tội nghiệp những ông cha rời khỏi nhà dòng

Áo chùng đen đẫm máu

Tội nghiệp những chiến trường văn chương, thi ca, sách báo

Những vị giáo sư trên bục giảng đường

Ưu tư nhìn học trò mình nhiễm độc

Sài Gòn của tôi – của chúng ta.

Có tiếng cười

Và tiếng khóc.

3.

Bảy năm qua đi với nhiều buồn vui đau xót

Một góc phù hoa ngày cũ qua rồi

Những con điếm xưa có kẻ đã trở lại làm người giã từ ghế đá công viên để sống đời lương thiện

Những gã du đãng giang hồ cũng khoác áo thanh niên xung phong lên rừng xuống biển

Tìm lại hồn nhiên cho cuộc sống của mình

Cuộc đổi thay nào cũng nhiều mất mát, hy sinh…

4.

Và khi ấy

Thì chính “các anh”

Những người nhân danh Hà Nội

Các anh đang ngồi giữa Sài Gòn bắt đầu chửi bới

Chửi đã đời

Chửi hả hê

Chửi vào tên những làng quê ghi trong lý lịch của chính mình

Các anh những người nhân danh Hà Nội sợ đến tái xanh

Khi có ai nói bây giờ về lại Bắc!!!

Tội nghiệp những bà mẹ già miền Bắc

Những bà mẹ mấy mươi năm còng lưng trên đê chống lụt

Những bà mẹ làm ra hạt lúa

Những năm thất mùa phải chống gậy ăn xin

Những bà mẹ tự nhận phần mình tối tăm

Để những đứa con lớn lên có cái nhìn và trái tim trong sạch

Bây giờ

Những đứa con đang tự nhận mình “trong sạch”

Đang nói về quê mẹ của mình như kẻ ngoại nhân

Các anh

Đang ngồi giữa Sài Gòn nhịp chân

Đã bờm xờm râu tóc, cũng quần jeans xắn gấu

Cũng phanh ngực áo, cũng xỏ dép sa bô

Các anh cũng chạy bấn người đi lùng kiếm tủ lạnh ti vi, cassette, radio…

Bia ôm và gái

Các anh ngông nghênh tuyên ngôn ”khôn và dại”

Các anh bắt đầu triết lý “sống ở đời”

Các anh cũng chạy đứt hơi

Rượt bắt và trùm kín đầu những rác rưởi Sài Gòn thời quá khứ

Sài Gòn 1982 lẽ nào…

Lại bắt đầu ghẻ lở?

5.

Tội nghiệp em

Tội nghiệp anh

Tội nghiệp chúng ta những người thành phố

Những ai ngổn ngang quá khứ của mình

Những ai đang cố tẩy rửa “lý lịch đen”

Để tìm chỗ định cư tâm hồn bằng mồ hôi chân thật

6.

Xin ngả nón chào các ngài

“Quan toà trong sạch”

Xin các ngài cứ bình thản ăn chơi

Bình thản đổi thay lốt cũ

Hãy để yên cho hàng me Sài Gòn

Hồn nhiên xanh muôn thưở

Để yên cho xương rồng, gai góc

Chân thật nở hoa.

Này đây!

Xin đổi chỗ không kỳ kèo cho các ngài cái quá khứ ngày xưa

Nơi một góc (chỉ một góc thôi)

Sài Gòn bầy hầy, ghẻ lở

Bây giờ…

Tin chắc rằng trong các ngài đã vô số kẻ tin vào”thượng đế”

Khi sống hả hê giữa một thiên đường

Ai bây giờ

Sẽ

Tạ lỗi

Với Trường Sơn?

ĐỖ TRUNG QUÂN – 1982

***

Lời tác giả khi công bố bài thơ năm 2009: Đã 34 năm trôi qua. Hoà bình cũng dài ngang bằng cuộc chiến tranh khốc liệt nhất trong lịch sử. Chưa có cuộc chiến nào ám ảnh một dân tộc cho bằng cuộc chiến tranh này, nó thay đổi hình thái xã hội. Thay đổi số phận con người.

Công bố bài thơ viết năm 27 tuổi, bảy năm sau hoà bình (1982). Nay nhìn lại, tôi cũng không hiểu điều gì đã dẫn dắt cho những dòng chữ này. Khi làm xong nghĩa vụ một thanh niên thời hậu chiến, người có lý lịch may mắn không vướng phải chuyện lính tráng dù thế hệ tôi sau “mùa hè đỏ lửa 1972” hầu hết cũng đã “yên vị” khói hương trên bàn thờ gia đình.

Còn nhớ những năm của thập niên 80, giáo sư Nguyễn Khắc Viện viết một bài đanh thép trên báo Sài Gòn giải phóng, sen hay bùn về danh xưng khi nào thì gọi là Thành phố Hồ Chí Minh, khi nào thì gọi là Sài Gòn? Và ông khẳng định cái tốt thì gọi TP Hồ Chí Minh, cái tệ nạn, cái xấu, cái “tồn đọng” thì gọi là Sài Gòn.

Giáo sư Nguyễn Ngọc Lan đã đối thoại bằng một bài báo khác (tất nhiên ông không thể đăng bài phản biện ấy trên báo Sài Gòn Giải Phóng như trong một xã hội bình thường), ông nhắc rằng hiện tại sau 10 năm giải phóng, thành phố vẫn còn một tờ báo lớn tiếng nói chính thức của “Đảng bộ và nhân dân thành phố” tờ Sài Gòn Giải Phóng (nó vẫn còn đến tận hôm nay), còn một nhà máy thuốc lá Sài Gòn, còn một đội bóng danh tiếng mang tên Cảng Sài Gòn (nay đã không còn)…

Bài thơ này, có lẽ là cái nhìn đau đớn đầu tiên của một người trẻ tuổi vừa từ chiến trường K trở về với bao nhiêu hoài bão sau khi chứng kiến những hy sinh cao đẹp của một thế hệ thanh niên Sài Gòn, những con người thành phố tuổi chỉ mới đôi mươi…

Hai mươi bảy tuổi và một bài thơ dài nhất của đời mình…

Phe đom-đóm chuẩn bị phản công?

BTV Tiếng Dân

20-4-2024

Sau khi hạ đo ván nhân vật “cùng xương thịt với nhân dân tôi“, đánh bật anh ta ra khỏi chiếc ghế A2, phe bò-dát-vàng đang chĩa nòng súng vào anh đom-đóm, quyết hạ knock out người đang ngồi chiếc ghế A4, không để anh ta nhảy lên ghế A1.

Ông 10 triệu và thằng 10 triệu

Tạ Duy Anh

19-4-2024

Hôm qua ông bạn nhà văn gọi điện, bảo rằng bộ phận bản quyền vừa gửi bản sao kê tác phẩm của ông được sử dụng trong nhà trường, tổng cộng có tới hơn 50 mục từ các bộ sách giáo khoa. Và số tiền bản quyền họ trả cho ông trong một năm, làm tròn khoảng 10 triệu đồng.

Tôi, đứa con người tù “học tập cải tạo” (Kỳ cuối)

Lê Xuân Mỹ

18-4-2024

Tiếp theo kỳ 1kỳ 2kỳ 3

Để xoa dịu mẹ con chúng tôi, lần đầu tiên K2 có tổ chức một đám ma tù nhân tương đối đàng hoàng. Có rất nhiều tù nhân chết ở đây. Toàn bộ được bó vào các manh chiếu mây tre rách rưới và được vùi sơ sài trong các khuôn đất trống bên trong trại. Ba có lẽ là người đầu tiên đưọc ưu tiên có hòm làm bằng gỗ ván thông mỏng dính. Chôn theo với ba là mấy bộ đồ rách bươm. Cũng có 4 người tù khiêng quan tài. Phía trước và phía sau có 4 công an đi cùng. Cũng có ly hương là cái chén ăn cơm cũ kỹ.

Tôi, đứa con người tù “học tập cải tạo” (Kỳ 3)

Lê Xuân Mỹ

18-4-2024

Tiếp theo kỳ 1kỳ 2

Tôi, đứa con người tù “học tập cải tạo” (Kỳ 2)

Lê Xuân Mỹ

18-4-2024

Tiếp theo kỳ 1

Từ khi lập gia đình, tuy có thêm đồng lương của vợ tôi, nhưng vẫn không thể nào đủ cho một gia đình 11 miệng ăn. Bán chợ chạy của mẹ thì vất vả mà thu nhập quá kém cỏi. Hai đứa bắt đầu làm thêm đủ thứ ngành nghề.

Tôi, đứa con người tù “học tập cải tạo” (Kỳ 1)

Lê Xuân Mỹ

18-4-2024

LGT: Một thân hữu gửi tới Tiếng Dân bài viết của tác giả Lê Xuân Mỹ, đã được phổ biến trước đây nhưng hiện vẫn còn mang tính thời sự. Do bài viết dài hơn 15.000 từ, chúng tôi xin được chia làm nhiều kỳ, để giới thiệu quý bạn đọc Tiếng Dân. Sau đây là nội dung:

Chuyện giáo dục ở Việt Nam: Xin đừng bao che lầm lỗi

Nguyễn Đình Cống

18-4-2024

Đó là việc bà Bùi Trân Phượng có ý bao che cho những người phải chịu trách nhiệm chính về sự lạc lối, sự suy thoái của nền giáo dục Việt Nam.