‘Nói như vẹm – câm như hến’

Lò Văn Củi

13-2-2018

Những ngày cuối năm, Bà con cô bác bàn chuyện Tết nhứt, nói cười rôm rả hết sức, như thể muốn quên hết một năm nhọc nhằn. Nhưng riêng chú Tám Thinh thì… vẫn làm thinh, mọi ngày chú vẫn nói vài câu chứ không như bữa nay. Ông Hai Xích lô hỏi:

– Có chuyện chi hông Tám?

Chú Tám đáp:

– Dạ, hông có chi, bữa nay hông có hứng.

Chiến tranh Việt Nam, cuộc chiến “nấu đậu đốt cành đậu”

Quan hệ Quốc tế

Huỳnh Tấn Bửu

1-10-2017

Từ trái qua, theo chiều kim đồng hồ: Fidel Castro, Mao Trạch Đông, Leonid Brezhnev, TBT ĐCS Liên Xô; Gustáv Husák, Bí thư Thứ nhất của ĐCS Czechoslovakia; Władysław Gomułka, Bí thư Thứ nhất ĐCS Ba Lan. Ảnh: Time

Đối với Đông Nam Á, thập kỷ 70 là những năm tháng xảy ra lắm chuyện. Năm 1964 bùng nổ chiến tranh Việt Nam, không những xảy ra thương vong cực lớn, mà ở đây đã trở thành chiến trường giao tranh giữa hai tập đoàn lớn – Chủ nghĩa cộng sản và Chủ nghĩa tư bản.

Sự thất bại của Mỹ làm thành trò cười cho người đời, đây là một sự thực mà ai cũng thấy. Còn đằng sau sự thành công của Trung Quốc lại ẩn chứa vô số nguy cơ, rất cần phanh phui nó ra, rất cần nghiên cứu.

Trung Quốc luôn luôn lo sợ Việt Nam thống nhất và mạnh lên, họ càng sợ Nam, Bắc Việt Nam bắt tay hợp tác với nhau. Ý kiến khác nhau giữa Trung Quốc và Việt Nam về chiến lược chiến tranh Việt Nam nảy sinh chính từ bối cảnh này.

Những bài học nhận thấy

FB Luân Lê

18-2-2018

Ảnh: internet

Trong chiến tranh biên giới Việt – Trung năm 1979, các bên đã dự đoán được rằng đó là cuộc chiến “phải xảy ra”, tức không thể tránh khỏi, khi nhìn vào cục diện chính sự khu vực và quốc tế lúc ấy.

Thời điểm đó, Trung Quốc muốn có chế độ Polpot ở Campuchia thực tế là nhằm vừa có một lực lượng quấy phá cũng như vừa có thể chi phối Việt Nam trong sự gây hấn khá thường xuyên. Mặc dầu đã được Việt Nam cảnh báo và yêu cầu đàm phán nhưng không có kết quả, Việt Nam mới quyết định đánh để giải quyết tình trạng bất ổn này cho chính mình, nhưng rất tiếc đây lại là một đồng minh do Bắc Kinh trực tiếp gây dựng và ủng hộ. Nó là sự chọc tức và Trung Quốc vu cho rằng là hành động gây chiến, nên Đặng Tiểu Bình khi sang thăm Mỹ đã nói với nước này và thế giới rằng đây là cuộc chiến “tự vệ” của họ.

Chiến trường Ukraine đang có dấu hiệu chuyển mình

Kim Văn Chính

27-7-2023

Lãnh đạo Bắc Hàn, Kim Jong Un gặp Bộ trưởng Quốc phòng Nga Sergei Shoigu. Ảnh: KCNA

1- CÁC MẶT TRẬN TRÊN BỘ

Quân Ukraina đang có các dấu hiệu tích cực sẽ tăng cường phản công cường độ lớn hơn rất nhiều theo hướng nam (Zaporozhnye) với mục tiêu là xuyên thủng phòng tuyến để tiến chiếm Tomak, Melitopol.

Hướng Bakhmut dù không thật quan trọng trên bản đồ quân sự, nhưng lại có ý nghĩa tinh thần rất lớn: Quân Ukraina đã ở thế thượng phong, chiếm lĩnh được các điểm cao hai bên sườn bắc và nam thành phố, đưa quân Nga vào thế bất lợi về phòng thủ. Sức ép tăng lên, quân Nga có nguy cơ vỡ trận, phải bỏ chạy Bakhmut. Hiện nay số thương vong và tử trận ở mặt trận Bakhmut đã quá nhiều và quá tải cho hậu cần quân Nga ở Donnetsk.

Trong khi đó, phía quân Ukraina do tuân thủ chiến thuật đánh tiêu hao – bào mòn, nên số thiệt hại rất ít, vẫn giữ được quân số và tinh thần chiến đấu cao.

Hướng Kupiansk – Lyman quân Nga ưu thế hơn hẳn về quân số, thiết bị, có nống ra được một số vị trí ở phía nam Svatovo nhưng không có ý nghĩa lớn về chiến thuật để có thể mở rộng quy mô mặt trận đánh chiếm phía đông Kharkiv.

Tổng thể, quân Ukraina đang ở cơ trên, có thể tiếp tục phản công với kết quả khả quan hơn hẳn giai đoạn trước.

2- MẶT TRẬN TRÊN KHÔNG (MÁY BAY VÀ TÊN LỬA, UAV)

Cả hai bên đều tăng cường mặt trận trên không.

Nga tăng cường bắn phá các cảng lúa mỳ ở Odessa, bắn phá Kiev và nhiều thành phố miền trung và tây Ukraina, cường độ gấp 2-3 lần.

Cảng biển và kho lúa mỳ to uỳnh nên các vụ oanh kích có kết quả phá hoại rất rõ. Vũ khí đánh chặn ở Odessa cũng không được hoàn hảo và hiện đại như Kiev.

Vùng Kiev và các thành phố quan trọng miền Tây, các tên lửa và UAV tự sát bị đánh chặn gần như 100%, vô hiệu hóa công cụ chiến lược này của Nga.

Ở hướng ngược lại, dù năng lực và số lượng hạn chế, nhưng Ukraina cũng tích cực bắn phá oanh kích các mục tiêu sâu trong vùng Nga chiếm đóng ở Crimea, các vùng mới sáp nhập và sâu đến tận Moskva. Trớ trêu là quân Nga không đánh chặn được hết các vũ khí oanh kích của Ukraina, vẫn để lộ khả năng tấn công các mục tiêu quan trọng từ xa như cầu Kerch, sân bay, kho tàng.

3- TRÊN BIỂN

Chưa có đụng độ lớn nhưng sau vụ Nga rời bỏ Hiệp định ngũ cốc và đe dọa bắn bất kỳ tàu Ukraina nào, dù chở lương thực…, phía Ukraina, Thổ Nhĩ Kỳ và Mỹ – EU đều ra tuyên bố đưa Nga vào thế bất lợi trên biển Đen. Nga không những có nguy cơ bị vô hiệu hóa hoàn toàn Hạm đội Biển Đen, mà còn có thể bị khống chế, không vận chuyển được các hàng hóa thông thường nhưng quan trọng (dầu khí, ngũ cốc, phân bón…) qua biển Đen.

Phía Ukraina có thể cũng gặp khó và phải đi đường vòng, với các điểm trung chuyển giáp với Rumania, dọc theo sông Danube.

4- NGOẠI GIAO

Nga ê mặt trong ngoại giao quốc tế:

– Putin không dám đi dự Hội nghị Thượng đỉnh BRICS ở Nam Phi.

– Nga tổ chức Hội nghị với 54 nước châu Phi để ve vãn, lấy lòng châu lục này nhưng chỉ có 17 nước cử nguyên thủ đến dự.

– Nhân lễ Hiệp định đình chiến Triều Tiên, Kim Jong Un mời Bộ trưởng Quốc phòng Shoigu sang thăm và ra tuyên bố chung, theo đó lộ rõ nhà nước Nga cũng chỉ là một nhà nước khủng bố giống Bắc Triều Tiên, hơn nữa, giờ còn phải hạ mình để xin Bắc Triều Tiên giúp đỡ, bán đạn pháo và thiết bị quân sự.

– Putin phát biểu rất ngớ ngẩn, những điều xung quanh câu chuyện an ninh châu Âu – vai trò của các nước như Ba Lan, ba nước Baltic, Ukraina, Belarus – Chứng tỏ Putin đã hết ý tưởng mới và rất bế tắc về lối thoát khỏi cuộc chiến đã bị sa lầy. Đám đàn em theo đóm ăn tàn như Lavrov, Peskov, Medvedev… giờ cũng im hơi lặng tiếng.

KẾT: Nếu trên chiến trường, quân Ukraina nỗ lực phản công và có thành tích rõ rệt, chiến trường có thể có bước chuyển mình quan trọng trong tháng 8 này.

Những nước nào hỗ trợ Khmer đỏ?

FB Dương Quốc Chính

6-1-2019

Mấy hôm nay có vài người bạn gửi cho mình xem stt của nhà báo Lê Gạch, định hướng dư luận về cuộc chiến biên giới Tây Nam. Theo lẽ thường, các anh nhà báo cách mạng phải ăn cây nào rào cây ấy. Chỉ tiếc rằng có nhiều người không hiểu lịch sử nên bị anh này lòe bịp. Stt này của mình nhằm tố cáo nhà báo LG và báo cách mạng infonet có hành vi xuyên tạc lịch sử, vi phạm luật ANM. Stt của ảnh mình chụp đính kèm, stt gốc có trong phần cmt, như thường lệ khi mình bóc phốt DLV, sợ là anh em sẽ block mình để phi tang stt.

Nhiệm vụ then chốt trong cuộc phản công của Ukraine: Săn tìm mìn

Wall Street Journal

Tác giả: Isabel ColesIevgeniia Sivorka

Cù Tuấn, biên dịch

21-7-2023

Một binh sĩ Ukraine lắp ráp máy dò kim loại trong một ngôi nhà được dùng làm căn cứ tạm thời gần Novovasylivka, miền nam Ukraine. Ảnh: WSJ

Tóm tắt: Mìn là một trong những thách thức lớn nhất đối với cuộc phản công chậm chạp của Kyiv.

Giải pháp hai nhà nước Israel và Palestine: Hiện trạng và triển vọng

Đỗ Kim Thêm

24-11-2023

Hình ảnh thành phố và đất nước bị chia cắt. Nguồn ảnh: Ilia Yefimovich

Hiện trạng

Sau ngày 7/10/2023, tình hình chiến sự tại Trung Đông diễn biến cực kỳ tệ hại, khiến cho chính giới và công luận quốc tế quan tâm đặc biệt đến một giải pháp quen thuộc từ lâu, đó là hai nhà nước Israel và Palestine được hoạt động song hành trong yên bình.

Giải pháp này tiên liệu là Israel và Palestine đều có chủ quyền dân tộc tự quyết, toàn vẹn lãnh thổ và cùng hoạt động độc lập trong hai khu vực rõ rệt giữa Địa Trung Hải và sông Jordan.

Giải pháp này được Tổng thư ký Liên Hiệp Quốc Antonio Guterres, Tổng thống Mỹ Joe Biden, Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken và Ngoại trưởng Đức Annalena Baerbock nhiệt tình cổ vũ. Nhưng đâu là hiện trạng và triển vọng thực thi cho giải pháp này?

Nội dung

Thực ra, giải pháp này đã được thảo luận từ hơn 70 năm trước, vì trước năm 1947 nhà nước của người Israel hay Ả Rập chưa có, mà chỉ có khu vực Palestine, do Anh được quốc tế ủy nhiệm, cai quản.

Kế hoạch của Liên Hiệp Quốc ngày 29/11/1947 dự trù phân chia khu vực Palestine thành hai phần, một cho Israel và một cho Ả Rập và Jerusalem được đặt dưới sự quản lý của Liên Hiệp Quốc. Các quốc gia thuộc khối Ả Rập  bỏ phiếu chống lại giải pháp này, trong khi đại biểu người Israel đồng thuận.

Ngày 14/5/1948, nhà nước Israel được thành lập; tuy nhiên, vẫn chưa có một nhà nước Palestine độc lập.

Sau đó, từ năm 1967 các vùng lãnh thổ Palestine như phía Đông Jerusalem, Bờ Tây Jordan và Dải Gaza đã bị Israel chiếm đóng.

Về sau, Yasser Arafat, nhà lãnh đạo Tổ chức Giải phóng Palestine (PLO) khẳng định, không công nhận nhà nước Israel và gián tiếp đưa ra khái niệm này tại một Hội nghị Thượng đỉnh Ả Rập năm 1982 ở Fez, Maroc.

Trong một bài phát biểu trước Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc ngày 13/12/1988, Arafat tuyên bố là “Nhà nước Palestine” thành hình và chỉ đề cập gián tiếp về nhà nước Israel.

Nhưng tình thế thay đổi, ngày 9/ 9/1993, Arafat thông báo cho Thủ tướng Israel Yitzhak Rabin một quyết định lịch sử: “PLO công nhận quyền của Nhà nước Israel tồn tại trong hòa bình và an ninh. PLO từ bỏ khủng bố và tất cả các hình thức bạo lực khác”. Đổi lại, Rabin công nhận “PLO là đại diện của nhân dân Palestine”.

Năm 2005, Israel rút hoàn toàn ra khỏi Dải Gaza. Kể từ năm 2012, PLO có được quy chế Quan sát viên tại Liên Hiệp Quốc.

Các trở ngại trong việc thực thi

Việc thực thi giải pháp hai nhà nước có nhiều khó khăn mà vấn đề cơ bản là, ai sẽ đại diện cho phía Palestine.

Sau nhiều tranh chấp nội bộ, tổ chức khủng bố Hamas là lực lượng nắm thực quyền kiểm soát Dải Gaza, nhưng theo quan điểm của Israel lại không phải là một đối tác phù hợp để đàm phán.

Ngay cả đối với người Palestine, Mahmoud Abbas, Chủ tịch Cơ quan Tự trị Palestine, không được đa số coi là đại biểu chính thức, vì trong hơn 15 năm qua, không có một cuộc bầu cử nào đã được tổ chức tại Palestine. Điều kiện này là tất yếu để cho tất cả người Palestine và Israel công nhận cho tiến trình đàm phán.

Cho dù vấn đề chính danh này có thể được giải quyết hay không, cũng có hai chủ đề khác gây nhiều tranh cãi: Việc phân định biên giới giữa Israel và Palestine và quy chế của thành phố Jerusalem.

Năm 1980, Quốc hội Israel tuyên bố: “Jerusalem toàn diện và thống nhất” là thủ đô chính thức của Israel. Nhưng phía Đông Jerusalem, một phần của lãnh thổ Palestine cũng được người Palestine xem là thủ đô của riêng mình chiếu theo luật pháp quốc tế.

Một trở ngại khác là một hành vi vi phạm luật quốc tế: Khoảng 450.000 người Israel định cư ở Bờ Tây Jordan trong các khu thuộc vùng lãnh thổ Palestine.

Vì số lượng người dân Israel sống ở Bờ Tây Jordan quá đông, nên việc rút hoàn toàn ra khỏi khu vực là không thực tế. Nhưng vấn đề còn có hai khía cạnh khác.

Một mặt là về an ninh. Nỗi lo sợ thường xuyên của Israel là, nếu rút dân đi hoàn toàn, thì khu vực này sẽ trở thành Dải Gaza thứ hai, nghĩa là, tiềm năng tấn công của tổ chức khủng bố Hamas có thể thành thảm hoạ thực tế.

Mặt khác, ngay trong guồng máy của chính phủ Israel hiện tại cũng có lập luận khác để chống lại việc triệt thoái. Nhiều đại biểu của dân định cư xem Bờ Tây là trung tâm sinh hoạt xã hội quan trọng của Israel.

Sau khi nhà nước Israel được thành lập, trong cuộc chiến tranh Trung Đông lần đầu tiên vào tháng 11/1947, năm quốc gia Ả Rập tấn công Israel, có khoảng 700.000 người Ả Rập đã chạy trốn hoặc bị trục xuất khỏi lãnh thổ Palestine.

Hiện nay, khoảng 5,9 triệu người Palestine đăng ký chính thức với Cơ quan của Liên Hiệp Quốc đặc trách cứu trợ người tị nạn Palestine. Vấn đề là họ đi về đâu trong khi mật độ dân số giữa Địa Trung Hải và thung lũng Jordan lên quá cao. Giấc mơ hồi hương không phải chỉ là của những người Palestine tị nạn, mà còn là của thế hệ hậu duệ. Thực tế này làm cho việc tranh chấp không có giải pháp.

Tính khả thi

Nhìn chung trong toàn cảnh, chiến cuộc tại Dải Gaza còn tiếp diễn, nên giải pháp hai nhà nước khó khả thi.

Nhưng, cho dù thế, liệu có nên đưa giải pháp này trở lại trong một nghị trình đàm phán ngoại giao nào không? Câu trả lời là không, vì cần phải có nhiều thời gian hơn, nghĩa là, tuỳ thuộc vào tương lai còn quá mù mờ.

Trước mắt, chính quyền Israel thấy không thể đàm phán với Palestine, mà ưu tiên hàng đầu là kiên quyết loại bỏ tổ chức Hamas về mặt quân sự và không quan tâm đến một giải pháp chính trị hoà hoãn đặc biệt nào. Áp lực quốc tế về mặt nhân đạo ngày càng gia tăng, khiến Israel cũng gặp khó khăn trong việc thu phục nhân tâm và dè dặt phần nào trong mức độ kiềm chế.

Nhìn lại diễn biến các cuộc đàm phán trong thời gian qua, đa số quan sát viên có nhận định chung là, giải pháp cho hai nhà nước đều thất bại, cụ thể là bắt đầu với Hội nghị Madrid 1991, Olso I 1993, Gaza-Jericho 1994, Olso II 1995, David 2000, Taba 2001 và gần đây nhất là 2013 – 2014. Thực tế cho thấy, cả hai phía đều không có đủ thành tâm và thiện chí để tuân theo các thỏa thuận được đề ra.

Tinh thần đấu tranh kiên cường của hai dân tộc Palestine và Israel là lý do chính, nó vẫn còn thể hiện ở mức độ quá cao. Mọi người hầu chỉ đồng cảm đứng về một phía, nghĩa là, giữ một thái độ kiên quyết đấu tranh gây tàn phá và khó thay đổi trong lúc này.

Do đó, chính giới quốc tế thấy rằng, một sự chung sống trong hoà bình và thịnh vượng cho hai dân tộc trong cùng một lãnh thổ nhỏ bé này còn là mơ ước trong tương lai xa vời và cũng không thể nào đề ra một giải pháp khác hữu hiệu hơn để thay thế cho giải pháp hai nhà nước.

Thật ra, xét cho cùng, không có một cách lựa chọn thay thế nào khác cho giải pháp hai nhà nước. Israel sẽ chỉ có được hòa bình khi Palestine cũng có nhà nước của riêng họ. Một lần nữa, cả hai phải đối thoại nghiêm túc về giải pháp này, cho dù đã không đạt được tiến bộ nào trong suốt thời gian qua.

Triển vọng

Điều gì sẽ xảy ra với Dải Gaza sau khi chiến tranh kết thúc?

Trước đây, những gì được coi là không tưởng thì hiện nay đột nhiên trở nên cụ thể hơn trong bóng hậu trường chính trị. Do đó, có nhiều lý do mới để lạc quan hơn về tính khả thi cho giải pháp.

Trước hết, triển vọng cho sự đồng thuận về đối thoại rõ ràng hơn. Chủ yếu là nhờ Mỹ tích cực làm trung gian vận động mà các cuộc đàm phán giữa Israel và Palestine diễn ra. Đến nay còn có thêm các nước Thổ Nhĩ Kỳ, Qatar, Ai Cập và nhà nhiều nước khác cùng tham gia hỗ trợ tiến trình này.

Tổng thống Mỹ Joe Biden lên tiếng ủng hộ giải pháp hai nhà nước. Gần đây, trong một bài viết được phổ biến trên Washington Post, ông kêu gọi chấm dứt bạo lực và tạo ra một “cấu trúc quản trị thống nhất của Bờ Tây và Dải Gaza dưới một chính quyền Palestine được hồi sinh. Giải pháp hai nhà nước là cách duy nhất để bảo đảm an ninh lâu dài cho cả người dân Israel và Palestine…  Cuộc khủng hoảng đã khiến cho giải pháp này trở nên cấp bách hơn bao giờ hết”.

Tổng thống Mỹ nhấn mạnh rằng, người dân Palestine xứng đáng có được một nhà nước của riêng họ và một tương lai không có Hamas: “Những hình ảnh từ Dải Gaza và cái chết của hàng ngàn thường dân, bao gồm cả trẻ em, cũng làm tan nát trái tim tôi”.

Ông nhắc lại mục tiêu là, phải chấm dứt vĩnh viễn chiến tranh, phá vỡ chu kỳ bạo lực, không được chiếm đóng hay bao vây: “… Những người gây ra bạo lực này phải chịu trách nhiệm. Mỹ sẵn sàng thực hiện các biện pháp của riêng mình, bao gồm áp đặt lệnh cấm đi lại đối với những kẻ cực đoan tấn công dân thường ở Bờ Tây”.

Ngược lại, Thủ tướng Israel Netanyahu tỏ ra hoài nghi về triển vọng này và đưa các biện pháp trừng phạt chống lại những người định cư cực đoan ở Bờ Tây. Netanyahu cho rằng, Cơ quan Tự trị của Palestine trong hình thức hiện tại không đủ tư thế để lãnh đạo quân sự của Dải Gaza và Israel có kế hoạch chịu trách nhiệm quân sự ở Dải Gaza trong tương lai.

Trong khi đó, Tổng thống Palestine Mahmoud Abbas yêu cầu Tổng thống Biden ủng hộ việc ngăn chặn các cuộc tấn công của lực lượng Israel ở Bờ Tây và Jerusalem, và thúc đẩy viện trợ nhân đạo nhiều hơn: “Làm thế nào cuộc diệt chủng này có thể được biện minh là tự vệ? Thật ra, đây là tội ác chiến tranh cần phải bị trừng phạt”.

Thỏa thuận ngừng bắn

Ảnh: Binh sĩ Israel chuẩn bị nhận con tin do phía Hamas trao trả. Nguồn: DPA/ Ilia Yefimovich

Tin vui mới nhất là một thoả thuận ngưng bắn bốn ngày giữa Israel và Hamas ở Dải Gaza đã chính thức có hiệu lực vào sáng 24/11/2023. Các nước Mỹ, Ai Cập và Qatar sẽ đảm nhận việc kiểm soát đình chiến.

Theo dự trù, vào buổi chiều cùng ngày, 13 trong số 50 con tin đầu tiên bị giam giữ ở Dải Gaza sẽ được thả. Đó là các phụ nữ và trẻ em. Đổi lại, cho mỗi con tin, Israel dự định thả ba tù nhân Palestine.

Theo tin của quân đội Israel, vào buổi sáng hôm nay, một tên lửa đã được phát ra ở khu vực biên giới và có khoảng 200 xe tải chở hàng viện trợ đã đến phía nam Dải Gaza.

Ngược lại, Bộ trưởng Quốc phòng Israel Galant tuyên bố rằng, quân đội sẽ tiếp tục chiến dịch quân sự ở Dải Gaza trong ít nhất hai tháng nữa sau khi ngừng bắn. Ngay cả sau đó, Israel vẫn sẽ có nhiệm vụ trên lãnh thổ Palestine và sẽ tiếp tục hoạt động cho đến khi nào không còn mối đe dọa quân sự.

Nga chính thức xâm lược Ukraine

Dương Quốc Chính

24-2-2022

Thế là Nga đã chính thức tấn công tổng lực vào các căn cứ quân sự của Ukraine trên khắp cả nước chứ không chỉ ở Donbass. Cuối cùng thì việc phương Tây “lu loa” khả năng Nga tấn công đã thành sự thật, không hiểu anh em cuồng Nga nghĩ sao về tình trạng hiện nay? Nên nhớ đây là cuộc tấn công quân sự vào tận Kiev chứ không chỉ hạn chế trong phạm vi “bảo vệ Nga kiều”. Đây chính xác là một cuộc tấn công xâm lược, không còn gì để biện bạch nữa.

Tình hình Ukraine ngày thứ 486

Phan Châu Thành

24-6-2023

*Cập nhật lúc 16h30′:

Không quân Nga ném bom xuống đường M-4 dẫn về Moscow.

Ở xứ sở văn minh, Putin sẽ phải từ chức hoặc bị đảo chính

Nguyễn Thọ

25-6-2023

Xe quân sự của Wagner trên đường cao tốc M4, cách Moskva khoảng 250km. Ảnh trên mạng

Cách đây mấy tháng, tôi có kể về ông Spiridon Putin, người đầu bếp của Lenin và Stalin, ông nội của Vladimir Putin hôm nay, về mối tình giữa Putin và PrigPrigozhin, kẻ vốn được mệnh danh là “đầu bếp của Putin”:

Các nhà kỹ trị của Nga nắm bắt công nghệ phương Tây, sau đó hỗ trợ cuộc chiến của Putin

New York Times

Cù Tuấn, biên dịch

22-4-2023

Arseny Pogosyan, cựu quan chức năng lượng Nga, đến Sân bay Quốc tế John F. Kennedy từ Cairo, Ai Cập. Ảnh: NYT

Tóm tắt: Chuyên môn của các quan chức kinh tế tiếp tục làm việc trong chính phủ Nga đã giúp Tổng thống Vladimir Putin phần nào giữ được nền kinh tế Nga phát triển trước các biện pháp trừng phạt của phương Tây.

Chẳng lẽ các ngài định bán đứng họ?

Tác giả: Timothy Snyder

Trần Gia Huấn, chuyển ngữ

19-11-2023

Lời người dịch: Timothy Snyder là giáo sư sử, Đại Học Yale, Mỹ. Ông viết 15 tác phẩm lịch sử như: Bloodlands, Black Earth, On Tyranny, The Road to Unfreedom… trong đó cuốn sách Bloodlands ghi lại cuộc tàn phá Âu châu của Hilter và Stalin, đã được dịch ra 30 thứ tiếng. Ông sử dụng 10 ngôn ngữ, trong đó có tiếng Nga.

Nghiên cứu chiến tranh Việt Nam

Tác giả: Mark Atwood Lawrence

Dịch giả: Song Phan

Humanities

Mùa Thu năm 2017 (tập 38, số 4)

Tình trạng nghiên cứu đã giúp thay đổi như thế nào

Hai lính Mỹ ở Pleiku, miền Nam Việt Nam, nơi có một căn cứ không quân Mỹ tháng 5/1967. Nguồn: Everett Collection / Alamy Stock Photo

Chuyện những người lính (1) – Anh Bình

Nguyễn Thọ

27-3-2019

Qua anh Vinh, một cựu binh thành cổ Quảng Trị, tôi được số điện thoại của anh Bình. Trong những ngày vội vã về Sài Gòn sửa nhà cho Má, tôi tranh thủ liên lạc với anh.

Ngày Chiến thắng của một Putin thất bại

Hoàng Việt

10-5-2022

Ngày 9/5, Tổng thống Nga Vladimir Putin điều hành các hoạt động chào mừng ngày Chiến thắng Phát xít trong bối cảnh các lực lượng của Nga vẫn tiếp tục tấn công người Ukraine trong khuôn khổ một trong những cuộc xung đột đẫm máu nhất tại châu Âu kể từ sau khi Chiến tranh Thế giới Thứ hai kết thúc cách đây 77 năm.

Tất cả nam giới ở Matxcơva đã chạy đâu mất rồi?

New York Times

Cù Tuấn, dịch

19-10-2022

Tóm tắt: Trên khắp thủ đô nước Nga, số lượng đàn ông đã ít hơn đáng kể tại các nhà hàng, cửa hàng và các cuộc tụ tập xã hội. Nhiều người đã bị bắt nhập ngũ tham gia chiến đấu ở Ukraine. Những người khác thì chạy trốn để tránh bị bắt quân dịch.

Những buổi chiều thứ sáu tại cửa hàng cắt tóc Chop-Chop ở trung tâm Mátxcơva thường rất nhộn nhịp, nhưng vào đầu cuối tuần gần đây, chỉ có một trong bốn ghế là có khách.

Người quản lý cửa hàng, một phụ nữ tên Olya, cho biết: “Chúng tôi thường là chật kín khách vào giờ này, nhưng khoảng một nửa số khách hàng của chúng tôi đã biến mất.” Nhiều khách hàng – cùng với một nửa số thợ cắt tóc làm tại đây – đã trốn khỏi Nga để tránh lệnh tổng động viên hàng trăm nghìn người của Tổng thống Vladimir V. Putin cho chiến dịch quân sự ở Ukraine.

Nhiều người đàn ông đã phải tránh ra ngoài đường vì sợ bị trao giấy bắt nhập ngũ. Khi Olya đến cửa hàng vào thứ Sáu tuần trước, cô cho biết, cô đã chứng kiến ​​các cảnh sát đang đứng chặn các cửa trong số bốn lối ra của ga tàu điện ngầm, kiểm tra giấy tờ.

Bạn trai của cô, một thợ cắt tóc ở cửa hàng, cũng đã bỏ trốn, và cuộc chia ly đang gây ra nhiều hậu quả.

“Mỗi ngày trải qua đều mệt mỏi,” Olya thừa nhận, cô giấu họ của mình, cũng như những phụ nữ khác được phỏng vấn trong phóng sự này vì sợ bị trả thù. “Thật khó để biết phải làm gì. Chúng tôi luôn lên kế hoạch cùng với nhau”.

Tình trạng trên đang xảy ra không chỉ với riêng Olya. Trong khi vẫn còn rất nhiều nam giới ở một thành phố 12 triệu dân, nhưng trên khắp Matxcơva, sự hiện diện của họ đã thưa dần – trong các nhà hàng, trong cộng đồng hipster và tại các cuộc tụ họp xã hội như bữa tối và tiệc tùng. Điều này đặc biệt đúng đối với giới trí thức của thành phố, những người thường có thu nhập cao và hộ chiếu để đi du lịch nước ngoài.

Một số người đàn ông không thích cuộc xâm lược Ukraine đã bỏ đi khi chiến tranh nổ ra; những người khác phản đối Điện Kremlin nói chung là đã bỏ trốn vì họ sợ bị cầm tù hoặc bị áp bức. Nhưng phần lớn những người đàn ông đã rời đi trong những tuần gần đây rơi vào hai dạng: hoặc được gọi nhập ngũ và muốn tránh quân dịch, hoặc lo lắng rằng Nga có thể đóng cửa biên giới nếu ông Putin tuyên bố thiết quân luật.

Không ai biết chính xác có bao nhiêu nam giới đã rời đi kể từ khi ông Putin tuyên bố điều mà ông gọi là “tổng động viên một phần”. Nhưng hàng trăm nghìn người đã ra đi. Ông Putin cho biết hôm thứ Sáu rằng ít nhất 220.000 người đã được gọi nhập ngũ.

Theo các nhà chức trách, ít nhất 200.000 người đàn ông đã chạy đến nước láng giềng Kazakhstan, nơi mà người Nga có thể nhập cảnh mà không cần hộ chiếu. Hàng chục nghìn người khác đã chạy sang Gruzia, Armenia, Azerbaijan, Israel, Argentina và Tây Âu.

“Tôi cảm thấy như bây giờ chúng ta đang ở Tây lương nữ quốc vậy,” Stanislava, một nữ nhiếp ảnh gia 33 tuổi, cho biết trong một bữa tiệc sinh nhật gần đây có hầu hết người tham dự là phụ nữ. “Tôi đang tìm kiếm những người bạn nam giới để giúp tôi di chuyển một số đồ đạc, và tôi nhận ra rằng gần như tất cả họ đã rời đi.”

Nhiều phụ nữ đã kết hôn vẫn ở lại Matxcơva khi chồng họ bỏ trốn, sau khi chồng họ nhận được povestka – một thông báo nhập ngũ – hoặc trước khi cảnh sát có thể đến tận nhà.

“Tôi và lũ bạn gái gặp nhau để uống rượu, trò chuyện và hỗ trợ lẫn nhau, để cảm thấy rằng chúng tôi không đơn độc”, Liza, người có chồng là luật sư của một công ty đa quốc gia lớn, cho biết vài ngày trước khi ông Putin tuyên bố tổng động viên, chồng cô đã bỏ việc và chạy trốn đến một nước Tây Âu, nhưng Liza, 43 tuổi, phải ở lại vì con gái của hai người đang đi học và tất cả ông bà của cô đều ở Nga.

Những phụ nữ có chồng bị bắt nhập ngũ cũng phải chịu đựng sự cô đơn – nhưng sự cô đơn của họ bị nỗi sợ rằng người bạn đời của họ có thể không còn sống trở về đè nặng.

Tuần trước tại một voenkomat, hay ủy ban quân sự, ở tây bắc Matxcơva, những người vợ, người mẹ và con cái đã tụ tập để nói lời từ biệt với những người chồng/cha/con thân yêu của họ được đưa đi chiến đấu.

“Những người đàn ông này giống như đồ chơi trong tay lũ trẻ vậy”, Ekaterina, 27 tuổi, có chồng, Vladimir, 25 tuổi, đang thu thập khẩu phần ăn của anh và chỉ một lát nữa là được chuyển đến trại huấn luyện bên ngoài Matxcơva. “Họ sẽ chỉ là những cái bia thịt.” Cô ước chồng mình đã trốn tránh lệnh triệu tập, và nói rằng thà anh ta ngồi tù vài năm còn hơn trở về nhà trong túi đựng xác.

Nếu người dân Matxcơva có thể tận hưởng một mùa hè vui vẻ thoải mái mà cảm giác như không có gì thay đổi đáng kể kể từ khi xâm lược Ukraine, thì tình hình đã khác đi nhiều khi mùa đông bắt đầu và hậu quả của chiến tranh, bao gồm cả các lệnh trừng phạt, trở nên rõ ràng hơn.

Vào ngày 17/10, thị trưởng của Matxcơva thông báo rằng lệnh tổng động viên tại đây đã chính thức kết thúc. Nhưng nhiều doanh nghiệp đã cảm giác được sự suy giảm lượng nam giới. Trong hai tuần sau lệnh tổng động viên, số lượng đơn đặt hàng tại các nhà hàng ở Matxcơva với tổng tiền trung bình cao hơn 1.500 rúp – khoảng 25 đô la – đã giảm 29% so với cùng kỳ năm ngoái. Sberbank, ngân hàng tín dụng lớn nhất của Nga, đã đóng cửa 529 chi nhánh chỉ trong tháng 9, theo báo Kommersant.

Nhiều mặt tiền của các cửa hàng ở trung tâm thành phố trở nên trống trải, với những tấm biển “CẦN CHO ​​THUÊ” treo trên cửa sổ. Ngay cả văn phòng của hãng hàng không hàng đầu của Nga, Aeroflot, cũng đã đóng cửa văn phòng trên phố Petrovka sang trọng. Gần đó, các cửa sổ phía trước cửa hàng nơi các nhà thiết kế phương Tây liên tục thay đổi ma-nơ-canh của họ trong suốt mùa hè, cuối cùng đã được dán giấy che kín.

Aleksei Ermilov, người sáng lập cửa hàng Chop-Chop, nói: “Nó khiến tôi nhớ đến Athens năm 2008″, ngầm so sánh Matxcơva với thủ đô của Hy Lạp trong cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu.

Ông Ermilov nói rằng trong số 70 tiệm cắt tóc nhượng quyền của ông, những tiệm cắt tóc ở Matxcơva và St Petersburg hầu hết cảm thấy vắng bóng đàn ông.

Ông Ermilov nói: “Chúng ta có thể cảm thấy làn sóng di cư ồ ạt ở Matxcơva và St.Petersburg, nhiều hơn so với các thành phố khác, một phần vì nhiều người tại các thành phố này có phương tiện để rời khỏi đó.”

Truyền thông địa phương đưa tin rằng số người đến giải trí tại một trong những câu lạc bộ thoát y lớn nhất ở Matxcơva đã giảm 60% và câu lạc bô này hiện tại cũng có ít nhân viên bảo vệ hơn vì họ đã được gọi nhập ngũ hoặc đã bỏ trốn.

Trong khi đó, lượt tải xuống các ứng dụng hẹn hò đã tăng lên đáng kể ở các quốc gia mà đàn ông Nga chạy trốn tới. Tại Armenia, số lượng đăng ký mới trên một ứng dụng hẹn hò, Mamba, đã tăng 135%, một đại diện của công ty nói với RBK, một hãng tin tức tài chính của Nga. Ở Gruzia và Thổ Nhĩ Kỳ, tỷ lệ tải xuống mới là trên 110%, trong khi ở Kazakhstan, con số này tăng 32%.

“Tất cả những đàn ông ngon lành giờ đã chạy trốn hết mẹ nó rồi!”, Tatiana, một phụ nữ 36 tuổi, làm việc trong lĩnh vực bán hàng công nghệ phàn nàn khi đang xem một trận bida với bạn bè tại câu lạc bộ xã hội dành cho phụ nữ ở con phố thời thượng Stoleshnikov Lane. “Số đàn ông còn hẹn hò được giờ đã giảm ít nhất 50 phần trăm.”

Trong suốt mùa hè, câu lạc bộ này chật cứng với những thanh niên Nga sành điệu và vui nhộn. Nhưng vào một tối thứ bảy gần đây, câu lạc bộ này đã trở nên tương đối vắng vẻ.

Tatiana cho biết nhiều khách hàng của cô đã rời đi, nhưng cô nói rằng cô sẽ ở lại. Công việc của Tatiana không cho phép làm việc từ xa và cô nói rằng cô không muốn đưa con chó cưng lớn của mình lên máy bay.

Nhưng những người dân Matxcơva khác vẫn có kế hoạch rời đi. Một thành viên khác của câu lạc bộ phụ nữ, Alisa, 21 tuổi, cho biết cô vừa tốt nghiệp và muốn tiết kiệm đủ tiền để rời khỏi Nga sau khi bạn bè của cô kết thúc việc học, để họ có thể cùng nhau thuê một chỗ ở tại nước ngoài.

Alisa nói: “Tôi không nhìn thấy bất kỳ tương lai nào ở Nga, ít nhất là trong thời điểm ông Putin còn nắm quyền.”

Đối với những người đàn ông còn ở lại, việc đi lại trong thành phố trở nên căng thẳng.

Aleksandr Perepelkin, giám đốc tiếp thị và biên tập viên của Blueprint, một ấn phẩm thời trang và văn hóa cho biết: “Tôi cố gắng tự lái xe đi khắp nơi vì quân đội có thể phát lệnh bắt nhập ngũ trên đường phố và bên cạnh các ga tàu điện ngầm.”

Perepelkin ở lại Nga vì anh cảm thấy có nghĩa vụ đối với hơn 100 nhân viên của mình, nhằm duy trì hoạt động của công ty. Nhưng bây giờ văn phòng của anh làm anh nhớ lại về những tháng đầu của đại dịch coronavirus, vì hàng loạt nhân viên nam đã chạy trốn mất. Perepelkin và các đối tác kinh doanh của anh hiện tại không biết phải làm gì.

“Tiếp thị là loại hình kinh doanh bạn làm trong cuộc sống bình thường, nhưng không phải trong thời chiến,” Perepelkin nói trong một quán cà phê sang trọng với không gian làm việc chung. Quán cà phê khi đó hầu như chỉ toàn phụ nữ, có cả nhóm tổ chức sinh nhật với lớp dạy cắm hoa.

Tại cửa hàng cắt tóc Chop-Chop, ông Ermilov, người sáng lập, cũng nhận xét tương tự. Vào cuối tháng 9, Ermilov lên đường đến Israel và hiện ông có kế hoạch mở một doanh nghiệp mà không có sự hiện diện vật lý ở Nga và “ít chịu rủi ro địa lý hơn”.

Ở bên trong nước Nga, những người quản lý các tiệm cắt tóc đang bàn luận về việc có thể mở rộng thêm các dịch vụ chuyên phục vụ các khách hàng nữ.

“Chúng tôi bàn luận về việc định hướng lại công việc kinh doanh,” Olya, người quản lý cửa hàng cho biết. “Nhưng không thể lập kế hoạch ngay bây giờ, khi hiệu lực của các kế hoạch giờ đã giảm xuống chỉ còn chừng một tuần.”

Tình hình Ukraine ngày thứ 689

Phan Châu Thành

13-1-2024

1. Trên chiến trường, các cuộc tấn công của Nga trên mặt trận phía đông xung quanh Kupyansk đều đã giảm hẳn và không có động lực như trước. Cùng với drone và các hệ thống trinh sát đang có, phía Ukraina thường xuyên phát hiện ra các cuộc tấn công của Nga từ khá sớm và có những ứng phó cụ thể. Phim dưới đây cho thấy một cuộc tấn công của Nga bị bẻ gãy ngay từ trong trứng nước với sự hỗ trợ của đạn chùm do Mỹ viện trợ, ngay từ khi quân Nga còn đang cách xa các vị trí của phía Ukraina. Sau khi những xe dẫn đầu trúng đạn, quân lính Nga hoảng hốt, mất phương hướng và mạnh ai nấy chạy.

Ukraine mười tháng chiến tranh: Lễ Giáng sinh ấm áp

Phúc Lai

24-12-2022

Mốc đánh dấu mười tháng cuộc chiến tranh của Putin tiến hành ở Ukraine trùng với lễ Giáng sinh, và khi tôi bắt đầu viết bài này thì tổng thống Ukraine V. Zelensky đã đặt chân đến Washington D.C được một số giờ. Tháng thứ mười của cuộc chiến tranh trôi qua tưởng chừng như trầm lắng, nhưng nó không hề yên tĩnh như chúng ta tưởng…

Thắc mắc 45 năm

Võ Xuân Sơn

17-2-2024

Hôm nay là ngày 17/2. 45 năm trước, Trung Quốc tấn công Việt Nam trên toàn tuyến biên giới. Nhiều người đã nói đến những tội ác của quân Trung Quốc xâm lược, những vụ thảm sát dân ta ở khu vực biên giới của chúng.

Báo VNExpress đứng về đâu trong cuộc chiến Nga – Ukraine?

Lưu Trọng Văn

2-8-2022

Thông tin quốc tế chính trên báo VnExpress ngày hôm nay 2.8.2022:

Quỹ Nhân Đạo Ukraina

Nguyễn Khắc Mai

11-3-2022

Chiều nay, lúc 16 giờ, ngày 11-2-2022, chúng tôi gồm Nguyễn Nguyên Bình, Đặng Bích Phượng, Nguyễn Trần Minh và Nguyễn Khắc Mai đã đến Sứ quán Ukraina ở Hà Nội trao tận tay bà Đại biện Lâm thời của sứ quán Ukraina ở Hà Nội số tiền 25 triệu (Hai mươi lăm triệu đồng).

Putin có dám sử dụng “vũ khí hạt nhân chiến thuật” không?

Trương Nhân Tuấn

17-9-2022

Putin ngạo nghễ trả lời phỏng vấn báo chí đại khái về vụ quân Ukraine thắng thế ở mặt trận phía Đông. Putin cười khẩy nói rằng “để rồi coi”. Người ta hiểu ngầm đây là lời đe dọa. Quân Nga sẽ có những cuộc phản công ghê gớm sắp tới.

Kiếp trước, kiếp sau

Dương Quốc Chính

9-3-2024

Kiếp trước phá nhà, kiếp này phục chế là đúng chuẩn đảng ta với điện Kiến Trung. Năm 1947 Việt Minh tiêu thổ kháng chiến, bây giờ xây dựng to đẹp hơn 10 ngày xưa!

Tình hình Ukraine ngày 235

Phan Châu Thành

17-10-2022

1. Thể theo yêu cầu của chính quyền Kherson do Nga dựng lên, phía Nga bắt đầu cuộc di tản các công chức và cơ quan nhà nước ra khỏi thành phố Kherson qua bên kia sông Dnipr, về phía đông nam, khi quân Ukraina được cho là đang tập trung rất đông cách thành phố khoảng 15km:

Việt Nam XXX Campuchia

Dương Quốc Chính

5-6-2019

Người dân Campuchia chạy sang lánh nạn trên vùng biên giới Tây – Nam của Việt Nam để tránh bị Khmer Đỏ hành quyết. Ảnh: TTXVN

XXX = xâm lược hay cứu giúp hay gì đó là do các bạn tự đánh giá nhé!

Nhân vụ anh Lông bên Sing có hỗn với nhân dân yêu chuộng hòa bình ở VN, mình nhắc lại tý về quan hệ môi răng giữa VN với bạn.

Tình hình chiến sự Ukraine ngày thứ 155 (29-7-2022)

Phan Châu Thành

29-7-2022

1. Bộ Quốc phòng Anh trong thông báo chính thức tuyên bố rằng phía Ukraina đã tạo được bước ngoặt trong cuộc phản công ở Kherson, sau khi làm cho tất cả các cầu nối giữa hai bờ sông Dnipro không còn có thể sử dụng cho các xe hạng nặng. Điều đó đồng nghĩa với việc toàn bộ 15.000 quân Nga ở phía bờ bên kia đang bị cô lập và sẽ gặp rất nhiều khó khăn trong việc tiếp tế trong thời gian tới:

Chuyện những người lính – (6) Anh Ngọc và cô gái Gò Vấp

Nguyễn Thọ

9-4-2019

Tiếp theo Phần 1 và Phần 2 và Phần 3 và Phần 4 và Phần 5

Ảnh: FB Nguyễn Thọ

Trích “Đừng kể tên tôi“ của Phan Thúy Hà:

…Nằm viện một tháng rồi đơn vị không biết. Sau này tôi mới biết đơn vị đã ghi tôi vào danh sách liệt sĩ. May là họ chưa gửi giấy báo tử về quê. Cuối ngày 29 tháng 4 y tá đại đội và ban chỉ huy đại đội nhìn sắc mặt và thể trạng tôi khi đưa lên xe người dân đi cấp cứu họ nghĩ rằng tôi không thể qua khỏi. Khi tôi về đơn vị thì quân trang tôi người ta mang đi. Cuốn sổ giấu trong đáy ba lô mang theo bên mình hơn bốn năm qua cũng bị lấy mất.

Tình hình chiến sự Ukraine ngày thứ 140 (14-7-2022)

Phan Châu Thành

14-7-2022

1. Truyền hình quốc gia Rossia 1 của Nga công khai kêu gọi “tiêu diệt toàn bộ chính phủ Ukriana”: “Zelensky sẽ không bao giờ ký bất kỳ một thỏa hiệp đầu hàng nào, đó là điều chắc chắn. Thế nên chúng ta cần phải suy nghĩ tới khả năng tiêu diệt toàn bộ chính quyền phát xít của quốc gia này. Không chỉ Zelensky và những người thân cận, mà còn toàn bộ Quốc hội và chính phủ, những kẻ đang tiến hành diệt chủng chính những đồng bào mình. Đó phải là mục tiêu đầu tiên”.

Con phải tự đứng lên

FB Nguyễn Lân Thắng

7-4-2019

Bé Đậu, con gái nhà hoạt động Nguyễn Lân Thắng đã tham gia biểu tình từ khi còn bé. Ảnh: FB Nguyễn Lân Thắng

Hồi mới sinh bé Đậu, gia đình chúng tôi có may mắn khi quyết định sinh cháu ở bệnh viện Việt-Pháp. Không phải chỉ có chuyện lúc sinh, vợ chồng tôi phải đi học một lớp tiền sản. Đây là một khoá học gồm 5 buổi, ở đó bố mẹ được dạy từ đầu, đủ thứ liên quan đến đứa trẻ đang hình thành. Họ dạy từ dinh dưỡng và chăm sóc cho bà bầu ra sao, tạo môi trường chăm sóc bé sau khi sinh thế nào, và nhất là cách giao tiếp đối thoại với trẻ từ khi còn nhỏ.

Tình hình Ukraine ngày thứ 517

Phan Châu Thành

26-7-2023

1. Viện Nghiên cứu chiến tranh ISW thông báo rằng quân Ukraina đã tiến vào làng Klishchiivka và Andriivka ở phía nam Bakhmut, điều này đồng nghĩa với việc mặt trận nam Bakhmut đang lung lay dữ dội: