BÁO CHÍ CỘNG SẢN TAI ĐIẾC, MẮT THÔNG MANH

Phạm Trần

21-6-2017

“Báo chí cách mạng” vẫn là cái loa của đảng. Nguồn: internet

Năm nào cũng như năm nấy, ngày gọi là Báo chí Cách mạng của đảng Cộng sản Việt Nam (21/6) được thổi phồng và tô son cho đẹp chế độ nhưng những cái tai điếc và con mắt thông manh của nền báo chí ấy lại cứ hiện ra mỗi ngày một nhiều.

Bằng chứng thì hàng hà sa số, nhưng lần kỷ niệm 92 năm nay (21/6-1925 – 21/6/2017) Ban Tuyên giáo, cơ quan đảng chỉ đạo và Bộ Thông tin và Truyền thông, cơ quan kiểm soát nhà báo lại cứ muốn chứng minh báo chí là diễn đàn của nhân dân, khiến chiếc áo bù nhìn lại phình to hơn.

“Trái núi đẻ chuột!”

Mạc Văn Trang

2-12-2022

“Trái núi đẻ chuột” là thủ pháp viết truyện ngắn của Nguyễn Công Hoan. Truyện của ông viết, mở đầu nghe rất là quan trọng, hoành tráng, tưởng chuyện tày đình, khiến người đọc phải tò mò, nhưng hoá ra cuối cùng chỉ là chuyện tầm phào chả có gì, chẳng hạn như truyện “Thám tử Anam”…

Cụ Huỳnh Thúc Kháng bàn về chữ “Dân”

Đào Tiến Thi

(Nhân sự ra đời của trang mạng Tiếng Dân hôm 4-7-2017)

17-7-2017

Cụ Huỳnh Thúc Kháng và tờ báo Tiếng Dân

Dân hai lăm triệu ai người lớn

Nước bốn nghìn năm vẫn trẻ con

(Tản Đà)

Chí sỹ Huỳnh Thúc Kháng là một trong những yếu nhân của phong trào Duy Tân đầu thế kỷ XX, một phong trào công khai, hợp pháp với tôn chỉ được chí sỹ Phan Châu Trinh nêu thành mấy chữ “Khai dân trí, chấn dân khí, hậu dân sinh”. Năm 1908, vì có vụ biểu tình chống sưu thuế ở Trung Kỳ, cụ Huỳnh cùng hàng loạt đồng chí của mình bị bắt, đày ra Côn Đảo. Mười ba năm sau (năm 1921), hết hạn lưu đày, cụ trở về, lại tiếp tục sự nghiệp cứu nước. Năm 1926, nhân chính quyền thực dân Pháp tổ chức Viện Dân biểu Trung Kỳ, cụ liền ra tranh cử và trúng cử chức Viện trưởng với số phiếu rất cao (nhưng hơn hai năm sau cụ từ chức). Năm 1927, cụ lập tờ báo Tiếng Dân tại Huế, vừa làm chủ nhiệm vừa tích cực viết bài.

Hàng loạt bài báo bị gỡ — Lỗi 404

FB Đào Tuấn

15-3-2018

Một kỷ lục vừa được thiết lập khi báo chí đồng loạt “ngỏm củ tỏi” sau chỉ “3 nốt nhạc”. Sau khi kết luận Thanh tra vụ AVG được bạch hóa, vừa xong, Bộ 4T cũng công khai ý kiến phản đối. Và ngay sau đó đã kịp thời tứ bất tử (404).

Dự luật an ninh mạng xâm phạm quyền riêng tư, cá nhân

FB Nguyễn Tiêu Quốc Đạt

5-6-2018

Năm 2013, Việt Nam có Nghị định số 72/2013/NĐ-CP về quản lý, cung cấp sử dụng dịch vụ internet, thông tin trên mạng. Đầy là năm chứng kiến fb, wordpress và blogspot làm thay đổi môi trường thông tin của VN, đưa hơn 700 tờ báo quốc doanh về đúng vị trí và trở thành nền tảng cho các hoạt động dân sự trong đời thực như: Tuần hành phản đối đường lưỡi bò, phản đối huỷ hoại môi trường, tưởng niệm liệt sỹ Hoàng Sa, Gạc Ma.

Ai tôn trọng hiến pháp?

FB Võ Xuân Sơn

17-7-2018

Trong những ngày mà các cuộc biểu tình phản đối dự luật đặc khu bị đàn áp, tất cả báo chí im lặng, tôi đã rất thất vọng. Một trong những tờ báo mà tôi thất vọng nhất là tờ Tuổi Trẻ. Thất vọng vì trước giờ tôi vẫn hi vọng, đó là tờ báo dám nói sự thật.

Đến hôm nay thì Báo Tuổi trẻ Online đã bị đình bản 3 tháng. Còn nhớ cách đây hơn 43 năm, khi tôi còn rất trẻ, chưa hiểu được ý nghĩa của cụm từ “kí giả đi ăn mày”. Hồi đó, báo chí miền Bắc đưa tin, rằng tự do báo chí đã bị chế độ ngụy quân ngụy quyền bóp nghẹt. Bây giờ thì tôi đã hiểu rõ hơn, thế nào là tự do báo chí bị ngụy quân ngụy quyền bóp nghẹt.

Sự khốn nạn của cả hệ thống

Blog RFA

JB Nguyễn Hữu Vinh

10-11-2018

Trên mạng lan truyền một video Clip về một vụ Cảnh sát giao thông tự ngã để vu cáo người tham gia giao thông bị giữ xe đánh cảnh sát và sau đó Công an bắt người này về Phường.

Giải cứu nước mắm Việt bằng cách nào?

FB Nguyễn Huy Cường

11-3-2019

Hôm nay tôi tạm nghỉ kỳ 2 bài “Cầm tay chỉ việc” để viết về vụ nước mắm. Những gì là âm mưu thủ đoạn và những sắc màu u ám của vụ này, chị Vũ Kim Hạnh và anh chị em làng báo đã viết, tôi sẽ không viết nữa mà chỉ nêu 03 ý sau và kể một câu chuyện.

Bài báo bị gỡ, liên quan tới phát biểu “quan chức ăn chơi phè phỡn như quan lại ngày xưa”

LTS: Bài báo “Đại biểu tranh luận nảy lửa: Ai ăn chơi phè phỡn như quan lại ngày xưa?” của tác giả Lê Kiên, đăng trên báo Tuổi Trẻ lúc 17h29′ chiều 30/5/2019, nhưng đã bị gỡ bỏ. Chúng tôi xin được đăng lại tại đây để phục vụ những độc giả chưa kịp đọc.

Đôi điều muốn nói với anh Hoàng Hải Vân

Đoàn Bảo Châu

20-7-2019

Lý do duy nhất tôi đối thoại với một cá nhân như anh bởi tôi muốn công luận nhìn rõ chân dung của anh.

Thư gửi nữ nhà báo khí phách Nguyễn Thu Trang

Đinh Quang Minh

1-10-2019

Nhà báo Nguyễn Thu Trang, là người từng bị xã hội đen dọa giết cả nhà. Photo Courtesy

Thưa chị Thu Trang và quý độc giả báo Tiếng Dân,

Cùng quý độc giả báo Phụ Nữ TPHCM,

Thưa quý vị!

Ngạn ngữ phương Tây có câu: “Không ai nỡ đánh người phụ nữ, dù chỉ bằng một cành hoa”.

Tờ báo Đan Mạch không xin lỗi

Đỗ Hùng

31-1-2020

Biếm họa trên báo Jyllands-Posten của Đan Mạch. Ảnh: internet

Báo Jyllands-Posten của Đan Mạch vừa thay mấy ngôi sao trên quốc kỳ Trung Quốc bằng hình mô phỏng vi rút corona. Ngay lập tức Đại sứ quán Trung Quốc tại Copenhagen lên tiếng, cho rằng đây là hành động “xúc phạm đất nước Trung Quốc” và làm “tổn thương người dân Trung Quốc”.

Tại sao BBC Việt ngữ lại dùng cách định danh Trung Quốc mà không dùng cách định danh Việt Nam?

Đỗ Hùng

9-4-2020

Ảnh: Digital Globe

1. Cái này hôm trước mình nói rồi (xem link phía dưới*) mà hôm nay BBC Việt ngữ lại dùng tiếp nên càng khó hiểu. Đảo Song Tử Tây ở Trường Sa thì BBC lại dùng một cái tên theo cách gọi của Trung Quốc, là Nam Tử. Độc giả chính của BBC Việt ngữ là người Việt, nhẽ rất ít biết Nam Tử (Nam Tử Tiêu hay Nam Tử Đảo 南子礁/岛) là đảo nào.

Hoan nghênh ông Nguyễn Thế Kỷ

Tạ Duy Anh

25-5-2020

Lúc 18 giờ kém ngày 24 tháng 5 năm 2020, VOV Giao thông của ông Nguyễn Thế Kỷ phát một chương trình phải nói là rất nặng kí về án oan, kéo dài chừng 30 phút. Điều đáng kể nhất là bản tin đã tường trình chi tiết về quá trình các tử tù như Huỳnh Văn Nén, Hàn Đức Long, Nguyễn Thanh Chấn… bị nhục hình, bức cung trong hầm tối, bởi những tên cán bộ điều tra ác quỷ, đến mức để giữ mạng sống ra tòa đòi công lý, họ đã phải nhận tội giết người.

Làm sao ứng xử với Tổng Biên tập quyết giữ ghế?

Lê Thiếu Nhơn

19-7-2020

Sau khi Thời báo Kinh tế Việt Nam tuyên bố kết thúc hoạt động, lập tức xuất hiện đơn kêu cứu của 200 cán bộ, nhân viên công tác tại đơn vị này. Một lời kêu cứu khẩn thiết và nhức nhối, nhưng chắc chắn không có kết quả gì. Vì sao?

Không tin báo chí “thổ tả”, vậy tin ai bây giờ?

Trần Phi Tuấn

18-11-2020

Bây giờ, các bạn tôi đã không còn tin vào báo chí chính thống nữa, và họ chỉ tin vào thông tấn xã Trump’s Tweet mà thôi, và mỗi tweet của bác được “share không cần hỏi”. Và đó là vấn đề!

Cái loại người ấy, người gì?

Dương Tự Lập

13-3-2021

Ngày 7/2/2021, nhà báo Nguyễn Như Phong có bài viết: Chuyện của tôi ở … cải cách ruộng đất. Mở đầu bài, ông viết: “Nói chuyện về cải cách ruộng đất thì phải khẳng định đó là một trang lịch sử đẫm máu của Việt Nam… Nhưng không nên bàn luận nhiều về việc này, mặc dù người ta vẫn cố lấp liếm, cố bưng bít”.

Một ít kiến thức về báo chí Việt Nam

Nguyễn Đình Bổn

21-6-2021

1- Tờ báo quốc ngữ đầu tiên:

Khai sinh sớm nhất trong làng báo Quốc ngữ Việt Nam là Gia Định báo. Tờ báo tổng hợp này có khuôn khổ 25 x 32 cm, ra hàng tuần tại Sài Gòn và tồn tại suốt 44 năm sau khi phát hành số đầu vào ngày 15 tháng 4 năm 1865.

2- Tờ báo quốc ngữ tư nhân đầu tiên:

Nguyệt san Thông loại khóa trình (báo kiểu sách đọc thêm, giải trí mang mục đích giáo dục) do Trương Vĩnh Ký chủ trì, khuôn khổ 16 x 23,5 cm, phát hành hàng tháng tại Nam Kỳ trong những năm 1888-1889, là tờ báo quốc ngữ tư nhân đầu tiên. Số báo số 1 ra vào tháng 5, 1888.

3- Tờ báo phụ nữ đầu tiên:

Báo Nữ giới chung (tiếng chuông của nữ giới) xuất bản vào Thứ Sáu hàng tuần tại Sài Gòn bắt đầu năm 1918 là tờ báo đầu tiên chuyên về phụ nữ. Số báo đầu tiên ra mắt ngày 1 tháng 2, 1918. Lê Ðức làm chủ nhiệm và Sương Nguyệt Anh, con gái của Nguyễn Ðình Chiểu làm chủ bút.

4- Tờ báo kinh tế đầu tiên:

Báo Nông cổ mín đàm (ngồi uống trà bàn chuyện làm ruộng và đi buôn) khuôn khổ 20 x 30 cm, phát hành vào Thứ Năm hàng tuần tại Sài Gòn, là tờ báo kinh tế đầu tiên với số 1 ra ngày 1 tháng 8 năm 1901.

5- Nhà báo Việt Nam đầu tiên:

Nhà báo Việt Nam đầu tiên là Trương Vĩnh Ký (1837-1898), tên tự là Sĩ Tải thường gọi là Pétrus Ký, quê ở Tân Minh-Vĩnh Long (nay thuộc Bến Tre). Ông là một học giả lớn, thạo 26 ngoại ngữ, là tác giả của hơn 100 bộ sách, hàng nghìn bài viết, có chân trong nhiều hội khoa học quốc tế, cống hiến xuất sắc cho các chuyên ngành: văn hóa, ngôn ngữ, địa lý, nhân chủng học. Ông thành lập, làm tổng biên tập những tờ báo Quốc ngữ đầu tiên, đồng thời là cây bút chủ chốt của rất nhiều báo khác và được coi là người đặt nền móng cho báo chí quốc ngữ Việt Nam.

6- Nữ tổng biên tập đầu tiên:

Danh hiệu này thuộc về Nguyễn Xuân Khuê (1864-1921), thường được biết qua bút danh là Sương Nguyệt Anh, người con gái thứ tư của nhà thơ Nguyễn Đình Chiểu, quê ở Ba Tri-Bến Tre. Nhận lời mời của các đồng nghiệp, đầu năm 1918 bà lên Sài Gòn làm Tổng Biên tập tờ Nữ giới chung và phụ trách tờ báo này trong suốt thời gian tồn tại của nó.

Ngoài ra thời kỳ phát triển mạnh nhất, đa dạng nhất của báo chí VN là thời kỳ 1954 đến 30.4.1975 tại Sài Gòn.

***

Nhìn các cột mốc này, ta thấy ngày 21.6.1925, tại Quảng Châu (Trung Quốc), khi Nguyễn Ái Quốc ra tờ Thanh Niên và sau này ngày 5.2.1985, Hội nhà báo Việt Nam quyết định lấy ngày này làm Ngày Báo chí Việt Nam. Rồi đến ngày 21.6.2000 mới gọi Ngày Báo chí cách mạng Việt Nam đều muộn hơn, ít đa dạng hơn vì thiếu hẳn mảng báo chí tư nhân. Báo chí trong chế độ này được quy định rõ ràng là dùng để tuyên truyền cho các chính sách của nhà cầm quyền. Nhà báo trong hệ thống này chỉ là loại công chức phục vụ chế độ.

Do đó, gọi 21.6 là ngày Nhà báo VN là sai. Tên chính thức trong văn bản là: Ngày báo chí cách mạng Việt Nam.

“Bác sĩ Khoa”, Tuyên giáo và truyền thông đại bịp!

Thu Hà

11-8-2021

Tuần qua, mạng xã hội “dậy sóng” bởi một số tờ báo đảng như VietNamNet, VnExpress, VTV… đem hình ảnh trẻ em Mỹ chích ngừa, nguỵ tạo, gán ép cho trẻ em các nước như UAE, Ấn Độ đang chích vaccine Vero Cell của Trung Quốc, rồi một số “quan báo” có Cao cấp Chính trị của Đảng, lại tung hô, tuyên truyền câu chuyện “Bác sĩ Khoa” rút ống thở giết mẹ để cứu sản phụ sinh đôi…

Một câu chuyện đẹp… nhưng xạo

Đỗ Hùng

7-12-2021

Ảnh chụp màn hình

Bằng cách nào đó, một cậu bé giết người ở Mỹ mười năm sau lại trở thành một cậu bé ăn trộm và một bài học đạo đức ở một xứ sở bên kia đại dương.

Tiếng Dân và ngọn đuốc nghề

Lê Huyền Ái Mỹ

19-6-2022

Sau phiên tòa “cướp biển” Johnny Depp thắng vợ cũ Amber Heard, Washington Post – tờ báo đã đăng bài xã luận của Heard năm 2018 mà từ đó, Depp khởi kiện – bổ sung chú thích của biên tập viên về kết quả của phiên tòa với ba nội dung trong bài xã luận “sai sự thật”, đồng thời cũng thông tin rõ “Tòa cũng phát hiện Depp, thông qua luật sư Adam Waldman của mình, đã có hành vi phỉ báng Heard như một trong ba tội danh được liệt kê trong hồ sơ phản tố”.

Gia Định báo – 158 năm buồn vui, thăng trầm

Lê Nguyễn

21-6-2023

Trong lịch sử báo chí Việt Nam, ít có tờ báo nào từng chứa đựng khá nhiều điều mâu thuẫn và mơ hồ như Gia Định Báo, từ văn kiện cho ra đời tờ báo, ngày phát hành số báo đầu tiên, những nhân vật tiếp nối nhau quản lý tờ báo, đến ngày chính thức đình bản tờ báo. Số lượng báo còn lưu trữ không nhiều, nhất là mất hẳn mấy số báo đầu tiên, và tình trạng thiếu thốn tư liệu khiến cho trong một thời gian dài, Gia Định Báo là một thách thức lớn đối với các nhà nghiên cứu.

“Lớp trưởng”: Làm hỏng tiếng Việt ngay từ tiểu học

Phạm Quang Tuấn

4-1-2024

Như tôi đã viết nhiều lần, trong những danh từ kép tiếng Việt, danh từ chính luôn luôn đi trước tính từ, không như trong tiếng Anh hoặc tiếng Tàu. (Tính từ đây bao gồm cả những danh từ hay động từ dùng để bổ nghĩa cho danh từ chính, chẳng hạn gỗ trong “bàn gỗ” hay ăn trong “dao ăn”.) Tiếng Tàu là “mỹ nhân”, tiếng Anh là “beautiful person” nhưng tiếng Việt là “người đẹp”.

Vua Tiếng Việt, từ sai chính tả đến lỗi văn hóa

Thái Hạo

8-4-2024

Chương trình truyền hình Vua Tiếng Việt của VTV trở nên ồn ào từ giữa năm 2023 khi mắc lỗi sai chính tả (và nhiều lỗi khác) ở mức khó mà tưởng tượng được ngay trên sóng truyền hình, kể từ thời điểm được ông Hoàng Tuấn Công chỉ ra. Tuy nhiên, nếu lỗi về chuyên môn làm người ta bất ngờ 1, thì lỗi về văn hóa ứng xử có thể khiến người ta ngạc nhiên tới 10.

Vì sao CSGT công khai làm luật? Nhân vụ CSGT làm luật mà Công an TpHCM đang điều tra

FB Nguyễn Hoài Nam

10-9-2017

Ảnh: Interrnet

Mình kể ra câu chuyện thì mọi người hiểu tại sao có nhiều lực lượng giám sát mà CSGT vẫn mãi lộ và bị người dân bức xúc.

Là nhà báo dù có quyết tâm nhiệt huyết hết mình vì việc chung, nhưng khi chuyển hs cho cơ quan chức năng vụ việc vẫn không được xử lý minh bạch, bởi họ chỉ “gói gọn” trong khuôn chứng cứ đến đâu thì xử lý và kết luận đến đó.

Chuyện làng báo chí “cách mạng”

FB Bảo Uyên

19-4-2018

Ảnh: internet

“B ơi, em gọi cho chị đi để chị lấy cớ bận không phải đi cà phê với ông ấy (sếp 1 tờ báo – nơi tôi từng làm việc).”

“B ơi, đâu rồi. Gọi đi. Chị cần ra khỏi chỗ này ngayyy….”

Nhiều phút trôi qua, em tôi vẫn không online, vẫn chưa seen tin nhắn của tôi. Đã nhiều lần như thế. Tôi ở lại và ngồi nghe những lời tán tỉnh của ông ấy.

Một lần khác, ông ấy vuốt tóc, xoa đầu tôi. Văn phòng buổi tối, chỉ còn mình tôi.

Phan Rí đang là điểm nóng bạo lực và Bút Máu

Kông Kông

17-6-2018

Xin vắn tắc đôi điều về bài viết của nhà báo Hoàng Hải Vân.

Phần (1) bài viết của Hoàng Hải Vân viết về Phan Rí thì thấy Phan Rí thật kinh khủng. Ở đó là nơi đầu trộm đuôi cướp, xì ke ma túy tràn lan mà ông nhà nước bất lực! Dân bất mãn: “Nhưng không phải vấn đề thu hồi đất, không phải vấn đề môi trường, cũng không phải tệ quan liêu cản trở việc làm ăn sinh sống. Họ bất mãn vì chính quyền bất lực trước sự lộng hành của trộm cắp và tệ nạn hút xách”.

Cô gái bị đuổi ra khỏi cuộc họp báo của thủ tướng Dũng

FB Lưu Trọng Văn

3-7-2018

Gã bảo, trước khi rời Ba Lan qua Áo gã muốn ra ngoại ô Warszawa. Vân Anh cháu nội của nhà cách mạng Tôn Quang Phiệt cười rõ tươi rồi lái xe chở gã đi.

Mạng xã hội của ai thưa ngài Võ Văn Thưởng?

FB Lưu Trọng Văn

30-12-2018

Ngài trưởng ban Tuyên giáo Trung ương Võ Văn Thưởng phát biểu tại Hội nghị Báo chí toàn quốc vừa diễn ra khi năm 2018 khép lại:

Báo chí Việt Nam, cuộc khủng hoảng bao giờ kết thúc?

Mạnh Quân

7-4-2019

Ai cũng đã biết, Quyết định phê duyệt Quy hoạch báo chí VN đến năm 2025 vừa được Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc ký ban hành.

Mức độ ảnh hưởng của quyết định này đến hàng trăm tờ báo, hàng chục ngàn nhà báo và phía sau cũng là hàng vạn người thân của họ là rất lớn. Bởi có nhiều tờ báo phải thu hẹp phạm vi hoạt động, nhiều tờ phải sáp nhập … sẽ có nhiều nhà báo công việc trở lên khó khăn hơn, và rất có thể sẽ có những người rơi vào cảnh thất nghiệp.