Trang chủ Bài Trên Mạng

Bài Trên Mạng

Thiên hạ nói và nghĩ

Chuyện thật như đùa

Trần Thất

7-2-2021

TS Trần Thất, cựu Vụ trưởng Vụ Hành chính tư pháp – Bộ Tư pháp. Nguồn: GDVN

Báo Vietnamnet ngày 04/02/2021 đưa tin: “Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân cho biết, cơ cấu ĐBQH khóa mới phấn đấu người ngoài đảng từ 25-50”.

Đất nước gì cũng thờ được

FB Chu Mộng Long

8-2-2019

Sau vụ Chương trình Táo quân bị nhiều người chỉ trích bằng cách gọi đích tên Đặng Lê Nguyên Vũ ra gán vào ông quan Bắc Đẩu của Thiên Đình với lý lẽ, rằng tại sao VTV dám mang “ông vua cafe” của họ ra chế giễu, tôi hình dung xứ Vịt đang hình thành một tôn giáo mới mà ông thánh (ngang hàng thánh Allah của đạo Hồi) chính là “ông vua tôn kính” ấy.

Trí thức và sự ngộ nhận

Đỗ Ngà

11-5-2019

Một trí thức gì? Là một con người tham gia vào tư duy phê phán, nghiên cứu và suy ngẫm về xã hội, đề xuất các giải pháp. Người trí thức tham gia phải biết có thái độ chính trị một cách độc lập với chính quyền, dám tố cáo một sự bất công xã hội.

Đất đai, trái bom khi nào… phát nổ?

Blog VOA

Trân Văn

29-3-2022

Vụ Thủ Thiêm: Hàng chục nhà báo, người dân ‘vây’ trụ sở tiếp dân. Hình minh họa. Nguồn: VNE

Chẳng riêng các chuyên gia, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam cũng đã nhìn thấy nguy cơ vỡ nợ dây chuyền khi nhiều ngân hàng dốc tiền mua trái phiếu mà nhiều doanh nghiệp phát hành để có tiền thanh toán nợ cũ đến hạn phải trả.

Hôm nay (29/3/2022), tờ Lao Động có hai thông tin liên quan đến việc hủy bỏ hai đại dự án dính líu tới đất đai ở hai tỉnh khác nhau: Công ty Đầu tư xây dựng và kinh doanh dịch vụ Quảng Ngãi (QISC) trả lại Dự án Khu Dân cư trục Mỹ Trà – Mỹ Khê cho chính quyền tỉnh Quảng Ngãi (1) và Tập đoàn Hoa Sen chính thức rút khỏi Dự án Khu Công nghiệp Du Long ở Ninh Thuận (2).

QISC giành được Dự án Khu Dân cư trục Mỹ Trà – Mỹ Khê (tọa lạc tại thành phố Quảng Ngãi) năm 2015 và từng được xem là “mỏ” giúp chính quyền tỉnh Quảng Ngãi kiếm được một khoản tiền lớn cho ngân sách tỉnh này nhưng đến giờ, “mỏ… tiền” này vẫn chỉ là một bãi đất có diện tích khoảng 20 héc ta dành cho… cỏ dại, bất kể ¾ diện tích đã được san nền, làm đường, thiết lập lưới điện, hệ thống thoát nước!

Tương tự, 407 héc ta ở huyện Thuận Bắc mà tỉnh Ninh Thuận tổ chức thu hồi cách nay 14 năm để thực hiện Dự án Khu Công nghiệp Du Long giờ vẫn dành để nuôi… cỏ. Chín năm đầu (2008 – 2017), 407 héc ta đó nằm trong tay một doanh nghiệp Trung Quốc. Vì dự án vẫn… nằm trên giấy, chính quyền tỉnh Ninh Thuận đã dàn xếp để doanh nghiệp Trung Quốc ấy chuyển nhượng dự án cho Tập đoàn Hoa Sen và giờ, sau năm năm nắm giữ dự án, Tập đoàn Hoa Sen đã chuyển nhượng dự án cho một doanh nghiệp khác.

Thu hồi đất ồ ạt để đổi hạ tầng, công trình và để thực hiện các dự án phát triển đô thị, xây dựng khu công nghiệp là nguyên nhân tạo ra tạo ra vô số bãi đất hoang (3), thành phố ma (4) ở khắp mọi nơi tại Việt Nam, kể cả Hà Nội (5), TP.HCM (6). Tuy chưa có thống kê đầy đủ để biết một cách tường tận, rằng những dự án “trời ơi, đất hỡi” đó đã tước đoạt sinh kế của bao nhiêu triệu gia đình, khiến bao nhiệu nhiều triệu người lâm vào cảnh bần cùng, ảnh hưởng đến “quốc kế, dân sinh”, bao nhiêu triệu héc ta đất bị bỏ hoang không sinh lợi trong vài thập niên và đã tác động thế nào đến cả sự ổn định lẫn phát triển của kinh tế – xã hội nhưng có thể khẳng định, việc phê duyệt – cho phép thực hiện các dự án đã làm đất đai tăng giá, giúp một nhóm nhỏ quen được gọi là… “nhà đầu tư” hưởng lợi lớn trong ngắn hạn nhờ chênh lệch giá trị. Không chỉ có thế…

***

Tuần trước, đại diện Cục Thuế TP.HCM cho biết, Dream Republic và Sheen Mega – hai trong số bốn doanh nghiệp giành được quyền khai thác bốn khu đất tại Khu Đô thị mới Thủ Thiêm mà chính quyền TP.HCM đem ra đấu giá hồi cuối năm ngoái (7), vừa… “hứa sẽ… cố gắng nộp đủ tiền trong thời gian sớm nhất” (8). Bởi hy vọng sẽ thu được khoảng 8.000 tỉ cho ngân sách nên Cục Thuế TP.HCM vẫn ráng chờ chứ không hủy kết quả đấu giá cho dù khoản tiền chậm nộp (lệ phí trước bạ và 50% tiền sử dụng đất) đã quá hạn khoảng sáu tuần. Đó cũng là lý do chưa rõ cuộc đấu giá bốn khu đất tại Khu Đô thị mới Thủ Thiêm hồi cuối năm ngoái có… “thất bại toàn diện” hay không, cho dù kết quả cuộc đấu giá ấy từng tạo ra giá trị chưa từng có đối với đất đai tại Việt Nam và ngay sau đó tạo ra sự lo âu trên diện rộng đối với cả chính quyền lẫn nhiều giới, kể cả giới kinh doanh bất động sản!

Không phải tự nhiên mà chính quyền Việt Nam yêu cầu một số ngân hàng giải trình về quan hệ với các doanh nghiệp tham gia đấu giá (đã cho vay hoặc hứa cho vay bao nhiêu, mục đích các khoản vay là gì, có phân loại chi tiết về nợ gốc, nợ lãi, kèm phân tích kế hoạch – khả năng trả nợ, phía hỏi vay có nợ xấu – nợ khó trả hay không,...) và công khai bày tỏ sự lo ngại về tình trạng một số doanh nghiệp vay mượn tứ tung, từ ngân hàng đến phát hành giấy mượn nợ (trái phiếu doanh nghiệp), nợ cao gấp nhiều lần vốn thực có, cho nên yêu cầu tổ chức kiểm tra (9). Cũng không phải tự nhiên mà Công ty Ngôi Sao Việt (thành viên của Tập đoàn Tân Hoàng Minh), rồi Công ty Bình Minh – hai trong bốn doanh nghiệp trúng đấu giá hai trong số bốn lô đất ở Khu Đô thị mới Thủ Thiêm xin bỏ cuộc sau khi giành chiến thắng, chấp nhận mất vài trăm tỉ tiền đặt cọc (10).

Tờ Thời báo Kinh tế Sài Gòn vừa giới thiệu bản phân tích của SSI Research (chuyên nghiên cứu về chứng khoán). Theo báo cáo này, riêng trong năm 2021, các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực bất động sản tại Việt Nam đã phát hành lượng trái phiếu trị giá 320.000 tỉ đồng với mức lãi suất trung bình từ 10,3%/năm đến 10,6%/năm, thậm chí một số doanh nghiệp bất động sản cam kết trả lãi từ 12%/năm tới 13%/năm (11). Đó cũng là lý do nhiều ngân hàng tại Việt Nam dốc tiền mua trái phiếu doanh nghiệp nói chung và trái phiếu của các doanh nghiệp bất động sản nói riêng để hưởng chênh lệch lãi suất khi nhận tiền tiết kiệm và cho vay, bất kể phần lớn trái phiếu doanh nghiệp không có tài sản bảo đảm, không bảo lãnh thanh toán. Năm ngoái, hệ thống ngân hàng và công ty chứng khoán đã bỏ 153.000 tỉ mua trái phiếu của các doanh nghiệp bất động sản.

Chẳng riêng các chuyên gia, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam cũng đã nhìn thấy nguy cơ vỡ nợ dây chuyền khi nhiều ngân hàng dốc tiền mua trái phiếu mà nhiều doanh nghiệp phát hành để có tiền thanh toán nợ cũ đến hạn phải trả, trong đó có tới gần 50% là trái phiếu do các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực bất động sản phát hành (12) nhưng vẫn không ngăn được tình trạng gần như toàn bộ nguồn lực của quốc gia, cả công lẫn tư tiếp tục dốc vô và trông vào đất đai – bất động sản. Làm sao có thể hùng cường nếu sự thịnh vượng phụ thuộc vào… giá đất đai – bất động sản? Tuy nhiên làm sao có thể khác khi hệ thống chính trị, hệ thống công quyền từ trung ương đến địa phương dường như chỉ biết mỗi một cách để chứng minh năng lực trí tuệ, năng lực quản trị – điều hành là đặt ra các chỉ tiêu về tăng trưởng rồi dùng đất để hoàn thành những chỉ tiêu ấy!

Chú thích

(1) https://laodong.vn/bat-dong-san/sa-lay-du-an-dat-vang-400-ti-o-quang-ngai-1028381.ldo

(2) https://laodong.vn/bat-dong-san/tap-doan-hoa-sen-rut-khoi-ninh-thuan-sau-14-nam-xi-dat-bo-hoang-1028456.ldo

(3) https://congthuong.vn/nghe-an-nhieu-khu-cong-nghiep-bi-bo-hoang-173154.html

(4) https://congan.com.vn/thi-truong/bat-dong-san/dong-nai-xoa-so-thanh-pho-ma-tai-nhon-trach_125696.html

(5) https://tienphong.vn/diem-mat-cac-khu-biet-thu-trieu-do-bo-hoang-o-ha-noi-truoc-de-xuat-danh-thue-post1348810.tpo

(6) https://thanhnien.vn/diem-danh-cac-du-an-bo-hoang-dat-post956124.html

(7) https://vnexpress.net/toan-canh-dau-gia-4-lo-dat-vang-thu-thiem-4416081.html

(8) https://tuoitre.vn/hai-doanh-nghiep-trung-dau-gia-dat-tai-thu-thiem-hua-se-som-nop-tien-20220321142521602.htm

(9) https://laodong.vn/thi-truong-bds/dau-gia-dat-thu-thiem-tinh-tiet-moi-day-con-sot-ngay-cang-nong-993201.ldo

(10) https://viettimes.vn/them-doanh-nghiep-xin-bo-coc-dat-thu-thiem-con-tay-choi-thu-3-thi-sao-post154199.html

(11) https://thesaigontimes.vn/doanh-nghiep-bat-dong-san-phat-hanh-gan-320-000-ti-dong-trai-phieu-nam-2021/

(12) https://www.vietnamplus.vn/lo-ngai-rui-ro-siet-viec-mua-trai-phieu-doanh-nghiep-cua-ngan-hang/755570.vnp

“Minh bạch nút bấm”

FB Mai Quốc Ấn

2-6-2018

Ảnh: Nguyễn Văn Tiến

“Báo chí sẽ không được dự các phiên Quốc hội thảo luận, bỏ phiếu miễn nhiệm bộ trưởng Bộ Tài chính đối với ông Vương Đình Huệ và phê chuẩn đề nghị bổ nhiệm bộ trưởng Bộ Tài chính mới, bỏ phiếu miễn nhiệm tổng Kiểm toán Nhà nước đối với ông Đinh Tiến Dũng và bầu tổng Kiểm toán Nhà nước mới; phiên Quốc hội nghe Ủy ban Thường vụ Quốc hội báo cáo về việc chuẩn bị tổ chức lấy phiếu tín nhiệm, bỏ phiếu tín nhiệm và các phiên thảo luận về vấn đề này. (Trích Tuổi Trẻ)

Nhất thể hóa

FB Lê Nguyễn Duy Hậu

4-10-2018

Để hiểu được câu chuyện nhất thể hoá, cần phải hiểu truyền thống chính trị Việt Nam từ sau Đổi Mới.

Hoan nghênh Quy định 132-QĐ/TW của Bộ Chính trị

Lương Vĩnh Kim

9-11-2023

Bộ Chính trị Đảng Cộng Sản Việt Nam vừa ban hành Quy định số 132-QĐ/TW ngày 27-10-2023, “về kiểm soát quyền lực, phòng, chống tham nhũng, tiêu cực trong hoạt động điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án“.

VN sẽ trả đũa vụ Tư Chính bằng cách gì?

Trương Nhân Tuấn

13-7-2019

Khu vực HYDZ 8 đi qua nằm trong các lô của PetroVN như thấy trong bản đồ, phía bắc của lô WAB-21 (Vạn An Bắc 21) mà Tàu cho sang nhượng từ 1994, cũng là khu vực có chứa lô 136-03 mà VN hợp tác với Repsol bị Tàu gàn trở mới đây. Ảnh: FB Song Phan

Báo chí nước ngoài đăng tin cho biết các tàu khảo sát địa chấn của TQ hơn một tuần nay mở cuộc thăm dò thềm lục địa của VN, khu vực bãi Tư Chính (TQ gọi là Vạn An Bắc). Khu vực này trong quá khứ TQ đã từng ký giấy phép (1992) cho phép hãng khai thác dầu khí Mỹ hoạt động. Vụ này tạm ngưng, vì phía VN đưa công ty khai thác của Mỹ ra tòa.

Vụ giàn khoan HY981 hồi năm 2014, phía TQ đưa vào khảo sát địa chấn khu vực chung quanh thềm lục địa đảo Tri Tôn (của VN), cách bờ biển VN 120 cây số.

Con trai Mục sư Tôn ‘nói thay cha’ tại Thượng đỉnh Nhân quyền ở Geneva

VOA

21-2-2018

Nguyễn Trung Trọng Nghĩa tại hội nghị về nhân quyền ở Geneva ngày 20/2/2018. Ảnh: FB Nguyễn Trung Trọng Nghĩa

Nguyễn Trung Trọng Nghĩa, con trai của Mục sư đang bị giam cầm Nguyễn Trung Tôn, là một trong 22 đại diện được chọn để kể câu chuyện về nhân quyền trên thế giới tại Hội nghị thượng đỉnh Nhân quyền và Dân Chủ ở Geneva vào ngày 20/2, ngay trước thềm phiên họp thường niên của Hội đồng Nhân quyền Liên Hiệp Quốc.

Hà Sĩ Phu: “Tôi chỉ là người nhận thức được chân lý”

VNTB phỏng vấn

22-12-2018

TS Hà Sĩ Phu.

Tâm Don (VNTB) Cuốn sách Chia Tay Ý Thức Hệ của Tiến sĩ Nguyễn Xuân Tụ, tức Hà Sĩ Phu, được Tự Do Xuất Bản ấn hành đang gây xôn xao cộng đồng mạng. Rất nhiều người quyết tâm lùng mua bằng được cuốn sách có giá trị này. Và Việt Nam Thời Báo đã có cuộc chuyện trò với nhà bất đồng chính kiến này xung quanh cuốn sách để đời của ông.

“Quan chức tống tiền doanh nghiệp”

Trương Nhân Tuấn

21-7-2023

Hôm trước, trên RFA, ông Phạm Quý Thọ có trình bày ý kiến cá nhân trong bài viết có tựa đề: “Đại án ‘chuyến bay giải cứu’ phơi bày điển hình tham nhũng: Quan chức tống tiền doanh nghiệp“.

Các nước phương Tây đã phản ứng rất chậm

Lê Trung Tĩnh

2-4-2020

Là một người thường xuyên cổ võ cho những giá trị phương Tây như dân chủ, tự do, trong đó có tự do chỉ trích, tôi thấy cần viết những dòng sau đây khi cơn dịch bệnh hiểm ác đang hoành hành khắp nơi.

Chuyện cúp điện (Phần 2)

Nguyễn Thông

26-6-2023

Tiếp theo Phần 1

Tàu điện ở Hà Nội năm 1975. Ảnh: Internet

Không biết tự hồi nào, các nhà lãnh đạo xứ ta đặt ra tiêu chuẩn về xây dựng nông thôn mới bằng bốn chữ ngắn gọn “điện, đường, trường, trạm”. Điện đứng hàng đầu, ưu tiên số 1, sau đó mới tới đường giao thông, trường học, trạm y tế.

Lương Ngọc An vẫn được suy đoán vô tội, nhưng…

Trịnh Hữu Long

17-4-2022

Có quyền nói thì muốn chất vấn Dạ Thảo Phương và các nạn nhân bị quấy rối tình dục thế nào cũng được. Có chất vấn hợp lý, có chất vấn vô lý. Lương Ngọc An vẫn được suy đoán vô tội, và nguyên tắc này vẫn phải được tôn trọng.

Nhưng khi viện dẫn luật pháp và nguyên tắc suy đoán vô tội ra thì chớ phạm bốn điều:

1. Đừng giả vờ như Dạ Thảo Phương bình đẳng với Lương Ngọc An.

2. Đừng giả vờ như Dạ Thảo Phương và những người tố cáo quấy rối tình dục nói chung sẽ có cơ hội được trình bày trước pháp luật, được pháp luật lắng nghe và phán xử công bằng.

3. Đừng giả vờ như không biết nạn nhân bị quấy rối/tấn công tình dục bị xã hội phán xét cay nghiệt như thế nào khi lên tiếng.

4. Đừng giả vờ như không biết nạn nhân phải chịu tổn thương tâm lý nặng nề và gia đình họ phải chịu đau khổ như thế nào khi lên tiếng.

Ngay cả những người tin Dạ Thảo Phương cũng chẳng ai nghĩ rằng có chứng cứ đầy đủ hay có thể kiểm chứng câu chuyện này theo các tiêu chuẩn pháp lý thông thường.

Chẳng ai tước đi quyền được suy đoán vô tội của Lương Ngọc An. Nhưng bằng cách phạm phải bốn lỗi giả vờ trên, người ta tước đi của Dạ Thảo Phương và những người tố cáo khác cơ hội được pháp luật lắng nghe.

Nên nhớ rằng khi điều tra viên nhận được một đơn tố cáo, họ cũng chẳng có bằng chứng gì để khẳng định điều gì, họ cũng chẳng biết tin ai. Thứ duy nhất họ có là niềm tin nội tâm và phán đoán logic dựa trên những thông tin đang có để quyết định có mở hồ sơ điều tra một vụ việc hay không.

Vụ Dạ Thảo Phương vượt ra ngoài các thảo luận pháp lý thuần túy. Đó là một cơ hội để thay đổi cách xã hội nhìn nhận nạn nhân bị quấy rối tình dục lẫn cách pháp luật bảo vệ quyền lợi cho họ. Đó là lý do người ta ủng hộ Dạ Thảo Phương và các nạn nhân khác lên tiếng, bất kể người ta có tin những lời tố cáo hay không.

Viện dẫn luật thì tốt, nhưng chớ máy móc mà quên mất cái bối cảnh chính trị – xã hội mà cái luật đó ra đời, và quên mất rằng pháp luật hoàn toàn có thể thay đổi theo hướng công bằng hơn.

Thịnh vượng – từ khóa của kỷ nguyên mới?

FB Nguyễn Đắc Kiên

28-4-2018

Nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un (trái) và Tổng thống Hàn Quốc Moon Jae-in đứng bên tảng đá có khắc dòng chữ: “Chúng tôi vun trồng hòa bình và thịnh vượng”. Ảnh: AFP

“Những người du khách Mỹ hồng hào no ấm y phục xứ lạnh dày nặng sặc sỡ đi về từ mười năm nay ở phi trường Minneapolis, tiểu bang Minnesota, lâu lâu một lần, lại nhìn thấy đơn độc khác lạ một cặp vợ chồng Á châu như họ, cũng tới phi trường đợi chờ một giờ máy bay cất cánh.”

“Quê quán họ ở Á châu, đúng vậy, nhưng đường về nghìn trùng cách biệt, dấu chân phiêu dạt chưa biết ngày nào trở lại được với bến bờ quê cũ. Đó là một cặp vợ chồng nhà văn. Một cặp vợ chồng nhà văn Việt Nam tha hương, từ bảy mùa tuyết, đã định cư yên ổn ở Vạn Hồ.”*

Bộ trưởng Trần Hồng Hà

FB Mai Quốc Ấn

6-6-2018

(Nhân Ngày Môi trường Thế giới 5/6/2018)

Tôi bắt đầu quan sát Bộ trưởng Trần Hồng Hà của Bộ Tài nguyên và Môi trường (TNMT) từ khi ông ấy vừa lên chức. Đến hôm nay, tổng thể về ông Trần Hồng Hà thực sự vẫn là một nỗi thất vọng.

Phán quyết 17 vụ Hồ Duy Hải: Chỉ dựa vào lời khai, không làm rõ các điểm mù, chứng cứ gỡ tội

Nguyễn Đức

21-6-2020

Trở lại trách nhiệm 17 vị thẩm phán tối cao trong vụ án Hồ Duy Hải. Theo tôi, phán quyết 17 nhắc đến cụm từ: “Vi phạm tố tụng nhưng không làm thay đổi bản chất vụ án” là một cụm từ hoàn toàn sai về pháp luật, logic vụ án. Quan niệm này gây hậu quả pháp lý lâu dài, tạo “tiền lệ nguy hiểm”. Bởi lẽ, SỰ THẬT VỤ ÁN mới là điều công luận, các đại biểu quốc hội, các chuyên gia quan tâm chứ không phải là BẢN CHẤT VỤ ÁN.

Nhiều dấu hỏi về Vũ ‘Nhôm’, thượng tá công an, ‘trùm mafia đỏ Đà Nẵng’

Người Việt

24-12-2017

Vũ “nhôm” và Nguyễn Xuân Anh. Ảnh: internet

Dư luận rất ngạc nhiên khi báo chí loan tin có lệnh truy nã đại gia địa ốc khét tiếng “mafia” Phan Văn Anh Vũ, còn gọi là Vũ “Nhôm,” vì công an đến khám xét nhà ở Đà Nẵng nhưng ông này đã bỏ trốn.

Phan Văn Anh Vũ bị cáo buộc hành vi “làm lộ bí mật nhà nước” theo điều 263 của Luật Hình Sự CSVN mà nếu bị bắt và bị kết án có thể bị đến 15 năm tù. Tuy nhiên, ông ta chỉ là một doanh nhân sao có thể “làm lộ bí mật nhà nước?” Và có thế lực nào đằng sau chống lưng để ông ta tung hoành?

Giá nào cho sự tự do?

Ngô Anh Tuấn

12-5-2023

Mấy hôm trước, tại Trạm tạm giam Công an thành phố Đà Nẵng, luật sư Lê Đình Việt và tôi có vào thăm gặp bị can Bùi Tuấn Lâm (hay còn gọi là Peter Lâm Bùi). Cùng đi để thực hiện quyền giám sát có đại diện Toà án nhân dân thành phố Đà Nẵng và đại diện Cơ quan An ninh điều tra, Công an thành phố Đà Nẵng.

Ông Trần Đại Quang qua đời: Kết thúc kiếp người trong đau đớn!

VNTB

Ánh Liên 

21-9-2018

Người đứng đầu nhà nước, ông Trần Đại Quang vừa mất vào sáng ngày 21.09, kết thúc chuỗi bi cực vào cuối đời.

Ông Chủ tịch nước Trần Đại Quang (Chủ tịch nước) mất, khi cuộc chiến đốt lò nhằm vào đơn vị cũ của ông vẫn đang diễn ra,… Và nhiều người tin rằng, sự ra đi lần này sẽ khiến cho nhiều kẻ vui mừng, bao gồm cả những nhóm lợi ích đang tồn tại.

Người từng một thời hét ra lửa ở cương vị Bộ trưởng Bộ Công an, oai phong lẫm liệt ở lễ Tuyên thệ Chủ tịch nước,… đã sớm xuống dốc về mặt thần thái và sức khỏe, và chưa hết nửa nhiệm kỳ, người dân chỉ thấy một Chủ tịch nước héo khô về mọi mặt.

Giáo sư Trần Hữu Dũng, người đứng trước Vạn Lý Hỏa Thành

BBC

Joaquin Nguyễn Hòa

1-3-2023

Giáo sư Trần Hữu Dũng trò chuyện với BBC News tiếng Việt bên lề một Hội thảo tư tại Đại học Humboldt, Berlin, CHLB Đức, mùa Hè 2015

Đã có luật, sao cứ bắt trẻ em làm “chuột bạch”?

Báo Sạch

13-12-2020

Cuối cùng thì Bộ Giáo dục và Đào tạo cũng nhận trách nhiệm trong văn bản gửi tới các đại biểu Quốc hội hồi cuối tháng 10/2020 về nội dung sách giáo khoa lớp 1. Như vậy, những bức xúc trong dư luận của giáo viên, phụ huynh, cử tri và cộng đồng ít nhiều cũng tìm được nơi để quy kết.

Đất Thủ Thiêm – lớp mới của vở kịch chưa có hồi kết

Blog VOA

Trân Văn

11-1-2022

Tuy Cục Thanh tra – Giám sát ngân hàng của Ngân hàng Nhà nước (NHNN) đã yêu cầu một số ngân hàng báo cáo về việc cấp tín dụng (cho vay, bảo lãnh, đầu tư trái phiếu…) đối với những doanh nghiệp và cá nhân vừa tham gia đấu giá bốn lô đất ở Khu Đô thị mới Thủ Thiêm thuộc thành phố Thủ Đức, TP.HCM (1) nhưng chưa rõ NHNN có công bố những thông tin họ được báo cáo hay không? Dựa trên những thông tin này, hệ thống chính trị, hệ thống công quyền Việt Nam sẽ làm gì?

Nếu các thông tin liên quan đến quan hệ giữa một số ngân hàng với các khách hàng tham gia đấu giá bốn lô đất ở Khu Đô thị mới Thủ Thiêm sớm được công bố (đã vay – cho vay – hứa cho vay bao nhiêu, mục đích vay – cho vay – hứa cho vay là những gì, tổng nợ có phân loại chi tiết về nợ gốc, nợ lãi, kèm phân tích kế hoạch – khả năng trả nợ, phía hỏi vay có nợ xấu – nợ khó trả hay không,...), chắc chắn sẽ có thêm rất nhiều yếu tố hết sức… thú vị mà không cần phải chờ đến đầu tháng 4 – thời điểm mà về nguyên tắc, các doanh nghiệp đã thắng trong cuộc đấu giá bốn lô đất ở Khu Đô thị mới Thủ Thiêm phải nộp đủ tiền (cả tiền sử dụng đất lẫn lệ phí trước bạ đối với phần đất được sử dụng cho mục đích thương mại): Ngôi Sao Việt phải nộp đủ 25.000 tỉ, Bình Minh phải nộp đủ 5.256 tỉ, Sheen Mega phải nộp đủ 4.000 tỉ, Dream Republic phải nộp đủ 4.320 tỉ.

***

Kết quả cuộc đấu giá bốn lô đất ở Khu Đô thị mới Thủ Thiêm hồi trung tuần tháng 12 năm ngoái từng làm dư luận rúng động vì kết quả vượt xa khả năng tượng tượng của tất cả các giới, kể cả phía tổ chức đấu giá. Phó Chủ tịch UBND TP.HCM thú thật, nơi này chỉ nghĩ tới chuyện có thể bán được bốn lô đất ấy với giá gấp đôi giá khởi điểm, không dè có doanh nghiệp tham gia đấu giá dám trả cho… lô 1 gấp 6,6 lần giá khởi điểm, lô 2 gấp bốn lần giá khởi điểm, lô 3 gấp bảy lần và lô 4 hơn mười lần giá khởi điểm (2).

Cuộc đấu giá bốn lô đất ở Khu Đô thị mới Thủ Thiêm đã khiến giá đất đô thị ở Việt Nam trở thành cao nhất thế giới. Ông Đỗ Anh Dũng – Chủ tịch kiêm Tổng Giám đốc tập đoàn Tân Hoàng Minh, chủ Ngôi sao Việt tuyên bố, đại ý: Sở dĩ Tân Hoàng Minh nâng giá đất lên cao như thế là vì… muốn tất cả tư bản nước ngoài phải mua đất của Việt Nam với giá như Tokyo hoặc New York, có như vậy nhân dân ta mới giàu nhanh, đất nước mới phát triển. Theo ông Dũng: Chúng ta phải xây dựng và phát triển đất nước ta đẹp và giàu mạnh về kinh tế, để không cho bất cứ kẻ thù nào có thể nhòm ngó vào lãnh thổ của chúng ta Dường như đó cũng là lý do Tân Hoàng Minh thực hiện “Tổ hợp Quần thể du lịch không ngủ” tại Phú Quốc với công trình tâm linh (tượng Phật Quán Thế âm Bồ tát) dát vàng 24K lớn nhất, cao nhất thế giới (3)…

Khoan bàn đến chuyện giá đất ở Khu Đô thị mới Thủ Thiêm được đẩy lên rất cao có phải là yếu tố khiến… tất cả những tỷ phú nước ngoài sẽ ồ ạt đổ vào Việt Nam tranh mua bất động sản ở Thủ Thiêm với giá như Tokyo hoặc New York nhằm giúp nhân dân ta giàu nhanh, đất nước ta phát triển hay không (?), trước mắt, có lẽ nên ngẫm nghĩ xem vì sao ông Hồ Đức Phớc – Bộ trưởng Tài chính – không những không… tự hào như nhiều đồng bào “cơm chưa đủ no, áo chưa đủ ấm” mà còn xem việc tự nguyện trả giá đất Thủ Thiêm ở mức cao không tưởng là hành động “nhiễu loạn thị trường”.

Không phải tự nhiên ông Phớc đề cập đến tình trạng, khoản mà doanh nghiệp vay mượn cả từ ngân hàng lẫn phát hành trái phiếu doanh nghiệp cao gấp nhiều lần vốn liếng thực có để Bộ Tài chính phải tổ chức kiểm tra những doanh nghiệp có liên quan trên thị trường chứng khoán. Cũng không phải tự nhiên mà ông Vương Đình Huệ – Chủ tịch Quốc hội sợ tăng trưởng của thị trường chứng khoán và bất động sản… “nóng quá” và hết sức dè dặt trước chuyện chưa từng có, giá đất ở Thủ Thiêm lên tới 2,4 tỉ/m2 (4).

Cũng không phải tự nhiên mà HoREA (Hiệp hội Bất động sản TP.HCM) gửi cho chính phủ Việt Nam một thư ngỏ, bày tỏ sự lo ngại về kết quả cuộc đấu giá bốn lô đất ở Khu Đô thị mới Thủ Thiêm. Theo HoREA, kết quả này chỉ có lợi cho những doanh nghiệp có dự án đã nộp tiền sử dụng đất ở Khu Đô thị mới Thủ Thiêm và những dự án siêu sang ở trung tâm quận 1 vì từ giờ giá cao là… tất nhiên. Giá đất tăng vọt theo kết quả đấu giá đất ở Thủ Thiêm bất lợi cho cả người tiêu dùng, nỗ lực giảm giá nhà thực hiện chính sách phát triển nhà ở, lẫn giới đầu tư vì giá bán cao sẽ làm tăng lượng hàng hóa tồn đọng. Kết quả giá đất rất cao còn có thể trở thành nền tảng để một số doanh nghiệp xin định giá lại tài sản, đặc biệt là những tài sản đang thế chấp nhằm… “rút ruột” ngân hàng, hoặc để “làm sạch” bảng cân đối tài chính (5)…

***

Sự lo ngại của ông Phớc, sự dè dặt của ông Huệ, khuyến cáo của HoREA không mới, trong quá khứ đã từng có rất nhiều đợt khủng hoảng và đại án để thiên hạ tha hồ lựa chọn làm ví dụ minh họa. Vấn đề là tại sao những cuộc đấu giá không thể tưởng tượng và hứa hẹn sẽ đem lại rất nhiều rủi ro như thế cho cả kinh tế lẫn xã hội vẫn có thể còn chỗ đứng? Vấn đề là tại sao vấn nạn Thủ Thiêm nhùng nhằng đã vài thập niên vẫn chưa giải quyết xong, chưa truy cứu được trách nhiệm của bất kỳ ai lại có thêm nan đề khác?

(Cập nhật: Theo VnExpress, vào ngày 10 tháng Giêng, Chủ tịch Tân Hoàng Minh, ông Đỗ Anh Dũng, đã có tâm thư gửi Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng và các lãnh đạo Đảng, Nhà nước về việc xin bỏ cọc lô đất đấu giá ở Thủ Thiêm, với lý do nhằm đảm bảo một phần sự ổn định thị trường kinh doanh bất động sản.)

Chú thích

(1) https://laodong.vn/thi-truong-bds/dau-gia-dat-thu-thiem-tinh-tiet-moi-day-con-sot-ngay-cang-nong-993201.ldo

(2) https://nld.com.vn/chinh-tri/chu-tich-phan-van-mai-lang-nghe-y-kien-ve-vu-dau-gia-4-lo-dat-o-thu-thiem-20211230114128236.htm

(3) https://soha.vn/sau-thu-thiem-ong-chu-tan-hoang-minh-tiep-tuc-choi-lon-o-phu-quoc-khoi-cong-du-an-24000-ty-muon-lam-cong-trinh-tam-linh-dat-ky-luc-guinness-voi-tuong-phat-cao-ngang-toa-nha-54-tang-20220110104222487.htm

(4) https://tuoitre.vn/bo-truong-ho-duc-phoc-dau-gia-dat-thu-thiem-la-dien-hinh-lam-nhieu-loan-thi-truong-20220104163636619.htm

(5) https://thesaigontimes.vn/horea-chi-ra-nhung-bat-cap-cua-phien-dau-gia-dat-ky-luc-o-thu-thiem/

Bộ trưởng Trần Hồng Hà đã nhận được gì từ Formosa?

LTS: Bài viết sau đây cho biết, Bộ Tài nguyên Môi trường yêu cầu Formosa nghiên cứu để thay phương án xả thải ngầm sang xả thải trên mặt. Việc xử lý đúng tiêu chuẩn giữa hai phương pháp xả thải không khác nhau dù xa hay gần bờ và phương án xả thải xa bờ để giữ khoảng cách an toàn cho dân cư và môi trường gần bờ biển là cần thiết. Được biết, lựợng nước thải hàng ngày của Formosa thải ra biển khoảng từ 11.000 m3 đến 43.000 m3.

Câu hỏi được đặt ra là: nếu không xả ngầm thì có lợi ích gì và cho ai? Rõ ràng là người dân chẳng được lợi lộc gì trong chuyện này, nhưng chắc chắn Formosa sẽ được hưởng lợi, bởi vì máy bơm không phải hoạt động, nên họ không phải tốn chi phí điện năng. Thế nhưng, tại sao Bộ Tài nguyên Môi trường lại đánh đổi sự an toàn của người dân và môi trường duyên hải để cho Formosa hưởng lợi? Phải chăng họ đã nhận được gì từ Formosa?

Ai sẽ thành Tổng bí thư, Thủ tướng?

Dương Quốc Chính

3-2-2020

Tổng bí thư mới ban hành quy định về các chức danh lãnh đạo, có vài thay đổi so với quy định 90 ban hành năm 2017.

Ngày báo chí Việt Nam

Mai Quốc Ấn

15-4-2019

Ảnh: internet

Ngày 15/4 là một ngày vô cùng ý nghĩa với tôi. Hôm nay là ngày kỷ niệm ra đời Gia Định báo (15/4/1865), cũng là ngày kỷ niệm ra đời báo Sài Gòn Tiếp Thị (15/4/1995).

Với tôi, ngày hôm nay mới là ngày Báo chí Việt Nam, với đúng nghĩa sứ mệnh của báo chí. Đó phải là SỰ THẬT và KHAI PHÓNG chứ không phải như một đáp án năm xưa trên VTV, trong chương trình Ai là triệu phú: ĐỊNH HƯỚNG.

Ngày hôm nay, tôi xin chúc mừng những nhà báo trung thực còn sót lại ở đất nước này, bất kể họ có thẻ hay không. Tấm thẻ nhà báo lớn nhất, uy tín nhất chính là sự tôn trọng của nhân dân- bạn đọc.

Vụ Đà Nẵng: Tổng Bí thư muốn ‘chấn chỉnh kỷ luật Đảng’?

BBC

19-9-2017

Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng từng nói quá trình chống tham nhũng là cuộc chiến “chống giặc nội xâm”. Ảnh: BRENDAN SMIALOWSKI/AFP/GETTY IMAGES

Một nhà quan sát chính trị Việt Nam cho rằng mục đích chính của việc công bố vi phạm của Bí thư và Chủ tịch thành phố Đà Nẵng là để “phục hồi kỷ luật trong đảng”.

David Brown, một nhà ngoại giao Mỹ nghỉ hưu và nay hay viết các bài báo về chính trị Việt Nam, bình luận với BBC rằng vụ việc diễn ra trong bối cảnh “tình hình tại Đà Nẵng đã trở nên khó chịu đến công khai”.

Mắc kẹt trong văn hóa

Thái Hạo

4-1-2021

Hôm rồi, thầy tôi từ Hàn Quốc về và có kể cho nghe một mẩu chuyện ở xứ người: Một vị giáo sư đồng nghiệp của thầy ở xứ ấy hồ hởi khoe rằng cha mẹ của ông đã được công ty vệ sinh nhận vào làm! Ông bà cụ rất vui sướng, như trẻ thơ được nhận quà.

Bắt anh Chánh VP Thành uỷ Đà Nẵng vì tin nhắn doạ Chủ tịch TP

LTS: Sau vụ “Tiếng súng Yên Bái” gây chấn động cả nước, cướp đi mạng sống của ba lãnh đạo tỉnh này, có thể thấy, dường như các băng đảng xã hội đen đang hiện diện trong chính quyền, bởi cách hành xử của các quan chức “xã hội đỏ” không khác gì “xã hội đen”.

Sự kiện ông Đào Tấn Cường, anh của ông Đào Tấn Bằng, Chánh Văn phòng Thành ủy Đà nẵng mới vừa bị bắt hôm nay vì nhắn tin đe dọa Chủ tịch Đà Nẵng Huỳnh Đức Thơ, cho thấy: khi luật pháp vắng bóng, thì luật rừng lên ngôi.