Vài suy nghĩ về đoàn kết trong phong trào dân chủ

Trung Nguyễn

9-9-2017

Ông Hồ Chí Minh phát biểu tại một kỳ họp QH 1946.

Sự kiện Giáo sư Tương Lai tuyên bố trung thành với đảng Lao Động của ông Hồ Chí Minh đã thu hút được rất nhiều sự chú ý những ngày gần đây. Nhiều người đã sinh hoạt lâu năm trong phong trào dân chủ đã viết bài, nêu quan điểm về sự kiện này.

Đa số các bài viết trách GS Tương Lai đến giờ này vẫn còn ca tụng “tư tưởng Hồ Chí Minh”. Các bài viết khác thì bênh vực GS Tương Lai, cho rằng tác giả những bài viết trên không đoàn kết, và cho rằng trong chính trị thì “mục đích biện minh cho phương tiện”: không cần biết đảng Lao Động của GS Tương Lai trung thành với “tư tưởng Hồ Chí Minh” như thế nào nhưng chỉ cần có đảng ngoài đảng cộng sản một cách công khai là tốt rồi.

Đứng trước những luồng ý kiến trái chiều ấy, chúng ta có thể rút ra những nhận xét gì?

Phải là đảng chính trị mới giải quyết được vấn đề Việt Nam

Đầu tiên, cần khẳng định rằng vấn đề gốc rễ của Việt Nam là vấn đề chính trị, vấn đề độc quyền chính trị, đứng trên pháp luật của một đảng. Do đó, chỉ có những con người chính trị, những chính trị gia, những đảng chính trị mới đủ sức giải quyết vấn đề này.

Nếu có ai đó kể ví dụ về những tổ chức xã hội dân sự nào đó đã từng dân chủ hóa thành công một quốc gia nào đó thì thật ra cái mác “xã hội dân sự” chỉ là vỏ bọc. Cuối cùng cũng phải là các đảng khác với đảng đang độc quyền tập hợp đủ thế lực để buộc đảng độc quyền ngồi xuống đàm phán, đi tới bầu ra quốc hội lập hiến để soạn thảo hiến pháp mới cho toàn dân phúc quyết. Bản hiến pháp mới đó mới đặt nền tảng cho quốc gia là nhà nước pháp quyền, bắt đầu thể chế dân chủ.

Như thế, nói thẳng ra, chính trị nghĩa là quyền lực. Chính trị Việt Nam hiện tại rất cần những con người chính trị đủ khả năng, đủ kiên trì tổ chức thành những chính đảng lớn có mặt ở 63 tỉnh thành. Không chính đảng nào đủ người ra ứng cử thì chuyện chiến thắng đảng cộng sản trong một cuộc bầu cử tự do và công bằng cũng đã là chuyện xa vời, chưa nói đến còn phải đủ đông để gây sức ép buộc giới lãnh đạo cộng sản phải ngồi xuống đàm phán.

Các tổ chức xã hội dân sự thì không có chức năng đưa người ra ứng cử, cho nên với những ai thật sự muốn làm chính trị thì cũng phải đi tới chuyện lập đảng chính trị để hy vọng tham chính. Tuy nhiên, họ sẽ phải đối mặt với khó khăn vì cái mác “xã hội dân sự” ngay từ đầu đã chỉ thu hút những con người xã hội, quan tâm đến một vấn đề xã hội cụ thể nào đó chứ không phải là những con người có hiểu biết và quan tâm ở tầm chính trị, tức là tầm tổng quát, vĩ mô. Biến một tổ chức xã hội dân sự với nguyên tắc sinh hoạt lỏng lẻo, ngang hàng, trở thành một đảng chính trị sinh hoạt có kỷ luật, có thể thống là một bước “đại nhạy vọt” hầu như không thể làm được.

Người chính trị tự tin vào tư tưởng, giải pháp và lực lượng của mình chứ không đặt hy vọng bên ngoài

Một số người hy vọng vào sự sụp đổ ngân sách quốc gia hoặc việc đấu đá giữa các phe phái sẽ khiến đảng cộng sản tan rã. Tuy nhiên, trong lịch sử, đã từng có những lúc ngân sách quốc gia thê thảm hơn rất nhiều, đất nước bị Trung Cộng (đảng Cộng sản Trung Quốc) uy hiếp nặng nề hơn nhiều, nhưng đảng cộng sản vẫn đứng vững đến giờ này.

Dù vậy, giả sử đột nhiên ngày mai không còn bóng dáng đảng viên cộng sản nào trên đất nước này, do đa số cán bộ công chức đều là đảng viên cộng sản, sẽ không lực lượng nào đủ đông và biết cách điều hành chính phủ, biết các nghiệp vụ như xuất nhập khẩu, thu thuế…

Chưa kể lực lượng công an không còn thì cướp, giết, hiếp sẽ diễn ra khắp nơi. Và nếu quân đội vắng bóng thì đó sẽ là niềm vui lớn nhất của Trung Cộng, “thế lực thù địch” lớn nhất hiện tại của nhân dân Việt Nam.

Do đó, nhiệm vụ rất lớn của những con người chính trị là chạy đua với thời gian để có thể xây dựng được những chính đảng lớn ở Việt Nam. Đảng Đại hội Quốc gia Dân tộc Phi (ANC) ở Nam Phi mất 82 năm xây dựng lực lượng mới thành công, đảng Liên đoàn Quốc gia vì Dân chủ (NLD) ở Miến Điện phải mất gần 30 năm mới tạm thành công. Bản thân đảng Cộng sản Việt Nam phải mất 45 năm, gần nửa thế kỷ, từ năm 1930 tới 1975 mới nắm quyền trên cả nước. Những con người chính trị ở Việt Nam hiện tại liệu đã đủ kiên trì bằng các thế hệ đảng viên cộng sản trước đây?

Tư duy chống đối, giải pháp xuống đường thì làm sao đoàn kết?

Nhiều người cho rằng cái tôi cá nhân của những người trong phong trào dân chủ quá lớn nên không thể đoàn kết được. Điều đó đúng nhưng chưa đủ.

Trong lịch sử phong trào dân chủ, ý tưởng thành lập các “Phong trào”, “Liên minh”, “Khối”, “Tập Hợp”, “Mạng Lưới”… nhằm tập hợp lực lượng rất phổ biến. Tuy nhiên cuối cùng các hình thức đó đều đi đến chỗ tan rã hoặc hữu danh vô thực. Vì sao lại như thế?

Thứ nhất, mỗi đoàn thể, mỗi cá nhân trong phong trào dân chủ đều có một cách thức tiếp cận vấn đề dân chủ hóa khác nhau. Có đoàn thể thì đòi phải có tự do báo chí trước, đoàn thể khác thì đòi tự do lập hội trước, thậm chí có đoàn thể đòi đảng cộng sản phải giải tán trước,… Không thể có đoàn kết nếu không có một mục tiêu, một nguyên tắc chung.

Thứ hai, các cá nhân thì không thể “liên minh” ngang hàng với các đoàn thể. Trong chính trị thì phải có tổ chức mới có sức mạnh. Đó cũng là lý do tại sao các lãnh đạo đảng cộng sản luôn cảnh giác: “Tuyệt đối không để hình thành các tổ chức chính trị đối lập”. Các loại hình tập hợp lực lượng mà những người trong phong trào dân chủ đưa ra đa số là lẫn lộn cá nhân và đoàn thể.

Thứ ba, đa số các cá nhân, đoàn thể dù các hình thức, cương lĩnh đưa ra bên ngoài có vẻ khác nhau nhưng thực ra về mặt tư duy rất giống nhau, đó là chống đối lại chính quyền cộng sản hiện tại. Từ đó, giải pháp mà họ đưa ra, thật ra đều quay về một chuyện là tập hợp lực lượng để “xuống đường biểu tình lật đổ”.

Tư duy chống đối đó rất tai hại. Từ chuyện chống đối với đảng cộng sản, dẫn đến chống đối giữa các đoàn thể khác nhau, thậm chí chống đối cả những đồng đội trong cùng một đoàn thể với nhau. Cuối cùng các “liên minh”, các đoàn thể cứ tan rã dần.

Tư duy chống đối đó lại mang đến một thiệt hại khác là tù tội. Dù ai cũng tuyên bố mình đấu tranh “bất bạo động” nhưng từ tư duy, lời nói, những dòng “trạng thái” trên Facebook đến việc làm đều thể hiện tính bạo động, sự thù hận, chống đối mà không có sự góp ý xây dựng, không đưa ra được giải pháp. Các lãnh đạo đảng cộng sản dĩ nhiên là không bao giờ tin những lời có cánh “bất bạo động” đó và họ sẽ ra tay đàn áp ngay khi họ cảm thấy đã đến lúc.

Đoàn kết quốc gia cần trên nền tảng pháp luật chuẩn mực, bắt đầu từ bản hiến pháp do toàn dân phúc quyết

Chuyện đoàn kết với nhau để chống đối đảng cầm quyền thực ra cuối cùng cũng chỉ là nhất thời, không bền vững. Việc đoàn kết quốc gia cần hướng tới xây dựng nền tảng quốc gia là pháp luật chuẩn mực, đảm bảo bình đẳng giữa mọi thành phần trong xã hội, kể cả các đảng viên cộng sản cũng là một người chủ bình đẳng của đất nước.

Người dân trong một nước đoàn kết với nhau chính là cùng nhau tuân thủ pháp luật chuẩn mực của quốc gia đó. Nếu việc kêu gọi đoàn kết quốc gia mà không thu hút được những đảng viên cộng sản tham gia thì đó là sự thất bại.

Lãnh đạo chính trị, dù ở bất kỳ đảng phái nào, dù theo ý thức hệ nào thì cuối cùng nhiệm vụ quan trọng nhất vẫn là đoàn kết quốc gia, không phân biệt đảng phái, ý thức hệ. Những lời nói của Tổng thống Donald Trump ngầm ý ủng hộ chủ nghĩa thượng tôn da trắng, gây chia rẽ một Hiệp chủng quốc như Hoa Kỳ đã khiến những doanh nhân lớn nhất Hoa Kỳ rời bỏ ban cố vấn cho Nhà Trắng.

Các lãnh đạo đảng cộng sản cũng rất muốn đoàn kết quốc gia, cứ nhìn vào khẩu hiệu “đoàn kết, đoàn kết, đại đoàn kết, thành công, thành công, đại thành công” của Hồ Chí Minh là biết. Tuy nhiên, “tư tưởng” này của Hồ Chí Minh không thực hiện được vì pháp luật của giới lãnh đạo cộng sản làm ra chỉ phục vụ cho lợi ích của họ, gây ra sự bất công giữa các thành phần trong xã hội nên không thể đoàn kết quốc gia được.

Đừng lấy mục đích biện minh cho phương tiện

Ngoài vấn đề phát triển và quản lý một tổ chức chính trị rộng lớn trên cả nước, ngoài vấn đề đoàn kết quốc gia trên nền tảng gì, những con người chính trị mong muốn dân chủ hóa đất nước còn đối mặt với hàng loạt các vấn đề khác: đó là sự đàn áp khốc liệt của các lãnh đạo đảng cộng sản, sự sợ hãi của người dân, vận động tài chính,…

Dù giải pháp của họ là gì, hãy luôn nhớ phải Chính Trực với nhân dân và với đồng đội! Có người cho rằng trong chính trị thì “mục đích biện minh cho phương tiện”. Điều này cực kỳ nguy hiểm vì các chính trị gia có thể làm những chuyện tàn ác, thậm chí diệt chủng, chống lại loài người vì những mục tiêu “tốt đẹp”.

Ví dụ ngay chính đảng cộng sản, vì mục tiêu “tốt đẹp” tiến tới chủ nghĩa xã hội, không còn giai cấp, không còn người bóc lột người, họ sẵn sàng “trí phú địa hào, đào tận gốc, trốc tận rễ”.

Cũng như vậy, không một ai được lấy mục tiêu tốt đẹp là dân chủ hóa để biện minh cho việc đàn áp, thậm chí tàn sát các đảng viên cộng sản một khi chế độ thay đổi. Nếu làm như thế thì những người dân chủ cũng chẳng khác những người lãnh đạo cộng sản trước đây đã trả thù hầu như tất cả những người từng phục vụ cho chế độ Việt Nam Cộng Hòa. Mọi việc xử lý đều phải được quy định trong pháp luật chuẩn mực, bảo đảm tinh thần bao dung, tính công bằng, đoàn kết dân tộc, và cả dân tộc cùng thắng.

© Copyright Tiếng Dân

Bình Luận từ Facebook

4 BÌNH LUẬN

  1. Tiếng Dân mở trang bình luận này rất hay , để mọi người lường trước những khía cạnh cực kỳ gian truân đối với cuộc cách mạng để thay đổi từ thể chế độc tài sang chế độ dân chủ . Nhưng trước tiên , chúng ta phải trả lời câu hỏi này đã : ai sẽ là người quyết định thành công hay thất bại của cuộc đấu tranh này . Dân hay là bạn ( các nhà bình luận ) ?. Nếu là các nhà bình luận thì xin hãy góp cho giải pháp . Nếu là dân thì ta phải hiểu dân cần gì , muốn gì ở ta . Nếu bạn đang ở nước ngoài , chưa hiểu hoàn cảnh và tình thế trong nước thì nên về nước để thâm nhập , quan sát , hiểu biết tình hình , hiểu dân , ” chỉ bảo dân dân ” , cùng dân thực hiện . Cộng sản còn ” 3 cùng ” ( cùng ở , cùng ăn , cùng làm ) với dân được kia mà . Muốn thắng cộng sản thì ít ra phải làm được như họ chứ
    phải không bạn ? Chỉ lý sự trên mạng thì dân không theo chúng mình đâu . Cuối cùng thì chả thay đổi được cái gì cả . Kết quả là BBT Báo Tiếng Dân phí công biên tập , người đọc thì chán ngấy , thế là vô tích sự phải không bạn ?

    • Nếu tôi muốn Cộng Sản lãnh đạo dân đến muôn đời thì sao ? Tại sao phải thắng cộng sản ? Thắng là phải chiến đấu tranh giành thắng bại với cộng sản, như vậy có cực đoan quá không ?

      Có 1 thứ gọi là đấu tranh ? Chết thật, thế mà tớ không biết đấy! Cứ tưởng chỉ có dân & trí thức đồng hành cùng Đảng thôi . Rồi dân chủ nữa . Ôi, kinh khiếp quá! Ơ nhưng mà dân chủ gì vậy, có phải dân chủ “không toàn trị” của Đảng Bác Hồ không ? Nếu đúng thì tôi yên tâm . Tôi vẫn mong muốn dân mình được Đảng Cộng Sản (bây giờ là Việt Nam, mai mốt thì hổng chắc) lãnh đạo đi lên chủ nghĩa xã hội . Vì lần đầu chỉ còn chút xíu nữa là lên chủ nghĩa xã hội thì Đảng lại đàng sau quay, bò ra “đổi mới”. Rồi lại gian truân nữa ? Nhưng đó là những mất mát đã được tiên liệu trước & có thể chịu đựng được muh, cả Formosa & biển miền Trung sạch sẽ cá cũng đã tiên liệu trước & có thể chịu đựng được . No star where.

      Còn lời còm ở trên, vì thấy có 1 số câu hỏi của tác giả nên cố động bộ não mòn rỉ của tớ để trả lời . Ai đọc thì đọc, không đọc thì thôi . Chứ tớ chả là cái gì cả, mà cũng chả phải là đảng viên để dân theo … chết ráng chịu . Dân nào chứ dân theo 10 điều răn của biểu tình do trí thức đưa ra thì tớ kính nhi viễn chi . Lớ ngớ như tớ, dân đó còng đầu giao công an thì đau & phiền lắm .

    • Trung Nguyễn và Lê Hùng Biện hai anh có thễ đọc vài hàng sau đây và suy gậm nha: như anh Trung Viết “Trong lịch sử phong trào dân chủ, ý tưởng thành lập các “Phong trào”, “Liên minh”, “Khối”, “Tập Hợp”, “Mạng Lưới”… nhằm tập hợp lực lượng rất phổ biến. Tuy nhiên cuối cùng các hình thức đó đều đi đến chỗ tan rã hoặc hữu danh vô thực. Vì sao lại như thế?” Nếu mà các phong trào dân chủ “Liên minh”, “Khối”, “Tập Hợp”, “Mạng Lưới” và làm như sau :
      Những gì mà quí bạn đọc sau dây không phải là ý cũa riêng tôi, mà là sự gom góp trên mạng rôi kết hợp lại, quí bạn có thể nghiên cứu thêm và sữ dụng tùy theo sự thích hợp cũa mình hay của toàn dân. Phương án nấy có rất nhiều khả năng thành công , Đồng Tâm là một chứng minh nếu đem áp dụng nó đồng loạt cho cả nước.
      Dân chủ không thể có bằng sự ban ơn mà bằng sự đấu tranh.
      Đấu tranh bất bạo động là một hình thức đấu tranh không dùng vũ khí nhưng dùng số đông quần chúng và chính nghĩa của họ làm sức mạnh để áp lực và hóa giải một thế lực mạnh hơn gấp nhiều lần.
      Đây là một phương pháp đấu tranh bất bạo động nhưng không thụ động. Nó không phải là không hành động. Nó là hành động không dùng bạo lực, nhưng đòi hỏi sự kiên trì và quyết tâm cao độ, đòi hỏi một chính nghĩa để có được sự ủng hộ của số đông.
      PHƯƠNG THỨC ĐÒI LẠI QUYẾN LÀM CHỦ CỦA DÂN:
      1.- Các đãng phái chính trị, tôn giáo, trí thức, học sinh, công nhân, nông dân, những người yêu nước và toàn dân. Sử dụng tất cả phương tiện truyền thông phổ biến phương án ĐÒI LẠI QUYẾN LÀM CHỦ CỦA DÂN như sau:
      Lực lượng Các đãng phái chính trị, tôn giáo, trí thức, học sinh, công nhân, nông dân, những người yêu nước và toàn dân ở nơi cư ngụ của mình để thi hành nhiệm vụ ĐÒI LẠI QUYẾN LÀM CHỦ CỦA DÂN. Ở ấp kéo nhau tới trụ sở ấp kêu gọi ủy ban ấp từ chức trao quyền lại cho chân. ( Trong trường hợp họ bất hợp tác thì chúng ta dùng lực để khống chế họ. Chúng ta cứ thử nghỉ trong một ấp với lực lượng dân chủ khoảng 100 tới 200 người, nếu chúng ta cùng lúc đến văn phóng ấp để thi hành nhiệm vụ ĐÒI LẠI QUYẾN LÀM CHỦ CỦA DÂN thì phần thắng sẽ về ai ? Và nếu sự kiện nấy xảy ra cùng lúc trên toàn đất nước thì QUYẾN LÀM CHỦ CỦA DÂN tất phãi chiến thắng. Ở PHƯỜNG, XẢ, THỊ XẢ THÀNH PHỐ cùng đồng loạt làm như ấp là kéo nhau tới trụ sở ĐÒI LẠI QUYẾN LÀM CHỦ CỦA DÂN.
      Phổ biến phương cách nầy đến các tẩng lớp nhân dân, (cho tới khi người dân và báo chí, đài TV của chế độ cầm quyền bắt đầu lên tiếng) thì ta thành lập HỘI ĐỒNG ĐIỀU HỢP ĐÒI LẠI QUYẾN LÀM CHỦ CỦA DÂN va định ngày tổng khởi nghỉa. Trông ngày tổng khởi nghỉa HỘI ĐỒNG ĐIỀU HỢP phãi chiếm các đài Tuyền hình và phát thanh và dùng nó làm phương tiện cho việc kêu gọi toàn dân tham gia; dùng nó đễ điều hơp , điếu hành cuộc cách mạng. Nhanh chóng vận động quân đội và canh sát hủng hộ chính phũ lâm thời. Nhanh chống giữ trật tự an ninh cho toàn dân. ( không it thì nhiều củng có những kẻ xấu gây ra những chuyện không mai)
      2.- Các đãng phái chính trị, tôn giáo, trí thức và người Việt hải ngoại:
      a.- Nhanh chóng phối hợp với các tổ chức trong nước thành lập chính phủ lâm thời.
      b.- Nhanh chóng vận động các nước trên thế giới nhìn nhận ũng hộ chính phủ lâm thời.

  2. Tài hèn trí mọn, nhưng tớ sẽ cố dùng trí não cùn rỉ của mình để phản biện & trả lời 1 số điều

    Trước hết xin nhất trí đồng ý với nhận xét này

    “Một số người hy vọng vào sự sụp đổ ngân sách quốc gia hoặc việc đấu đá giữa các phe phái sẽ khiến đảng cộng sản tan rã. Tuy nhiên, trong lịch sử, đã từng có những lúc ngân sách quốc gia thê thảm hơn rất nhiều, đất nước bị Trung Cộng (đảng Cộng sản Trung Quốc) uy hiếp nặng nề hơn nhiều, nhưng đảng cộng sản vẫn đứng vững đến giờ này”

    Vì vậy những dự đoán cho rằng yếu tố kinh tế hay Trung Quốc sẽ làm Đảng Cộng Sản xụp đổ có độ tin cậy âm (-) 100%, có nghĩa hiểu ngược lại thì chắc chắn đúng . Ngày xưa kinh tế còn tàn tạ hơn bây giờ nhưng chỉ bây giờ mới xuất hiện những cảnh báo niềm tin đang bị xói mòn . Có nghĩa kinh tế càng tệ hại, lòng tin càng tăng lên . Vả lại ngân sách thiếu hụt thì Đảng sẽ giải quyết bằng thuế tăng hoặc thêm loại . Cái cần là (theo tác giả) mọi người cần đoàn kết với chính quyền . Hy vọng tôi không hiểu sai ý của tác giả . Trung Quốc, hay đúng hơn, Đảng Cộng Sản Trung Quốc là chỗ dựa quý bàu của Đảng Cộng Sản Việt Nam . Ngày xưa “giáo điều” nên 2 đảng thóa mạ nhau là xa rời chủ nghĩa Mác-Lê, nhưng nhờ có “đột phá” bây giờ về nhận thức chủ nghĩa Mác-Lê, Bác Hồ ta đó chính là Bác Mao . Vả lại Tbt Nguyễn Phú Trọng ký thỏa thuận Trung Quốc sẽ -đã & đang- đào tạo cán bộ cao cấp cho Đảng của các bác . Trung Quốc không phải là mối đe dọa . Ngược lại là đàng khác .

    “Dù vậy, giả sử đột nhiên ngày mai không còn bóng dáng đảng viên cộng sản nào trên đất nước này, do đa số cán bộ công chức đều là đảng viên cộng sản, sẽ không lực lượng nào đủ đông và biết cách điều hành chính phủ, biết các nghiệp vụ như xuất nhập khẩu, thu thuế…”

    Các ngành khác chắc chắn sẽ có chuyên viên . Không còn bóng dáng đảng viên cộng sản nào, chuyên viên Việt ở hải ngoại sẽ an tâm khi về giúp nước . Họ chỉ không biết cách thu thuế khủng khiếp & tàn bạo của các đảng viên cộng sản thôi .

    “Chưa kể lực lượng công an không còn thì cướp, giết, hiếp sẽ diễn ra khắp nơi”

    Lực lượng công an vẫn có mặt trên từng cây số nhưng cướp, giết, hiếp vẫn diễn ra khắp nơi . Họ là “thanh kiếm & lá chắn” bảo vệ Đảng chứ có bảo vệ dân đâu . Không có họ thì dân vẫn thế, coi chừng còn khá hơn . Bảo vệ Formosa cũng là công an, cưỡng chế đất cũng thế . Nói chung, không có lực lượng công an, nói theo bản Tuyên Ngôn Cộng Sản, dân không mất gì cả, chỉ mất cái cùm .

    “Và nếu quân đội vắng bóng thì đó sẽ là niềm vui lớn nhất của Trung Cộng”

    Ở đây thì tôi hoàn toàn không hiểu ? Quân đội Đảng -gọi quân đội nhân dân là âm miu thâm độc nhằm loại bỏ sự lãnh đạo của Đảng- có làm gì Trung Quốc đâu ngoại trừ làm bia tập bắn miễn phí ? Dân biểu tình chống Trung Quốc, công an phối hợp với quân đội dẹp biểu tình . Công an phối hợp quân đội dẹp biểu tình chống Formosa . Và biết bao ví dụ khác đủ để dẫn tới kết luận quân đội Việt Cộng vắng bóng sẽ làm cho Trung Cộng buồn vì không ai bảo vệ họ trước cơn thịnh nộ của người dân .

    “Trong lịch sử phong trào dân chủ, ý tưởng thành lập các “Phong trào”, “Liên minh”, “Khối”, “Tập Hợp”, “Mạng Lưới”… nhằm tập hợp lực lượng rất phổ biến. Tuy nhiên cuối cùng các hình thức đó đều đi đến chỗ tan rã hoặc hữu danh vô thực. Vì sao lại như thế?”

    Vì ở Việt Nam . Thắng lợi ở Ba Lan, Tiệp Khắc, Hung, qua tới Ai Cập, các nước bán Hồi giáo … Nhưng về tới Việt Nam thì thất bại thảm hại như vó ngựa Mông Cổ vậy . Có thể nói truyền thống chống ngoại xâm của Việt Nam đã thẳng thừng nói không với dân chủ tư bẩn, cách mạng màu, cách mạng hoa hay những thứ kinh khủng như vậy .

    “Thứ ba, đa số các cá nhân, đoàn thể dù các hình thức, cương lĩnh đưa ra bên ngoài có vẻ khác nhau nhưng thực ra về mặt tư duy rất giống nhau, đó là chống đối lại chính quyền cộng sản hiện tại. Từ đó, giải pháp mà họ đưa ra, thật ra đều quay về một chuyện là tập hợp lực lượng để “xuống đường biểu tình lật đổ”

    Cái này thì tôi không biết . Hồi đó báo đài phỏng vấn trí thức, họ trả lời đây là biểu tình để cho Đảng tin vào dân!!! Mới đầu tôi tưởng nghe lộn, nhưng chợt nhớ ra tên nước mình là cộng hòa (chỉ) định hướng xã hội chủ nghĩa (thôi) nên mới có biểu tình kiểu này . Nhưng cũng nhận ra mình không phải là người duy nhất bé cái lầm . Và nếu tác giả cũng nghĩ như vậy chắc Đảng cũng chả khác . Sau đó các trí thức nhận ra có thể mình đã gây hiểu lầm, nên từ đó tới giờ xã hội & chính trị vẫn ổn định .

    “Người dân trong một nước đoàn kết với nhau chính là cùng nhau tuân thủ pháp luật chuẩn mực của quốc gia đó. Nếu việc kêu gọi đoàn kết quốc gia mà không thu hút được những đảng viên cộng sản tham gia thì đó là sự thất bại”

    Rất chính xác . Mình ở trong 1 nước cộng sản thì phải “tuân thủ pháp luật chuẩn mực của quốc gia cộng sản”. Vì vậy, Nếu việc kêu gọi đoàn kết quốc gia mà không thu hút được những đảng viên cộng sản tham gia thì đó là sự thất bại, tôi thêm thảm bại nhục nhã . Con cá nục mà biết nhục thì sẽ nói nhục như những người kêu gọi đoàn kết quốc gia mà không thu hút được những đảng viên cộng sản tham gia, và chừa những con cá nục như chúng tôi ra .

    “Tuy nhiên, “tư tưởng” này của Hồ Chí Minh không thực hiện được vì pháp luật của giới lãnh đạo cộng sản làm ra chỉ phục vụ cho lợi ích của họ, gây ra sự bất công giữa các thành phần trong xã hội nên không thể đoàn kết quốc gia được”

    Cái này thì tôi không đồng ý . Chiến thắng 30-4 giải phóng miền Nam khỏi sự kềm kẹp của dân chủ tư bẩn để đưa cả nước vào 1 chế độ “không toàn trị” -từ của Gs Tương Lai- là 1 ví dụ sáng lòa của “tư tưởng Hồ Chí Minh” “đoàn kết, đoàn kết, đại đoàn kết, thành công, thành công, đại thành công” của Hồ Chí Minh .

    “Ví dụ ngay chính đảng cộng sản, vì mục tiêu “tốt đẹp” tiến tới chủ nghĩa xã hội, không còn giai cấp, không còn người bóc lột người, họ sẵn sàng “trí phú địa hào, đào tận gốc, trốc tận rễ”

    Vì vậy, nhắc lại 1 trong những lời khuyên của tác giả, Người dân trong một nước đoàn kết với nhau chính là cùng nhau tuân thủ pháp luật chuẩn mực của quốc gia được đảng Cộng Sản lãnh đạo .

Leave a Reply to montaukmosquito Hủy trả lời

Xin bình luận ở đây
Xin nhập tên của bạn ở đây