Trách nhiệm của học giả Việt Nam về thất bại ở biển Đông

Trương Nhân Tuấn

25-7-2017

Một hội thảo quốc tế về biển Đông. Ảnh: internet

Khoảng 10, 15 năm trước, tôi đã đưa lý thuyết rằng rằng muốn xóa đường chữ U chín đoạn của TQ, còn gọi là đường lưỡi bò, VN phải khẳng định chủ quyền của mình ở HS và TS. Bây giờ 10, 15 năm sau, những người tranh cãi với tôi ngày trước, bây giờ có thấy là tôi đúng hay chưa?

VN chọn đường lối “quốc tế hóa” những tranh chấp. Trong khi TQ trước sau như nhứt, khẳng định chủ quyền HS, TS và (trong sự mập mờ) danh nghĩa “quyền lịch sử” ở Biển Đông.

“Quốc tế hóa” có nhiều cách. Đi kiện là một cách. Nhưng muốn kiện thì trước hết phải khẳng định chủ quyền.

Cái cách “quốc tế hóa” của VN là “chia sẻ tài nguyên” của VN cho những đối tác “đối nghịch” với TQ. Thí dụ, mỏ Cá voi xanh (lo 118, ngoài khơi Đà Nẵng) cho hãng Exxon-Mobil, mà chủ tịch trước kia là Tillerson, hiện thời bộ trưởng bộ Ngoại giao Mỹ. Lô này cận bờ VN, khoảng 80 hải lý, ở phía ngoài đường “lười bò”. Tức là dầu không đồng ý, TQ cũng không có lý do phản đối. VN “la làng” lên rằng “cá voi xanh cắt đường lưỡi bò” (sic!)

Nhưng đối với các lô khác, như các lô 133, 134,135, 136… thì không dễ dàng với TQ.

TQ phản đối VN khai thác ở các lô dẫn trên, vì nhiều lý do, mà lý do ít được nói tới là nó nằm ngoài đường 200 hải lý của VN.

Đường xác định vùng kinh tế độc quyền (EEZ) của VN hiện nay được xác định qua hệ thống “đường cơ bản”, theo đó các đảo Côn sơn, Hòn Hải (nhóm đảo Phú quí) được lấy làm “điểm cơ bản”. Theo cách này thì các lô 133, 134, 135, 136… nằm trong hải phận EEZ của VN. Nhưng hệ thống đường cơ bản của VN bị nhiều nước phản đối, dĩ nhiên TQ (đặc biệt Hoa Kỳ).

Nếu lấy đường cơ bản tính từ ngấn nước ven bờ, các lô 133, 134, 135, 136… nằm ngoài vùng EEZ của VN.

Tức là TQ phản đối VN khai thác ở lô 136, lý do thứ nhứt, vì nó không thuộc thềm lục địa của VN (200 hải lý).

Lý do thứ hai, nhiều người nói, do “chồng lấn” với “đường lưỡi bò.”

Lý do thứ ba, theo tôi, là lý do đã khiến TQ có thể sử dụng vũ lực. VN không được “nói ngược” lại với những gì đã hứa hẹn với TQ trước kia.

Hứa hẹn này gồm những gì ? Chỉ có trời biết (và hai đảng công sản anh em). Nhưng nếu những tin tức “rò rỉ” là chính xác, lộ ra từ những tranh chấp quyền lực trong nội bộ. Thì Lê Khả Phiêu đã nhìn nhận “có 3 vùng biển tranh chấp với TQ”.

Ba vùng biển này là ba vùng biển nào ? Theo tôi, vịnh Bắc Việt là một, hai là vùng biển HS và ba là vùng biển TS.

Sự việc (tệ hại) ngày hôm nay lý ra đã không xảy ra. Tức là VN phải ra lệnh cho Talisman phải rút lui vì áp lực của TQ.

Nếu từ đầu VN khẳng định chủ quyền ở HS và TS.

Khẳng định chủ quyền có nhiều cách. TQ đã thể hiện vô số các hành vi có thể xếp vào loại “khẳng định chủ quyền”. Xây dựng các đảo nhân tạo, quân sự hóa các đảo này, yêu sách hiệu lực biển của các đảo, ra lệnh cấm biển, cấm đánh cá, phản đối bằng ngoại giao (đôi khi bằng vũ lực) các hành vi của đối phương thể hiện ở các vùng “tranh chấp”, thăm dò khoa học, khai thác dầu khí v.v…

Các việc “cắt cáp” tàu Viking, tàu Bình minh của VN, trên thềm lục địa của VN, cũng là cách “khẳng định chủ quyền” (mà cách này gần với bá quyền).

VN đã để cho TQ “khẳng định chủ quyền” trên những vùng lãnh thổ, những vùng biển thuộc quyền tài phán của mình.

TQ đã thể hiện bằng hành động những hứa hẹn của VN trước kia.

Biết bao lần tôi đã đề nghị các phương pháp đối phó, như “hòa giải quốc gia” để “kế thừa di sản VNCH”, phương cách hóa giải công hàm PVD, đề nghị kiện v.v…

Nếu VN khẳng định được chủ quyền ở TS, bao gồm các nhóm đảo lớn nhỏ, nhứt là đảo Trường Sa lớn và các đảo chung quanh. Thì yêu sách đường chín đoạn của TQ bị chính những đảo này xóa bỏ. Thì bây giờ cũng không có ai dị nghị khi VN khai thác các lô 133, 134, 135, 136…

Đến nay ta vẫn thấy ý kiến “các học giả” VN là chủ yếu bao trùm trên tất cả các mạng báo chí, internet. Hiệu quả của “tuyên truyền một chiều” thật là đáng sợ. Rốt cục cái sai lại được “ngụy biện”, hay được “tân trang” lại, bằng “cóp nhặt” cái đúng của nạn nhân mà họ đã chà đạp ngày trước.

Biết bao nhiêu “học giả” VN “cóp” ý kiến của tôi từ trước đến nay. Ngay cả trong sách giáo khoa Luật quốc tế.

Thì VN mình nó vậy. Biết sao bây giờ.

Bình Luận từ Facebook

BÌNH LUẬN

Xin bình luận ở đây
Xin nhập tên của bạn ở đây