Precariat – Giai cấp mới nguy hiểm (chương 7)

MỘT NỀN CHÍNH TRỊ THIÊN ĐƯỜNG

Đã đến lúc để xem xét lại bộ ba vĩ đại – tự do, bình đẳng và tình anh em – trong việc trình bày một chương trình nghị sự tiến bộ từ viễn cảnh của precariat. Một sự xuất phát tốt sẽ là một sự phực hưng của tự do cộng hòa (republican freedom), khả năng để hành động trong sự phối hợp. Tự do là cái gì đó mà được bộc lộ trong hoạt động tập thể.

Precariat muốn tự do và sự an toàn cơ bản. Như nhà thần học Kierkegaard diễn đạt, sự lo âu là một phần của tự do. Nó là cái giá chúng ta trả cho tự do và có thể là một dấu hiệu rằng chúng ta có nó. Tuy vậy, trừ phi sự lo âu được tiết chế, được neo trong sự an toàn, sự ổn định và sự kiểm soát, nó có cơ phải chịu tủi ro đổi chiều vào sự sợ hãi phi lý và sự bất lực để hoạt động một cách duy lý hay để trình bày một câu chuyện nhất quán cho việc sống và làm việc. Đấy là tình hình của precariat hôm nay, muốn kiểm soát cuộc sống, một sự sống lại của tình đoàn kết xã hội và một sự tự trị bền vững, trong khi bác bỏ các hình thức lao động chủ nghĩa cũ của sự an toàn và chủ nghĩa gia trưởng nhà nước. Nó cũng muốn thấy tương lai được đảm bảo theo con đường sinh thái, với không khí trong lành, ô nhiễm rút lui và các loài hồi sinh; precariat có nhiều nhất để mất từ sự suy thoái môi trường. Và nó đang sôi nổi trong sự mong muốn để làm sống lại tự do cộng hòa, hơn là tự do cá nhân xa lánh của những người bị hàng hóa hóa.

Mặc dù precariat vẫn chưa là một giai cấp-cho-chính nó, nó là một giai cấp-đang-hình thành, ngày càng có khả năng nhận diện cái nó muốn chiến đấu và những gì nó muốn xây dựng. Cần làm sống lại một đặc tính của sự đoàn kết xã hội và tính phổ quát, các giá trị bị các nhà vị lợi bác bỏ. Tính tự phụ của họ đã được thâu tóm bởi một lãnh tụ trong tờ báo có ảnh hưởng Financial Times (2010b), mà đã nói toẹt ra, ‘Tính phổ quát là một nguyên lý lãng phí’. Ngược lại, nó là quan trọng hơn bao giờ hết. Nó là nguyên lý duy nhất mà có thể đảo ngược các sự bất bình đẳng gia tăng và sự bấp bênh kinh tế. Nó là nguyên lý duy nhất mà có thể ngăn chặn sự lan rộng của sự đánh giá gia cảnh, tính điều kiện và sự hích nhẹ gia trưởng chủ nghĩa. Nó là nguyên lý duy nhất mà có thể được dùng để duy trì sự ổn định chính trị khi thế giới hiệu chỉnh với khủng hoảng toàn cầu hóa mà đang dẫn đến một sự sụt giảm về các tiêu chuẩn sống cho đa số trong thế giới đã công nghiệp hóa.

Đối với precariat, chủ nghĩa lao động thế kỷ thứ hai mươi là không hấp dẫn. Vào thời của nó, dự án dân chủ xã hội đã là tiến bộ, nhưng nó đã đến một ngõ cụt với Chủ nghĩa Con đường Thứ ba khắc khổ. Các chính trị gia dân chủ xã hội đã sợ nhắc đến bất bình đẳng, nói chi đến giải quyết nó, đã ủng hộ lao động bấp bênh linh hoạt và đã coi thường tự do, thúc đẩy nhà nước panopticon. Họ đã mất uy tín với precariat khi họ miêu tả mình như ‘giai cấp trung lưu’ và đã làm cho cuộc sống của những người bất tuân thủ gay go hơn và bấp bênh hơn. Đã đến lúc đi tiếp.

Có một nhu cầu cho một nền chính trị thiên đường mới mà hơi không tưởng và hãnh diện là thế. Sự định thời gian là đúng, vì một tầm nhìn tiến bộ mới dường như nổi lên trong các năm đầu của mỗi thế kỷ. Đã có những sự lãng mạn cấp tiến của đầu thế kỷ thứ mười chín, đòi các quyền tự do mới, và đã có một sự xông lên của tư duy tiến bộ trong đầu thế kỷ thứ hai mươi, đòi tự do cho giai cấp vô sản công nghiệp. Đã muộn rồi, nhưng sự làm mất tín nhiệm của chủ nghĩa lao động cùng sự phá sản đạo đức của mô hình tân-tự do về toàn cầu hóa là một thời khắc của hy vọng cho một chủ nghĩa quân bình giải phóng hợp với precariat.

Khi suy nghĩ điều đó giống cái gì, là tốt để ngẫm nghĩ rằng cái gì có vẻ là không thể làm được hôm nay thường trở thành không chỉ có thể mà còn thực hiện được. Trong lời nói đầu cho lần xuất bản 1982 của cuốn Chủ nghĩa tư bản và Tự do, được viết ban đầu trong 1962 khi chủ nghĩa trọng tiền và chủ nghĩa tân-tự do đã vẫn bị chế nhạo, nhà trọng tiền chủ chốt Milton Friedman đã bình luận, ‘Chức năng cơ bản của chúng tôi là để trình bày các lựa chọn thay thế cho các chính sách hiện tồn, để giữ chúng sống và sẵn có để dùng cho đến khi cái không thể làm được về mặt chính trị trở thành không thể tránh được về mặt chính trị’ (Friedman, 1982: ix). Đây là nơi tư duy tiến bộ đang ở hôm nay.

Nhiệm vụ đầu tiên là để khẳng định những gì đã bị các nhà lao động chủ nghĩa và các nhà tân-tự do phủ nhận. Người dân phải được tin cậy để nghĩ và hành động theo lợi ích tốt nhất của họ, và phải được tin cậy để tôn trọng những người khác. Họ phải không bị đối xử như người lười biếng, tội phạm tiềm tàng, kẻ vi phạm luật hay ích kỷ một cách vốn có. Các nhà gia trưởng tự do chủ nghĩa thích hích nhẹ phải được bảo để nhớ công việc riêng của họ và các kiến trúc lựa chọn của họ, panopticon phải bị đẩy lùi. Giáo dục đúng đắn và ‘chất lượng thời gian’ là cách để giúp người dân đưa ra các quyết định riêng của họ. Ngược với điều các nhà gia trưởng tự do chủ nghĩa nói, hầu hết người dân không đưa ra các quyết định dưới-tối ưu bởi vì họ bị tràn ngập thông tin; họ đưa ra chúng bởi vì họ không có thời gian hay sinh lực để sàng lọc thông tin xác đáng, không có sự tiếp cận đến lời khuyên chuyên gia có chi phí phải chăng và không có Tiếng nói để thực hiện các lựa chọn của họ.

Có thể nói cùng thứ về việc làm. Sự thực rằng có một sự ác cảm với việc làm được giới thiệu không có nghĩa rằng số đông người dân không muốn làm việc. Có bằng chứng áp đảo rằng hầu như mọi người muốn làm việc. Nó là phần của thân phận con người. Nhưng không suy ra rằng tất cả mọi người phải trong việc làm hay bị đối xử như nhiễm một ‘thói quen không làm việc’ nếu họ không trong việc làm.

Precariat đối mặt với sự bất an có hệ thống. Là quá giản lược để chia nó thành một precariat ‘tốt’và một precariat ‘xấu’. Tuy vậy, có một phần mà muốn đối chiếu các sự bất an với các chính sách và các định chế để tái phân phối sự an toàn và cung cấp các cơ hội cho tất cả để phát triển tài năng của họ. Phần này, có lẽ thanh niên là áp đảo, không ngoái cổ lại nhìn sự an toàn công ăn việc làm lao động chủ nghĩa của thời đại trước toàn cầu hóa một cách trìu mến.

Precariat ‘xấu’, ngược lại, bị thúc đẩy bởi nỗi luyến tiếc một thời vàng son được tưởng tượng. Nó giận dữ và cay đắng, nhìn các chính phủ giải cứu các ngân hàng và các chủ nhà bank, trao trợ cấp cho các elite được ưu ái và salariat, và để cho bất bình đẳng tăng lên, với phí tổn của họ. Nó bị lôi kéo đến chủ nghĩa phát xít mới dân túy, chỉ trích các chính phủ và coi những người mà có vẻ được chúng ưu ái như quỷ dữ. Trừ phi các khát vọng của precariat ‘tốt’ được giải quyết, nhiều người hơn sẽ bị kéo vào các giới của precariat ‘xấu’. Nếu điều đó xảy ra, xã hội sẽ bị đe dọa. Nó đang xảy ra.

Nhu cầu trước nhất của precariat là sự an toàn kinh tế, để cho sự kiểm soát nào đó đối với các triển vọng của cuộc sống và một cảm giác rằng các cú sốc và hiểm họa có thể được chế ngự. Việc này có thể đạt được chỉ nếu sự an toàn thu nhập được bảo đảm. Tuy vậy, các nhóm dễ bị tổn thương cũng cần ‘năng lực hành động’, năng lực tập thể và cá nhân để đại diện cho các lợi ích của họ. Precariat phải rèn một chiến lược mà tính đến mệnh lệnh kép này.

Làm cho tư cách denizen công bằng

Precariat gồm nhiều loại denizen (dân ngụ cư), với các bó khác nhau nhưng bị hạn chế của các quyền. Nó sẽ có thêm nếu các sự chênh lệch giảm đi và nếu các quyền được bảo vệ một cách đúng đắn. Mỗi phần của precariat có một lợi ích trong việc nâng cao các quyền của các denizen khác, cho dù một số nhóm chính trị thử xoay một nhóm chống lại nhóm khác. ‘Denizen liên hiệp lại!’ sẽ không phải là một khẩu hiệu tồi. Và là quan trọng để nhớ rằng không chỉ những người di cư mới có địa vị denizen. Nhà nước đang cải biến ngày càng nhiều công dân thành các denizen.

Quá xá nhất, nó lấy đi các quyền khỏi ‘những người bị hình sự hóa’. Đây là một dạng của cảnh nguy hiểm kép. Trừ phi một tội phạm là chính trị công khai, hay nếu một quy trình pháp lý đã phán quyết rằng ai đó phải không có quyền bỏ phiếu, không có sự biện minh nào cho việc lấy di các quyền chính trị hay các quyền xã hội. Căn cứ vào xu hướng của nhà nước để bỏ tù và hình sự hóa nghiều người hơn, vấn đề này đáng được sự tranh luận công khai lớn hơn.

Những người di cư là các denizen chính. Đã có những đề xuất khác nhau để tạo ra một quy trình mà theo đó họ có thể nhận được tư cách công dân với một dải đầy đủ của các quyền, kể cả ‘sự công dân hóa’, tách địa vị công dân khỏi quốc tịch. Một khái niệm về ‘tư cách cư dân’ sẽ hội nhập những người di cư tốt hơn, vì họ sẽ tự động trở thành công dân sau một giai đoạn nhất định, hơn là được ‘nhập tịch’. Việc này trái ngược hẳn với ý tưởng về ‘các giấy phép vĩnh cửu’; trong khi bảo vệ chống lại sự trục xuất tùy tiện, các việc này sẽ chỉ xác nhận các denizen như những người ngoài. Tính phổ quát là về khắc phục những sự phân biệt như vậy trong một thế giới đang toàn cầu hóa. Trong hoàn cảnh hiện thời, các chính phủ đã tăng các điều kiện cần thiết để hưởng ngay cả địa vị denizen. Tại các nước mà đã chấp nhận ‘các test tư cách công dân’ cho những người muốn định cư, precariat phải đòi hỏi rằng bất cứ ai muốn có chức vụ chính trị cũng phải vượt qua chúng. Còn tốt hơn sẽ là để bãi bỏ chúng như có ý gian lận, vì mục tiêu chính của chúng là để nâng các rào cản đi vào.

Giữa các cải cách cần nhất tác động đến các denizen là những cải cách liên quan đến quyền để hành nghề, quyền để làm việc trong lĩnh vực của năng lực và ‘nghề nghiệp’ của mình. Hàng triệu người bị từ chối quyền đó, thông qua sự cấp phép và các công cụ khác. Tự do hóa các nghề sẽ mở chúng cho những người di cư mặt khác bị hạ tầng xuống precariat. Đức tình cờ có thể dẫn đầu ở đây. Trong tháng Mười 2010, bộ trưởng lao động đã nói rằng để thu hút nhiều người di cư có kỹ năng hơn Đức sẽ đưa ra một luật công nhận các bằng cấp nước ngoài. Đây là một phản ứng ad hoc với một thách thức toàn cầu. Những gì cần là một hệ thống chứng nhận quốc tế, nhờ đó các chính phủ và các tổ chức nghề nghiệp xác lập các tiêu chuẩn trình độ chuyên môn và sự công nhận lẫn nhau, sao cho những người có đủ tiêu chuẩn về các kỹ năng trong một nước có thể hành nghề chúng dễ hơn ở các nước khác. Trong hầu hết các nghề, không có sự cần thiết nào cho việc cấp phép. Một hệ thống chứng nhận có thể yêu cầu người hành nghề cho những người mua tiềm tàng các dịch vụ của mình thấy sự chứng minh về trình độ, mà sẽ cho phép áp dụng nguyên tắc caveat emptor (người mua hãy cẩn trọng) một cách công bằng.

Những người di cư, gần như tất cả những người xin tị nạn, thiếu các cơ chế để đại diện lợi ích của họ. Một chiến lược quân bình chủ nghĩa sẽ đòi hỏi rằng các cơ quan đại diện được cho chỗ để hoạt động và được hỗ trợ tài chính. Trong 2010, một cuộc vận động tại Anh được gọi là Những người lạ thành các Công dân đã vận động hành lang cho một ‘ân xá đạt được’ cho những người không giấy tờ sau năm năm. Nếu hai năm sau sự đăng ký mà họ có việc làm và nói tiếng Anh. thì họ sẽ tư động nhận được tư cách công dân. Người ta có thể chơi chữ với việc này, nhưng cần các cơ quan được nhà nước hợp pháp hóa để đại diện cho tất cả các nhóm denizen khi họ đấu trah để nhận được các quyền de jure và de facto.

Nhiều người khác mất các quyền kinh tế hay xã hội vì một cách cư xử quá khứ hay hành động nào đó dẫn đến một hồ sơ bị che giấu đã gây vết nhơ cho đặc tính của họ, mà họ không biết hay không ở vị thế để bác bỏ nó. Tony Blair một lần đã nói không ai, mà đã không làm bất cứ thứ gì sai, phải bận tâm với sự tiến triển của sự giám sát. Đây là một triển vọng xấu. Một lý do là chúng ta không biết những gì đang được thu thập về bất cứ ai trong chúng ta hay liệu nó có đúng hay sai. Precariat cần sự bảo vệ nhất và phải đòi rằng tư cách denizen de facto được rút lại.

Lấy lại các bản sắc

Precariat ở trung tâm của sự náo động quanh chủ nghĩa đa văn hóa và các bản sắc cá nhân. Một đặc điểm xác định của tất cả các denizen là sự thiếu các quyền. Tư cách công dân là về quyền để có một bản sắc, một ý thức về việc biết ta là ai và với những ai ta có các giá trị và các khát vọng chung. Precariat không có bản sắc chắc chắn nào. Nhưng trong một thế giới đang toàn cầu hóa, chúng ta không thể chạy trốn khỏi chủ nghĩa đa văn hóa và nhiều bản sắc.

Các nhà nước phải tính đến nhiều bản sắc; mỗi người là một denizen loại nào đó về có các quyền bên trong một số bản sắc tự-điều chỉnh và không có trong số khác. Mỗi bản sắc mang lại các bó đặc biệt của ‘các quyền’. Như thế một người có một bản sắc như một môn đồ của một tín ngưỡng hay một người vô thần, mà trao các quyền bên trong một cộng đồng mà cộng đồng khác không có (các quyền đối với những ngày nghỉ lễ nhất định, một quyền để cầu nguyện hay không cầu nguyện vân vân). Các test cốt yếu đi cùng các cơ chế của hệ thống thứ bậc, sự áp bức, sự rút phép thông công, và cùng việc đảm bảo rằng sự tồn tại của bất cứ quyền cộng đồng nào không vi phạm các quyền hay bản sắc của cộng đồng khác.

Còn cốt yếu hơn nữa cho precariat là các quyền đến từ một bản sắc nghề nghiệp cá biệt. Nếu một người là một thợ ống nước hay một y tá, họ phải có các quyền dành cho mọi thành viên của nghề của họ, kể cả quyền để tuyên bố rằng họ có trình độ và được xác nhận bởi các bạn ngang hàng của họ. Tuy vậy, là một vấn đề khác để nói rằng ai đó không được các bạn ngang hàng chấp nhận phải không có quyền hành nghề, mà là cách mà nhiều người bị đẩy vào precariat. Đấy là vì sao bản sắc nghề phải dựa trên một hệ thống chứng nhận, không phải sự cấp phép được chỉnh khớp với tính cạnh tranh, và vì sao nó phải dựa vào các cấu trúc cai quản dân chủ bên trong các cơ quan nghề nghiệp mà trong đó mọi lợi ích đều có thể tham gia (về như thế nào, xem Standing, 2009). Dân chủ nghề nghiệp là trung tâm của quyền tự do thế kỷ thứ hai mươi mốt.

Quay sang mặt chính trị của bản sắc, chủ nghĩa phát xít mới hiện đại kịch liệt chống lại sự cấp nhận bản sắc và văn hóa khác. Các nhà tân-tự do cũng phản đối ý tưởng về bản sắc vì lý do rằng các cá nhân trong một xã hội thị trường không có bản sắc chung nào. Họ giả định một tính cách chung, một nồi đúc dân (melting pot), như ngầm định trong hiến pháp Mỹ và Pháp. Cả hai tư thế đều vô bổ, để diễn đạt nhẹ đi. Tốt hơn là để khẳng định chúng ta có thể và có nhiều bản sắc, và chúng ta cần xây dựng các định chế và các chính sách để bảo vệ và nâng cao chúng.

Precariat bị phơi ra nhất cho một khủng hoảng bản sắc. Nó không được ruồng bỏ chủ nghĩa đa văn hóa hay sự chính thống hóa nhiều bản sắc. Tuy vậy, nó phải làm nhiều hơn, bởi vì nó phải có các lợi ích của mình được đại diện trong mọi cấu trúc và định chế bản sắc. Đây không phải là một cớ cho một dạng mới của chủ nghĩa nghiệp đoàn. Nó là một lời kêu gọi precariat để trở thành một giai cấp-cho-chính nó.

Cứu giáo dục

Sự hàng hóa hóa giáo dục phải bị những người sắp gia nhập precariat chống lại. Bóng ma của các đại học không giáo viên được các kỹ thuật panopticon ủng hộ phải bị xua đuổi bởi sự điều tiết dân chủ và minh bạch, gồm các hiệp hội chuyên nghiệp và các luật quy định rằng sự học bậc ba, cũng như các bậc khác, không được là ‘không có giáo viên.’

Việc xác định nội dung phải được khôi phục cho các nhà chuyên nghiệp – các giáo viên và các giảng viên đại học – còn ‘các khách hàng’, các học sinh, phải có một tiếng nói trong hình thành cấu trúc và các mục tiêu của giáo dục. Và precariat phải được quyền để có một sự giáo dục giải phóng trên một cơ sở liên tục, không đơn thuần là một đối tượng cho sự chuẩn bị vốn con người. Đây không phải là lý tưởng chủ nghĩa hay ngây thơ. Tất nhiên, học sinh không biết cái gì là tốt nhất cho họ. Chẳng ai trong chúng ta biết. Cái cần là một hệ thống cai quản mà cân bằng các lực nhào nặn quá trình. Hiện tại, các nhà hàng hóa hóa kiểm soát hoàn toàn. Điều này gây kinh hãi.

Cần lật ngược sự đơn giản hóa cho dân thường dễ hiểu dính đến sự dạy ‘vốn con người’ ở trường. Tại Hoa Kỳ, các chuyên gia nhắc đến một sự mất năng lực để đọc và một hội chứng thiếu chú ý ‘bị đại chúng hóa-massified’. Hoa Kỳ không phải là duy nhất.  Giáo dục khai phóng vì chính nó phải được trả lại vị trí hàng đầu và phải chống lại các nhà hàng hóa hóa. Chúng ta không thể loại bỏ chúng hoàn toàn nhưng một sự cân bằng ủng hộ giáo dục khai phóng phải đạt được về thể chế.

Những người mà muốn các đại học phục vụ chủ nghĩa kinh doanh và doanh nghiệp và để cổ vũ một triển vọng thị trường phải lưu ý các trí thức lớn của quá khứ. Như Alfred North Whitehead, nhà triết học, diễn đạt, ‘Sự biện minh cho một đại học là nó duy trì mối quan hệ giữa tri thức và điều thú vị của cuộc sống, bằng việc liên kết người trẻ và người già trong sự cân nhắc sáng tạo về sự học’.

Sớm hơn, John Stuart Mill, nhân dịp nhậm chức Hiệu trưởng Đại học St Andrew trong 1867, đã nói, ‘Các đại học không có ý định để dạy kiến thức cần phải có để làm cho con người hợp với phương thức đặc biệt nào đó để kiếm được sinh kế của họ. Mục tiêu của chúng không phải là tạo ra các luật sự giỏi, hay các bác sĩ hay các kỹ sư, mà là tạo ra những con người có khả năng và có học thức’. Sự bác bỏ có tính thương mại của nguyên lý này là cái gì đó mà precariat phải đẩy lui. Các philistine phải bị ngăn chặn.

Có một vấn đề thực dụng khác. Một câu trả lời một phần cho sự vỡ mộng địa vị từ những người trẻ được giáo dục chính thức quá so với các việc làm sẵn có sẽ là để biến các học vị thành ‘tài sản rỗi rãi-leisure goods’ (hơn là tài sản đầu tư). Người dân có thể được cổ vũ để có được các học vị trong một thời gian giài hơn, bằng tạo thuận tiện để nhiều người được nghỉ phép (sabbatical) trong tiến trình của tuổi trưởng thành của họ và không nhấn mạnh nhiều đến việc đi thẳng từ trung học vào đại học.

Precariat có thể mơ ước về một loại ‘đại học hóa’ nào đó của cuộc đời, một thế giới mà trong đó để học một cách chọn lọc và rộng vào mọi lúc. Cho việc đó, nó phải có một cảm giác về sự kiểm soát lớn hơn đối với thời gian và sự tiếp cận đến một lĩnh vực công mà nâng cao giáo dục như một quá trình thảo luận chậm.

Công việc, không chỉ lao động

“Đã trở thành một tín điều đạo đức hiện đại rằng mọi lao động là tốt tự nó – một lòng tin tiện lợi cho những người sống trên lao động của những người khác.”
William Morris (1885), Useful Work Versus Useless Toil

Công việc (work) phải được cứu khỏi các việc làm (job) và lao động (labour). Mọi hình thức công việc phải được đối xử với sự tôn trọng ngang nhau, và không được có sự giả định nào rằng ai đó không trong một việc làm là không làm việc hoặc rằng ai đó không làm việc hôm nay là một kẻ ăn xin ngồi rồi. Không phải sự ăn không ngồi rồi là cái làm hại xã hội. Thực sự những người lười nhác có thể làm hại chính họ, nếu họ tiêu tán đời họ. Nhưng tốn cho xã hội nhiều hơn nhiều để khống chế và trừng phạt thiểu số bé tẹo so với cái được thêm bằng cách buộc họ làm việc làm năng suất thâp nào đó. Hơn nữa, một sự biếng nhác một chút không là xấu. Làm sao mà chúng ta biết được sự ngồi rồi của một người lại không phải là lúc nghỉ ngơi hay sự trầm ngâm của người đó? Vì sao chúng ta cảm thấy cần thiết để giả định và quy kết? Một số đầu óc lớn nhất trong lịch sử đã say mê sự lười nhác, và bất kể ai mà đã đọc tiểu luận của Bertrand Russell In Praise of Idleness (Ngợi ca sự Biếng nhác) hẳn phải xấu hổ để đòi lao động điên cuồng từ những người khác.

Ta không được mất cảm giác về sự cân đối. Lao động là cần thiết; các việc làm là cần thiết. Chỉ là chúng không phải là điều quan trọng nhất, trước nhất của cuộc đời. Các hình thức khác của công việc và sự sử dụng thời gian cũng quan trọng.

John Maynard Keynes, nhà kinh tế học vĩ đại nhất thế kỷ thứ hai mươi, tiên đoán rằng vào bây giờ người dân trong các xã hội giàu có sẽ làm không nhiều hơn 15 giờ một tuần trong việc làm. Trước ông, Karl Marx đã dự đoán rằng, một khi mức năng suất đã cho phép xã hội phục vụ các nhu cầu vật chất của nó, chúng ta sẽ dành thời gian của chúng ta để phát triển các năng lực con người của chúng ta. Trong cuối thế kỷ thứ mười chín, William Morris, trong cuốn News from Nowhere (Tin tức từ Không đâu) nhìn xa trông rộng của ông, đã thấy một tương lai mà trong đó nhân dân sẽ không bị căng thẳng, làm việc với sự nhiệt tình của họ và được gây hứng khởi để tái tạo thiên nhiên, phát đạt trong sự kết hợp với các láng giềng của họ. Chẳng ai trong số họ đã thấy trước xu thế tham lam vô độ cho tiêu dùng và sự tăng trưởng liên tục do một hệ thống thị trường hàng hóa hóa tạo ra.

Bây giờ là lúc để khẳng định rằng việc đẩy mọi người vào việc làm là câu trả lời cho câu hỏi sai. Chúng ta phải tìm những cách để cho phép tất cả chúng ta có nhiều thời gian hơn cho công việc mà không là lao động và cho sự nhàn rỗi mà không là sự vui chơi. Trừ phi chúng ta nhấn mạnh một quan niệm phong phú hơn về công việc, chúng ta sẽ tiếp tục bị dẫn dắt bởi sự điên rồ về đo giá trị của một người bằng việc làm họ đang làm và bởi sự điên rồ rằng sự tạo việc làm là mục tiêu của một nền kinh tế thành công.

Precariat có nhiều nhất để được. Nó làm một lượng không cân đối công việc mà không là lao động và buộc phải làm nhiều công việc mà chẳng có ích cũng không thú vị. Chúng ta hãy có các số thống kê tốt hơn mà tiết lộ bao nhiêu công việc được làm. Khi đó chúng ta có thể chế nhạo những người mà cho hay ngụ ý rằng bất kể ai không trong một ‘việc làm’ có thể nhận diện được là lười biếng hoặc là một kẻ ăn xin phúc lợi. Chúng ta hãy bắt đầu với các số thống kê về precariat dùng bao nhiêu thời gian trong việc đối phó với các nhà quan liêu nhà nước và các trung gian khác.

Sự hàng hóa hóa trọn vẹn lao động

Ngược với tuyên bố lao động chủ nghĩa rằng ‘Lao động không là một hàng hóa’,  phải có một sự hàng hóa hóa trọn vẹn lao động. Thay cho việc buộc người dân vào các việc làm, việc hạ tiền công của họ và tiền công của những người khác bị tác động bởi áp lực xuống do chúng tạo ra, người dân phải bị hấp dẫn bởi các khuyến khích thích hợp. Nếu có các việc làm, như được cho là, và nếu không ai xung phong để lấp đầy các việc làm đó, thì để cho giá tăng cho đến khi hoặc người chào mời các việc làm nghĩ họ không đáng giá (tiền lương) người đó sẵn sàng trả hoặc người dân được hấp dẫn đủ để lấp đầy chúng. Hãy để các chính phủ áp dụng cùng các quy tắc cho thị trường lao động như họ nhận để làm cho các thị trường khác. Đối với sự hàng hóa hóa đúng, giá phải là rõ ràng và được tiền tệ hóa hoàn toàn.   Việc này có nghĩa là rút dần các trợ cấp doanh nghiệp lạ kỳ đó và biến đổi chúng thành các trợ cấp mà có thể được mua bằng sự lựa chọn thị trường. Sự tôn trọng các nguyên lý đoàn kết xã hội có thể được bàn một cách tách biệt. Các trợ cấp không-bằng-tiền là một nguồn chính của bất bình đẳng và ngược với các thị trường lao động hiệu quả. Precariat không có triển vọng nào để nhận được chúng. Chúng thuộc về salariat và một thiếu số có đặc ân đang teo đi của các công nhân cốt lõi. Để cổ vũ sự thị trường hóa, chúng phải bị đánh thuế với thuế suất cao hơn thu nhập bằng tiền; hiện nay chúng thường là một công cụ để tránh thuế. Và các hệ thống trả  tiền phải là minh bạch trong việc được gắn kết với sự áp dụng kỹ năng, cố gắng và thời gian. Có liên quan rằng nghiên cứu cho thấy các công nhân mãn nguyện hơn nếu được trả tiền công theo giờ, mà là phương pháp minh bạch nhất.

Sự hàng hóa hóa đúng là một biện pháp lũy tiến. Hãy xem xét sự thực hành cổ điển của nghỉ đẻ, từ viễn cảnh công bằng xã hội và lập trường của precariat. Nếu một phụ nữ là một nhân viên hưởng lương, cô ta có thể nhận lương và sự nghỉ phép từ chủ, với hầu hết tiền lương được chính phủ trả. Tại Vương Quốc Anh, phụ nữ nhận được lương thai sản theo luật định cho đến 39 tuần và nghỉ phép đến một năm. Cũng có nghỉ phép 2 tuần cho bố khi sinh con, và bố hay mẹ có thể nghỉ không lương cho đến khi con năm tuổi. Ghi nhớ rằng các chủ được chính phủ bù cho hầu hết chi phí của lương thai sản của mẹ và lương nghỉ của bố khi sinh con,  nó là một trợ cấp lũy thoái, ưu ái salariat với sự thiệt hại của precariat. Trong khi là hấp dẫn cho một người theo chủ nghĩa lao động, bao nhiêu người có thu nhập thấp ở trong vị thế để nhận nó? Chỉ trong 2009 Ủy ban Bình đẳng và Nhân quyền Vương quốc Anh mới đề xuất giảm thời kỳ làm việc đủ tiêu chuẩn hưởng. Nhưng nhiều phụ nữ trong precariat sẽ ở ngoài việc làm vào lúc nào đó trong thời gian mang thai. Họ sau đó sẽ không chắc có được một việc làm mới và như thế sẽ không tiếp cận được đến trợ cấp nghỉ thai sản. Precariat phải có cùng các quyền hưởng như mọi người khác. Tính phổ quát là quan trọng.

Việc này dẫn đến đòi hỏi tiếp sau: các Việc làm phải được coi như mang tính công cụ, một giao dịch thương mại đúng đắn. Những người, mà cho rằng chúng là một nguồn chính của sự hạnh phúc, và rằng những người không sẵn lòng cùng hưởng các niềm khoái cảm của các việc làm phải bị ép buộc để làm vậy vì sự hạnh phúc dài hạn của họ, phải được bảo để chú tâm vào công việc riêng của họ. Đối với hầu hết người trong precariat, các việc làm không phải là con đường đến niết bàn. Để được bảo chúng là nguồn của sự hạnh phúc là làm cho họ thành cái gì đó họ đã chẳng bao giờ muốn trở thành. Các việc làm được tạo ra bởi vì ai đó muốn cái gì đó được làm. Hay chí ít đó là những gì chúng phải được tạo ra. Hãy để chúng được hàng hóa hóa một cách đúng đắn. Nếu đây là quy tắc của một nền kinh tế thị trường tự do, thì hãy để nó áp dụng cho tất cả các hàng hóa.

Quyền tự do nghề nghiệp

Precariat muốn phát triển một ý thức nghề nghiệp, các hình thức nổi lên của công việc và lao động theo những cách tạo thuận lợi cho sự phát triển và sự thỏa mãn cá nhân. Cầu về lao động và việc làm đang gia tăng, và đúng khi nhiều hình thức có giá trị của công việc được làm trong hoàn cảnh căng thẳng dưới tối ưu, như thế sự vui chơi giúp để vắt thời gian rỗi ra. Một trong những tài sản lớn của xã hội tertiary là thời gian.

Thay cho việc coi các việc làm như công cụ, chúng ta được bảo để coi chúng như khía cạnh quan trọng nhất của cuộc sống. Có nhiều hình thức công việc bên ngoài việc làm mà có thể làm vừa ý hơn và có giá trị về mặt xã hội. Nếu chúng ta nói có một việc làm là cần thiết và xác định bản sắc của chúng ta, thì những người có việc làm sẽ cảm thấy bị căng thẳng nếu họ sợ mất không chỉ một việc làm mà cả giá trị xã hội được cảm nhận, địa vị và tiêu chuẩn sống của họ.

Trong cuối 2009, Wall Street Journal đã đăng một bình luận của Alan Blinder, cựu phó chủ tịch Quỹ Dự trữ Liên bang Hoa Kỳ, mà trong đó ông đã viết rằng những người Mỹ đã có ‘chỉ ba thứ trong đầu óc họ ngay bây giờ: ‘việc làm, việc làm và việc làm’. Ông đã không đưa ra bằng chứng nào để ủng hộ sự thấu hiểu này. Nhưng nếu một đa số có thể chỉ đạt tới cái gì đó gần với sự an toàn bằng sự giữ chặt các việc làm, thì hiển nhiên các việc làm sẽ có tầm quan trọng nhất và căng thẳng. Không phải là không tưởng để nói điều này là không lành mạnh và không cần thiết. Chúng ta phải dừng sự quá tôn sùng việc làm.

Thậm chí không rõ là tăng trưởng kinh tế ở các nước giàu cần phải có nhiều việc làm hơn, như được cho thấy bởi bằng chứng về ‘sự tăng trưởng không có-việc làm’ và thậm chí ‘sự tăng trưởng mất-việc làm’. Và sự thử nâng sự tăng trưởng thông qua sự tạo việc làm nhân tạo có thể hủy diệt sinh thái. Rốt cuộc, các việc làm và lao động có khuynh hướng đi cùng việc sử dụng và làm kiệt tài nguyên, còn các hình thức khác của công việc có khuynh hướng sinh sản và bảo tồn tài nguyên.

Để làm đổi hướng việc làm, quyền đối với công việc phải được củng cố; cách để làm điều này là làm cho dễ hơn để cho phép người dân làm công việc không là lao động và làm ngang cơ hội để làm vậy. Trong lúc nhu cầu cho công việc như vậy tăng lên, những người có vị trí tốt nhất để làm thế là người giàu có bởi vì họ có thời gian hay có thể mua nó. Đây là một hình thức bị che giấu của bất bình đẳng bởi vì những người với các lợi thế có vị trí tốt nhất để tích tụ thêm lợi thế.

Tại Hoa Kỳ, suy thoái sau-2008 đã thúc đẩy một sự tăng trưởng về công việc mà không phải là lao động. Sự mỉa mai đã diễn ra mà không ai để ý. Thí dụ, hàng triệu người đã đăng nhập vào Volunteernyc.org, một mạng bù trừ công việc tình nguyện. Một phần, đấy đã là phản ứng với lời kêu gọi của Tổng thống Obama về nhiều dịch vụ công hơn; sự làm sống lại tinh thần cộng đồng đã được ủng hộ trở lại. Chúng ta có thể mong điều đó là như vậy. Thế nhưng không đảng chính trị nào đã có một chiến lược cho việc tạo ra các khuyến khích hay các cơ hội cho công việc như vậy. Sự đổ xô vào làm việc đó chứng tỏ một khát vọng để thực hiện các hoạt động đáng làm về mặt xã hội. Mất việc làm có thể là sự giải phóng. Về việc này, ở trong precariat là một trải nghiệm hai mặt. Bị gắn vào một việc làm là địa ngục của xã hội giữ chắc việc làm, như Hannah Arendt (1958) đã lo sợ. Sự thuộc về hữu cơ trở thành sự xơ cứng, sự làm mất hiệu lực. Nhưng trở nên bấp bênh về kinh tế không tốt hơn, để mặc precariat không có khả để nhận công việc tình nguyện hay công việc xã hội khác. Các khoản nợ và sự bấp bênh của họ ngăn cản nó.

Sự đổ xô làm tình nguyện chứng tỏ một sự khát khao làm các hành động mà sẽ được coi như công việc nếu giả như chúng ta đã không bị nhồi sọ hàng thập niên rằng công việc bằng các việc làm. Cả Polanyi ([1944] 2001) lẫn Arendt đã hiểu điều này, nhưng chẳng ai đã có thể đưa sự thừa nhận vào lĩnh vực chính sách.

Polanyi đã than vãn sự hàng hóa hóa, Arendt đã than vãn chủ nghĩa giữ chắc việc làm, nhưng chẳng ai đã có một tầm nhìn về làm sao để đạt một xã hội công-việc-và-nhàn-rỗi. Liền ngay sau khủng hoảng toàn cầu hóa, có một cơ hội để tiến lên.

Một số tên của các NGO đang nổi lên là đáng khích lệ – Chăm sóc New York, ‘Các Anh Lớn, các Chị Lớn’, Quỹ Rễ cái và vân vân. Các nhà chuyên nghiệp, bị mất việc làm mà đã sử dụng chỉ một dải hạn chế của tài năng và khát vọng của họ, đã tìm thấy các lối ra để đưa tài năng và sự quan tâm đang ngủ của họ vào hoạt động. Cũng hãy nghĩ về NGO ở New York được gọi là Financial Clinic, mà dàn xếp cho các chuyên gia để khuyên các công nhân có lương thấp về quản lý tài chính. Đấy là các profician mà khác đi đã có thể rơi vào precariat.

Chính phủ đã góp phần của nó. Giữa các tổ chức đang lớn lên có AmeriCorps, mà nhận các tình nguyện viên cho một năm, Teach for America, mà gửi những người tốt nghiệp đại học đi dạy trong các trường thuộc vùng thu nhập thấp, và Volunteernyc.org, một site dịch vụ công của New York. Vào giữa 2009, các tổ chức phi-vụ lợi Hoa Kỳ đã có 9,4 triệu nhân viên và 4,7 triệu tình nguyện viên toàn-thời gian. Và các hãng đã cho các nhân viên chính quy thời gian nghỉ cho sự phục vụ công cộng. Điều này có thể báo trước một hình mẫu xã hội mới nhưng phải có các tác động sa thải. Thí dụ, 10.000 luật sự đã bị sa thải ở Hoa Kỳ trong quý đầu của 2009, và nhiều người đã được xui khiến để làm công việc pro bono (vì lợi ích công) cho các nhóm lợi ích công cộng, với phí danh nghĩa. Trong tháng Ba 2009, Hạ viện Hoa Kỳ đã thông qua Serve America Act (Bộ luật Phục vụ Mỹ) mang tên Edward Kennedy, một cải cách bao quát về chương trình phục vụ quốc gia được khởi động trong 1993. Việc này thực sự đã tăng quy mô của AmeriCorps lên gấp ba, mà đã chuyển 7 triệu người thành những người tình nguyện cộng đồng trong năm tiếp theo. Bộ luật đã huy động đặc biệt những người Mỹ già hơn qua ‘sự tham gia học nữa’, cho họ ‘nghề thứ hai’ trong giáo dục, chăm sóc sức khỏe và quản lý phi-vụ lợi. Một điều tra trong tháng Giêng 2009 của Hội Người Hưu Mỹ- AARP, mà đại diện những người Mỹ tuổi trên 50, đã thấy rằng gần ba phần tư những người cao tuổi đã muốn góp thời gian cho công việc xã hội hơn là tiền.

Ngoài sự tự nguyện, có nhiều hình thức của các sáng kiến hàng xóm và công việc chăm sóc. Hầu hết người dân trong xã hội hiện đại cảm thấy rằng họ có thể dành quá ít thời gian để chăn sóc, cho những người thân, bạn bè và cộng đồng của họ, và nhận được quá ít từ những người khác khi cần đến. Chúng ta hãy gọi nó là công việc và gắn nó vào ý thức của chúng ta về nghề nghiệp.

Tóm lại, quyền tự do nghề nghiệp đòi hỏi một cơ hội bình đẳng cho precariat và những người khác để nhận làm một dải rộng công việc và lao động trong việc xây dựng ý thức riêng của họ về sự nghiệp nghề nghiệp, mà không có nhà nước biến một hình thức cá biệt của lao động bằng cách nào đó thành cao hơn các hình thức khác về mặt đạo đức và kinh tế.

Các quyền công việc

Precariat phải đòi rằng các công cụ của cái gọi là ‘các quyền lao động’ được cải biến thành các công cụ thúc đẩy và bảo vệ các quyền công việc. Ngày càng nhiều người làm việc không là các nhân viên, và là nhân tạo để xác định các nhân viên theo các cách phức tạp chỉ để làm cho họ có các quyền hưởng trên cơ sở lao động. Các quyền công việc phải gồm các quy tắc về thực hành có thể chấp nhận được giữa những người làm việc và bên trong các cộng đồng nghề nhiệp cũng như giữa ‘lao động’ và ‘vốn’. Precariat ở thế bất lợi về các khía cạnh này; một chế độ ‘mặc cả tập thể’ để cho nó Tiếng nói là cần phải có để bổ sung cho các chế độ mặc cả tập thể giữa các đại diện của các chủ và các nhân viên, một vấn đề mà chúng ta sẽ quay lại.

Precariat cũng phải đòi xây dựng một chế độ các quyền công việc, bắt đầu với việc kiểm tra kỹ lưỡng tổ chức Lao động Quốc tế, một pháo đài của chủ nghĩa lao động. Việc này có thể được làm ra sao được giải quyết ở nơi khác (Standing, 2010). Không có một cơ quan toàn cầu thích hợp, Tiếng nói của precariat sẽ bị chặn hay bị bỏ qua.

Tất cả công việc không là lao động cần được làm thành một phần của các quyền công việc. Thí dụ, nếu người dân được kỳ vọng để giải quyết việc quản lý tài chính và đưa ra các quyết định về họ tiêu tiền ra sao, thì họ phải có sự tiếp cận đến thông tin và lời khuyên chuyên nghiệp có giá phải chăng, và có đủ thời gian có chất lượng để giải quyết chúng, hơn là chịu sự hích nhẹ gợi ý có tính gia trưởng của nhà nước.

Công việc chăm sóc vẫn chưa là một lĩnh vực các quyền được pháp luật ủng hộ và chưa là công cụ của an sinh xã hội. Việc này là hết sức quan trọng đối với phụ nữ trong precariat, đặc biệt khi gánh nặng gấp ba tăng lên. Nhưng nó cũng quan trọng cho đàn ông, khi nhiều người nhận ra khả năng tham gia vào sự chăm sóc và các hình thức khác của công việc mà không là lao động. Một chương trình nghị sự các quyền-công việc sẽ dính đến sự suy nghĩ về nhà cung cấp chăm sóc, người nhận chăm sóc và các trung gian, tất cả họ có thể dễ bị bóc lột, áp bức và tự-bóc lột.

Công việc như hoạt động xã hội phải cũng trở thành một vùng các quyền. Chúng ta đã thấy việc tình nguyện và công việc xã hội đã mở rộng thế nào, đặc biệt kể từ 2008. Rủi ro là, nó có thể trở thành một hoạt động đặc ân cho một thiểu số và một công cụ của công việc công ích cho những người khác. Hơn nữa, những người hưu trí và các nhân viên không đủ việc làm thực ra được trợ cấp nếu họ tham gia một thị trường cho các dịch vụ mà cũng được cung cấp bởi các các công nhân phụ thuộc vào thu nhập từ sự làm công việc đó như lao động. Trong hoàn cảnh đó, sự hiện diện của những người tình nguyện làm giảm các cơ hội kinh tế của precariat.

Cuối cùng, các quyền công việc bao gồm các quy tắc đạo đức. Mọi cộng đồng nghề phải có các quy tắc như vậy, và hầu hết sẽ muốn áp đặt chúng lên các thành viên của chúng. Đáng tiếc, một số nghề mạnh, như các kế toán viên, đã thiếu chúng từ lâu, cho phép các elite tham lam của chúng để cào các khoản thu nhập lớn vào bằng đặt các cân nhắc đạo đức sang một bên và làm mất giá trị hàng ngũ thấp hơn trong các cộng đồng làm việc rộng hơn của họ. Các nghề mà thiếu một truyền thống về đạo đức tập thể, như các banker, đã góp phần rõ ràng cho khủng hoảng tài chính. Precariat phải nhất quết đòi các quy tắc đạo đức trở thành một phần của mọi cộng đồng nghề nghiệp và hoạt động kinh tế.

Chiến đấu với công việc công ích và điều kiện tính

Trừ phi precariat liên tục gây khó chịu, các sự lo ngại của nó sẽ bị các nền dân chủ vị lợi bỏ qua. Một sự chuyên chế của đa số có thể xảy ra đơn giản bởi vì precariat không được tổ chức hoặc bị bỏ qua bởi vì sự bị tháo rời của nó và thiếu Tiếng nói trong quá trình chính trị. Đấy là tình hình hiện tại. Như một kết quả, các chính sách mà làm vừa lòng cử tri trung vị và những người tài trợ cho chính trị thường thịnh hành. Để chiến đấu với điều này, precariat phải được đại diện về mặt thể chế và đòi các chính sách phải thỏa mãn các nguyên tắc đạo đức. Hiện tại có một chân không thể chế, mà vài NGO can đảm thử lấp đầy, giỏi nhất một cách lác đác.

Hãy xét công việc công ích, như được đưa vào ở Hoa Kỳ, Vương Quốc Anh, Thụy Điển, Australia, Đức và nơi khác. Về thực chất, những người thất nghiệp phải chấp nhận các việc làm được chỉ định hay các trợ cấp bị thiệt, có lẽ được đánh dấu suốt đời như một ‘kẻ ăn xin’ trên hệ thống dữ liệu giám sát nào đó. Đa số có công ăn việc làm có thể nghĩ điều này là công bằng, tuy họ sẽ không chấp nhận nếu nó được áp dụng cho bản thân họ (hay con cái họ). Đáng tiếc trong một tình hình vị lợi, tính công bằng bị bỏ qua hay bị gạt bỏ. Đa số sẽ hạnh phúc.

Nhà nước đang ủy thác các hoạt động đặt việc làm cho các nhà cung cấp thương mại, trả chúng theo số người thất nghiệp được đặt vào việc làm hay theo sự giảm đo được về số người đòi (trợ cấp). Sự thương mại hóa này của cái một thời đã là một dịch vụ công đưa ra nhiều rủi ro đạo đức. Nó phi cá nhân hóa đến điểm làm cho nó không còn là một dịch vụ cũng chẳng là công cộng mà chỉ là một giao dịch hàng hóa hóa. Trung gian là một hãng, và trong một nền kinh tế thị trường một hãng tồn tại với một sự ủy nhiệm quan trọng nhất, để kiếm lợi nhuận.

Hãy tưởng tượng kịch bản. Một đại lý muốn nhanh chóng đặt một người vào một việc làm, để tăng thu nhập của chính đại lý. Có một việc làm trả lương tối thiểu tại đầu kia của thành phố; xấu nhưng nó là một việc làm. Người đó bảo ông ta không thể chấp nhận nó bởi vì các chi phí đi lại và chi phí khác, bởi vì giờ làm việc và đi lại dài sẽ làm ông ta khó để dùng thời gian với gia đình ông hoặc bởi vì nó không hợp với các kỹ năng ông đã dùng cả đời trưởng thành của mình để phát triển. Ông sẽ bị ghi lại ngay lập tức như đã từ chối việc làm. Theo các quy tắc mới ở Vương Quốc Anh, mà sao chép các sơ đồ Hoa Kỳ, nếu ông ta từ chối ba việc làm như vậy, ông ta sẽ mất quyền hưởng trợ cấp trong ba năm. Việc này sẽ không dựa vào thủ tục hợp pháp hay một sự điều trần công bằng mà chỉ vào quyết định của đại lý thương mại, người đồng thời là người buộc tội, người phán xử và ban bồi thẩm. Nhà nước vui bởi vì danh sách phúc lợi được cắt. Người đó không có quyền thật sự nào để khiếu nại sự trừng phạt được áp đặt lên ông ta, mà có thể đe dọa đời ông với tư cách một công dân hoạt động và làm nhơ hồ sơ của ông, đưa ông vào một bẫy precarity.

Không ai thạo các nguyên tắc công lý cơ bản lại chấp nhận một thủ tục như vậy cho bản thân mình hay cho người thân của mình. Nhưng chừng nào nó không phải là vấn đề của họ, hoặc chừng nào các quy tắc như vậy không gây ra sự chú ý của họ để họ buộc phải suy ngẫm về loại bất công bằng này, thì sự  trôi dạt sẽ tiếp tục.

Tương tự, chính phủ Anh đã để một hãng gọi là Atos Origin thầu việc khám y tế cho trợ cấp bất lực; hãng đã nhanh chóng tuyên bố rằng ba phần tư những người đòi là thích hợp với việc làm và như thế trợ cấp của họ bị giảm một phần ba. Trong khi hầu hết người đòi có lẽ đã bị đe dọa quá mức để tự mình chống đối, vài vùng đã có các nhóm đại diện cho người đòi; trong vòng mấy tháng đã có rất nhiều khiếu nại, 40 phần trăm số đó đã thành công. Các bác sĩ đã nói với BBC (British Broadcasting Corporation) họ đã làm các kiểm tra rẻ dưới áp lực và tuyên bố bệnh nhân là thích hợp.

Islington, một khu thu nhập thấp của London, có một Islington Law Centre (Trung tâm Luật) đã báo cáo tỷ lệ khiếu nại thành công 80 phần trăm (Cohen, 2010). Các cơ quan như vậy phải là một phần không tách rời của chính sách công, được tài trợ bởi chính quyền, Và những người đòi phải được đại diện bên trong các cơ quan, sao cho cơ hội lạm dụng những người dễ bị tổn thương được giảm đi. Rốt cuộc, đi khiếu nại là đầy rủi ro, tốn kém và tốn thời gian. Không phải mọi nơi giống Islington, với cộng đồng luật sư và nhà báo nhà hoạt động của nó.

Precariat phải đòi rằng các nguyên tắc dân chủ minh bạch phải được áp dụng ở mỗi giai đoạn phát triển và thực thi chính sách. Tính điều kiện và sự kiểm soát xã hội bị thương mại hóa phải bị đẩy lùi như là xa lạ với tự do, chủ nghĩa phổ quát và sự tôn trọng sự không theo lề thói. Nếu các việc làm là tuyệt vời đến vậy, thì chúng sẽ lôi cuốn người dân, chứ không phải dân bị lùa vào chúng. Và nếu các dịch vụ là quan trọng đến vậy, thì hãy để giáo dục và sự tiếp cận có giá phải chăng là các công cụ mà qua đó mọi người có thể nhận được chúng.

Quyền tự do hiệp hội: năng lực hành động  của precariat

Việc này dẫn quay lại bản chất của quyền tự do. Nó không phải là khả năng để làm cái chúng ta muốn, ngay cả chú ý đến sự báo trước rằng nó không được làm hại đến những người khác. Quyền tự do đến từ việc là một phần của một cộng đồng mà trong đó để hiểu rõ quyền tự do trong việc thực hiện nó. Nó được bộc lộ thông qua các hoạt động, không phải là cái gì đó được ban từ trên cao hoặc được đoán trong các bia đá. Precariat là tự do theo nghĩa tân-tự do, tự do để cạnh tranh với nhau, để tiêu thụ và để lao động. Nó không tự do bởi vì không có cấu trúc hiệp hội nào mà trong đó các nhà gia trưởng chủ nghĩa có thể bị khước từ hay nỗ lực cạnh tranh áp bức bị chặn đứng.

Precariat cần Tiếng nói tập thể. Phong trào 1-(tháng)5 Euro chỉ là một điềm báo trước, các hoạt động của những kẻ nổi loạn thô sơ đi trước sự nổi lên của hoạt động tập thể. Bây giờ là lúc cho các nhóm mà đại diện cho precariat trên một cơ sở tiếp tục để mặc cả với các chủ, với các trung gian như các nhà môi giới và nhất là với các cơ quan chính phủ.

Như một nhiệm vụ đầu tiên, việc lấy lại sự kiểm soát đối với sự riêng tư là một mệnh lệnh. Precariat sống trong các không gian công cộng nhưng dễ bị tổn thương với sự giám sát và sự hích gợi ý phi dân chủ. Nó phải đòi các quy định để cho các cá nhân quyền để xem và sửa thông tin mà bất cứ tổ chức nào giữ về họ, để yêu cầu các hãng thông báo cho các nhân viên, kể cả những người làm bên ngoài, nếu có bất cứ sự vi phạm an ninh nào xảy ra mà tác động đến họ, để  yêu cầu các tổ chức bị một bên thứ ba được chính thức công nhận kiểm toán an toàn-thông tin hàng năm, để đặt ngày tháng hết hạn lên thông tin và để hạn chế việc dùng data profiling (lập tiểu sử dữ liệu) trên cơ sở xác suất của cách cư xử. Các luật bảo vệ dữ liệu và quyền tự do-thông tin đã là một bước theo hướng đúng nhưng không đi đủ xa. Cần đến Tiếng nói Tích cực. Precariat phải huy động quanh một chương trình nghị sự để lấy lại và củng cố sự riêng tư và quyền để sửa thông tin sai.

Precariat sẽ dần trở nên tức giận hơn về sự hủy hoại sinh thái xảy ra quanh nó. Những người phủ nhận sự thay đổi khí hậu do con người gây ra đã huy động phe cực hữu và chủ nghĩa dân túy để miêu tả các nỗ lực chính phủ để hạn chế ô nhiễm như một âm mưu mở rộng quyền lực nhà nước. Precariat phải khôn ngoan với điều đó. Nhưng nó bị làm hoảng sợ bởi triển vọng ít việc làm hơn, mà đã được trình bày như nguồn của an toàn thu nhập, và sự tăng trưởng chậm hơn, mà được miêu tả như bằng cách nào đó đang nhỏ giọt xuống họ. Trong các nước giàu, precariat được bảo rằng nâng các chi phí sản xuất sẽ đẩy nhanh sự chuyển việc làm sang các quốc gia nghèo hơn. Trong các nước đang phát triển, nó được bảo rằng các biện pháp để làm giảm việc sử dụng năng lượng sẽ làm chậm việc tạo việc làm. Ở mọi nơi precariat được bảo rằng nó phải chấp nhận status quo (hiện trạng). Nó cần phải nhận ra rằng vấn đề là vị trí đứng đầu được trao cho các việc làm hơn là cho môi trường. Để đảo ngược điều đó, chúng ta cần ít phụ thuộc hơn vào sự tạo việc làm.

Tiếng nói Precariat trong lĩnh vực công việc và lao động là yếu. Về nguyên tắc, các công đoàn có thể được cải cách để đại diện cho các lợi ích precariat. Nhưng có nhiều lý do cho suy nghĩ điều này chắc là không có khả năng. Các công đoàn vận động hành lang và đấu tranh cho nhiều việc làm hơn và một phần lớn hơn của đầu ra; chúng muốn chiếc bánh kinh tế lớn hơn. Chúng nhất thiết mang tính đối kháng và kinh tế chủ nghĩa (economistic). Chúng làm các điệu bộ với những người thất nghiệp, với những người làm việc chăm sóc và với các vấn đề ‘xanh’. Nhưng bất cứ khi nào có một sự đụng độ giữa các lợi ích tài chính của các thành viên của chúng và các vấn đề xã hội hay sinh thái, chúng sẽ chọn cái trước. Những người tiến bộ phải ngừng kỳ vọng các công đoàn trở thành cái gì đó ngược với các chức năng của chúng.

Một loại mới của hội tập thể sẽ phải nhận sự thách thức của ‘mặc cả tập thể’ (Standing, 2009). Các hội như vậy sẽ cần xem xét toàn bộ dải của các hoạt động công việc và việc làm mà precariat phải làm và các khát vọng xã hội của nó. Chúng phải phát triển một năng lực mặc cả vis-à-vis (đối với) các chủ, các môi giới lao động, các đại lý tạm thời và một loạt các cơ quan nhà nước, nhất là các cơ quan có quan hệ với các dịch vụ xã hội và các hoạt động giám sát. Chúng cũng phải có khả năng đại diện cho precariat trong giao tiếp với các nhóm người lao động khác, bởi vì các lợi ích của nó là không cùng như các lợi ích của salariat hay các nhân viên cốt lõi, những người có thể có các công đoàn để nói cho họ. Và chúng  phải là các hiệp hội tạo thuận lợi cho tính lưu động xã hội, cung cấp các cộng đồng có cấu trúc mà trong đó tính lưu động có thể ngăn nắp hơn và khả thi hơn hiện tại.

Một vấn đề là sự trốn thoát khỏi bẫy tân-tự do, dựa trên yêu sách rằng bất kể nhóm tập thể nào của các nhà cung cấp dịch vụ đều làm méo mó thị trường và phải bị ngăn chặn vì các lý do chống trust. May thay, có các mô hình hứa hẹn đang nổi lên ở nhiều nước. Một là các hợp tác xã công nhân, được hiện đại hóa để cho phép sự tham gia linh hoạt hơn.

Một thông điệp Polanyian là các hiệp hội nổi lên để giúp ‘tái-nhúng’ nền kinh tế vào xã hội sau khủng hoảng toàn cầu hóa phải cho phép sự không theo lề thói, để chứa được precariat trong khi nâng cao chủ nghĩa quân bình. Các nguyên tắc của chủ nghĩa hợp tác xã có cái gì đó để đưa ra mời trong khía cạnh này. Thật hấp dẫn, trước khi được bầu làm Thủ tướng Vương Quốc Anh, David Cameron đã công bố một ý định cho phép các nhân viên khu vực công, trừ cảnh sát, các tòa án và các cục trại giam, để vận hành các tổ chức của họ như các hợp tác xã người làm việc, thương lượng các hợp đồng với cơ quan chính phủ liên quan. Việc này di chuyển theo hướng một hình thức hiện đại của chủ nghĩa xã hội phường hội và chuyển giao sự quản lý nghề nghiệp cho các hiệp hội nghề nghiệp. Các thách thức phải vượt qua gồm sự minh bạch, bỏ thầu-quá cao, trách nhiệm giải trình một khi các hợp đồng đã được thương lượng, và cai quản các quy tắc về phân phối thu nhập, các cơ hội lao động và cất nhắc nội bộ. Các vấn đề cũng sẽ nảy sinh trong quyền tài phán và các quan hệ với các ban ngành khác. Một thỏa thuận dịch vụ với sự thay đổi kỹ thuật tiết kiệm lao động sẽ thế nào?

Vào khi đưa ra ý tưởng trong tháng Hai 2010, Cameron đã dẫn các thí dụ như các call centre, các nhóm công việc xã hội, sức khỏe cộng đồng và săn sóc, các phòng bệnh học bệnh viện, và các dịch vụ phục hồi và giáo dục trong các nhà tù. Danh sách này gợi ý vài câu hỏi. Nhóm lớn đến thế nào để được gọi là một ‘hợp tác xã người làm việc’? Nếu tất cả các bệnh viện thuộc Cục Sức khỏe Quốc gia (Bộ Y tế) trong một vùng địa phương được chọn như một nhóm, các vấn đề sẽ nảy sinh trong xác định phần nào của thu nhập sẽ trao cho các nhóm với thu nhập và các kỹ năng kỹ thuật rất khác nhau. Phần sẽ được trả dựa trên cơ sở pro rata (theo tỷ lệ), phụ thuộc vào những thu nhập tương đối lúc bắt đầu? Hay quy tắc sẽ là các phần bằng nhau, bất chấp kỹ năng hay lượng thời gian được dùng để làm việc? Nếu đơn vị hợp tác xã nhỏ hơn, được hạn chế chỉ ở các bác sĩ, các y tá hay các phòng bệnh học, thì các quy tắc nội bộ có thể đơn giản hơn, nhưng bất cứ sự thay đổi nội bộ nào có thể có các hệ lụy cho các cá nhân trong nhóm. Vì lý do đó, các thay đổi hứa hẹn một dịch vụ tốt hơn hay ít tốn kém hơn rất có thể bị chống lại hay đơn giản không được xem xét.

Khó khăn với các dịch vụ xã hội được tích hợp là việc xác định giá trị bằng tiền của các phần cá biệt của nó. Các bác sĩ có đáng 70 phần trăm giá trị của dịch vụ y tế và các y tá 30 phần trăm còn lại? Hay nó phải là 60–40 hoặc 80–20? Ta có thể nói, các phần phải được xác định một cách dân chủ, bởi vì các cơ quan chính phủ sẽ mặc cả với các hợp tác xã. Nhưng chỉ sự tuyên bố điều đó phải gợi ý chúng ta để nghĩ về các lĩnh vực tiềm tàng của sự thương thuyết, kể cả các chi phí giao dịch. Sẽ có những căng thẳng có lý giữa các nhóm nghề nghiệp liên quan. Thử nghĩ những người trợ giúp chăm sóc sẽ phản ứng thế nào nếu sự phân bổ cho dịch vụ chăm sóc được chia 70–30 có lợi cho các y tá có đăng ký. Dù sao đi nữa, đề xuất là một bước tới sự mặc cả cộng tác. Nó thừa nhận rằng, trong một xã hội tertiary, chúng ta tồn tại không chỉ như các cá nhân mà như các thành viên sẵn sàng của các nhóm, với một ý thức về bản sắc. Nó quay trở lại các hội ái hữu và các ‘hội tương tế’ thế kỷ thứ mười chín, và các phường hội nghề.

Để hoạt động tốt sẽ phải có một nền mạnh của các quyền, nhằm tạo thuận lợi cho tính linh hoạt và trao sự an toàn thu nhập đủ để xui khiến nhân dân chịu trách nhiệm đối với những thay đổi trong tổ chức và tiểu sử cá nhân riêng của họ. Một mặt hạn chế được đánh giá chưa đủ của mô hình an toàn công ăn việc làm cũ đã là, bởi vì trợ cấp và thu nhập tăng với thời gian (thâm niên) trong phục vụ, trong hãng hay tổ chức, (nên) người dân đã bám vào việc làm khi việc họ chuyển đi là có lợi về mặt cá nhân và tổ chức. Lồng son cũng thường trở thành lồng sắt. Nguyên lý hợp tác xã là đáng ca ngợi nhưng nó không được trở thành một công cụ khác của sự bóp nghẹt tính di động nghề nghiệp.

Ngoài các hợp tác xã ra, một hình thức trung gian khác mà có thể phục vụ precariat là một hội của những người làm việc tạm thời. Có vài biến thể. Liên hiệp Những người làm việc Tự do (Freelancers’ Union), được thành lập cho ‘các permalancer’ (freelancer thường xuyên hay tạm thời) ở New York, cung cấp một dải rộng các dịch vụ cho các thành viên cá nhân. Một biến thể khác, mà dựa vào sự trợ giúp pháp lý, là hội các biên tập viên tự do ở Canada (Standing, 2009: 271–3). Một mô hình thứ ba đã có thể là cái gì đó giống SEWA (Hội Phụ nữ Tự làm Chủ của Ấn Độ). Các hình thức khác đang nổi lên và phải được chính trị tiến bộ ủng hộ. Chúng sẽ trao ý nghĩa mới cho quyền tự do liên hiệp.

Trên hết, các thị trường lao động linh hoạt và nhà nước áp bức có nghĩa là precariat cần Tiếng nói bên trong các cơ quan chính sách. Salariat biết làm thế nào để bảo vệ mình chống lại các nhà quan liêu và các thủ tục hành chính phức tạp. Nó có thể cất tiếng nói của mình. Nhưng precariat bị bất lợi. Trong khi nhiều người trong nó đúng là bấp bênh, những người khác có những bất lợi thêm. Thí dụ, ở Vương Quốc Anh, hai trong mỗi năm người hưởng trợ cấp bất lực được nói là mắc bệnh tâm thần. Thêm vào những người ít học và những người di cư với sự thành thạo ngôn ngữ hạn chế, và nhu cầu của họ đối với các nhóm vận động và áp lực bên trong các cấu trúc hoạch định chính sách có thể được đánh giá cao. Chúng cần có khả năng để tranh cãi các việc sa thải không công bằng, các trợ cấp không được trả hay trả không đủ, đối phó với nợ và giải quyết các vấn đề trong khi thương lượng cách của chúng xung quanh các thủ tục ngày càng phức tạp dường như được thiết kế để làm cho ngày càng khó để có đủ tư cách và nhận được trợ cấp.

Phục hồi sự bình đẳng

Trong thế kỷ thứ hai mươi, bất bình đẳng đã được xem xét về mặt lợi nhuận và tiền lương. Đối với các nhà dân chủ xã hội và những người khác, sự tái phân phối đã phải đạt được bằng sự kiểm soát các tư liệu sản xuất, thông qua quốc hữu hóa, và nhận được một phần lớn hơn của lợi nhuận qua việc đánh thuế, mà rồi được phân phối lại bằng trợ cấp nhà nước và các dịch vụ công.

Mô hình đó đã bị tiếng xấu và các nhà xã hội chủ nghĩa tuyệt vọng. Trong một sưu tập các tiểu luận về Hình dung lại Chủ nghĩa xã hội-Reimagining Socialism bởi các nhà xã hội chủ nghĩa Mỹ mà đã thấy các tư liệu sản xuất chuyển sang Trung Quốc, Barbara Ehrenreich và Bill Fletcher (2009) đã viết:

‘Chúng ta có một kế hoạch không, nhân dân? Chúng ta có thấy con đường ra khỏi đây và tới một tương lai công bằng, dân chủ, bền vững (hãy thêm các tính từ ưa thích của riêng bạn)? Hãy đặt nó lên bàn: Chúng ta không có’.

Họ phải hăng hái lên. Đặc điểm quân bình chủ nghĩa đã tiến lên. Gậy chỉ huy được nhặt lên bởi precariat, giai cấp đang lên trong một xã hội tertiary nơi các tư liệu sản xuất là âm u và phân tán, và thường được sở hữu dẫu sao chăng nữa bởi những người lao động. Mỗi Biến đổi đã được đánh dấu bằng một cuộc đấu tranh vì các tài sản chủ chốt của thời đại ấy. Trong các xã hội phong kiến, các nông dân và nông nô đã đấu tranh để giành sự kiểm soát đất đai và nước. Trong chủ nghĩa tư bản công nghiệp, cuộc đấu tranh đã là vì các tư liệu sản xuất, các nhà máy, ruộng đất và hầm mỏ. Các công nhân đã muốn lao động tử tế và một phần lợi nhuận đổi lại cho việc nhượng sự kiểm soát lao động cho các nhà quản lý. Nhưng trong xã hội tertiary ngày nay, cuộc chiến đấu tiến bộ sẽ xảy ra xung quanh sự tiếp cận không bình đẳng đến, và sự kiểm soát của, năm tài sản căn bản.

Chúng có thể được tóm tắt như sự an toàn kinh tế, thời gian, không gian chất lượng, tri thức và vốn tài chính. Cuộc chiến đấu tiến bộ sẽ là về cả năm tài sản đó. Chúng ta biết elite và salariat có hầu hết vốn tài chính và rằng họ đã kiếm được nhiều thu nhập khủng khiếp mà không có bằng chứng nào rằng họ là tinh khôn hơn hoặc làm việc siêng năng hơn cha ông họ. Sự giàu có của họ giễu cợt các lời khẳng định của chế độ nhân tài (meritocracy). Sự kiểm soát thu nhập từ vốn tài chính có nghĩa là họ có thể mua nhiều không gian chất lượng được tư nhân hóa, siết các common (công thổ) mà precariat và những người khác dựa vào, và họ có thể có sự kiểm soát về thời gian riêng của họ mà những người khác chỉ có thể mơ đến.

Không có thuốc tiên nào cho sự phân phối lại tất cả năm tài sản. Trong mỗi trường hợp sẽ cần đến các thay đổi thể chế, các quy định và sự mặc cả. Tuy vậy, một chính sách mà đã được thảo luận trong nhiều năm sẽ giúp trong mọi khía cạnh. Trước khi xem xét làm thế nào precariat có thể nhận được một phần lớn hơn của năm tài sản then chốt, chúng ta hãy xác định ý tưởng then chốt và cho nó lý do căn bản mang tính đạo đức.

Một thu nhập cơ bản

Đề xuất đã là một chủ đề rồi về các sự thể hiện precariat và có một lịch sử dài với nhiều người ưu tú ủng hộ. Nó đã được biết dưới nhiều tên: Tên phổ biến nhất là một ‘thu nhập cơ bản-basic income’ nhưng các tên khác gồm ‘citizen’s grant-trợ cấp của công dân’, ‘social dividend-cổ tức xã hội’, ‘solidarity grant-trợ cấp đoàn kết’ và ‘demogrant-trợ cấp dựa vào nhân khẩu học’. Trong khi chúng ta sẽ dùng tên  phổ biến nhất, một biến thể được đề xuất ở đây mà tính đến hai mục tiêu đáng mong muốn mà đã không là phần của sự tranh luận cho đến nay.

Lõi của đề xuất là, mọi cư dân hợp pháp của một nước hay cộng đồng, trẻ con cũng như người lớn, phải được cung cấp một số tiền khiêm tốn hàng tháng. Mỗi cá nhân sẽ có một thẻ tiền mặt cho quyền họ được rút một khoản tiền hàng tháng cho nhu cầu cơ bản, để tiêu như họ thấy thích hợp, với các khoản thêm cho các nhu cầu đặc biệt, như sự tàn tật. Trong hầu hết các nước giàu, nó sẽ là ít cấp tiến hơn như có thể có vẻ, vì nó có nghĩa là sự hợp nhất nhiều sơ đồ chuyển giao hiện tồn và thay thế các sơ đồ khác mà bị đánh đố bằng sự phức tạp và điều kiện tính độc đoán và tùy ý.

Một thu nhập cơ bản như vậy sẽ được trả cho mỗi cá nhân, không phải cho một nhóm lớn hơn có thể tranh cãi, như ‘gia đình’ hay ‘hộ gia đình’. Nó sẽ là phổ quát do được trả cho tất cả cư dân hợp pháp, với một giai đoạn chờ đợi cho những người di cư, vì các lý do thực dụng. Nó sẽ ở dạng tiền mặt, cho phép người nhận quyết định dùng nó như thế nào, không trong một dạng gia trưởng chủ nghĩa, như một phiếu lĩnh thực phẩm hay các khoản định trước khác. Nó phải thúc đẩy ‘lựa chọn tự do’, không phải là một công cụ của sự hích nhẹ gợi ý. Nó phải là không thể vi phạm, bởi vì nhà nước phải không có khả năng lấy nó đi trừ phi một người ngừng là một cư dân hợp pháp hay phạm một tội mà sự khước từ là một sự trừng phạt được quy định rõ cho tội đó. Và nó phải được trả như một số tiền khiêm tốn đều đặn, không như một số tiền trọn gói tương tự như ‘trái phiếu bé con-baby bond’ hay ‘trợ cấp cổ đông’ có ý định dưới Quỹ Tín thác Trẻ em của Vương Quốc Anh, mà gây ra ‘sự yếu ý chí’ và các vấn đề khác (Wright, 2006).

Trợ cấp sẽ là vô điều kiện về mặt cách cư xử. Có các luật, các tòa án và trình tự hợp pháp (due process) để giải quyết cách cư xử đáng ngờ. Chúng không được trộn lẫn với một chính sách để cung cấp sự an toàn cơ bản. Nếu chúng trộn lẫn, thì sẽ không có sự an toàn cũng chẳng có công lý được cung cấp. Về nguyên tắc, các khoản chuyển tiền mặt giải phóng; chúng trao sự an toàn kinh tế mà với nó để đưa ra các sự lựa chọn về làm thế nào để sống và phát triển các năng lực của mình. Nghèo là về không tự do (unfreedom) cũng như về không có đủ để ăn, không có đủ quần áo và một chỗ không thích đáng để sống. Việc áp đặt các điều kiện, dù về cách cư xử hay về mặt người nhận được phép mua những gì, là một hành động của sự không tự do. Một khi nó được chấp nhận, cái gì chặn các nhà hoạch định chính sách đi sang bước tiếp theo? Họ có thể dễ dàng nghĩ họ biết cái gì là tốt nhất cho ai đó mà là người nghèo thu nhập và ít được giáo dục. Những người theo chủ nghĩa điều kiện sẽ có khuynh hướng mở rộng các điều kiện và thắt chặt cách chúng hoạt động cho đến khi chúng trở thành ép buộc và trừng phạt. Một thu nhập cơ bản sẽ đi theo hướng khác.

Thu nhập cơ bản sẽ không giống thuế thu nhập âm, mà nó thường được so sánh với. Nó sẽ không tạo ra một bẫy nghèo, mà trong đó khi thu nhập tăng thì trợ cấp mất, hoạt động như một phản khuyến khích đối với lao động. Người đó sẽ giữ thu nhập cơ bản bất chấp việc kiếm được bao nhiêu từ lao động, hệt như nó sẽ được trả bất chấp tình trạng hôn nhân hay gia đình. Tất cả thu nhập kiếm được sẽ bị đánh thuế với thuế suất tiêu chuẩn. Nếu nhà nước muốn hạn chế số lượng trao cho những người giàu, nó có thể vồ lại thông qua thuế cao hơn trên thu nhập cao hơn.

Các lý do phản đối một thu nhập cơ bản đã được xem xét lại một cách bao quát, nhất là trong một mạng lưới quốc tế được hình thành trong 1986 để thúc đẩy tranh luận. Ban đầu nó được gọi là BIEN (Basic Income European Network), nó đã đổi tên tại Đại hội Barcelona của nó trong 2004 thành BIEN (Basic Income Earth Network) để phản ánh sự thực rằng một số gia tăng của các thành viên của nó đã từ các nước đang phát triển và các nước khác ngoài Châu Âu. Vào 2010, nó đã phát triển các mạng lưới quốc gia trong nhiều nước, gồm Brazil, Canada, Nhật Bản, Mexico, Nam Hàn và Hoa Kỳ cũng như ở Châu Âu.

Các luận điệu chính được đưa ra chống lại một thu nhập cơ bản vô điều kiện là, nó sẽ hạ thấp cung lao động, có thể gây lạm phát, không thể chi trả được, bị các chính trị gia dân túy lợi dụng và sẽ là một ‘của bố thí’, một phần thưởng cho sự lười biếng và loại thuế lên những người lao động. Tất cả các điều này đã được trả lời trong văn liệu BIEN và bởi các công trình học thuật khác. Tuy vậy,  trong suy nghĩ về các lợi thế của thu nhập cơ bản cho precariat về mặt các tài sản then chốt (và trả giá thế nào vì nó), chúng ta sẽ trả lời cho vài phê phán đó ở đây.

Về mặt triết học, một thu nhập cơ bản có thể được nghĩ như một ‘cổ tức xã hội’, một lợi tức trên đầu tư quá khứ. Những người tấn công nó như sự cho không cái gì đó (không lấy lại gì cả) thường hay là những người mà đã được cho không rất nhiều, thường sau khi đã được thừa kế của cải, nhỏ hay vô cùng lớn. Việc này dẫn đến điểm được Thomas Paine (2005) đưa ra trong cuốn sách mỏng Agrarian Justice (Công lý Nông nghiệp) năm 1795 của ông. Mọi người giàu trong mọi xã hội có được của cải lớn của họ chủ yếu nhờ các sự cố gắng của các tổ tiên của họ và các cố gắng của các tổ tiên của những người ít giàu có hơn. Nếu mọi người được cấp một thu nhập cơ bản để phát triển các năng lực của họ với nó, thì rốt cuộc là một cổ tức (phần lời được chia) từ các nỗ lực và vận may của những người mà đã đến trước. Precariat có quyền đối với một cổ tức như vậy như bất cứ ai khác.

Một bước đáng mong muốn tới một thu nhập cơ bản là sự tích hợp các hệ thống thuế và trợ cấp. Trong 2010, một sự tiến triển chuyển Vương Quốc Anh hướng tới một thu nhập cơ bản đã đến từ cái nhiều người đã nghĩ là một hướng không chắc đúng. Các kế hoạch của chính phủ Liên minh cho cải cách triệt để hệ thống thuế-trợ cấp đã nhận ra rằng hệ thống của năm mươi mốt trợ cấp mà các chính phủ trước đã dựng dần lên, nhiều trợ cấp với các tiêu chuẩn đủ tư cách khác nhau, đã gây đần độn và đầy rẫy rủi ro đạo đức gắn với bẫy nghèo và bẫy thất nghiệp. Trong sự hợp nhất trợ cấp nhà nước thành hai – một Tín dụng Làm việc Phổ quát và một Tín dụng Đời sống Phổ quát – nó đã có thể để thúc đẩy sự tích hợp thuế-trợ cấp và tạo thuận lợi cho việc hủy bỏ các trợ cấp được suôn sẻ và có trật tự hơn khi thu nhập kiếm được tăng lên. Sự tích hợp đã có thể tạo ra các hoàn cảnh cho một thu nhập cơ bản nổi lên. Đáng tiếc bộ trưởng công việc và hưu trí, một người Công giáo, đã được thuyết phục để buộc những người nhận trợ cấp đi lao động, mở ra công việc công ích và cho phép các đại lý thương mại có sự kiểm soát. Nhưng sự tích hợp sẽ là một bước hướng tới xây dựng lại một hệ thống an sinh xã hội với một cơ sở phổ quát.

Phân phối lại sự an toàn

Tài sản an ninh có nhiều yếu tố – xã hội, kinh tế, văn hóa, chính trị và vân vân. Chúng ta quan tâm ở đây đến chiều kinh tế. Sự bất an toàn (sự bấp bênh) kinh niên là xấu tự nó và xấu về mặt phương tiện, tác động đến sự phát triển các năng lực và nhân cách. Nếu điều này được chấp nhận, thì phải có một chiến lược để cung cấp sự an ninh cơ bản. Precariat đang kích động chính xác bởi vì nó chịu sự bất an toàn có hệ thống.

Người ta có thể có quá nhiều hoặc quá ít sự an toàn. Nếu có quá ít, sự phi lý thịnh hành; nếu có quá nhiều. một sự thiếu chăm sóc và trách nhiệm thịnh hành. Một sự nhấn mạnh đến sự an toàn có thể trở thành phản động, chống lại sự thay đổi và biện minh cho các sự kiểm soát thoái bộ. Tuy vậy, sự an toàn kinh tế cơ bản sẽ vẫn để lại sự bất an sinh tồn (chúng ta lo về người chúng ta yêu quý, sự an toàn và sức khỏe của mình, vân vân) và sự bất an phát triển (chúng ta muốn phát triển các năng lực của mình và sống một cuộc sống tiện nghi hơn, nhưng phải chấp nhận rủi ro để làm vậy). Và một cảm giác về sự ổn định là cần đến nhằm để là duy lý, khoan dung và có lòng trắc ẩn. Sự an toàn cơ bản phải được đảm bảo, không phải là cái gì đó có thể bị lấy đi theo sự tùy ý của ai đó mà không có lý do thích đáng và được chứng minh.

Các nhà vị lợi và các nhà tân-tự do bỏ qua nhu cầu đối với sự an toàn kinh tế phổ quát như một công cụ cho phép tiếp thu cách cư xử có nguyên tắc. Họ thường hay nhìn những người mà là những người thất bại của một xã hội thị trường như một tập thể ‘khác’. Ý nghĩ về việc nhắm vào một nhóm người được gọi là ‘những người nghèo’ là đi thương hại và lên án theo mức độ đại thể ngang nhau. ‘Họ’ đáng, không xứng đáng hoặc phạm tội, để được giúp đỡ một cách nhân từ, được định hình lại hoặc bị trừng phạt, theo cách chúng ta những người tốt phán xét họ. Để nói về ‘những người nghèo’ là nói về lòng thương hại, mà là hơi giống sự coi khinh, như David Hume đã dạy chúng ta. ‘Họ’ không giống ‘chúng ta’. Lời vặn lại của Precariat là, họ là chúng ta hoặc có thể là vào bất cứ lúc nào.

Ý nghĩ về sự an toàn cơ bản phổ quát là để thay đổi não trạng từ sự thương hại sang sự đoàn kết xã hội và lòng trắc ẩn. Bảo hiểm xã hội đã là về tạo ra sự an toàn trong một xã hội công nghiệp. Nó không thể hoạt động bây giờ và đã không hoạt động tốt khi đó. Nhưng nguyên lý về sự an toàn đoàn kết chủ nghĩa đã đáng ca ngợi. Nó đã bị mất trong trạng thái quá dư thừa của các sơ đồ có mục tiêu tìm cách để loại bỏ ‘những người không xứng đáng’. Có quan trọng không nếu 0,5 phần trăm người dân là lười biếng? Các chính sách phải được thiết kế với 0,5 phần trăm đó trong đầu hay để trao sự an toàn và tự do cho 99,5 phần trăm, sao cho xã hội có một đời sống thư giãn hơn, ít lo âu hơn? Nhiều chính sách kiểm soát mà các chính trị gia, các cố vấn của họ và các quan chức nghĩ ra có thể hấp dẫn đối với các đầu óc có định kiến và nhận được phiếu bàu, nhưng chúng tốn kém và phần lớn phản tác dụng. Nó khiến người đóng thuế tốn nhiều hơn nhiều để buộc một ít người không hiệu quả vào các việc làm không hiệu quả hơn là cứ để họ trôi nổi, nếu đó thực sự là cái họ muốn. Sẽ tốt hơn để đưa ra lời khuyên vô tư, như một dịch vụ, chứ không như một chế tài được hóa trang lơ thơ.

Tuyệt đại đa số sẽ không thỏa mãn để sống nhờ chỉ một thu nhập cơ bản. Họ muốn làm việc và được kích thích bởi khả năng cải thiện cuộc sống vật chất và xã hội của họ. Đi săn đuổi một thiểu số bé tẹo vì ‘sự lười biếng’ của họ là một dấu hiệu của sự yếu kém của chúng ta, không phải công trạng của chúng ta. Trong khía cạnh đó, một thử nghiệm nhỏ được tiến hành ở các đường hẻm của London trong 2010 đã có các bài học ấm lòng. Một số người lang thang vô gia cư đã được hỏi từng người họ muốn nhất cái gì; các giấc mơ của họ đã khiêm tốn, như hợp với tình trạng của họ. Tiền để thực hiện các mơ ước đó được cấp mà không có điều kiện; vài tuần sau, hầu như tất cả họ đã không còn là một người vô gia cư và một gánh nặng cho các nhà chức trách địa phương nữa. Tiền tiết kiệm cho những người đóng thuế do việc trao số tiền đó mang lại đã bằng năm mươi lần chi phí để trao nó.

An toàn cơ bản, thứ nhất, là có sự không chắc chắn vừa phải, không cực đoan; thứ hai, biết rằng nếu cái gì đó hỏng thì sẽ có những cách có thể chi trả được và có thể chấp nhận được về mặt cư xử để đối phó; và thứ ba, có các cách có thể chi trả được và có thể chịu được về mặt cư xử để bình phục từ một cú sốc hay hiểm họa.

Trong một xã hội thị trường với các sơ đồ phúc lợi có điều kiện, các lựa chọn tư nhân đắt đỏ và ít tính lưu động xã hội, các điều kiện đó không tồn tại và phải được tạo ra. Điểm xuất phát cho precariat là việc đối phó với sự không chắc chắn, vì họ đối mặt với sự ‘không biết các thứ không biết’ không thể bảo hiểm được.

Sự cần an ninh ex ante (từ trước) nhiều tầng (ngược với an ninh ex post-từ sau được bảo hiểm xã hội đề nghị, mà đối phó với các rủi ro ngẫu nhiên cụ thể) như thế là một lý do cho sự mong muốn xã hội tốt đẹp tương lai để bao gồm một thu nhập cơ bản vô điều kiện. Các chính trị gia giàu có đó đủ may để sống nhờ phúc lợi tư nhân suốt đời họ phải được bảo rằng việc có ‘phúc lợi suốt đời’ là cái mọi người đều xứng đáng, không chỉ họ. Tất cả chúng ta đều ‘phụ thuộc’ vào những người khác, hoặc để là chính xác ‘phụ thuộc lẫn nhau’. Nó là phần của thân phận con người bình thường, không phải sự nghiện ngập hay bệnh tật nào đó. Và việc cung cấp sự an ninh cơ bản cho đồng bào phải không được biến thành có điều kiện về cách cư xử được xác định về mặt đạo đức nào đó. Nếu các cư xử nào đó là không thể chấp nhận được, nó phải được biến thành vấn đề của luật, phải chịu thủ tục hợp pháp. Gắn an sinh xã hội với tính điều kiện là phớt lờ luật, mà được cho là như nhau cho tất cả mọi người.

Anh ninh cơ bản là một nhu cầu con người hầu như phổ quát và là một mục tiêu xứng đáng cho chính sách nhà nước. Thử làm cho nhân dân ‘hạnh phúc’ là một mưu mẹo thao túng, còn việc cung cấp một nền tảng an ninh sẽ tạo ra điều kiện cần thiết cho người dân để có khả năng theo đuổi quan niệm riêng của họ về hạnh phúc. An ninh kinh tế cơ bản cũng là có lợi về mặt công cụ. Sự bất an tạo ra căng thẳng, mà làm giảm khả năng để tập trung và học, đặc biệt tác động đến các phần của não mà liên đới nhất với trí nhớ công tác (Evans and Schamberg, 2009). Như thế, để thúc đẩy cơ hội bình đẳng, chúng ta phải nhắm tới để giảm các khác biệt về bất an toàn. Cơ bản hơn, các nhà tâm lý học đã cho thấy rằng những người an toàn cơ bản có khả năng nhiều hơn để là khoan dung và vị tha. Chính sự bấp bênh xã hội-kinh tế đang thổi bùng chủ nghĩa phát xít mới ở các nước giàu khi chúng đương đầu với sự điều chỉnh xuống bị trì hoãn của tiêu chuẩn sống do toàn cầu hóa gây ra.

Việc này dẫn đến sự sửa đổi khả dĩ thứ nhất của đề xuất thu nhập cơ bản (xem cả Standing, 2011). Chúng ta biết rằng nền kinh tế được toàn cầu hóa tạo ra nhiều sự bấp bênh kinh tế hơn và dễ bị hay thay đổi, và rằng precariat trải nghiệm những thăng giáng không thể bảo hiểm được về sự bấp bênh kinh tế. Việc này tạo ra một nhu cầu cho sự ổn định thu nhập và cho các nhân tố ổn định kinh tế tự động. Vai trò sau đã thường được đóng bởi bảo hiểm thất nghiệp và các trợ cấp bảo hiểm xã hội khác, nhưng các thứ này đã teo lại. Nếu một thu nhập cơ bản được xem như một ‘trợ cấp ổn định kinh tế’, nó sẽ là một cách quân bình chủ nghĩa để giảm tính dễ thay đổi (volatility) kinh tế. Nó sẽ hiệu quả hơn và công bằng hơn chính sách tiền tệ và tài khóa quy ước cũng như tất cả các trợ cấp tồi đó mà nuôi dưỡng sự phi hiệu quả và một loạt hiệu ứng trọng tải bì và sự thay thế.

Giá trị của thẻ thu nhập cơ bản có thể thay đổi nghịch-chu kỳ. Khi các cơ hội cho thu nhập là cao, giá trị của nó có thể thấp hơn, và khi các điều kiện suy thoái lan rộng nó có thể được nâng lên. Để tránh sự lạm dụng chính trị, mức của thu nhập cơ bản có thể được định bởi một cơ quan độc lập, bao gồm các đại diện của precariat cũng như của các nhóm lợi ích khác. Việc này sẽ tương đương với các cơ quan tiền tệ hầu như-độc lập được thành lập trong các năm gần đây. Sự ủy thác của nó sẽ để điều chỉnh giá trị lõi của trợ cấp thu nhập cơ bản theo sự tăng trưởng kinh tế và giá trị bổ sung của nó theo điều kiện chu kỳ của nền kinh tế. Điểm cốt yếu là để tái phân phối sự an ninh cơ bản từ những người với ‘quá nhiều’ sang những người với quá ít hay chẳng có sự an toàn nào cả.

Tái phân phối vốn tài chính

Có nhiều cách trả thu nhập cơ bản hay trợ cấp ổn định hóa. Điểm ngữ cảnh là các sự bất bình đẳng là lớn hơn trong một thời gian dài, ở nhiều nước lớn hơn bất cứ lúc nào. Không có bằng chứng nào rằng sự bất bình đẳng như vậy là cần thiết. Nhưng nhiều hơn là do lợi tức cao của vốn tài chính. Precariat phải nhận được một phần.

Các chính phủ nước giàu có đã bỏ lỡ cơ hội để giảm bất bình đẳng tiếp sau cú sốc đối với hệ thống ngân hàng. Khi chúng cứu các ngân hàng với tiền của các công dân, chúng đã có thể tính đến một phần lợi ích vĩnh cửu của vốn góp của các công dân, đòi hỏi một đại diện lợi ích công trong hội đồng quản trị của tất cả các ngân hàng, hoặc tất cả các nhân hàng nhận sự trợ giúp công. Khi các ngân hàng bắt đầu lại có lời, một số sẽ phải chảy quay lại công chúng mà thực tế đã đầu tư vào các ngân hàng. Là không quá muộn để làm cái gì đó giống việc này.

Hai cải cách sẽ giúp ích. Thứ nhất, các trợ cấp cho vốn và cho lao động phải được hủy bỏ dần. Chúng không làm lợi cho precariat và là bất quân bình. Giả như nửa số tiền dùng để cứu các ngân hàng đã được phân bổ cho các trợ cấp ổn định hóa kinh tế, một khoản trợ cấp tử tế đã có thể được cung cấp cho mỗi công dân trong hàng năm (Standing, 2011). Các trợ cấp khác gây méo mó và góp phần cho sự phi hiệu quả.

Thứ hai, phải tìm thấy các cách để tái phân phối một phần tiền lời cao của vốn tài chính, tiền lời mà không có quan hệ nào với lao động của những người bây giờ đang có lợi từ vị trí chiến lược của nó trong nền kinh tế toàn cầu. Vì sao những người với các kỹ năng cá biệt – luôn luôn chấp nhận chúng là các kỹ năng  – sống một cuộc sống kinh tế khá hơn vô cùng so với những người khác có các kỹ năng khác?

Các nước giàu phải chấp nhận là các nền kinh tế rentier (thu tô). Chẳng có gì sai với việc đầu tư vốn vào các nền kinh tế thị trường mới nổi và với việc nhận cổ tức công bằng từ đầu tư. Mặt này của toàn cầu hóa phải gây ra một tình thế win-win (các bên đều thắng) nhưng chỉ nếu một số cổ tức được phân phối lại cho các công dân và các denizen của nước đầu tư.

Các quỹ đầu tư quốc gia (Sovereign wealth fund), mà tồn tại rồi trong bốn mươi nước, là một cách hứa hẹn để làm việc đó. Nếu thu nhập phát sinh của các quỹ như vậy có thể được chia, precariat sẽ có được một công cụ để kiểm soát cuộc sống của họ. Là hoàn hợp lý cho các nhà kinh tế để cho rằng các việc làm sẽ đến trong các khu vực không tham gia thương mại (non-tradable). Những gì chúng ta đang học là, hầu hết các hoạt động là có thể tham gia thương mại (tradable). Kỳ vọng các việc làm là công cụ mà với nó bất bình đẳng được giảm là huýt sáo trong gió. Các việc làm sẽ không biến mất. Để nghĩ khác đi là đi chấp nhận ‘ngụy biện lao động cố định-lump of labour fallacy’. Nhưng nhiều nếu không phải hầu hết sẽ là việc làm lương thấp và bấp bênh.

Các quỹ quốc gia có thể được sử dụng để tích lũy tiền lời để giúp trả thu nhập cơ bản. Có các tiền lệ. Quỹ Thường xuyên Alaska (Permanent Fund), được lập năm 1976, đã được dựng lên để phân phối một phần lợi nhuận từ sản xuất dầu cho mỗi cư dân hợp pháp của bang Alaska. Nó tiếp tục làm thế. Nó không phải là mô hình hoàn hảo, vì sự cai quản của nó có thể dẫn đến sự bỏ mặc tương đối precariat hay những người Alaska ngày mai so với những người hôm nay. Nhưng, giống Quỹ Na Uy, nó cung cấp các hạt nhân của một cơ chế quỹ vốn mà có thể được dùng để tài trợ một thu nhập cơ bản khiêm tốn, dẫu nó có thể được gọi là gì đi nữa.

Precariat sẽ cũng được lợi từ cái gọi là ‘các thuế Tobin’, được thu trên các giao dịch đầu cơ vốn. Có các lập luận cho sự tin rằng việc giảm các luồng vốn ngắn hạn sẽ là có lợi trong mọi trường hợp. Và rồi có các loại thuế sinh thái, được thiết kế để bù cho các ngoại sinh gây ra bởi sự ô nhiễm và để làm chậm hay đảo ngược sự làm cạn kiệt nhanh chóng tài nguyên. Nói tóm lại, không có lý do nào để nghĩ một thu nhập cơ bản phổ quát là không có khả năng chi trả.

Về mặt quốc tế, sự hợp pháp hóa gần đây của chuyển giao tiền mặt như một công cụ viện trợ phát triển là hứa hẹn. Chúng được chấp nhận lần đầu tiên như các sơ đồ ngắn hạn cho các tình huống sau cú sốc, như sau các vụ động đất và lụt. Muộn hơn, như được nhắc tới sớm hơn, các sơ đồ chuyển giao tiền mặt có điều kiện đã trải ra Mỹ Latin. Các nhà tài trợ và các cơ quan viện trợ đã đổi ý kiến về chúng. Các chuyển giao tiền mặt, lột bỏ tính điều kiện giả của chúng đi, phải trở thành hình thức chính của viện trợ, để đảm bảo viện trợ nâng cao các mức sống và không phải được dùng cho các mục đích thoái bộ hay thối nát.

Chúng ta nên nghĩ lại lần nữa về sự tái phân phối toàn cầu về thu nhập. Một cuốn sách của luật gia Ayelet Schachar (2009), The Birthright Lottery (Xổ số Quyền con Trưởng), đã lập luận cho một loại thuế công dân ở các nước giàu để phân phối lại cho nhân dân ở các nước nghèo, coi các lợi ích vật chất của tư cách công dân như một tài sản, một của thừa kế. Việc này na ná như lập luận của Paine. Có thể là quá không tưởng cho sự thực hiện ngay. Nhưng nó dựa trên sự thấu hiểu rằng tư cách công dân không phải là một quyền tự nhiên, vì các đường biên giới là tùy tiện. Nó gợi lên một liên kết giữa các thuế được đánh dấu và sự tái phân phối qua các chuyển giao cơ bản cho những người ‘đủ không may’ để được sinh ra trong các phần thu nhập thấp của thế giới. Lý do duy nhất cho ý nghĩ nó không tưởng hôm nay là, trong một xã hội thị trường đang toàn cầu hóa tất cả chúng ta đều được kỳ vọng là ích kỷ, không phải các công dân toàn cầu.

Như thế, sẽ không có nỗi day dứt nào trong nói rằng có những cách tài trợ tiến theo hướng một thu nhập cơ bản trong các nước cả giàu lẫn đang phát triển. Thách thức là mang tính chính trị; chỉ nếu precariat có thể sử dụng đủ áp lực lên quá trình chính trị thì cái là có thể mới trở thành thực tế. May thay, khi nó sử dụng áp lực đó, bằng chứng đang tích tụ về các tác động có lợi của các khoản chuyển giao tiền mặt cơ bản ở các nước mà chỉ vài năm trước đã được coi như các địa điểm nơi một thu nhập cơ bản là không thể thực hiện được.

Giành được sự kiểm soát thời gian

Một thu nhập cơ bản sẽ cũng cho người dân nhiều sự kiểm soát hơn đối với thời gian của họ. Và nó sẽ là một câu trả lời cho các nhà gia trưởng tự do chủ nghĩa. Họ tin rằng người dân không thể đưa ra các quyết định duy lý bởi vì người dân đối mặt với quá nhiều thông tin. Trong trường hợp đó họ sẽ củng hộ các chính sách mà sẽ cung cấp cho người dân nhiều thời gian gian hơn để đưa ra các quyết định duy lý. Người dân cũng cần thời gian để làm công-việc-cho-lao-động và các hình thức khác của công việc mà không là lao động. Chúng ta hãy chậm lại. Chúng ta cần một Phong trào Thời gian Chậm, như Phong trào Thực phẩm Chậm; cả hai là phần không thể tách rời của chủ nghĩa địa phương.

Có vài đòn bẩy để cho phép người dân chậm lại. Thay vào đó, chính sách tài khóa và xã hội ‘tưởng thưởng’ lao động và trừng phạt những người chọn ít lao động hơn. Những người muốn lao động ít hơn bị trừng phạt gấp đôi, không chỉ trong nhận được thu nhập thấp hơn mà cả trong việc mất quyền hưởng đối với cái gọi là ‘các quyền xã hội’, như hưu trí.

Một thu nhập cơ bản, được gỡ bỏ liên kết với lao động, sẽ là sự giải-hàng hóa hóa bởi vì nó sẽ cho người dân một năng lực lớn hơn để sống bên ngoài thị trường và dưới áp lực ít hơn với lao động. Nhưng nó có thể làm tăng lượng lao động bằng cho phép người dân chuyển vào và ra khỏi thị trường lao động dễ hơn. Nói cách khác, nó có thể đem lại nhiều lao động hơn nhưng sẽ làm thế trong các điều kiện an toàn lớn hơn và độc lập với các áp lực thị trường. Một thu nhập cơ bản sẽ cũng cho phép các công dân chấp nhận tiền lương thấp hơn để mặc cả mạnh mẽ hơn. Nếu họ đánh giá rằng một lượng nào đó đã là tất cả cái một chủ tiềm năng có thể có đủ sức (trả), họ có thể nhận việc làm chừng nào họ đã có đủ để sống.

Sự cần thiết để giành được sự kiểm soát thời gian là quan trọng đến vậy. Chúng ta cần nó để đưa ra các quyết định về quản lý rủi ro. Một số nhà gia trưởng tự do chủ nghĩa cho rằng giáo dục thất bại để cải thiện khả năng của người dân để đưa ra các quyết định tốt, biện minh cho sự hích gợi ý của họ và sử dụng các cây gậy mà trông giống các củ cà rốt. Tuy vậy, một điều tra ở Vương Quốc Anh đã thấy rằng các nhà đầu tư đã nhận diện sự thiếu thời gian như rào cản chủ yếu cho việc quản lý rủi ro (Grene, 2009). Các rủi ro có thể dược giải thích sao cho người dân có thể đưa ra các lựa chọn duy lý. Các bác sĩ có thể thông báo rủi ro cho bệnh nhân như một phần của sự cung cấp ‘lựa chọn có hiểu biết’. Các phát hiện thống kê có thể làm cho người dân chú ý. Các nhà chuyên nghiệp dịch vụ tài chính có thể bị buộc chấp nhận một định nghĩa rộng hơn về rủi ro và để gắn bó với các khách hàng nhằm cho phép họ đưa ra các quyết định duy lý hơn, qua một ‘sự thông báo rủi ro và công cụ nhận biết’. Điểm quan trọng là, người dân cần thời gian để cân nhắc các rủi ro, chừng nào các chính sách đảm bảo thông tin thích hợp là sẵn có.

Việc này gợi lại một trong các bẫy precarity xấu nhất. Precariat đối diện với một sự siết thời gian từ tiền công giảm sút của lao động và từ áp lực để làm nhiều công-việc-cho-lao-động và công-việc-cho-tái-sản-xuất hơn, một phần vì họ không đủ sức cho các việc thay thế. Sự lo âu và sự bấp bênh, đến mức ‘bị dùng’, họ phải làm một lượng quá mức của công-việc-cho-lao-động và không có khả năng tiêu hóa và sử dụng thông tin đến với họ. Một thu nhập cơ bản sẽ cho họ sự kiểm soát lớn hơn thời gian của họ và như thế giúp họ đưa ra các quyết định hợp lý hơn.

Giành lại các common

Cuối cùng, có sự phân phối sai không gian chung có chất lượng. Việc này có hai chiều liên quan. Những người am hiểu nhất nhận ra mối đe dọa sinh thái đáng sợ do sự nóng lên toàn cầu, sự ô nhiễm và sự biến mất của các loài gây ra. Thế mà phần lớn elite và các phần trên của salariat không thực sự quan tâm. Sự giàu có và các mối quan hệ của họ có thể đảm bảo họ không bị đụng đến. Họ có thể lui về các hòn đảo của họ giữa biển xanh trong và các nhà nghỉ dưỡng trên núi của họ. Họ muốn tỷ lệ tăng trưởng kinh tế cao để làm tăng thu nhập và của cải của họ, chẳng lưu tâm đến sự hủy hoại sinh thái do sự cạn kiệt tài nguyên gây ra. Chính precariat là giai cấp xanh một cách tự nhiên đang lấy lý lẽ để bảo vệ một xã hội quân bình hơn mà trong đó sự chia sẻ và các hoạt động tái sản xuất, bảo tồn tài nguyên được ưu tiên. Tăng trưởng nhanh chỉ cần nhằm duy trì các bất bình đẳng lố bịch mà toàn cầu hóa đã tạo ra. Hệt như chúng ta cần chậm lại nhằm giảm sự căng thẳng của lao động và tiêu thụ điên cuồng, chúng ta cũng cần làm vậy để tái tạo thiên nhiên.

Precariat cũng phải đấu tranh cho các common có thể sống và phát triển được; nó cần một không gian công cộng phong phú. Có lẽ các hành động tiết lộ nhất của cựu Thủ tướng Vương Quốc Anh Margaret Thatcher – kiến trúc sư đó của chủ nghĩa tân-tự do được sùng kính đến vậy bởi những người kế vị Tony Blair và David Cameron – đã là việc bán hàng loạt nhà ở hội đồng (do hội đồng thành phố xây và vận hành) và các sân chơi và các phương tiện khác gấn với các trường công. Việc đó dã cắt mất không gian công cộng cho các công dân thu nhập thấp và các denizen.

Ba thập niên sau chính sách đã lên đỉnh trong các biện pháp khắc khổ của 2010. Hàng trăm thư viện công bị đóng cửa, hệt như chúng đã bị khắp Hoa Kỳ. Đấy là các nơi công cộng quý giá cho precariat. Tài trợ thể thao cho các trường công bị nhắm với các sự cắt giảm khổng lồ, với các câu lạc bộ sau-giờ học đối mặt sự tàn phá. Các phương tiện công khác bị cắt hay sẽ bị định giá cắt cổ. Và sự phân vùng (zoning) đô thị cư trú sẽ trở nên hệ thống hơn. Việc bán nhà ở hội đồng đã tạo ra sự thiếu hụt chỗ thuê trọ có giá phải chăng cho những người thu nhập thấp trong các thị xã và thành phố. Tiền thuê nhà tư đã tăng lên, làm tăng tổng số tiền chi trả về trợ cấp nhà ở cho những người có thu nhập thấp. Khi chính phủ tìm kiếm các khoản tiết kiệm tài khóa, trợ cấp nhà ở đã là một mục tiêu dễ. Nó có kế hoạch để hạn chế các mức trợ cấp xuống 30 phần trăm của các nhà rẻ nhất trong một vùng và định mức cao nhất mà một gia đình có thể nhận được. Các cải cách nhất thiết đẩy những người có thu nhập thấp khỏi các vùng có chi phí cao, có tiêu chuẩn sống cao, trong cái mà Thị trưởng London, một đảng viên Bảo thủ, đã gọi là ‘thanh lọc xã hội’ và Tổng giám mục xứ Canterbury đã gọi là ‘phân vùng xã hội’.

Thật tai ác, nước đi này sẽ làm cho thị trường lao động hỗn loạn hơn. Khi những người có thu nhập thấp và tương đối ít học tập trung trong các vùng thu nhập thấp, các cơ hội việc làm sẽ tập trung trong các vùng thu nhập cao hơn. Các túi nghèo và thất nghiệp sẽ trở thành các vùng hay thậm chí các ghetto, hệt như các banlieue (ngoại ô) của Paris là các trung tâm của sự tước đoạt, bất an, thất nghiệp và tàn dư tội phạm, và hệt như các thành phố Nam Phi, bị phân vùng dưới apartheid, vẫn bị phân mảnh thành các vùng có cổng được canh gác kỹ và sự tức giận sục sôi của các khu da đen.

Cũng có nhu cầu cho các không gian công cộng an toàn hơn mà trong đó precariat có thể tụ hợp và phát triển tình bạn công dân công cộng. Lĩnh vực công cần được làm sống lại. Nhà xã hội học và triết học Jürgen Habermas, than vãn sự phân mảnh của lĩnh vực công, đã nhớ lại thế kỷ thứ mời tám của các quán cà phê của London, các salon của Paris và ‘các cuộc mạn đàm quanh bàn’ của Đức. Quan điểm của ông, tràn đầy nỗi luyến tiếc, là lĩnh vực công đã bị giết bởi nhà nước phúc lợi, truyền thông đại chúng, các quan hệ công chúng và sự xói mòn của hoạt động chính trị nghị trường bởi các đảng chính trị. Ngầm định là một lòng tin rằng giá mà chúng ta có các denizen am hiểu ở các quán cà phê, thì dân chủ sẽ hồi sinh.

Có cái gì đó trong điều này, bởi vì trong khi precariat là một giai cấp nổi lên ở các quán cà phê hiện đại, các quán rượu, các quán cà phê internet và các mạng xã hội, có một sự thiếu hụt thảo luận. Habermas đã miêu tả internet như tạo ra một làn sóng vô chính phủ của các mạch truyền thông bị phân mảnh mà đã không thể tạo ra một khu vực công. Khá thẳng thắn. Nhưng ông quá bi quan. Precariat có thể được chào mời một khu vực công bị phân mảnh, nhưng nó có thể đấu tranh cho một khu vực công nơi dân chủ thảo luận có thể được hồi sinh. Và một thu nhập cơ bản có thể giúp ngay cả ở đây nữa.

Trợ cấp thời gian rỗi

Một khía cạnh đáng lo ngại của xã hội giữ chắc việc làm là sự mất sự tôn trọng đối với thời gian rỗi theo nghĩa Hy Lạp của schole. Sự mất tôn trọng đó đi cùng chủ nghĩa tư nhân (privatism) công dân và chủ nghĩa cá nhân dựa trên chủ nghĩa duy vật thô thiển. Vì sức khỏe của xã hội và của chính chúng ta, chúng ta cần các cơ chế để đảo ngược xu hướng.

Nền dân chủ mỏng, sự hàng hóa hóa của chính trị, và sức mạnh của các quan hệ công chúng và tiền bạc elite có nguy cơ củng cố một sự chuyên chế của đa số và một sự bôi nhọ bệnh hoạn về sự không theo lề thói. Như một phong trào-đối lập, precariat cần các cơ chế để tạo ra nền dân chủ thảo luận (deliberative). Việc này thúc đẩy các giá trị của chủ nghĩa phổ quát và chủ nghĩa vị tha, vì nó cổ vũ người dân nghĩ phù hợp với ‘bức màn vô minh-veil of ignorance’ và rời khỏi lập trường đã bị ảnh hưởng bởi vị trí của họ dọc theo phổ xã hội và kinh tế. Tuy vậy, dân chủ thảo luận đòi hỏi sự tham gia tích cực, mà không thể được làm bởi những người quẫn trí được nhồi một đồ ăn toàn mẩu âm thanh và lời nói vô vị. Nó đòi hỏi sự tranh luận, giao tiếp bằng mắt, ngôn ngữ cơ thể, sự lắng nghe và suy ngẫm.

Tại Athens cổ, một công cụ bằng đá được gọi là một kleroterion được dùng để chọn ngẫu nhiên 500 người để hoạch định chính sách, từ 50.000 công dân. Nó đã không dân chủ, bởi vì phụ nữ và các nô lệ đã bị loại trừ. Nhưng nó giống dân chủ thảo luận. Nghiên cứu của James Fishkin, Bruce Ackerman và những người khác cho biết rằng các cuộc thảo luận công khai thường thoát khỏi các quan điểm dân túy. Một thí nghiệm ở Michigan bị ảnh hưởng nặng của suy thoái đã dẫn đến một sự tăng ủng hộ cho các thuế cao hơn, trong trường hợp thuế thu nhập từ 27 lên 45 phần trăm. Trong các thí nghiệm như vậy, những thay đổi lớn nhất về ý kiến đến từ những người kiếm được thêm nhiều tri thức nhất. Nó không có nghĩa các sự thay đổi luôn luôn là đáng mong muốn. Nhưng nó có cho thấy rằng sự thảo luận tạo ra một sự khác biệt. Các thí nghiệm tâm lý học sớm hơn đã thấy rằng những người với sự an toàn kinh tế cơ bản là vị tha, khoan dung và quân bình hơn những người bấp bênh về kinh tế, và rằng sự thảo luận nhóm quanh các đề xuất liên quan đã dẫn thậm chí đến sự ủng hộ nhiều hơn cho việc cung cấp cho người dân một mức được đảm bảo của sự an toàn (Frohlich and Oppenheimer, 1992).

Một số người chủ trương dùng internet để tiến hành dân chủ thảo luận, thông qua các cuộc thăm dò ý kiến. Nó đã được dùng ở Hy Lạp và Trung Quốc cho vài dự án, như để xác định một quỹ hạ tầng cơ sở phải được phân bổ ra sao ở Trạch Quốc (Zeguo), Trung Quốc. Nó được xem như một van an toàn cho các áp lực xã hội. Tuy vậy, trong khi việc sử dụng internet là hấp dẫn, nó không thể thay thế sự tập trung thu hút tâm trí trong sự đích thân tham gia công khai.

Như thế là đáng xem xét một biến thể quá độ của trợ cấp thu nhập cơ bản, mà có thể giúp precariat lánh xa chủ nghĩa dân túy. Đấy là việc yêu cầu mọi người có quyền hưởng trợ cấp thu nhập cơ bản, khi họ đăng ký sự đủ tư cách, có một cam kết đạo đức để bỏ phiếu trong các cuộc bầu cử quốc gia và địa phương, và để tham gia ít nhất một cuộc họp địa phương trong một năm để thảo luận các vấn đề thời sự chính trị. Một cam kết như vậy sẽ không là ràng buộc pháp lý, với các chế tài; nó chỉ là một sự nhận ra trách nhiệm công dân, như hợp với đặc điểm của chủ nghĩa quân bình giải phóng.

Ngay cả không có sự cam kết đạo đức, một thu nhập cơ bản sẽ là một công cụ cho việc cổ vũ dân chủ thảo luận. Nền dân chủ mỏng có khả năng bị chiếm bởi các elite hay các chương trình nghị sự dân túy. Nếu các nền dân chủ là ít tham nhũng hơn các chế độ phi dân chủ, như Minh bạch Quốc tế (Transparency International) ước lượng, thì các biện pháp ủng hộ-tham gia sẽ củng cố dân chủ. Và, giả định một mối quan hệ tuyến tính giữa dân chủ và tham nhũng, việc này sẽ làm giảm tham nhũng. Với tỷ lệ đi bầu thấp, có nhiều khả năng hơn rằng các ứng viên cố thủ sẽ thắng. Precariat và các profician, do cách sống du cư hơn của họ, chắc có nhiều khả năng hơn để quay sang các chính trị gia được coi như đáng tin cậy. Nhiều cuộc bầu cử được quyết định bởi những người không bỏ phiếu. Đấy không thể là một kết cục tốt.

Trợ cấp công-việc-và-thời-gian-rỗi có thể liên quan đến sự nhiệt tình mới cho ‘chủ nghĩa địa phương’. Mong muốn cho sự thoái hóa dưới đề mục của một ‘thời đại hậu-quan liêu’ là quyến rũ, được ủng hộ bởi cả các nhà dân chủ xã hội lẫn bảo thủ. Tại Vương Quốc Anh, những người Bảo thủ đã khéo nghĩ ra từ Xã hội Lớn, một uyển ngữ mơ hồ mà có vẻ bao gồm chủ nghĩa địa phương và một vai trò lớn hơn cho xã hội công dân và công việc tình nguyện. Think-tank Demos cũng đã nhấn mạnh chính sách địa phương trong cuốn sách mỏng của nó The Liberal Republic-Cộng hòa Tự do (Reeves and Collins, 2009), mà đã liên kết nó với ‘một cuộc sống tự-tạo ra’ mà trong đó sự tự trị cá nhân là tối cao trong sự hình thành phiên bản Cuộc sống Tốt của mình.

Có những rắc rối ở phía trước. Chủ nghĩa địa phương có thể đi cùng sự phân vùng (zoning) xã hội, với các vùng giàu có kiếm được với sự thiệt hại của những người khác. Nó bỏ qua nhu cầu đối với quyền tự do hiệp hội hơn là chỉ sự tự trị cá nhân, mà sẽ để precariat lại với một bất lợi. Xã hội công dân có thể bị chi phối bởi những người giàu có và được kết nối tốt.  Và chủ nghĩa địa phương có thể báo hiệu nhiều chủ nghĩa gia trưởng hơn. Nó đã liên kết rồi với các biện pháp để thúc đẩy ‘cách cư xử thân-xã hội’. Một ý tưởng để các công dân bỏ phiếu về tiền phải được tiêu thế nào trong khu dân cư của họ đổi lấy việc làm công việc tình nguyện hay tham gia các cuộc họp công cộng. Hình thức này của tính điều kiện đe dọa các nguyên tắc của nền dân chủ. Bỏ phiếu là một quyền phổ quát và mục tiêu phải là để tăng dân chủ thảo luận, không phải để tạo ra những người bên trong và những người bên ngoài. Hơn nữa, chủ nghĩa địa phương chỉ có thể thành công nếu người dân tham gia theo cách công dân, và việc liên kết quyền hưởng trợ cấp với một cam kết đạo đức để tham gia các hoạt động dân chủ sẽ là con đường tiến lên tốt hơn.

Một ý định mà phải kêu gọi cho những người tiến bộ là để nâng mức bỏ phiếu lên, nhớ rằng ở nơi điều đó xảy ra thì thiên hướng ủng hộ các giá trị tự do hay tiến bộ tăng lên. Brazil có sự bỏ phiếu bắt buộc, mà có thể là vì sao ở đó đã có ít sự ủng hộ cho chủ nghĩa tân-tự do. Một số đông người nghèo, những người đóng ít thuế nhưng thu được từ trợ cấp nhà nước, đẩy các chính trị gia sang tả trong chính sách xã hội. Như thế những người tiến bộ phải muốn tăng tỷ lệ cử tri đi bầu, một lý do cho họ để ủng hộ các trợ cấp thời gian rỗi có điều kiện. Sự bỏ phiếu bắt buộc đã có thể là vì sao Brazil có thể đưa ra một thu nhập cơ bản trước các nước khác và vì sao một cam kết dể làm vậy đã được thông qua thành luật trong 2004.

Có một tiền lệ cho việc liên kết sự tham gia chính trị với trợ cấp thu nhập cơ bản. Trong năm 403 trước công nguyên ở Athens, các công dân đã được trao một phần thưởng nhỏ như một kỷ vật cho sự tham gia của họ vào đời sống của polis. Để nhận nó đã là một phù hiệu danh dự và một sự xui khiến để giữa trách nhiệm trong việc điều khiển công việc chung.

Các kết luận

Precariat có thể chẳng bao lâu thấy nó có nhiều bạn bè hơn. Đáng nhớ lại lời cảnh cáo nổi tiếng được cho là của Mục sư Martin Niemöller nói về sự lên của bọn Nazi ở nước Đức trong các năm 1930.

“Đầu tiên chúng đến bắt những người Cộng sản,
và tôi đã không lên tiếng bởi vì tôi đã không là một người Cộng sản.
Rồi chúng đến bắt các đoàn viên công đoàn,
và tôi đã không lên tiếng bởi vì tôi đã không là một đoàn viên công đoàn.
Rồi chúng đến bắt những người Do Thái,
và tôi đã không lên tiếng bởi vì tôi đã không là một người Do Thái.
Rồi chúng đến bắt tôi
và đến lúc đó đã chẳng còn ai để lên tiếng.”

Lời cảnh cáo là thích đáng bởi vì giai cấp nguy hiểm đang bị dẫn lạc lối bởi những kẻ mị dân như Berlusconi, những người không chính thống như Sarah Palin và các nhà phát xít mới ở nơi khác. Trong khi phe trung hữu đang bị lôi kéo thêm nữa sang hữu để giữ các cử tri của mình, phe trung tả đang thoái lui và bị xuất huyết phiếu bàu. Nó đang lâm vào cảnh nguy hiểm mất một thế hệ tín nhiệm. Trong thời gian quá lâu, nó đã đại diện cho lợi ích của ‘lao động’ và đã bênh vực cho một lối sống đang chết và một lối lao động đang chết. Giai cấp mới là precariat; trừ phi những người tiến bộ của thế giới đưa ra một nền chính trị thiên đường, giai cấp đó sẽ hoàn toàn quá thiên về nghe theo các nàng siren quyến rũ nhử con thuyền xã hội lao vào bãi đá. Những người trung dung sẽ gia nhập trong việc ủng hộ một sự đồng thuận tiến bộ mới bởi vì họ chẳng có nơi nào để đi. Họ gia nhập càng sớm càng tốt. Precariat không phải là nạn nhân, côn đồ hay anh hùng – nó chỉ là rất nhiều trong số chúng ta.

– – – – –

MỤC LỤC 

Chương mở đầu:  Lời giới thiệu – Lời nói đầu  Danh mục chữ viết tắt 

Chương 1.  Precariat 

Chương 2.  Vì sao Precariat đang Tăng?

Chương 3.  Ai gia nhập Precariat?

Chương 4.  Những người Di cư: Các nạn nhân, kẻ xấu hay người hùng?

Chương 5.  Lao động, Công việc và sự Thúc ép Thời gian

Chương 6.  Một nền Chính trị Địa ngục

Chương 7.  Một nền Chính trị Thiên đường

Phụ chương a:  Tài liệu tham khảo

Phụ chương b:  Index

Bình Luận từ Facebook